1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; thuộc quy hoạch vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh và Nam Ninh Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh. Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82% GDP toàn tỉnh. Định hướng Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn: Văn hiến, văn minh, giàu bản sắc (của văn hóa Kinh Bắc), hiện đại, sinh thái và bền vững, trên nền tảng kinh tế trí thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sống tiện nghi, trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân. Đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để đạt tiêu chí đô thị loại I, tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp các KĐT, KCN cũ theo hướng hiện đại, bền vững, gắn chương trình phát triển nông thôn mới với lộ trình phát triển đô thị toàn tỉnh theo phương châm Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn. Thị xã Từ Sơn là một trong hai trung tâm kinh tế văn hóa giáo dục của tỉnh Bắc Ninh; là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội. Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp như KCN Tiên Sơn, KCN Việt NamSingapore (VSIP Bắc Ninh), KCN Từ Sơn, Khu công nghệ cao Hanaka; nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tương Giang,... và có nhiều trường cao đẳng, đại học. Từ Sơn đang ra sức phấn đấu trở thành một đô thị công nghiệp văn hoá giáo dục y tế quan trọng của tỉnh Bắc Ninh cũng như trở thành một đô thị vệ tinh quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội. Nhằm thực hiện mục tiêu đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh cũng như của thị xã Từ Sơn, một trong các nhiệm vụ và cơ sở quan trọng là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội. Công tác quản lý dự án đầu tư là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư. Để quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn, UBND thị xã Từ Sơn đã thành lập Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn. Trong thời gian vừa qua, sự vận hành của Ban quản lý đã có nhiều đóng góp vào việc triển khai thực hiện có kết quả các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những khiếm khuyết, những hạn chế trong công tác quản lý dự án mà nguyên nhân cơ bản là năng lực quản lý của Ban Quản lý còn bất cập. Do vậy, để góp phần tổ chức, quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn thị xã Từ Sơn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và phù hợp với thực tế yêu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội, việc nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn là vô cùng quan trọng. Với những lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.”.
Trang 1KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4
1.1 Quản lý dự án đầu tư 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư 5
1.1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư 6
1.1.4 Các hình thức quản lý dự án đầu tư 7
1.1.5 Các mô hình tổ chức quản lý dự án 8
1.2 Năng lực quản lý của ban quản lý dự án đầu tư 9
1.2.1 Ban quản lý dự án đầu tư 9
1.2.2 Khái niệm năng lực quản lý của Ban QLDADT 10
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực của Ban QLDADT 10
1.4 Nội dung của năng lực quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư 11
1.4.1 Năng lực đội ngũ quản lý dự án 11
1.4.2 Năng lực quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng 11
1.4.3 Năng lực quản lý thời gian dự án 12
1.4.4 Năng lực quản lý chi phí dự án 13
1.4.5 Năng lực quản lý chất lượng 14
1.4.6 Năng lực giám sát, nghiệm thu 15
1.4.7 Năng lực về cơ sở vật chất và trang thiết bị 16
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của ban quản lý các dự án xây dựng 17
1.5.1 Các nhân tố khách quan 17
1.5.2 Các nhân tố chủ quan 18
1.6 Phương pháp đánh giá năng lực của Ban QLDAXD 19 1.7 Kinh nghiệm quản lý của một số Ban QLDAXD cấp huyện trong nước.
19
Trang 3CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH .20
2.1 Giới thiệu thị xã Từ Sơn 20
2.2 Giới thiệu Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 21
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 21
2.2.2.Nguyên tắc làm việc của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 21
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 22 2.2.4 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 23
2.2.5 Mô hình tổ chức thực hiện dự án 25
2.2.6 Các hoạt động chính của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 25
2.2.7 Các dự án Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn đang thực hiện 25
2.3 Thực trạng năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 27
2.3.1 Thực trạng năng lực đội ngũ quản lý dự án 27
2.3.2 Thực trạng năng lực quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng 29
2.3.3 Thực trạng năng lực quản lý thời gian dự án 31
2.3.4 Thực trạng năng lực quản lý chi phí dự án 33
2.3.5 Thực trạng năng lực quản lý chất lượng 34
2.3.6 Thực trạng năng lực giám sát, nghiệm thu 35
2.3.7 Thực trạng năng lực về cơ sở vật chất và trang thiết bị 37
2.4 Đánh giá chung về năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 38
2.4.1 Ưu điểm 38
2.4.2 Nhược điểm 39
2.4.3 Nguyên nhân 42
2.5 Những vấn đề về năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn cần phải khắc phục trong thời gian tới 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2020 45
3.1 Định hướng nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 45
Trang 43.1.1 Định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn 45
3.1.2 Định hướng phát triển các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong thời gian tới 45
3.1.3 Định hướng nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 46
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 47
3.2.1 Kiện toàn và nâng cao hiệu lực của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 47
3.2.2 Hoàn thiện quy chế hoạt động, quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 47
3.2.3 Chú trọng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí cán bộ 50
3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực cho cán bộ, nhân viên của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 52
3.2.5 Tạo môi trường, điều kiện làm việc và tạo động lực cho cán bộ, nhân viên của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 52
3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn 53
3.3 Một số kiến nghị 53
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1.4.1 Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Sơ đồ 1.1.4.2 CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án
Bảng 1.4.7 Trang thiết bị, phần mềm cần thiết phục vụ QLDA
Sơ đồ 2.2.4 Cơ cấu tổ chức Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn
Bảng 2.2.7 Các dự án Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn quản lý
Bảng 2.3.1 Trình độ chuyên môn của từng cán bộ, nhân viên
Bảng 2.3.2.1 Kết quả lựa chọn nhà thầu dự án sử dụng vốn Nhà nước cho mục
