Ảnh hưởng lượng đạm đến sinh trưởng, phát tiển vàn ăng suất lúa 1 Ảnh hưởng của lượng đạm đến sinh trưởng và năng suấ t lúa trong các

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hkt99 tại tân yên – bắc giang (Trang 28 - 34)

mùa vụ khác nhau.

Môi trường ảnh hưởng đến sử dụng đạm của cây lúa, các nhà khoa học

đã đề cập tới những ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến biểu hiện ưu thế lai của lúa lai. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu vềảnh hưởng của môi trường

đến biểu hiện của ưu thế lai về sử dụng đạm của lúa lai F1, việc đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai là việc làm có ý nghĩa cung cấp thông tin để canh tác lúa lai đạt năng suất cao.

Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 luôn cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan tới nhiệt độ ở

hai vụ trồng. Khi tăng lượng đạm bón thì giá trị về năng suất hạt và năng suất tích lũy trong vụ xuân tăng so với vụ mùa chủ yếu là do tốc độ tích lũy chất khô (Phạm Văn Cường và cs, 2007).

Nhu cầu về đạm của cây lúa ở từng mùa vụ là khác nhau nên việc sử

dụng phân đạm cũng khác nhau. Ở vụ mùa (mùa mưa): cây lúa cao, bộ lá rậm rạp, che khuất lẫn nhau nên việc tạo chất dinh dưỡng trong lá bị giảm. Vào mùa mưa, nguồn năng lượng ánh sáng ở bên trên và trong ruộng lúa thấp nên hầu như cây lúa không dùng hết lượng phân bón để tạo hạt. Hơn nữa, mưa nhiều trong vụ mùa cũng là nguồn bổ sung phân bón, phân đạm cho cây lúa, vụ mùa nên bón một lượng phân bón vừa phải.

Ở vụ xuân (mùa khô): cây lúa thấp và ít nhánh, năng lượng ánh sáng nhiều hơn vụ mùa. Ngoài việc trong vụ xuân có thể cấy dày hơn thì việc bón lượng phân đạm nhiều hơn là điều cần thiết. Với lượng ánh sáng nhiều, bón phân đạm trong vụ xuân sẽ làm tăng được số nhánh đẻ, diện tích bộ lá cao sẽ

tạo cho tốc độ tạo chất dinh dưỡng của cây lúa cao và hiệu quả hơn, số nhánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 19  nhiều, tăng lượng phân đạm cũng như các loại phân bón khác cho cây lúa trong vụ xuân, nhưng vẫn phải lưu ý đến hiệu suất để cân nhắc lượng đạm bón cho lúa.

Việc bón phân đúng lượng sẽ cho hiệu quả và thu nhập cao nhất, với bất kỳ mùa vụ nào cũng phải cân nhắc lượng đạm bón cho lúa sao cho vừa đủ

lượng. Lượng đạm vừa đủ trong đất làm tăng diện tích lá, số chồi, làm tăng năng suất lúa. Quá nhiều phân đạm trong đất sẽ làm cây tăng trưởng mạnh, cây bị ngã đổ do nhận được ít ánh sáng, còn ở thời kỳ sinh sản, bón quá nhiều

đạm sẽ làm tăng số hạt lép và tạo nhiều chồi con. Nếu không đủ lượng đạm thì cây lúa sinh trưởng phát triển kém cũng không thể cho năng suất cao.

Để cây lúa có thể bộc lộđược hết tiềm năng của mình và đạt năng suất cao ngoài việc đảm bảo các yếu tố về giống. nước, thời tiết, ánh sáng….thì mùa vụ cũng là một yếu tố khá quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng cần phải chú ý.

Tuy cùng giống cây trồng nhưng ở mùa vụ khác nhau thì sẽ có những

đặc điểm khác nhau đặc trưng cho từng mùa vụ.

Theo nghiên cứu về“Ảnh hưởng về thời vụ trồng đến ưu thế lai về hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1” của tác giả Phạm Văn Cường và Cs (2007), số

bông/khóm của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ mùa cao hơn ở vụ xuân, khi tăng lượng đạm bón thì số hạt chắc ở vụ xuân nhiều hơn vụ mùa, điều này cho thấy số hạt nhiều hơn, ánh sáng mạnh thời kỳ sau trỗ làm cho hiệu suất bón

đạm cho lúa ý nghĩa hơn ở vụ mùa. Trong vụ mùa, do TGST ngắn nên lượng

đạm bón ở giai đoạn đầu của lúa lai cho hiệu quả năng suất hơn.

