4.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến sâu bệnh hại 4.9 Ảnh hưởng mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng 4.10 Hiệu quả kinh tế của lượng đạm bón và mật độ cấy đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- [ \ -
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA LAI HKT99 TẠI TÂN YÊN – BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- [ \ -
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA LAI HKT99 TẠI TÂN YÊN – BẮC GIANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, các số liệu thu thập là đúng và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào./
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Tăng Thị Hạnh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này!
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của bộ môn Cây lương thực, các thầy giáo cô giáo trong khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam – những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học cao học!
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè, gia đình – những người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Dung
Trang 52.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam 5
2.1.4 Tình hình sản xuất lúa lai tại huyện Tân Yên - Bắc Giang 9
2.1.5 Cơ cấu các giống lúa đang gieo trồng tại huyện Tân Yên vụ Mùa
2.1.6 Điều kiện tự nhiên, thời tiết của vùng nghiên cứu 12
2.2.1 Vai trò của đạm và đặc diểm hấp thụ đạm của lúa lai 16
2.2.2 Đặc điểm hấp thu đạm của lúa lai 16
2.2.3 Ảnh hưởng lượng đạm đến sinh trưởng, phát tiển và năng suất lúa 18
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
Trang 63.1.2 Đặc điểm 29
3.5.4 Chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến thời gian sinh
4.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng
4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động đẻ nhánh
4.4 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến chỉ số diện tích lá của
4.5 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến khả năng tích lũy chất
4.6 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến tốc độ tích lũy chất khô
4.7 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu suất quang hợp
Trang 74.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến sâu bệnh hại
4.9 Ảnh hưởng mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
4.10 Hiệu quả kinh tế của lượng đạm bón và mật độ cấy đến giống lúa
Trang 8ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Tổ chức Nông – Lương thế giới
Ha Hecta
LAI Chỉ số diện tích lá
LSD0,05 Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CCCC Chiều cao cuối cùng
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
TGST Thời gian sinh trưởng
TSC Tuần sau cấy
ANLT An ninh lương thực
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiện hữu hạn
Trang 9DANH MỤC BẢNG
2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai ở Việt Nam từ năm
2.2 Diện tích lúa lai của các huyện trong tỉnh 8
2.3 Cơ cấu giống lúa HKT99 của huyện Tân Yên giai đoạn năm
2.4 Cơ cấu lúa của tỉnh giai đoạn năm 2005 - 2012 11
2.5 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên - tỉnh
2.6 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên - tỉnh
4.1 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến thời gian sinh
4.2 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống lúa lai HKT99 39
4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến động thái
4.4a Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến chỉ số diện tích lá
4.4b Ảnh hưởng mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
4.5a Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến khối lượng chất
4.5b Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô giống
Trang 104.6 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ đến tốc độ tích lũy
4.7 Ảnh hưởng lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu suất
4.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến sâu bệnh
4.9a Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống HKT99 64
4.9b Ảnh hưởng mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất
4.10 Hiệu quả kinh tế của lượng đạm bón và mật độ đến giống
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của
người dân Việt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt
là diện tích trồng lúa do đó việc mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa lai
sẽ nhanh chóng làm tăng sản lượng lương thực nước ta Thực tiễn trong phát triển lúa lai trong hơn 20 năm qua cho thấy chủ trương phát triển lúa lai của Việt Nam là đúng đắn vì đã góp phần làm tăng năng suất lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Lúa lai sinh trưởng phát triển mạnh, chịu thâm canh cao, tiềm năng năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt nên gieo trồng được ở những vùng sinh thái khó khăn
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, do tỉnh có diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất bạc màu, trong những năm gần đây cây lúa lai đã đưa vào cơ cấu giống của tỉnh, đây là lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, với hơn 85% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người còn thấp Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang Trong những năm gần đây diện tích lúa lai của huyện luôn ở mức thấp vì người dân chưa tiếp cận được những giống lúa lai năng suất cao, chất lượng gạo ngon chống chịu sâu bệnh tốt và thích ứng rộng
Đạm là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì khả năng sử dụng đạm cũng khác nhau (Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiến,1995) Trong các giống lúa thì lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn lúa thuần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng (Phạm Văn Cường và cs, 2003)