tiêu đầu tư phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thị
xã Từ Sơn năm 2012Bảng 2.3.2.2 Các dự án đã được đấu thầu trong năm 2013
Bảng 2.3.7 Cơ sở vật chất phục vụ quản lý dự án
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ban QLCDAXD: Ban quản lý các dự án xây dựng
UBND: Ủy ban nhân dân
KCN: Khu công nghiệp
BQL: Ban quản lý
CĐT: Chủ đầu tư
QLDA: Quản lý dự án
QLDAĐT: Quản lý dự án đầu tư
DAĐT: Dự án đầu tư
TVGS: Tư vấn giám sát
TX Từ Sơn: Thị xã Từ Sơn
GDP: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa)
HTKT: Hạ tầng kỹ thuật
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ; thuộc quy hoạch vùng Thủ đô Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên
2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vàNam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Năm 2012, tổng sảnphẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khuvực đồng bằng sông Hồng), trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm77,82% GDP toàn tỉnh Định hướng Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn: Văn hiến,văn minh, giàu bản sắc (của văn hóa Kinh Bắc), hiện đại, sinh thái và bền vững, trênnền tảng kinh tế trí thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sốngtiện nghi, trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân Đến năm
2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn bịđầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để đạt tiêu chí đô thị loại I, tiếntới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020 Để thực hiện nhiệm
vụ đó, tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp các KĐT, KCN cũtheo hướng hiện đại, bền vững, gắn chương trình phát triển nông thôn mới với lộtrình phát triển đô thị toàn tỉnh theo phương châm "Chùm đô thị hướng tâm, nhấtthể hóa đô thị nông thôn"
Thị xã Từ Sơn là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnhBắc Ninh; là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội Từ Sơn là một đô thị côngnghiệp với nhiều khu công nghiệp như KCN Tiên Sơn, KCN Việt Nam-Singapore(VSIP Bắc Ninh), KCN Từ Sơn, Khu công nghệ cao Hanaka; nhiều làng nghềtruyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, TươngGiang, và có nhiều trường cao đẳng, đại học Từ Sơn đang ra sức phấn đấu trởthành một đô thị công nghiệp - văn hoá - giáo dục - y tế quan trọng của tỉnh BắcNinh cũng như trở thành một đô thị vệ tinh quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội.Nhằm thực hiện mục tiêu đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh cũng như của thị xã TừSơn, một trong các nhiệm vụ và cơ sở quan trọng là đầu tư xây dựng hệ thống hạtầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế,
xã hội Công tác quản lý dự án đầu tư là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quảđầu tư Để quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn, UBND thị xã Từ Sơn đã thành lập
Trang 8Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn Trong thời gian vừa qua, sự vậnhành của Ban quản lý đã có nhiều đóng góp vào việc triển khai thực hiện có kết quảcác dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thị xã Tuy nhiên, vẫn còn không ít nhữngkhiếm khuyết, những hạn chế trong công tác quản lý dự án mà nguyên nhân cơ bản
là năng lực quản lý của Ban Quản lý còn bất cập Do vậy, để góp phần tổ chức,quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn thị xã Từ Sơn, góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư và phù hợp với thực tế yêu cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội, việcnâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn là vôcùng quan trọng Với những lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
“Nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu chuyên đề nhằm một số mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý dự án làm tiền đề để phântích thực trạng năng lực quản lý dự án của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án của Ban quản lý các dự án xâydựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trongnăng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án; đánh giá nguyên nhân của nhữnghạn chế, khiếm khuyết và bất cập về năng lực quản lý của Ban quản lý các dự ánxây dựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, làm cơ sở cho đề xuất định hướng và giảipháp
- Trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực trạng về năng lực quản
lý dự án, thông qua việc đánh giá năng lực quản lý của Ban Quản lý dự án trongthời gian qua, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nănglực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Trang 9điểm tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương).
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: sử dụng các tài liệu trên các trang báomạng, trang web của chính phủ, tỉnh, thị xã; các văn bản pháp luật liên quan đếnquản lý dự án và ban quản lý dự án,…
- Phương pháp thống kê: Thống kê các dự án mà Ban QLDAXD Thị xã Từ Sơn
đã và đang thực hiện, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án,…
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn các cán bộ, nhân viêntrong Ban QLDAXD Thị xã Từ Sơn, các phòng, ban liên quan để hiểu rõ hơn tìnhhình hoạt động của Ban, …
- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp đến cơ sở thực tập để tìm hiểu về BanQLDAXD, thực trạng hoạt động làm cơ sở cho phương pháp đánh giá sau này
- Phương pháp chuyên gia: Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thế Phán,ban giám đốc tại cơ sở thực tập và cán bộ trực tiếp hướng dẫn tại cơ sở thực tập đãcho những ý kiến đóng góp quan trọng để chuyên đề được hoàn thành
- Phương pháp hệ thống: Kết nối một cách có hệ thống và khoa học các sựkiện, vấn đề để đạt được mục tiêu đề ra
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các thông tin đã thu thậpđược trong quá trình thực tập, điều tra, phỏng vấn làm cơ sở để đánh giá năng lựcquản lý của Ban QLDAXD Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Phương pháp đánh giá: Sử dụng những thông tin đã thu thập, cùng với quátrình phân tích, tổng hợp của bản thân để đưa ra những đánh giá (ưu điểm, nhượcđiểm) về năng lực quản lý của Ban QLDAXD Từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất
để nâng cao năng lực quản lý của Ban QLDAXD Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
5 Kết cấu, nội dung đề tài
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, tài liệutham khảo, chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học về năng lực quản lý và nâng cao năng lực quản lý của banquản lý dự án đầu tư
Chương II: Thực trạng năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án của Ban quản lý các dự án xây dựng Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Trang 10CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Quản lý dự án đầu tư
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Dự án.
