3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Nguồn gốc
- HKT99 là giống lúa lai ba dòng có nguồn gốc từ Trung Quốc được tạo ra từ tổ hợp lai ZH-901/R999 do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Hoa Á Kim Kiều Quảng Tây - Trung Quốc, lai tạo và sản xuất, được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 2008 thông qua hệ thống Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và phân bón Quốc Gia. Đây là giống lúa bắt đầu được trồng tại huyện Tân Yên - Bắc Giang từ năm 2010.
3.1.2 Đặc điểm
Đặc điểm chủ yếu: Giống có khả năng chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung, chiều cao cây từ 95 – 105 cm, cây cứng, bông dài, nhiều hạt, giống có khả năng chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn, rầy nâu, NS TB đạt từ 7,5 – 8,0 tấn/ha.
Đây là giống có năng suất cao và ổn định, thời gian sinh trưởng của giống vụ xuân từ 130 - 145 ngày, vụ mùa từ 105 - 110 ngày.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014;
Địa điểm: huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm và mật độ cấy đến các chỉ
tiêu sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa lai HKT99 trong vụ mùa năm 2013.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đmạ và mật độ cấy đến các chỉ
tiêu sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa lai HKT99 trong vụ xuân năm 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công thức thí nghiệm Thí nghiệm gồm 2 yếu tố Thí nghiệm gồm 2 yếu tố Phân đạm gồm 03 mức: + N1: 60 kg N/ha + N2: 90 kg N/ha + N3: 120 kg N/ha
Lượng đạm 110 kg N/ha phổ biến cho lúa lai tại Tân Yên - Bắc Giang. Mật độ gồm 3 mức
+ M1: 25 khóm/m2 (25 cm x 16 cm) x 2 dảnh/khóm + M2: 35 khóm/m2 (25 cm x 11cm) x 2 dảnh/khóm
+ M3: 45 khóm/m2 (25 cm x 9cm) x 2 dảnh/kh
Mật độ 35 khóm/m2(mật độ phổ biến cho lúa lai tại Tân Yên)
3.4.2 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm hai yếu tốđược bố trí theo kiểu split-plot với 3 lần nhắc lại. + Phân đạm (ô lớn)
+ Mật độ (ô nhỏ)
- Tổng ô thí nghiệm: 3 công thức phân đạm x 3 công thức mật độ x 3 lần nhắc lại, tổng là 27 ô thí nghiệm, diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 15m2 (5m x 3m)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Sơ đồ bố trí thí nghiệm: dải bảo vệ nhắc lại I N1M1 N3M2 N2M3 dải bảo vệ N1M2 N3M3 N2M1 N1M3 N3M2 N2M2 nhắc lại II N2M2 N1M3 N3M1 N2M3 N1M1 N3M2 N2M1 N1M2 N3M3 nhắc lại III N3M3 N2M1 N1M2 N3M1 N2M2 N1M1 N3M2 N2M3 N1M3
- Phương pháp làm mạ: mạ sân nền khô;
Vụ xuân 2014 nhiệt độ thấp, mưa kéo dài, gieo mạ xong che vòm nilon. - Khi mạ 2.5 lá tiến hành cấy
- Vụ mùa 2013: Ngày gieo mạ: 08/6/2013 Ngày cấy: 23/6/2013
Ngày thu hoạch: 01/10/2013 - Vụ xuân 2014: Ngày gieo mạ: 6/1/2014
Ngày cấy: 26/1/2014 Ngày thu hoạch: 15/6/2014 3.4.3 Chăm sóc - Đất cày bừa kỹ, làm cỏ dại, các biện pháp chăm sóc đồng đều giữa các ô thí nghiệm. - Bón phân (1ha): phân nền: 90 kg P2O5 + 120kg K2O
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 + Bón lót: 30% phân đạm + 100% phân lân
+ Bón thúc lần 1: 10 ngày sau cấy: 40% đạm + 40% kali
+ Bón thúc lần 2: đón đòng trước trỗ 15-18 ngày: 30% đạm + 60% kali
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
3.5.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ lúc cấy đến khi thu hoạch - Thời điểm đẻ nhánh tối đa.