Trang 12Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và kỹ thuật bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng Năng suất lúa phụ thuộc chủ yếu vào số bông trên đơn vị diện tích Tuy nhiên, hiện nay nông dân vẫn sử dụng lượng giống gieo cao, trong khi đó giá thóc giống ngày càng cao dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất Mặt khác, việc sử dụng nhiều phân đạm và mật độ cao không những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm tăng áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người Hiện nay, nông dân quá lạm dụng phân bón hoá học để tăng năng suất lúa đặc biệt là phân đạm Bà con nông dân thường bón lượng đạm gấp 3 lần so với nhu cầu của cây để tăng năng suất Trong khi đó hệ số sử dụng phân bón ở nước ta thấp (30% – 40% đối với phân đạm, 22% phân lân, 45% kali) Sử dụng nhiều phân đạm và mật độ cao không những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm tăng áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
con người…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai HKT99 tại Tân Yên – Bắc Giang”
Trang 13PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới
Theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế thì cho đến nay lúa vẫn
là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất Năm 2010, tổng diện tích lúa toàn cầu là 153,65 triệu ha, trong đó 136,55 triệu ha tại châu
Á với tổng sản lượng thóc 672,0 triệu tấn Theo FAO, năm 2012 sản lượng lúa đạt 724,5 triệu tấn (tương đương 483,1 triệu tấn gạo) Cùng với lúa mỳ, ngô, một phần cao lương, cây có củ, lúa gạo giữ vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) Song, sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò
đảm bảo vấn đề ANLT mà còn giúp ổn định xã hội (Nguyễn Văn Bộ, 2012)
Theo báo cáo của Ủy ban nông nghiệp bền vững công bố 3/2012, hiện nay thế giới có khoảng 900 triệu người (chiếm 1/7 dân số thế giới) đang sống trong tình trạng thiếu đói Báo cáo về tình nông nghiệp và ANLT ở Châu Á - Thái Bình Dương do liên hợp quốc công bố ngày 24/4/2009 cho biết, tám nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nằm trong danh sách 26 nước là những điểm nóng về ANLT của khu vực Vì vậy, nghiên cứu và phát triển lúa lai được các nhà khoa học trên Thế giới rất quan tâm
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất đại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấy là 133,3 ngàn ha Nghiên cứu
và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận được giải thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981 Mặc dù phát triển lúa lai thương phẩm sớm nhưng lúa lai lúc đó còn nhiều nhược điểm “Ưu không sớm, sớm không ưu” nên khó
mở rộng diện tích Đầu thập kỷ 80, giống lúa lai Uỷ ưu 35, Uỷ ưu 49 phù hợp với sản xuất vụ xuân ra đời thì diện tích gieo cấy lúa lai Trung Quốc
mở rộng tương đối nhanh
Trang 14Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt lương thực đối với một đất nước đông dân nhất thế giới, hơn một tỷ người Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra giống lúa lai đầu tiên năm 1974 Năm 1976, diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình quân 6,9 tấn/ha Năm 1995, diện tích lúa lai hai dòng là 2,6 triệu ha, chiếm 18% diện tích lúa lai của Trung Quốc, năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5-
10 % Năm 2006, diện tích gieo trồng lúa lai của Trung Quốc lên tới 18 triệu
ha, chiếm 66 % diện tích trồng lúa cả nước, năng suất bình quân 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha (Trần Đức Viên, 2007)
Thành công về lúa lai ở Trung Quốc đã giúp cho đất nước và hơn 1 tỷ người thoát khỏi nạn đói và lúa lai ngày nay đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm coi là chìa khóa vàng của trương trình an ninh lương thực quốc gia
Thế giới cũng đang chứng kiến những thành tựu nổi bật về nghiên cứu
và phát triển lúa lai của các quốc gia ngoài Trung quốc như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam Trong số các quốc gia kể trên, Ấn Độ nổi lên như một quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu và phát triển lúa lai Năm 2002 diện tích lúa lai của nước này chỉ vào khoảng 250 ngàn ha, bằng một nửa diện tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007 diện tích lúa lai Ấn Độ dã đạt 1,1 triệu ha, gần gấp đôi diện tích lúa lai của Việt Nam trong cùng thời điểm
Bangladesh là một quốc gia đông dân với mật độ dân số rất cao 970 người/km2, an ninh lương thực luôn bị đe dọa Chính vì thế lúa lai được quốc gia này đặc biệt quan tâm nhằm góp phần gia tăng sản lượng lương thực Sau một thời gian tiếp cận công nghệ, họ đã đưa diện tích lúa lai từ 15 ngàn ha năm 2001 lên 700 ngàn ha năm 2007 (tăng 47%) Mặc dầu vậy năng lực nghiên cứu lúa lai của quốc gia này còn nhiều hạn chế do chưa tạo được giống cho năng suất đại trà và phần lớn hạt giống (90%) phục vụ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ
Trang 152.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Phát triển các giống lúa lai đã tạo nên bước đột phá về năng suất, tăng sản lượng lúa của nhiều tỉnh miền Bắc và Duyên hải miền Trung Thực tế đã khẳng định phát triển lúa lai là chìa khoá giải quyết vấn đề an ninh lương thực
và xoá đói giảm nghèo Trong những năm qua, diện tích lúa lai thương phẩm của cả nước khoảng gần 700.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, Duyên hải nam Trung bộ và Tây nguyên Diện tích lúa lai vụ xuân chiếm khoảng 70%, vụ mùa khoảng 30% Bộ giống lúa lai chủ yếu trong sản xuất hiện nay là các giống có nguồn gốc từ Trung Quốc đã cho năng suất cao, chất lượng khá Hiện nay bộ giống lúa lai chất lượng cao, thích ứng cho vụ mùa ở phía Bắc còn nghèo nàn vì vậy việc lai tạo được các giống lúa năng suất khá, chất lượng gạo cao, có thể gieo trồng được 2 vụ trong năm là vấn đề hết sức quan trọng nhằm bổ sung vào bộ giống lúa lai ở Việt Nam
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới song cũng mới chỉ đáp ứng ANLT cấp quốc gia mà chưa đáp ứng ANLT cấp hộ gia đình Nhiều người dân chưa tiếp cận được với lương thực Theo dự thảo đề án ANLT cấp quốc gia thì hiện vẫn còn 6,7% dân số thiếu lương thực, trong đó địa bàn nông thôn là 8,7% Khoảng 1 triệu đồng bào miền núi quanh năm ăn ngô, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo hạn chế do thu nhập thấp và cơ