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp
và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mộtmục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian,chi phí và nguồn lực
Một cách định nghĩa khác, dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quanđến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực
đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụthể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến Thực chất,
Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau đượcthiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định
1.1.1.2 Dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng.
Theo Luật Đầu tư 2005 định nghĩa: “ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏvốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trongkhoảng thời gian xác định”
Về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết
và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả
và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Về mặt nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhauđược kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả
cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xácđịnh
Về mặt quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, laođộng để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài
Trang 11Theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cảitạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tưxây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, cần cómột lượng đầu tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự Dự án đầu tư xây dựng
có những đặc trưng cơ bản sau :
- Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liên hệnội tại chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng
- Hoàn thành công trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộcnhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư và về hiệu quảđầu tư
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng đếnkhi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
Mọi công việc chỉ thực hiện một lần : đầu tư một lần, địa điểm xây dựng cốđịnh một lần, thiết kế và thi công đơn nhất
1.1.1.3 Quản lý dự án đầu tư.
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệthống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới
sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phảilên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộquá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án
1.1.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đờisống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũngngày càng nhiều: công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công trình thủy lợi,các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không Cho dù là nhà đầu tưhay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do sai lầmtrong quản lý gây ra Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa họchiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn phức tạp đạt được mục tiêu đề
ra một cách thuận lợi
Trang 12Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thốngmục tiêu dự án Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự
án công trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án Trong đó,một sổ mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích địnhlượng Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mụctiêu định lượng mà coi nhẹ những mục tiêu định tính Chỉ khi áp dụng phương phápquản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phốihợp, khống chế giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả Một dự
án có quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự án như người tiếp quản
dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, các ban ngành chủ quản nhà nước
và công chúng xã hội Chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ này mới có thể tiến hànhthực hiện công trình dự án một cách thuận lợi
Tóm lại, quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và có nghĩa trong đờisống kinh tế Trong xã hội hiện đại, nếu không nắm vững phương pháp quản lý dự
án sẽ gây ra những tổn thất lớn Để tránh được những tổn thất này và giành đượcnhững thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự án, chúng taphải lên kế hoạch một cách rõ ràng, chi tiết
1.1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư
Khoản 1, Điều 45 Luật xây dựng sửa đổi năm 2009 quy định nội dung quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng
Căn cứ theo lĩnh vực quản lý, QLDAĐT bao gồm các nội dung:
- Quản lý đội ngũ nhân sự quản lý dự án
- Quản lý quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án
Trang 13- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dự án.
1.1.4 Các hình thức quản lý dự án đầu tư
Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự
án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số cáchình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án;Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án
Hiện nay, điều 33 trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đólà: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dựán:
1.1.4.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập BanQuản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án Ban Quản lý dự ánphải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủđầu tư Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc màBan Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được
sự đồng ý của chủ đầu tư
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thìchủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môncủa mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm
để giúp quản lý thực hiện dự án
Trang 141.1.4.2 Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án
Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức
tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tínhchất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiệntheo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cánhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợpvới hợp đồng đã ký với chủ đầu tư
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụngcác đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra,theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.”
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hình thức quản lýDAĐT với dự án do UBND quận (huyện) làm chủ đầu tư: áp dụng hình thức CĐTtrực tiếp quản lý dự án; dự án do UBND phường, đơn vị sự nghiệp công lập làm chủđầu tư thì thuê tổ chức tư vấn, quản lý dự án Đơn vị được thuê tư vấn phải là một tổchức độc lập, có đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất dự án
1.1.5 Các mô hình tổ chức quản lý dự án
Mô hình tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng: Là mô hình trong đóchủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách mà thành viên của banquản lý dự án là các cán bộ từ các phòng ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; hoặcchức năng quản lý dự án được giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm
Trang 15Mô hình tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách: Chủ đầu tưthành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệntoàn bộ các công việc của dự án Mô hình này thường được áp dụng đối với các dự
án đơn lẻ, đơn vị chủ đầu tư có ít dự án, các dự án không có mối liên hệ với nhau
Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận: là mô hình trong đó thành viêncủa nhóm dự án được tập hợp từ các cán bộ của các bộ phận chức năng khác nhaudưới sự điều hành của nhóm trưởng còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án Mỗicán bộ có thể tham gia cùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉhuy đồng thời của cả trưởng nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng Mô hình tổchức theo dạng ma trận là tổng hợp của hai dạng mô hình tổ chức theo bộ phậnchức năng và theo ban quản lý dự án chuyên trách
Với mỗi dự án đơn vị chủ quản sẽ thành lập một tổ công tác để thực hiện dự
án đó Thành viên tổ công tác gồm một hoặc một số cán bộ, nhân viên của phòngliên quan như phòng dự án, phòng chuẩn bị đầu tư, phòng đấu thầu, phòng quản lýchất lượng và phòng kế toán – hành chính,… Số lượng thành viên trong tổ ban quản
lý tùy thuộc vào quy mô và tính chất công việc của từng dự án Chủ đầu tư cử mộtngười có đủ năng lực làm giám đốc Ban, phụ trách toàn bộ hoạt đông của dự án vàbáo cáo tình hình dự án với chủ đầu tư
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất và mục đích của dự án mà đơn vị chủ đầu tư
sẽ lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất với dự án của mình
1.2 Năng lực quản lý của ban quản lý dự án đầu tư
1.2.1 Ban quản lý dự án đầu tư
Để quản lý dự án đầu, chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê đơn vị tưvấn để quản lý dự án của mình Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thìchủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự
án Ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của Dự án xây dựng, đó là một
cá nhân hoặc một tổ chức do Chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý
dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổchức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư Ban Quản lý
dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự ánkhông có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủđầu tư
Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDADT được quy định tại Điều 34 Nghị định
Trang 16số: 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
“ Điều 34 Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong
trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
1 Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án,thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụngbảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của phápluật Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải đượcngười quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không
bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định Việc giao nhiệm vụ
và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lậpBan Quản lý dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án
2 Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn dochủ đầu tư uỷ quyền Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và phápluật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.”