Cũng theo Phạm Văn Cường và Cs (2010) Ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, các tổ hợp F1 đều cho ưu thế lai thực về các chỉ tiêu như diện tích lá, chất khô tích lũy, và tốc độ tích lũy chất khô, giá trị ưu thế lai ở vụ xuân cao hơn vụ mùa. Trong vụ mùa, các tổ lúa lai đều cho ưu thế lai dương về năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 20  suất hạt và giá trị này ở vụ mùa trung cao hơn mùa sớm, do ưu thế lai về tỷ lệ

hạt chắc và khối lượng 1000 hạt.

Theo Trịnh Thị Sen (2014), Thời vụ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, diện tích lá đòng cũng như năng suất của các giống lúa.

Nhìn chung, thời vụ ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của cây trồng, tác động đến từng giai đoạn sinh trưởng của lúa, chính vì vậy cần lựa chọn giống lúa phù hợp với thời vụ.

2.2.3.2 Ảnh hưởng mức đạm bón đến khả năng tích lũy chất khô và chỉ số

diện tích lá của cây lúa

Lượng đạm bón tăng thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích lũy chất khô.

Các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng đạm đối với quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt cao hơn của các giống lúa thuần cải tiến và các giống lúa địa phương (Đỗ Thị Hường và cs., 2013). Vì vậy, việc xác định lượng phân

đạm bón phù hợp cho mỗi giống lúa và cho mỗi vùng sản xuất là cần thiết nhằm tăng hiệu suất sử dụng đạm và góp phần giảm ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), khi tăng mức đạm bón từ 60kg - 120 kg - 180 kg N/ha tốc độ tích lũy chất khô của lúa lai tăng vượt trội so với lúa thuấn. Đặc biệt khi áp dụng phương pháp bón cải tiến với mức 120 kg N/ha khả

năng tích lũy chất khô lúa lai tăng nhiều nhất. Điều này có thể giải thích bởi lúa lai có khả năng duy trì bộ lá tốt hơn lúa thuần. Việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm trong sản xuất lúa là rất cần thiết nhưng phải bón đủ, hợp lý, cân đối và đúng cách. Nếu bón phân không cân đối và hợp lý sẽ làm giảm 20 – 50% năng suất (Nguyễn Văn Bộ, 1999). Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 21  không cao nên lượng đạm cần bón phải cao hơn nhiều so với nhu cầu. Hiện nay,

để hạn chế việc bón thừa đạm người ta sử dụng bảng so màu lá lúa. Kỹ thuật này hiện đang được áp dụng phổ biến rộng rãi ởĐBSCL góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm thiệt hại của sâu bệnh, tăng năng suất và hạn chế lưu tồn nitrat trong đất và trong nước do bón thừa đạm.

Chỉ số diện tích lá (LAI) - chỉ tiêu sinh lý rất quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. LAI thay đổi theo từng giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, lượng phân bón, điều kiện khí hậu, ánh sáng, chế độ nước tưới…nhưng quan trọng hơn cả là việc bố trí lượng phân bón và mật độ là hai yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đối với sự thay

đổi LAI. Tăn hay giảm LAI có ảnh hưởng trực tiếp sự tích lũy chất khô và năng suất hạt.

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), vào giai đoạn trổ của cây lúa khi tăng lượng đạm bón từ 0 kg N đến 120 kg N/ha thì chỉ số diện tích lá tăng ở

mức có ý nghĩa, ở mức 120kg N. Cũng Theo Phạm Văn Cường và Uông Thị

Kim Yến (2007), trên cùng một lượng đạm nhưng phương pháp bón ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, cùng một nền phân bón nếu bón vào giao đoạn

đầu theo phương pháp truyền thống có LAI thấp hơn bón theo phương pháp không bón lót N. Để đạt năng suất cao khi tăng lượng đạm cần bón vào giai

đoạn thích hợp cho LAI đạt giá trị cao nhất.

2.2.3.3 Ảnh hưởng mức bón đạm tới số bông/khóm, số hạt/bông và năng suất lúa

Năng suất lúa được hình thành bởi 3 yếu tố là: Số bông/đơn vị diện tích; số hạt trên bông; tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt.

Trong các yếu tố trên số bông có tính quyết định và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mật độ, khả năng đẻ nhánh, khả năng chịu

đạm. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khoẻ, chịu đạm có thể cấy dày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 22  Số hạt trên bông bằng hiệu số của số hoa phân hoá trừđi số hoa thoái hoá. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh. Hiện nay, các giống lúa mới cải tiến thường có số hạt/bông cao. Giống có tỷ

lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ chắc được quyết định vào thời kỳ

trước và sau trỗ bông. Nguyên nhân các giống lúa có tỷ lệ lép cao là do thời kỳ này lúa gặp nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp làm hạt phấn mất sức nẩy mầm hoặc trước đó vòi nhuỵ phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại. Do vậy, để có tỷ lệ chắc cao nên bố trí thời vụ sao cho khi lúa làm đòng và trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.