sở hạ tầng kém phát triển Do vậy, trong chiến lược phát triển, cần giành ưu tiên cao cho đảm bảo ANLT, bởi vì giữ vững ANLT không chỉ đảm bảo cuộc sống của người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh quốc gia và ổn định xã hội Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chưa nhìn thấy dấu hiệu phục hồi hoàn toàn thì Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nền kinh tế mạnh khoẻ nhờ nông nghiệp Như vậy, có thể nói chính nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thực ổn định đã cứu nền kinh tế
Trang 16Theo cục trồng trọt 2012, diện tích lúa lai thương phẩm ở nước ta tăng nhanh liên tục, từ năm 1991 đến năm 2012 và trở thành quốc gia có diện tích trồng lúa lai lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ
So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm khoảng 12-15%, tuy nhiên lúa lai đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33%
vụ Đông Xuân và 17-20% vụ Hè Thu; đặc biệt ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ Các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng lúa lai lơn vụ Đông Xuân là Thanh Hoá 57- 60% diện tích, Nghệ An 72-73%, Lào Cai 80%, Tuyên Quang 60-70%, Yên Bái 60-65%, Phú Thọ 50% (Trần Thị Minh Ngọc và cs, 2012)
Từ khi du nhập vào Việt Nam, lúa lai phát triển vượt bậc, diện tích sản xuất giống tăng từ 123 ha năm 1994 lên 1.430 ha năm 2007, năng suất hạt giống lúa lai F1 trung bình ở Việt Nam đã đạt khoảng 2,0 tấn/ha, kỷ lục đạt 3,5 – 4,0 tấn/ha tại Nam Định, trên tổng số 1500 – 2000 ha/năm Hiện tại Việt Nam sản xuất ra 3.500 – 4.000 tấn hạt lai F1/năm; cung cấp 20 – 25 % tổng nhu cầu hạt giống Lúa lai thương phẩm được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên Năng suất bình quân đạt 6,0 – 6,5 tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20 % Các tổ hợp đang được sử dụng gồm: Bác ưu 903, Bác ưu 64, Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, D ưu 6\527, TH3-3, VL20, HYT 83 Tổng kinh phí khuyến nông dành cho lúa lai là 15 tỷ đồng từ năm 1991 đến năm 2006, kinh phí khuyến nông hỗ trợ sản xuất hạt giống khoảng 52 tỷ đồng từ năm 1994 – 2007 Các vùng chuyên sản xuất hạt giống được hình thành như: Nam Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Nam và Đắc Lắc (Vũ Quốc Đại và cs, 2000)
Trang 17Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa lai ở Việt Nam
từ năm 2001 đến 2012 Năm Diện tích (ha) Nằng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Qua 20 năm (1991 – 2011) công nghệ lúa lai đưa vào Việt Nam, lúa lai
đã có chỗ đứng khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ
trồng lúa của Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực Lúa lai không chỉ
phát triển ở các tỉnh phía Bắc, mà hiện tại đã phát triển mạnh ở các khu vực
khác mà trước đây chúng ta cho rằng không thể phát triển như Đồng bằng
sông Cửu Long
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa lai tại Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh trung du, miền núi có tổng diện tích gieo cấy lúa
hàng năm khoảng 110.000 ha, trong đó vụ xuân khoảng 50.000 ha, vụ mùa
khoảng 60.000 ha Những năm trước, năng suất lúa bình quân chung hàng
năm của tỉnh chỉ đạt khoảng 45 – 47 tạ/ha, thấp hơn so với các tỉnh trong
vùng có điều kiện tương tự Để nâng cao năng suất lúa bình quân của tỉnh,
ngày 27/10/2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số 107/QĐ-UBND phê duyệt
Đề án "Phát triển lúa lai tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2011" Mục tiêu của
Đề án nhằm khuyến khích các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động
nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa lai vào canh tác ở vụ
xuân với mục tiêu đạt 25.000 ha, bằng 50% tổng diện tích vụ chiêm xuân
Từ những kết quả đạt được qua hai năm sản xuất lúa lai (2010-2011),
ngày 26/10/2011, UBND tỉnh có Quyết định số 397/QĐ-UBND về việcthực
hiện Đề án "Phát triển lúa lai năm 2012-2013" với mục tiêu phấn đấu đưa
Trang 18diện tích lúa lai năm 2012 lên 17.000 ha, chiếm khoảng 15,5% diện tích gieo
cấy lúa toàn tỉnh, trong đó vụ Xuân là 14.000 ha, vụ Mùa là 3.000 ha Đến
năm 2013, phấn đấu đưa diện tích gieo cấy lúa lai lên 20.000 ha, trong đó, vụ
Xuân là 15.000 ha, vụ Mùa là 5.000 ha Các giống đưa vào gieo cấy gồm:
HKT99, BTE-1 Q ưu số 1, Thục Hưng 6, Đắc ưu 11, syn 6; ngoài ra tiếp tục
lựa chọn bổ sung thêm một số giống lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng
gạo tốt và có khả năng chống chịu với sâu bệnh để bổ sung vào cơ cấu giống
lúa lai của tỉnh.(Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, 2012)
Quyết định đề ra mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và mục tiêu
tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2013-2015 đạt
620 nghìn tấn; nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp Cụ thể, diện tích gieo cấy lúa lai toàn tỉnh đạt 13.000 ha, chiếm khoảng
12% diện tích gieo cấy; diện tích gieo cấy lúa chất lượng (lúa thơm) toàn tỉnh đạt
khoảng 10.000 - 11.000 ha, chiếm khoảng 10% diện tích gieo cấy
Bảng 2.2 Diện tích lúa lai của các huyện trong tỉnh
Huyện, Tp Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Trang 192.1.4 Tình hình sản xuất lúa lai tại huyện Tân Yên - Bắc Giang
Bắc Giang được coi là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hạt lai F1, trong đó tiêu biểu là huyện Tân Yên Lúa lai F1 cho năng suất chất khô và năng suất hạt cao hơn dòng bố mẹ và so với lúa thuần Năng suất hạt được quyết định bởi chính lượng Hydratarbon là sản phẩm quang hợp sau trỗ
và một phần là sản phẩm dự trữ trong thân lá trước khi trỗ Khả năng quang hợp cao ở thời kỳ trỗ đóng góp vào ưu thế lai vềg năng suất hạt của lúa lai F1
Vì vậy, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện nông nghiệp Việt Nam) và đánh giá nơi đây có điều kiện phù hợp cho sản xuất hạt lai như: Tưới tiêu thuận lợi, có thể quy hoạch thành vùng sản xuất lúa giống lớn và dễ dàng cách ly, tránh hiện tượng lẫn giống Thêm vào đó, nông dân cần cù, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Vì vậy, vụ mùa năm 2011, Viện cùng Công ty TNHH Giống cây trồng Giang Nam đã sản xuất thử nghiệm hạt lúa lai VL 24 do chuyên gia trong nước nghiên cứu, chọn tạo với diện tích gần 4 ha tại thôn Trám xã Phúc Sơn Ngay vụ đó, lúa thể hiện nhiều ưu thế, phù hợp với đồng đất địa phương, năng suất đạt từ 3,2-3,7 tấn/ha Giai đoạn 2013-2015, UBND huyện Tân Yên chủ trương quy hoạch vùng sản xuất hạt lai tại 12 xã với diện tích 1.250 ha Cụ thể năm 2013 gieo cấy 120 ha; năm 2015 từ 250 - 300 ha; sau năm 2020, diện tích sản xuất hạt lai từ 1.000-1.250 ha