1.2.2 Khái niệm năng lực quản lý của Ban QLDADT
Năng lực quản lý của Ban QLDA là khả năng hoàn thành các công việc được giao nhờ vào bản thân các yếu tố bên trong Ban Năng lực quản lý của Ban QLDA phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan và khách quan Năng lực quản lý được đánh giá thông qua quá trình thực hiện công việc và kết quả đạt được Nếu năng lực tốt thì khả năng đạt được mục tiêu công việc là cao Nhưng cũng có thể năng lực tốt nhưng
vì các lí do khách quan nên kết quả đạt được vẫn không như mong đợi
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực của Ban QLDADT
Quản lý dự án đầu tư là hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếutrong suốt quá trình đầu tư Quản lý dự án giúp giám sát, điều tiết các hoạt động,yếu tố của đầu tư, quyết định đến thành công và hiệu quả đầu tư Chính vì vậy, đốivới bất kỳ hoạt động đầu tư nào thì quản lý luôn là vấn đề cần được quan tâm đúngmức
Năng lực của Ban QLDADT là yếu tố chính quyết định đến hiệu quả quản lý,hay nói cách khác là quyết định đến kết quả đầu tư Một dự án dù có một bộ máyquản lý lớn, hùng hậu được đầu tư nhưng nếu không có năng lực quản lý thì cũngkhông mang lại kết quả gì Thực tế đã cho thấy, nhiều Ban quản lý hiện nay hoạt
Trang 17động không hiệu quả dẫn đến những thất thoát lớn cho dự án, vốn đầu tư khôngđược sử dụng đúng mục đích, chất lượng công trình kém, xuống cấp nhanh chóng.Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực của Ban LDA cần phải được quan tâm theođúng tầm quan trọng của nó.
1.4 Nội dung của năng lực quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư
1.4.1 Năng lực đội ngũ quản lý dự án
Năng lực quản lý dự án là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả QLDAbởi các yếu tố khác đều được thực hiện bởi con người Chính vì vậy, để đạt hiệu quảquản lý cao cần có một bộ máy Ban quản lý có chuyên môn, trình độ tốt
Quản lý đội ngũ nhân sự dự án thể hiện việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm soátnguồn lực cho dự án để đáp ứng điều kiện thời gian và yêu cầu kỹ thuật của dự án,
kể cả việc phối hợp với các đối tác để đảm bảo nhân lực và kỹ thuật phù hợp
Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằmđảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án vàtận dụng nó một cách có hiệu quả nhất Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổchức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án.Trong Ban quản lý dự án, có một vị trí rất quan trọng đó là Giám đốc điềuhành dự án (Project Manager), hay Giám đốc dự án, hay Người quản lý dự án Đâyphải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý; cóbản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phảibiết ngoại ngữ nếu Dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài Giám đốc điềuhành dự án có thể là một kiến trúc sư, một kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh
tế xây dựng Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của Chủ đầu tư,đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án, để từ đó truyền đạt lại cho các thànhviên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trongquá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra Giám đốc dự
án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báocáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng vàcuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình
1.4.2 Năng lực quản lý đấu thầu và thực hiện hợp đồng
Sau khi dự án được phê duyệt, lúc này đã có thiết kế cơ sở của dự án đượcphân chia thành các hạng mục, nội dung công việc Dựa vào thiết kế và sự phân
Trang 18chia hạng mục công trình này, Ban QLDA sẽ đại diện cho chủ đầu tư tổ chức đấuthầu từng hạng mục cho các nhà thầu thi công có đủ năng lực triển khai (năng lựctài chính, năng lực thi công,…)
Tùy tính chất, mức độ quan trọng của dự án mà Ban QLDA có thể áp dụnghình thức đấu thầu công khai hoặc hình thức chỉ định thầu theo yêu cầu của chủ đầu
tư Đặc biết đối với những dự án có liên quan đến quốc phòng an ninh, các côngtrình tôn giáo, di tích lịch sử thường được chủ đầu tư áp dụng hình thức chỉ địnhthầu trực tiếp cho đơn vị thi công để bảo đảm tính bí mật và tính đặc biệt của dự án.Các công trình quốc phòng an nình thường do công ty xây dựng trực thuộc Bộ Quốcphòng thực hiện Công trình văn hóa, tôn giáo, tôn tạo di tích lịch sử do Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch chỉ định thầu Công trình công cộng, phúc lợi xã hội do do công
ty xây dựng có vốn Nhà nước thực hiện Nhưng do hiểu quả thực hiện của các công
ty Nhà nước thường không cao nên gần đây, Nhà nước đã có chủ trương cho phépđấu thầu công khai trực tiếp đối với một số công trình dạng này nếu nó không liênquan trực tiếp đến Quốc phòng và an ninh Quốc gia Giá trúng thầu là giá dự thầu
có chi phí thi công thấp nhất và thấp hơn giá dự toán trong thiết kế nhưng vẫn phảihợp lý với thực tế thi công
Nếu Ban QLDA không có đủ trình độ, chuyên môn và nguồn lực tổ chức đấuthầu thì có thể thuê đơn vị tư vấn đấu thầu để tổ chức đấu thầu dưới sự giám sát củaCĐT và Ban QLDA
1.4.3 Năng lực quản lý thời gian dự án
Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảmbảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra Nó bao gồm các côngviệc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian,khống chế thời gian và tiến độ dự án
Thời gian tổ chức triển khai dự án phải thể hiện cụ thể trong kế hoạch quản trị
dự án bao gồm: hoạch định, lập thời gian biểu cụ thể cho từng công việc, triển khai,kiểm soát và đánh giá
Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảngthời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độthi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quảcao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác định của toàn dự
án Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
Trang 19có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dàinhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Ban QLDA căn cứ theo tiến độ thi công để triển khai công việc, kiểm tra,giám sát quá trình thi công, có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở kịp thời để dự án hoànthành đúng kế hoạch Tìm ra nguyên nhân của sự chậm trễ thực hiện dự án để cóbiện pháp khắc phục hợp lý, hiệu quả Đồng thời tìm cách rút ngắn thời gian thicông nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ, đảm bảo chất lượngcông trình
1.4.4 Năng lực quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dựtoán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phíđầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chiphí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu
tư Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí
Ban QLDA phải luôn nắm rõ khoản chi phí dự toán cho từng hạng mục, từngkết cấu công trình Nếu công trình được đưa ra đấu thầu công khai thì cần so sánhgiữa giá dự thầu và giá dự toán Lựa chọn giá dự thầu thấp nhất và thấp hơn giá dựtoán nhưng phải khả thi Tránh trường hợp nhà thầu đưa ra giá thấp hơn thực tế để
có trúng thầu nhưng sau đó lại thi công không thi công theo đúng như chi phí dựthầu đó
Trong suốt thời gian thực hiện dự án, Ban QLDA cần đảm bảo chi phí cho cáckhâu được thực hiện đúng, tránh lãng phí Chi phí thực tế luôn phải thấp hơn chi phí
dự toán, nếu vượt dự toán thì cần có giải trình hợp lý với chủ đầu tư để chủ đầu tưcân nhắc có chi thêm dự toán bổ sung hay không
Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu,hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựngcông trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêucầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý theo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/2/2009 của Chính phủ
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu
Trang 20tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.4.5 Năng lực quản lý chất lượng
Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền kinh tế
xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét
về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừngđực nâng cao Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu không những ảnh hưởngđến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân, đến
sự ổn định xã hội
Để đảm bảo yêu cầu đó, hiện nay ở Chính phủ Việt nam đã có Nghị định số209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự ánnhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó baogồm việc quy hoạch chất lượng khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng … Ban QLDA cần giám sát công tác quản lý chất lượng từ giai đoạn khảo sát,giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảohành công trình
Trong giai đoạn khảo sát, chuẩn bị đầu tư, cần giám sát để đảm bảo chất lượngcủa nguồn thông tin, số liệu thu thập được để lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khảthi có độ chính xác cao Đây là khâu rất quan trọng, là tiền đề cho những khâu đầu
tư tiếp theo Nếu thông tin không chính xác thì có thể dẫn đến ra quyết định đầu tưsai, đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí Đối với dự án quy mô lớn gây thiệt hại lớnđỗi với vốn đầu tư và sự phát triển của kinh tế xã hội
Trang 21Trong giai đoạn thiết kế, giám sát chất lượng về mặt thiết kế kỹ thuật, đảm bảo
độ bền vững của công trình, phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng
Trong giai đoạn thi công, luôn luôn giám sát tại hiện trường để đảm bảo cáckết cấu, hạng mục được xây dựng theo đúng bản thiết kế, có biện pháp xử lý kịpthời nếu chất lượng công trình chưa được như thiết kế hoặc không phù hợp với thực
tế Điều chỉnh thi công đảm bảo chất lượng và kịp thời tránh gây thiệt hại lớn,không để đến khi công trình đã hoàn thành mới phát hiện sai sót thì lúc đấy đãkhông thể sửa chữa được hoặc sửa chữa tốn kém chi phí
Khi nghiệm thu công trình cần kiểm tra chất lượng của từng kết cấu hạng mục,chất lượng tổng thể của công trình thì mới tiến hành bàn giao và đưa công trình vào
sử dụng Nếu Ban QLDA không có đủ khả năng thực hiện kiểm định chất lượngcông trình có thể thuê trung tâm kiểm định chất lượng hoặc các doanh nghiệp cókhả năng thực hiện kiểm định chất lượng
1.4.6 Năng lực giám sát, nghiệm thu
Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự ántrên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án Một số dự ántương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúccùng với sự chuyển giao kết quả Nhưng một số dự án lại khác, sau khi dự án hoànthành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất
Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếpnhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tínhnăng, kỹ thuật của dự án Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúpđơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việcgiao - nhận dự án
Quản lý việc giao - nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án
và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao vànhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư caonhưng lợi nhuận thấp Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợpnày, do đó quản lý việc giao - nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó làmột nội dung chính trong việc quản lý dự án