Khi nghiên cứu về năng suất cá thể Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ

cho rằng: Giống lúa bông to hạt to cho năng suất cao. Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thì sẽ cho năng suất cao. Còn Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn (1978) khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết: Những giống cho bông thoát hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao.

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt: Khi mật độ số bông tăng trong phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng - đó là quan hệ thống nhất. Nhưng số bông tăng cao quá sẽ làm khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm - đó là quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy cần phải điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối cùng là cao nhất.

Nguyễn Văn Hoan (2002) cho biết: Sự tương quan giữa năng suất và số

bông/khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, ở giống bán lùn có tương quan chặt (r = 0,85), nhóm lùn (r = 0,62), nhóm cao cây (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất và số hạt trên bông thì ngược lại, nhóm cao cây (r = 0,96), nhóm lùn (r = 0,66), nhóm bán lùn (r = 0,62). Còn sự tương quan giữa năng suất và chiều cao cây thì nhóm lùn là chặt nhất (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49) nhóm cao cây (r = 0,37).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 23 

Đạm là yếu tố quan trọng với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Nhu cầu đạm của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu và có nhận xét chung là: Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến khi thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, có hai thời kỳ nhu cầu đạm của cây lúa cao nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây hút đạm nhiều nhất.

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005) khi tăng lượng đạm bón thì số

bông/khóm và số hạt/bông tăng vượt trội so với lúa thuần, cho thấy nhu cầu

đạm với đẻ nhánh của lúa lai cao hơn lúa thuần. Theo Yoshida (1985), lượng

đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định 74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ khỏe và tập trung, tăng số bông/m2, số hạt/bông nhưng khối lượng nghìn hạt ít thay đổi.

Cũng theo Phạm Văn Cường và cs (2005) ở mức đạm thấp 60kg N/ha năng suất của lúa thuần và lúa lai không có sự khác nhau, nhưng khi tăng lượng đạm bón lên 120 kgN/ha đến 180 kg N/ha thì năng suất lúa lai cao hơn có ý nghĩa, sự khác biệt này là do sự vượt trội của lúa lai cả về diện tích lá, khả năng hấp thụđạm và cường độ quang hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa Sông hồng của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiện với các mức bón đạm khác nhau, kết quả cho thấy phản ứng của phân đạm phụ thuộc vào loại đất, mùa vụ và giống lúa.

Theo Nguyễn Như Hà (2006), lượng đạm bón dao động từ 60 – 160kg N/ha. Tuy nhiên trên đất có độ phì trung bình, để đạt năng suất 6 tấn/ha cần bón 160 kg. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt năng suất trên 7 tấn/ha cần bón 180 – 200kg N/ha.

Như vậy, có thể nói các nghiên cứu về phân đạm cho cây lúa vẫn cần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 24  thể. Điều đó không chỉ có ý nghĩa hiện tại làm tăng năng suất lúa mà còn có ý nghĩa lâu bền trong tương lai, sử dụng phân đạm bền vững với môi trường,

đất đai và an toàn với sức khỏe con người.

Hiện nay 80 – 85% diện tích trồng lúa của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Tân Yên nói riêng sử dụng phân bón đa dinh dưỡng, chủ yếu là NPK Lâm Thao, NPK Ninh Bình, NPK Văn Điển còn lại là của một số hãng khác như Bình Điền, Việt Nhật, Tiến Nông…

Diện tích lúa sử dụng phân đơn chiếm khoảng 15 – 20% tổng diện tích trồng lúa của toàn tỉnh. Trong đó đạm chủ yếu là đạm Phú Mỹ, đạm Hà Bắc và đạm Ninh Bình chiếm 90%, còn lại là đạm hạt vàng 46A+ (Đầu trâu), đạm hạt xanh, đạm Cà Mau và đạm Trung Quốc chiếm 10%.

Lượng phân bón lúa lai (kg/ha): (110– 120) N + 90 P2O5 + (80 – 90) K2O Lượng phân bón lúa thuần (kg/ha): (90 – 100)N + (70 - 90 )P2O5 + (50 – 70)K2O

-Lượng phân bón lúa địa phương (kg/ha): (80 – 90) N + (70 - 90)P2O5

+ (50 – 70) K2O.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hkt99 tại tân yên – bắc giang (Trang 28 - 34)