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì quá trình sản xuất đã nảy sinh bất cập, đó là nguồn nước cung cấp đôi khi chưa kịp thời; có sự chênh lệch lớn về năng suất giữa các chân ruộng trên cùng một khu sản xuất
Trang 202.1.5 Cơ cấu các giống lúa đang gieo trồng tại huyện Tân Yên vụ Mùa 2013
Cả năm 20,9
2011
Xuân 30,5 Mùa 29,4
Cả năm 28,0
2012
Xuân 30,3 Mùa 28,1
Cả năm 29,7
Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang, 2013
Trong 3 năm từ giai đoạn 2010 – 2012, diện tích cấy lúa HKT99 của
huyện tăng dần qua các năm từ năm 2012, % cơ cấu tăng từ 20,9% (năm
2010) lên 29,7% (năm 2012) và cao so với trung bình của tỉnh (bảng 2.3)
Trang 21Bảng 2.4 : Cơ cấu lúa của tỉnh giai đoạn năm 2005 - 2012
Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang,2013
Qua bảng 2.4 cho thấy: Trong vòng 3 năm gần đây từ 2010 đến 2012,
cơ cấu lúa của tỉnh có xu hướng
+ Cơ cấu lúa lai: Giảm dần từ 34,7% xuống còn 33,1%
+ Cơ cấu lúa thuần: Tăng từ 65,3 % lên 68,9 % (tăng 5,5 %)
+ Lúa thuần chất lượng cao: Cơ cấu tăng dần từ 37,3 % lên 41,5 %
(tăng 11,3 %)
Trang 22Vụ mùa cơ cấu giống chủ yếu gồm các giống lúa thuần như: KD18, Q5,
ĐB 5, ĐB6 lúa chất lượng: Hương thơm số 1, N46, LT2, QR1, Nàng Xuân…
- Trà mùa trung và mùa chính vụ chiếm 61% tổng diện tích gieo cấy Cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa lai: BTE-1, Syn 6, XL, Bắc ưu 903,… lúa thuần như: NX30, BC15, Nếp …
Vụ xuân cơ cấu giống chủ yếu: Syn6, Th3-3, LC212, BTE1, HKT99, Thục Hưng 6 Cơ cấu giống lúa chất lượng chủ yếu là BC15, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, RVT, QR1
2.1.6 Điều kiện tự nhiên, thời tiết của vùng nghiên cứu
2.1.6.1 Điều kiện tự nhiên
Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là 204 km2, ở toạ độ 106000’20" - 06011’40" độ kinh đông và 21018’30" - 21023’00" độ vĩ bắc Với vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;
- Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà;
- Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang
Vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển KT – XH với thành phố Bắc Giang cách 15 km theo tỉnh lộ 398 (đường 284 cũ), huyện Sóc Sơn – Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295), thành phố Thái Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294
2.1.6.2 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở Tân Yên bị quy định bởi địa hình toàn tỉnh, nó vừa mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang tính chất á nhiệt đới Chế độ nắng và bức xạ phong phú Hàng năm nhiệt độ trung bình 22,9oC nhiệt độ cao tuyệt đối là 37 0C, thấp tuyệt đối là 1,40C, tổng tính ôn 8268 0C Khí hậu có 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa hè gió đông nam và mùa đông gió bắc chiếm ưu thế,
Trang 23lượng mưa trung bình cả năm là 1594mm Do vị trí của huyện nằm ở khá sâu trong nội địa nên các cơn bão phần lớn bị núi chặn bớt làm yếu đi và ít gây ra những tác hại lớn
Với những điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm trên, Tân Yên có điều kiện trồng trọt nhiều vụ trong năm, phát triển chăn nuôi, áp dụng
đa dạng cơ cấu cây trồng và thời vụ của một huyện nông nghiệp Nguồn nước của huyện có sông Thương, hệ thống nông giang sông Cầu
và một hệ thống suối, ngòi nhỏ chảy qua Sông Thương được phát nguyên từ phía đông nam tỉnh Lạng Sơn, dài 175km chảy qua huyện ở đoạn trung lưu dài 16km, lòng sông mở rộng từ 70m đến 100m, qua địa phận 3 xã là Hợp Đức, Liên Chung và Quế Nham Hệ thống nông giang sông Cầu được đưa vào
sử dụng từ năm 1929 gồm có kênh chính đoạn chảy qua Tân Yên từ kè Lữ Vân đến Điếm Thôn dài 25,8 km, và với 9 kênh cấp 2; 50 kênh cấp 3 dài 744km cung cấp nước cho 5574 ha, chiếm 56,6% diện tích đất trồng của huyện trong một vụ Toàn huyện có 77 hồ lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Đá Ong dung tích 7 triệu m3 nước, diện tích mặt nước có khoảng 400 ha Lượng nước phân bổ trong năm không đều, về mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm Sông ngòi, hệ thống nông giang của Tân Yên là một yếu tố rất
cơ bản và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và vận tải thuỷ, tuy nhiên việc
sử dụng vào các lĩnh vực vận tải chưa được khai thác hết tiềm năng Thổ nhưỡng của huyện trên diện tích 20.332 ha, có 2 loại đất chính hình thành từ 2 nguồn gốc: Loại đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và loại đất hình thành do phù sa sông bồi tụ Căn cứ vào ngồn gốc, trên đất Tân Yên nổi rõ 3 nhóm đất: Nhóm đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía đông bắc của huyện, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phù sa cũ bạc màu nằm ở phía tây nam cũ của huyện, chiếm tới 70% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất phù sa có địa hình thấp trũng nằm ở phía đông nam, chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên
Trang 24Điều kiện tự nhiên Tân Yên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau và phát triển chăn nuôi để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm làm hàng hoá và phục vụ đời sống nhân dân Các hoạt động kinh tế khác như giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ đều có cơ sở của điều kiện tự nhiên đảm bảo và cần hoạch định trong những thập niên tới, để xây dựng và phát triển
Bảng 2.5 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên -
tỉnh Bắc Giang vụ mùa 2013
Tháng Trạm
Nhiệt độ ( 0C) Lượng mưa (mm)
Độ ẩm
So
2012 Tháng
Ghi chú: TB: trung bình; TBNN: Trung bình nhiều năm
(Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, 2013)
Vụ mùa 2013, thời tiết các khu vực huyện có nền nhiệt độ xấp xỉ TBNN nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2012 Tổng lượng mưa phân bố không đều, khu vực phía tây và thành phố thấp hơn TBNN, khu vực phía đông cao hơn TBNN so với cùng kỳ 2012 Thời kỳ đầu và cuối tuần do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục Tây bắc - Đông nam qua bắc bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao
Trang 25nên đã có mưa, mưa rào và giông rải rác, riêng tháng 8 có mưa to, có nơi mưa rất to Thời kỳ giữa tuần ngày 6 do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng
áp thấp nóng phía tây nên đã xảy ra 1 đợt nắng nóng với nhiệt độ tối cao: 35,0 – 36,10C
Bảng 2.6 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của huyện Tân Yên -
2 Tân Yên 19,4 2,9 - 1,4 28,1 10,4 4,9 -3,9 3,0 85 21 Tháng
3 Tân Yên 19,2 - 1,2 - 5,2 24,0 14,0 13,4 - 5,2 11,9 91 - Tháng
4 Tân Yên 23,5 0,9 0,9 27,5 27,5 70,3 43,5 37,9 87 7 Tháng
5 Tân Yên 29,6 2,6 0,4 36,8 24,5 22,9 - 45,5 9,9 81 76 Tháng
6 Tân Yên 30,3 2,5 1,6 37,7 25,5 8,5 - 70,1 - 104,3 81 83
Ghi chú: TB: trung bình; TBNN: Trung bình nhiều năm
(Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, 2014)
Trong thời kỳ đầu vụ xuân 2014, thời tiết của huyện có nền nhiệt độ cao hơn TBNN, nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2013 Nhiệt độ không khí trung bình: 18,7 – 19,50C, cao hơn TBNN: 2,8 – 3,00C nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2013: 1,4 – 2,10C
Trang 262.2 Các kết quả nghiên cứu về phân đạm cho lúa
2.2.1 Vai trò của đạm và đặc diểm hấp thụ đạm của lúa lai
Đạm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa Các giống lúa khác nhau có nhu cầu sử dụng đạm khác nhau (Trần Thúc Sơn và Đăng Văn Hiến, 1995) Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc sẽ giúp lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, tạo điều kiện tốt cho việc làm tăng các yếu
tố cấu thành năng suất sau này: số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc Vì vậy cung cấp đủ và kịp thời đạm cho cây lúa có vai trò quyết định cho việc đạt năng suất cao Đạm còn làm tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo cho cây lúa Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại của cây lúa
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp Khi cây lúa thiếu đạm
lá có phiến nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm nên lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi dần dần cả phiến lá biến màu vàng
Thừa đạm quá nhiều làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao vóng, bị lốp, đổ non làm ảnh hưởng rất xấu tới năng suất và phẩm chất của cây lúa Hiện tượng lúa lốp, đổ là do cây thừa đạm, làm hô hấp của cây tăng lên, lượng gluxit tiêu hao nhiều, nhưng làm giảm sự hình thành xenlulo và licnin nên làm cho màng tế bào mỏng đi, tổ chức cơ giới trong thân lá phát triển kém
2.2.2 Đặc điểm hấp thu đạm của lúa lai
Trong các giống lúa thì lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn so với lúa thuần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng do có ưu thế lai (ƯTL) về
bộ rễ và khả năng hút đạm Ngoài ra hiệu suất sử dụng đạm đối với quang hợp cũng như năng suất chất khô cao hơn hẳn lúa thuần (Yang và cs,1999)
Trang 27Lúa lai hấp thu đạm sớm ngay từ thời kỳ mạ có 1,5-3 lá Tuy nhiên từ khi bắt đầu đến kết thúc đẻ nhánh, đặc biệt vào thời kỳ đẻ nhánh rộ lúa lai hấp thu đạm rất mạnh, sau đó mức độ giảm dần Theo tính toán của các nhà khoa học Trung Quốc vào thời kỳ đẻ rộ đến bắt đầu phân hoá đòng lúa lai hấp thu 3.520 gam N/ha/ngày, chiếm 34,68% tổng lượng đạm hấp thu trong suốt quá trình sinh trưởng Giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ hấp thu 2.737 gam N/ha/ngày, chiếm 26,82% Như vậy quá trình hấp thu đạm của lúa lai rất tập trung, nên kỹ thuật bón phân cho lúa lai cần cải tiến so với lúa thường, cụ thể là: tập trung bón lót mạnh ở thời kỳ đầu, (khoảng 50-60% tổng lượng đạm cần cung cấp) và bón thúc sớm hơn hẳn so với lúa thường (Sau cấy 7-10 ngày phải bón xong lần thứ nhất) Vào giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng sức hấp thu đạm của lúa lai giảm hơn giai đoạn đầu, nên không cần cung cấp thêm nhiều đạm, cây lúa có thể
sử dụng lượng đạm dự trữ, khi trỗ xong có thể bón bổ sung ít để nuôi hạt, giúp cho bộ lá lâu tàn, hạt sẽ mẩy, chất lượng gạo tốt hơn
Lúa lai có đặc tính đẻ nhiều và đẻ tập trung hơn lúa thuần Do đó yêu cầu dinh dưỡng đạm của lúa lai nhiều hơn lúa thuần Khả năng hút đạm của lúa lai ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau (Theo Phạm Văn Cường, 2005), trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ, hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần Như vậy, cần bón đạm tập trung vào giai đoạn này Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất của lúa lai là từ đẻ nhánh rộ đến làm đòng Mỗi ngày lúa lai hút 3,52 kg N/ha chiếm 34,69% tổng lượng hút Tiếp đến là từ giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ, mỗi ngày hút 2,74
kg N/ha chiếm 26,82% tổng lượng hút Do đó bón lót và bón tập trung vào thời
kỳ đẻ nhánh là rất cần thiết
Trang 282.2.3 Ảnh hưởng lượng đạm đến sinh trưởng, phát tiển và năng suất lúa 2.2.3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất lúa trong các
mùa vụ khác nhau
Môi trường ảnh hưởng đến sử dụng đạm của cây lúa, các nhà khoa học
đã đề cập tới những ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến biểu hiện ưu thế lai của lúa lai Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến biểu hiện của ưu thế lai về sử dụng đạm của lúa lai F1, việc đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai là việc làm có ý nghĩa cung cấp thông tin để canh tác lúa lai đạt năng suất cao
Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 luôn cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan tới nhiệt độ ở hai vụ trồng Khi tăng lượng đạm bón thì giá trị về năng suất hạt và năng suất tích lũy trong vụ xuân tăng so với vụ mùa chủ yếu là do tốc độ tích lũy chất khô (Phạm Văn Cường và cs, 2007)
Nhu cầu về đạm của cây lúa ở từng mùa vụ là khác nhau nên việc sử dụng phân đạm cũng khác nhau Ở vụ mùa (mùa mưa): cây lúa cao, bộ lá rậm rạp, che khuất lẫn nhau nên việc tạo chất dinh dưỡng trong lá bị giảm Vào mùa mưa, nguồn năng lượng ánh sáng ở bên trên và trong ruộng lúa thấp nên hầu như cây lúa không dùng hết lượng phân bón để tạo hạt Hơn nữa, mưa nhiều trong vụ mùa cũng là nguồn bổ sung phân bón, phân đạm cho cây lúa,
vụ mùa nên bón một lượng phân bón vừa phải