Khi nghiệm thu công trình, tổ nghiệm thu cần kiểm tra chất lượng của từng kếtcấu hạng mục, chất lượng tổng thể của công trình thì mới tiến hành bàn giao và đưacông trình vào sử dụng
Trang 221.4.7 Năng lực về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Ban QLDA cần có những thiết bị, máy móc, phần mềm riêng để có thể thựchiện các chức năng quản lý dự án Trong từng khâu của dự án, cần những máy móc,thiết bị riêng phục vụ công tác đo đạc, kiểm tra chất lượng hay những phần mềm đểlên kế hoạch thực hiện, dự tính chi phí thực hiện dự án, xây dựng công trình
Bảng 1.4.7 Trang thiết bị, phần mềm cần thiết phục vụ QLDA
STT Thiết bị, phần mềm Mục đích sử dụng
1 Phần mềm dự toán Lập dự toán công trình
2 Phần mềm lập tiến độ thi
công
Lập bảng tiến độ thi công
3 Phần mềm kế toán Tính toán, tổng hợp, chi phí, thanh
quyết toán công trình
4 Thiết bị đo chiều dày và kiểm
tra chất lượng bê tông
Kiển tra độ dày của các kết cấu,thành phần kết cấu
5 Thiết bị đo độ lún công trình Đo độ lún công trình, độ chịu lực của
móng công trình
6 Thiết bị siêu âm Kiểm tra chất lượng bên trong kết
cấu
7 Máy kinh vĩ Kiểm ta hướng, mốc tọa độ
8 Máy thủy bình Kiểm tra cao độ
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của ban quản lý các dự
án xây dựng
Quản lý dự án là lĩnh vực đa ngành đa nghề bởi bản thân dự án xây dựng cóliên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: quản lý sửdụng đất đai, nghiên cứu địa chất, ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, chất lượng
Trang 23công trình, tài chính, tín dụng, quản lý BĐS,… Vì vậy, hiểu quả quản lý dự án chịutác động của rất nhiều yếu tố từ các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Năng lực củaBan QLDA chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
1.5.1 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực quản lý của Ban QLDA làcác nhân tố có nguồn gốc từ bên ngoài, môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, phápluật tác động đến Ban, gián tiếp gây tác đến đến hoạt động QLDA Các nhân tố đóbao gồm hệ thống văn bản quy định của Nhà nước, môi trường kinh tế, văn hóa, xãhội của địa phương, sự quan tâm của các cấp chính quyền đến công tác quản lý dựán
1.5.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống văn bản quy định của Nhà nước về hoạt động đầu tư, xây dựng, cácvăn bản liên quan đến hoạt động quản lý công trình xây dựng, hoạt động đấu thầu,quản lý chất lượng dự án,quản lý chi phí…
Hoạt động QLDA hiện nay chịu tác động của một số văn bản sau:
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 sửa đổi bổsung ngày 19 tháng 06 năm 2009
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lýchất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lýchi phí đầu tư xây dựng công trình
1.5.1.2 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Tất cả các hoạt động của nền kinh tế đều diễn ra trong một môi trường kinh tế,văn hóa, xã hội và chịu tác động của nền kinh tế vĩ mô Hoạt động QLDA là hoạtđộng đa ngành, đa lĩnh vực nên nó càng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh
tế, văn hóa, xã hội của địa phương, khu vực nơi mà dự án diễn ra
Khu vực có nền kinh tế càng phát triển, cơ sở hạ tầng, các công trình côngnghiệp giao thông, nhà ở, phát triển thì hoạt động xây dựng công trình ở đó càng
Trang 24phát triển, Ban QLDA ở khu vực này có điều kiện phát triển, được trang bị kiếnthức, kỹ năng, chuyên môn đầy đủ hơn, nhiều kinh nghiệm hơn so với những khuvực kém phát triển.
Môi trường văn hóa, xã hội địa phương cũng có tác động đến hoạt động củaBan QLDA Mỗi một vùng có những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, về conngười, Để có thể hoạt động trong môi trường dự án, đòi hỏi Ban QLDA am hiểumôi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương để có phương án thực hiện, đặcbiệt là với vấn đề liên quan đến việc nhân sự dự án, hay khi quản lý những dự ánliên quan đến tâm linh, phong tục tập quán của người dân địa phương
1.5.1.3 Sự quan tâm của các cấp chính quyền đến công tác quản lý dự án
Sự quan tâm của các cấp chính quyền Trung Ương và địa phương đến công tácquản lý dự án ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của Ban QLDA Sự quantâm này thể hiện ở thái độ và sự nhận định về tầm quan trọng của công tác QLDAđối với dự án đầu tư, từ đó các cơ quan này ban hành các luật, nghị định, các vănbản hướng dẫn đối với công tác QLDADT để hoạt động này được diễn ra trơn tru,phát huy vai trò đối với dự án Sự quan tâm này còn thể hiện ở sự đầu tư vào BanQLDA, để có Ban QLDA mạnh, có đủ năng lực thực hiện quản lý dự án
Đặc biệt, đối với các Ban QLDADTXD trực thuộc cơ quan Nhà nước, phụgiúp các địa phương (huyện, tỉnh) quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bànthì sự quan tâm của các cấp chính quyền có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạtđộng của Ban QLDA
1.5.2 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực quản lý của Ban QLDA là cácnhân tố có nguồn gốc từ nguồn lực bên trong Ban tác động trực tiếp đến hiệu quảhoạt động quản lý của Ban QLDA Nó bao gồm các nhân tố về nguồn nhân lực,công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về tài chính, điều kiện cơ sở vật chất phục vụhoạt động quản lý dự án
Việc kiện toàn Ban QLDAXD: Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, nhân viên BanQLDA, tiêu chuẩn hóa, bổ nhiệm, quy chế hoạt động, phân định trách nhiệm, phốikết hợp trong lãnh đạo, điều hành…
Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của ban giámđốc và cán bộ, nhân viên của ban quản lý dự án cần được chú trọng Thường xuyên
Trang 25tổ chức và cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo, hướng dẫn để nâng cao trình độchuyên môn.