Ở vụ xuân (mùa khô): cây lúa thấp và ít nhánh, năng lượng ánh sáng nhiều hơn vụ mùa Ngoài việc trong vụ xuân có thể cấy dày hơn thì việc bón lượng phân đạm nhiều hơn là điều cần thiết Với lượng ánh sáng nhiều, bón phân đạm trong vụ xuân sẽ làm tăng được số nhánh đẻ, diện tích bộ lá cao sẽ tạo cho tốc độ tạo chất dinh dưỡng của cây lúa cao và hiệu quả hơn, số nhánh
đẻ thêm do bón đạm cũng hường hữu hiệu vì ít bị che rợp Như vậy nên bón
Trang 29nhiều, tăng lượng phân đạm cũng như các loại phân bón khác cho cây lúa trong vụ xuân, nhưng vẫn phải lưu ý đến hiệu suất để cân nhắc lượng đạm bón cho lúa
Việc bón phân đúng lượng sẽ cho hiệu quả và thu nhập cao nhất, với bất kỳ mùa vụ nào cũng phải cân nhắc lượng đạm bón cho lúa sao cho vừa đủ lượng Lượng đạm vừa đủ trong đất làm tăng diện tích lá, số chồi, làm tăng năng suất lúa Quá nhiều phân đạm trong đất sẽ làm cây tăng trưởng mạnh, cây bị ngã đổ do nhận được ít ánh sáng, còn ở thời kỳ sinh sản, bón quá nhiều đạm sẽ làm tăng số hạt lép và tạo nhiều chồi con Nếu không đủ lượng đạm thì cây lúa sinh trưởng phát triển kém cũng không thể cho năng suất cao
Để cây lúa có thể bộc lộ được hết tiềm năng của mình và đạt năng suất cao ngoài việc đảm bảo các yếu tố về giống nước, thời tiết, ánh sáng….thì mùa vụ cũng là một yếu tố khá quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng cần phải chú ý
Tuy cùng giống cây trồng nhưng ở mùa vụ khác nhau thì sẽ có những đặc điểm khác nhau đặc trưng cho từng mùa vụ
Theo nghiên cứu về “Ảnh hưởng về thời vụ trồng đến ưu thế lai về hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1” của tác giả Phạm Văn Cường và Cs (2007), số
bông/khóm của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ mùa cao hơn ở vụ xuân, khi tăng lượng đạm bón thì số hạt chắc ở vụ xuân nhiều hơn vụ mùa, điều này cho thấy số hạt nhiều hơn, ánh sáng mạnh thời kỳ sau trỗ làm cho hiệu suất bón đạm cho lúa ý nghĩa hơn ở vụ mùa Trong vụ mùa, do TGST ngắn nên lượng đạm bón ở giai đoạn đầu của lúa lai cho hiệu quả năng suất hơn
Cũng theo Phạm Văn Cường và Cs (2010) Ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, các tổ hợp F1 đều cho ưu thế lai thực về các chỉ tiêu như diện tích lá, chất khô tích lũy, và tốc độ tích lũy chất khô, giá trị ưu thế lai ở vụ xuân cao hơn vụ mùa Trong vụ mùa, các tổ lúa lai đều cho ưu thế lai dương về năng
Trang 30suất hạt và giá trị này ở vụ mùa trung cao hơn mùa sớm, do ưu thế lai về tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt
Theo Trịnh Thị Sen (2014), Thời vụ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, diện tích lá đòng cũng như năng suất của các giống lúa
Nhìn chung, thời vụ ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của cây trồng, tác động đến từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, chính vì vậy cần lựa chọn giống lúa phù hợp với thời vụ
2.2.3.2 Ảnh hưởng mức đạm bón đến khả năng tích lũy chất khô và chỉ số diện tích lá của cây lúa
Lượng đạm bón tăng thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp
10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích lũy chất khô
Các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng đạm đối với quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt cao hơn của các giống lúa thuần cải tiến và các giống lúa địa phương (Đỗ Thị Hường và cs., 2013) Vì vậy, việc xác định lượng phân đạm bón phù hợp cho mỗi giống lúa và cho mỗi vùng sản xuất là cần thiết nhằm tăng hiệu suất sử dụng đạm và góp phần giảm ô nhiễm môi trường
Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), khi tăng mức đạm bón từ 60kg -
120 kg - 180 kg N/ha tốc độ tích lũy chất khô của lúa lai tăng vượt trội so với lúa thuấn Đặc biệt khi áp dụng phương pháp bón cải tiến với mức 120 kg N/ha khả năng tích lũy chất khô lúa lai tăng nhiều nhất Điều này có thể giải thích bởi lúa lai có khả năng duy trì bộ lá tốt hơn lúa thuần Việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm trong sản xuất lúa là rất cần thiết nhưng phải bón đủ, hợp lý, cân đối
và đúng cách Nếu bón phân không cân đối và hợp lý sẽ làm giảm 20 – 50% năng suất (Nguyễn Văn Bộ, 1999) Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa
Trang 31không cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu Hiện nay,
để hạn chế việc bón thừa đạm người ta sử dụng bảng so màu lá lúa Kỹ thuật này hiện đang được áp dụng phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm thiệt hại của sâu bệnh, tăng năng suất và hạn chế lưu tồn nitrat trong đất và trong nước do bón thừa đạm
Chỉ số diện tích lá (LAI) - chỉ tiêu sinh lý rất quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa LAI thay đổi theo từng giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, lượng phân bón, điều kiện khí hậu, ánh sáng, chế độ nước tưới…nhưng quan trọng hơn cả là việc bố trí lượng phân bón và mật độ là hai yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đối với sự thay đổi LAI Tăn hay giảm LAI có ảnh hưởng trực tiếp sự tích lũy chất khô và năng suất hạt
Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), vào giai đoạn trổ của cây lúa khi tăng lượng đạm bón từ 0 kg N đến 120 kg N/ha thì chỉ số diện tích lá tăng ở mức có ý nghĩa, ở mức 120kg N Cũng Theo Phạm Văn Cường và Uông Thị Kim Yến (2007), trên cùng một lượng đạm nhưng phương pháp bón ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, cùng một nền phân bón nếu bón vào giao đoạn đầu theo phương pháp truyền thống có LAI thấp hơn bón theo phương pháp không bón lót N Để đạt năng suất cao khi tăng lượng đạm cần bón vào giai đoạn thích hợp cho LAI đạt giá trị cao nhất
2.2.3.3 Ảnh hưởng mức bón đạm tới số bông/khóm, số hạt/bông và năng suất lúa
Năng suất lúa được hình thành bởi 3 yếu tố là: Số bông/đơn vị diện tích;
số hạt trên bông; tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt
Trong các yếu tố trên số bông có tính quyết định và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ, khả năng đẻ nhánh, khả năng chịu đạm Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khoẻ, chịu đạm có thể cấy dày
để tăng số bông/đơn vị diện tích
Trang 32Số hạt trên bông bằng hiệu số của số hoa phân hoá trừ đi số hoa thoái hoá Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh Hiện nay, các giống lúa mới cải tiến thường có số hạt/bông cao Giống có tỷ
lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao Tỷ lệ chắc được quyết định vào thời kỳ trước và sau trỗ bông Nguyên nhân các giống lúa có tỷ lệ lép cao là do thời
kỳ này lúa gặp nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp làm hạt phấn mất sức nẩy mầm hoặc trước đó vòi nhuỵ phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại Do vậy, để có tỷ lệ chắc cao nên bố trí thời vụ sao cho khi lúa làm đòng và trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi
Khi nghiên cứu về năng suất cá thể Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ cho rằng: Giống lúa bông to hạt to cho năng suất cao Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thì sẽ cho năng suất cao Còn Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn (1978) khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết: Những giống cho bông thoát hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao
Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan
hệ giữa cá thể và quần thể Mối quan hệ này có hai mặt: Khi mật độ số bông tăng trong phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng - đó là quan hệ thống nhất Nhưng số bông tăng cao quá sẽ làm khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm - đó là quan hệ mâu thuẫn Vì vậy cần phải điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối cùng là cao nhất
Nguyễn Văn Hoan (2002) cho biết: Sự tương quan giữa năng suất và số bông/khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, ở giống bán lùn có tương quan chặt (r = 0,85), nhóm lùn (r = 0,62), nhóm cao cây (r = 0,54) Sự tương quan giữa năng suất và số hạt trên bông thì ngược lại, nhóm cao cây (r = 0,96), nhóm lùn (r = 0,66), nhóm bán lùn (r = 0,62) Còn sự tương quan giữa năng suất và chiều cao cây thì nhóm lùn là chặt nhất (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49) nhóm cao cây (r = 0,37)
Trang 33Đạm là yếu tố quan trọng với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng Nhu cầu đạm của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu và có nhận xét chung là: Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến khi thu hoạch Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, có hai thời kỳ nhu cầu đạm của cây lúa cao nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng Ở thời kỳ đẻ nhánh
rộ cây hút đạm nhiều nhất
Theo Phạm Văn Cường và cs (2005) khi tăng lượng đạm bón thì số bông/khóm và số hạt/bông tăng vượt trội so với lúa thuần, cho thấy nhu cầu đạm với đẻ nhánh của lúa lai cao hơn lúa thuần Theo Yoshida (1985), lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định 74% năng suất Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ khỏe và tập trung, tăng số bông/m2, số hạt/bông nhưng khối lượng nghìn hạt ít thay đổi
Cũng theo Phạm Văn Cường và cs (2005) ở mức đạm thấp 60kg N/ha năng suất của lúa thuần và lúa lai không có sự khác nhau, nhưng khi tăng lượng đạm bón lên 120 kgN/ha đến 180 kg N/ha thì năng suất lúa lai cao hơn
có ý nghĩa, sự khác biệt này là do sự vượt trội của lúa lai cả về diện tích lá, khả năng hấp thụ đạm và cường độ quang hợp
Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa Sông hồng của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiện với các mức bón đạm khác nhau, kết quả cho thấy phản ứng của phân đạm phụ thuộc vào loại đất, mùa vụ và giống lúa
Theo Nguyễn Như Hà (2006), lượng đạm bón dao động từ 60 – 160kg N/ha Tuy nhiên trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn/ha cần bón 160 kg Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất trên 7 tấn/ha cần bón 180 – 200kg N/ha
Như vậy, có thể nói các nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu cho từng giống lúa, từng chất đất và từng vùng cụ
Trang 34thể Điều đó không chỉ có ý nghĩa hiện tại làm tăng năng suất lúa mà còn có ý nghĩa lâu bền trong tương lai, sử dụng phân đạm bền vững với môi trường, đất đai và an toàn với sức khỏe con người
Hiện nay 80 – 85% diện tích trồng lúa của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Tân Yên nói riêng sử dụng phân bón đa dinh dưỡng, chủ yếu là NPK Lâm Thao, NPK Ninh Bình, NPK Văn Điển còn lại là của một số hãng khác như Bình Điền, Việt Nhật, Tiến Nông…
Diện tích lúa sử dụng phân đơn chiếm khoảng 15 – 20% tổng diện tích trồng lúa của toàn tỉnh Trong đó đạm chủ yếu là đạm Phú Mỹ, đạm Hà Bắc
và đạm Ninh Bình chiếm 90%, còn lại là đạm hạt vàng 46A+ (Đầu trâu), đạm hạt xanh, đạm Cà Mau và đạm Trung Quốc chiếm 10%
Lượng phân bón lúa lai (kg/ha): (110– 120) N + 90 P2O5 + (80 – 90) K2O Lượng phân bón lúa thuần (kg/ha): (90 – 100)N + (70 - 90 )P2O5 + (50 – 70)K2O
-Lượng phân bón lúa địa phương (kg/ha): (80 – 90) N + (70 - 90)P2O5+ (50 – 70) K2O
2.3 Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa
Năng suất ruộng lúa được quyết định bởi các yếu tố: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng hạt Năng suất lý thuyết được thể hiện bởi công thức:
Năng suất (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 x 10-4
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh Ngoài ra, năng suất cây trồng không chỉ dựa vào năng suất của cá thể mà dựa vào năng suất của một quần thể trên một đơn vị diện tích Mật độ
Trang 35gieo quyết định số bông trên đơn vị diện tích, mà số bông lại là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành năng suất lúa (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ , 2005)
Theo Nguyễn Văn Dung và cộng sự (2010), mật độ gieo 50 kg giống/ha năng suất lúa dao động từ 6,74 – 6,81 tấn/ha, khi tăng mật độ lên 80 kg/ha năng suất chỉ đạt 4,89 tấn/ha (Nguyễn Văn Dung và cs, 2010)
Theo Nguyễn Như Hà (2006), tăng mật độ cấy ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển dảnh và số dảnh hữu hiệu của giống lúa CH5, việc tăng mật độ cấy dù làm giảm số dảnh được tạo thảnh trên khóm nhưng vẫn làm tăng số dảnh trên
m2 nên số dảnh các giai đoạn sinh trưởng và số dảnh hữu hiệu cao Đặt biệt khi tăng mật độ cấy 45 khóm đến 65 khóm/m2 đồng thời tăng lượng đạm từ
90 kg đến 120 kg N/ha có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển dảnh và số dảnh thành bông của giống lúa CH5 (Nguyễn Như Hà, 2006)