Công tác tạo lập môi trường, điều kiện làm việc, tạo động lực để cán bộ, nhânviên của ban quản lý dự án không ngừng nâng cao trình độ quản lý Khi họ có mộtmôi trường thoải mái, thân thiện, an toàn thì họ mới có thể yên tâm làm việc, nângcao hiệu quả công việc
Các chế độ lương, thưởng cho nhân viên để họ cống hiến hết mình vì côngviệc chung Thông qua các hình thức lương thưởng để khuyến khích nhân viên làmviệc Khi họ biết rằng những lỗ lực làm việc của mình sẽ được đơn vị công nhận và
có sự đền bù xứng đáng thì họ sẽ nhiệt tình để hoàn thành tốt nhất công việc đượcgiao
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho ban QLDAXD phục vụ công tácchuyên môn Trang thiết bị, máy móc, phần mềm cung cấp môi trường làm việc,công cụ làm việc để Ban QLDA thực hiện các chức năng DLQA của mình
1.6 Phương pháp đánh giá năng lực của Ban QLDAXD
1.7 Kinh nghiệm quản lý của một số Ban QLDAXD cấp huyện trong nước.
Trang 26CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
2.1 Giới thiệu thị xã Từ Sơn
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ; thuộc quy hoạch vùng Thủ đô Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên
2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vàNam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nằm tại vị trí có điềukiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, giao thông thuận tiện cho phát triển kinh tế, nhiềunăm trở lại đây, Bắc Ninh luôn là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu cảnước Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứngthứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), trong đó khu vực côngnghiệp và xây dựng chiếm 77,82% GDP toàn tỉnh Đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản
sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn bị đầy đủ các điều kiệncần thiết về hạ tầng kỹ thuật để đạt tiêu chí đô thị loại I, tiến tới trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương vào năm 2020
Thị xã Từ Sơn là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnhBắc Ninh, là cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh cửa ngõ phía bắc của thành phố
Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm
2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn cũ Địa bànthị xã có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biêngiới Lạng Sơn chạy qua Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền cácvùng kinh tế trong và ngoài tỉnh
Về vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Yên Phong, phía đông giáp huyện TiênDu; phía tây và nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội)
Thị xã Từ Sơn gồm 12 đơn vị hành chính trong đó có 07 phường gồm: ChâuKhê, Đình Bảng, Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Đồng kỵ, Tân Hồng, Trang Hạ và 5xã: Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tương Giang và Tam Sơn
Thị xã Từ Sơn có diện tích tự nhiên 61,33 km2, quy mô dân số 148.362 người,mật độ dân số 2.494 người/km2 (số liệu ngày 31/12/2011)
Năm 2010, giá trị thực tế của nền kinh tế thị xã đạt 8.232,8 tỉ đồng Trong đó,
Trang 27ngành công nghiệp có giá trị cao nhất 4.752 tỉ đồng, sau đó là ngành dịch vụ 3.333,7
tỉ đồng, ngành nông nghiệp 174,1 tỉ đồng Từ Sơn là một đô thị công nghiệp vớinhiều khu công nghiệp như KCN Tiên Sơn, KCN Việt Nam-Singapore (VSIP BắcNinh), KCN Từ Sơn, Khu công nghệ cao Hanaka; nhiều làng nghề truyền thống nổitiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tương Giang, và có nhiềutrường cao đẳng, đại học
Từ Sơn đang ra sức phấn đấu trở thành một đô thị công nghiệp văn hoá giáo dục - y tế quan trọng của tỉnh Bắc Ninh cũng như trở thành một đô thị vệ tinhquan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội Tổng số vốn đầu tư phát triển thị xã tăngnhanh là điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển của đôthị: năm 2010 là 4.003 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư tăng 14 lần so với năm 2000
-2.2 Giới thiệu Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
Ban quản lý dự án xây dựng thị xã Từ Sơn được thành lập theo quyết định số176/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Ban quản lý dự ánxây dựng huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn)
Trụ sở chính: Tầng 1 – Khu nhà liên cơ quan II, đường Lý Thái Tổ, thị xã TừSơn, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0241.38.35.666
Trải qua 13 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, Ban QLCDAXD thị xã TừSơn có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và đủ năng lực chuyên môn, có đầy đủtrang thiết bị cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, giám sát các công trình xâydựng
Với mục tiêu không ngừng phát triển, hoàn thiện nâng cao uy tín, Ban đã cửnhững cán bộ nghiệp vụ đi đào tạo những khóa học để tiếp cận công nghệ, nâng caonghiệp vụ và nắm bắt được các thông tư, nghị định mới nhằm đáp ứng được yêu cầucủa công việc
2.2.2 Nguyên tắc làm việc của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
Nguyên tắc làm việc của Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn được quy định trong
Trang 28Quyết định số 26/QĐ-GĐ của Giám đốc Ban về việc ban hành quy chế làm việc vàchi tiêu nội bộ của Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn ra ngày 13/02/2012.
- Ban QLDA làm việc theo chế độ một thử trưởng, đảm bảo phát huy vai tròlãnh đạo và đề cao trách nhiệm cá nhân
- Giải quyết công việc đúng nhiệm vụ được giao, theo phân cấp quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình của pháp luật xây dựng, trên cơ sở đảm bảo sự lãnh đạocủa UBND thị xã và các ngành chức năng trực thuộc UBND tỉnh
- Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao cho một người phụ trách vàchịu trách nhiệm chính về công việc được giao Cấp trên không làm thay công việccho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân
- Mỗi nhiệm vụ cụ thể phải tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục và thờihạn giải quyết công việc
- Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộcUBND thị xã Từ Sơn với chức năng và nhiệm vụ chính là giúp UBND thị xã trongcông tác xây dựng cơ bản và quản lý dự án Ngoài ra cơ quan còn giúp UBND các
xã, phường trong công tác chuẩn bị đầu tư và tham gia giám sát các công trình doUBND các xã, phường làm chủ đầu tư
Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn được quy định cụthể trong Quyết định số 26/QĐ-GĐ của Giám đốc Ban về việc ban hành quy chếlàm việc và chi tiêu nội bộ của Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn ra ngày 13/02/2012 Ban Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn là đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lýtrực tiếp của UBND thị xã Từ Sơn và sự quản lý Nhà nước của các ngành chứcnăng trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh; được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêngtheo quy định hiện hành của Nhà nước
Chức năng: Tư vấn, giám sát quá trình thực hiện các dự án về đầu tư xây dựngcác công trình: Dân dụng, giao thông và thuỷ lợi thuộc thị xã Từ Sơn
Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, UBND thị xã giao theo quyđịnh của pháp luật xây dựng
Trang 292.2.4 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên trong Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn gồm
22 người, được phân bộ theo các trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Kỹ sư cầu đường: 06 người
- Kỹ sư xây dựng dân dụng: 04 người
- Kỹ sư hạ tầng: 01 người
- Kỹ sư điện: 01 người
- Cử nhân kinh tế: 06 người
- Thạc sỹ kinh tế: 04 người
Sơ đồ 2.2.4 Cơ cấu tổ chức Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn
(Nguồn: Phòng Kế toán – Hành Chính)
Trang 30Nguyễn Văn Chung
TỔ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Trần T.Kim Thanh
Đỗ T.Hồng TháiTrương Thị Nhàn Dương Thị ThủyNguyễn Mạnh Quyền
Nguyễn Quang Hưng
Nguyễn Anh Tấn
Vũ Công PhongDương Ngọc Hoài
Tạ Đình Đạo
Trang 312.2.5 Mô hình tổ chức thực hiện dự án
Các dự án do Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn đảm nhiệm được tổ chức thựchiện theo mô hình dạng ma trận
Mô hình tổ chức theo dạng ma trận là mô hình trong đó thành viên của nhóm
dự án được tập hợp từ các cán bộ của các bộ phận chức năng khác nhau dưới sựđiều hành của nhóm trưởng còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án Mỗi cán bộ cóthể tham gia cùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉ huy đồngthời của cả trưởng nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng
Với mỗi dự án do Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn quản lý, giám đốc Ban TrầnVăn Thảo sẽ thành lập một tổ công tác để thực hiện dự án đó Thành viên tổ côngtác gồm một hoặc một số cán bộ của phòng chuẩn bị đầu tư, phòng quản lý chấtlượng và phòng kế toán – hành chính Số lượng cán bộ trong tổ công tác tùy thuộcvào quy mô và tính chất công việc của từng dự án Có một cán bộ được cử làm tổtrưởng chịu trách nhiệm điều hành dự án và báo cáo với giám đốc Ban Giám đốcBan là người nắm quyền điều hành và quản lý chung tất cả các dự án
2.2.6 Các hoạt động chính của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn
Với chức năng chính là tư vấn giám sát các công trình đầu tư xây dựng trênđịa bàn do UBND thị xã giao cho, các hoạt động của Ban để thực hiện chức năng:(1) Giám sát, kiểm tra trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây lắp
(2) Giám sát trong giai đoạn thi công xây lắp
(3) Giám sát chất lượng thi công xây lắp
(4) Giám sát khối lượng thi công xây lắp
(5) Giám sát tiến độ thi công xây lắp
(6) Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây lắp.(7) Kiểm tra hồ sơ hoàn công
(8) Xác nhận khối lượng
(9) Họp giao ban, kiểm tra tiến độ thi công và báo cáo
2.2.7 Các dự án Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Từ Sơn đang thực hiện
Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một tổ chức thuộccơ quanNhà Nước dưới sự quản lý của UBND Thị xã Từ Sơn, ban đã TVGS thi công xâydựng hàng loạt các công trình có quy mô lớn nhỏ trên địa bàn thị xã Từ Sơn doUBND thị xã làm chủ đầu tư hoạc giao cho ban trực tiếp làm chủ đầu tư với chất
Trang 32lượng và tiến độ luôn đáp ứng được yêu cầu Qua đó góp phần không nhỏ vào sựnghiệp đổi mới xây dựng, nâng cao chất lượng hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội Ban đang QLDA & TVGS một số công trình sau:
Bảng 2.2.7 Các dự án Ban QLCDAXD thị xã Từ Sơn quản lý
TT Tên dự án Thời gian Địa điểm xây
5 Khu nhà ở Phường
Đình Bảng 3/2011
Phường ĐìnhBảng, TX Từ Sơn 4.521.101.000 đ
7.627.600.000 đ
2.3 Thực trạng năng lực quản lý của Ban quản lý các dự án xây dựng thị