Cũng theo tác giả này khi tăng lượng đạm bón lên 120 kg N/ha mà vẫn giữ nguyên mật độ cấy theo khuyến cáo 45 khóm/m2 tuy có tạo được yếu tố cấu thành năng suất số bông cao nhưng làm giảm rõ rệt các yếu tố cấu thành năng suất khác (số hạt/bông, tỷ lện hạt chắc và khối lượng P1000 hạt), nên không tạo được năng suất cao hơn mức bón 90 kg N/ha Nhưng cũng trên nền phân bón này tăng bón đạm kết hợp tăng mật độ cấy lên 55 khóm/m2 vừa làm tăng mạnh
số bông vừa có ảnh hưởng tốt tới các yếu tố cấu thành năng suất (số hạt/bông, khối lượng P1000 hạt và tỷ lện hạt chắc) nên làm tăng năng suất rõ
Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ được tính bằng số hạt mọc/m2 Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao, số bông càng nhiều Nhưng trong giới hạn nhất định, khi tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và trọng lượng hạt bắt đầu giảm đi Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng dinh dưỡng và ánh sáng Xác định mật độ cấy phù hợp là yêu cầu cần thiết, nó
Trang 36phải dựa trên cơ sở về tính di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác
Theo Yosida (1985), khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2 Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên từ 182 - 242 dảnh/m2 Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông
Bùi Huy Đáp (1999), cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về
số nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật
độ lại không thay đổi nhiều Theo ông, các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông
Số dảnh còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống Nghiên cứu
số dảnh cấy/khóm cho vụ Xuân, Bùi Huy Đáp cho rằng: trong điều kiện bình thường không nên cấy nhiều dảnh, nhìn chung cấy 2 - 3 dảnh có ưu thế hơn cây 5-6 dảnh, nếu mạ bị già nên tăng số dảnh cây Cũng theo tác giả, khi cấy
2 - 3 dảnh/khóm lúa sẽ đẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bông bằng cổ và đạt năng suất cao hơn Cấy 3 - 4 dảnh/khóm trong những điều kiện bình thường chỉ nên cấy mật độ 25 - 30 khóm/m2 ở các chân ruộng sâu trong vụ Mùa, cấy dày trên dưới 40 khóm/m2 ở ruộng tốt bón nhiều phân chỉ nên cấy 1 - 2 dảnh
Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997), với lúa thuần thì giống lúa nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2; Đối với giống to bông, cấy 180 - 200 dảnh/m2 Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ Mùa và 4 - 5 dảnh là ở vụ Chiêm xuân
Theo Trần Đức Viên (2007), lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn so lúa thuần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, điều này góp phần làm
Trang 37cho lúa lai có khă năng đẻ nhánh tốt hơn Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy và số dảnh cấy ban đầu Nếu cấy quá dày đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường Nhưng nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối
ưu cần thiết để tạo năng suất cao
Việc xác định lượng giống cần gieo để giảm chi phí giống mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế là rất cần thiết Nếu gieo quá dày sẽ tăng chi phí thóc giống, đặc biệt là giống lúa lai Mặt khác gieo cấy dày kéo theo tăng công tỉa dặm, chăm sóc đặc biệt sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm Trên một diện tích gieo cấy, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt/bông càng ít (bông bé) Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, cấy dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng
Theo Nguyễn Công Tạng và cs, 2002 khi sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh) thì sau cấy, lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ 40 khóm/m2, chỉ cần cấy 3 - 4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ Nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ
lệ hữu hiệu giảm
Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2 - 5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính
cả nhánh đẻ trên mạ Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dự định Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy, ra lá, lớn lên
và thành bông Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 - 15 ngày sau cấy Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy
mạ non
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Việt lai 20 của Tăng Thị Hạnh,
2003 cho thấy, mật độ cấy ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng, số
lá và chiều cao cây Nhưng mật độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, hệ số
Trang 38đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánh giảm khi tăng mật độ cấy) Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả tích lũy chất khô tăng lên ở thời kỳ đầu, đến giai đoạn chín sữa khả năng tích lũy chất khô giảm khi tăng mật độ cấy Cũng theo tác giả, trên cả hai vùng đất đồng bằng sông Hồng và đất bạc màu Sóc Sơn, cấy với mật độ 25 khóm/m2 và 3 dảnh/khóm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
Như vậy, mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng Vượt quá giới hạn
đó thì năng suất sẽ không tăng mà thậm chí có thể giảm đi
Hiện nay, tại huyện Tân Yên - Bắc Giang mật độ phổ biến cho lúa lai
là 25 khóm/m2 đến 30 khóm/m2 Đối với lúa thuần mật độ cấy theo khuyến cáo 45 khóm/m2
Trang 39PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm chủ yếu: Giống có khả năng chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe, tập
trung, chiều cao cây từ 95 – 105 cm, cây cứng, bông dài, nhiều hạt, giống có khả năng chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn, rầy nâu, NS TB đạt từ 7,5 – 8,0 tấn/ha
Đây là giống có năng suất cao và ổn định, thời gian sinh trưởng của giống vụ xuân từ 130 - 145 ngày, vụ mùa từ 105 - 110 ngày
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014;
Địa điểm: huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
3.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa lai HKT99 trong vụ mùa năm 2013
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đmạ và mật độ cấy đến các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa lai HKT99 trong vụ xuân năm 2014
Trang 403.4 Phương pháp nghiên cứu