Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hkt99 tại tân yên – bắc giang (Trang 34 - 39)

Năng suất ruộng lúa được quyết định bởi các yếu tố: Số bông/đơn vị

diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Năng suất lý thuyết

được thể hiện bởi công thức:

Năng suất (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 x 10-4. Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh. Ngoài ra, năng suất cây trồng không chỉ dựa vào năng suất của cá thể mà dựa vào năng suất của một quần thể trên một đơn vị diện tích. Mật độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 25  gieo quyết định số bông trên đơn vị diện tích, mà số bông lại là một yếu tố

quan trọng trong việc cấu thành năng suất lúa (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ , 2005).

Theo Nguyễn Văn Dung và cộng sự (2010), mật độ gieo 50 kg giống/ha năng suất lúa dao động từ 6,74 – 6,81 tấn/ha, khi tăng mật độ lên 80 kg/ha năng suất chỉđạt 4,89 tấn/ha (Nguyễn Văn Dung và cs, 2010).

Theo Nguyễn Như Hà (2006), tăng mật độ cấy ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển dảnh và số dảnh hữu hiệu của giống lúa CH5, việc tăng mật độ cấy dù làm giảm số dảnh được tạo thảnh trên khóm nhưng vẫn làm tăng số dảnh trên m2 nên số dảnh các giai đoạn sinh trưởng và số dảnh hữu hiệu cao. Đặt biệt khi tăng mật độ cấy 45 khóm đến 65 khóm/m2 đồng thời tăng lượng đạm từ

90 kg đến 120 kg N/ha có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển dảnh và số dảnh thành bông của giống lúa CH5 (Nguyễn Như Hà, 2006).

Cũng theo tác giả này khi tăng lượng đạm bón lên 120 kg N/ha mà vẫn giữ nguyên mật độ cấy theo khuyến cáo 45 khóm/m2 tuy có tạo được yếu tố cấu thành năng suất số bông cao nhưng làm giảm rõ rệt các yếu tố cấu thành năng suất khác (số hạt/bông, tỷ lện hạt chắc và khối lượng P1000 hạt), nên không tạo

được năng suất cao hơn mức bón 90 kg N/ha. Nhưng cũng trên nền phân bón này tăng bón đạm kết hợp tăng mật độ cấy lên 55 khóm/m2 vừa làm tăng mạnh số bông vừa có ảnh hưởng tốt tới các yếu tố cấu thành năng suất (số hạt/bông, khối lượng P1000 hạt và tỷ lện hạt chắc) nên làm tăng năng suất rõ.

Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích. Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độđược tính bằng số hạt mọc/m2. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao, số bông càng nhiều. Nhưng trong giới hạn nhất định, khi tăng số bông không làm giảm số hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và trọng lượng hạt bắt đầu giảm đi. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng dinh dưỡng và ánh sáng. Xác định mật độ cấy phù hợp là yêu cầu cần thiết, nó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 26  phải dựa trên cơ sở về tính di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác.

Theo Yosida (1985), khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên từ 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông.

Bùi Huy Đáp (1999), cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về

số nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật

độ lại không thay đổi nhiều. Theo ông, các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông.

Số dảnh còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống. Nghiên cứu số dảnh cấy/khóm cho vụ Xuân, Bùi Huy Đáp cho rằng: trong điều kiện bình thường không nên cấy nhiều dảnh, nhìn chung cấy 2 - 3 dảnh có ưu thế hơn cây 5-6 dảnh, nếu mạ bị già nên tăng số dảnh cây. Cũng theo tác giả, khi cấy 2 - 3 dảnh/khóm lúa sẽđẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bông bằng cổ và đạt năng suất cao hơn. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm trong những điều kiện bình thường chỉ nên cấy mật độ 25 - 30 khóm/m2 ở các chân ruộng sâu trong vụ Mùa, cấy dày trên dưới 40 khóm/m2ở ruộng tốt bón nhiều phân chỉ nên cấy 1 - 2 dảnh.

Theo Nguyễn Hữu Tề và cs (1997), với lúa thuần thì giống lúa nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2; Đối với giống to bông, cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ Mùa và 4 - 5 dảnh là ở vụ

Chiêm xuân.

Theo Trần Đức Viên (2007), lúa lai có khả năng hút đạm mạnh hơn so lúa thuần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, điều này góp phần làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 27  cho lúa lai có khă năng đẻ nhánh tốt hơn. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ

thuộc nhiều vào mật độ cấy và số dảnh cấy ban đầu. Nếu cấy quá dày đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Nhưng nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối

ưu cần thiết để tạo năng suất cao

Việc xác định lượng giống cần gieo để giảm chi phí giống mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế là rất cần thiết. Nếu gieo quá dày sẽ tăng chi phí thóc giống,

đặc biệt là giống lúa lai. Mặt khác gieo cấy dày kéo theo tăng công tỉa dặm, chăm sóc đặc biệt sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên một diện tích gieo cấy, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt/bông càng ít (bông bé). Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ

tăng của mật độ, cấy dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng.

Theo Nguyễn Công Tạng và cs, 2002 khi sử dụng mạ non để cấy (mạ

chưa đẻ nhánh) thì sau cấy, lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ 40 khóm/m2, chỉ cần cấy 3 - 4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ. Nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ

lệ hữu hiệu giảm.

Khi sử dụng mạ thâm canh, mạđã đẻ 2 - 5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dựđịnh hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dựđịnh. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 - 15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Việt lai 20 của Tăng Thị Hạnh, 2003 cho thấy, mật độ cấy ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng, số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 28 

đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánh giảm khi tăng mật độ cấy). Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả tích lũy chất khô tăng lên ở thời kỳđầu, đến giai đoạn chín sữa khả

năng tích lũy chất khô giảm khi tăng mật độ cấy. Cũng theo tác giả, trên cả hai vùng đất đồng bằng sông Hồng và đất bạc màu Sóc Sơn, cấy với mật độ 25 khóm/m2 và 3 dảnh/khóm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Như vậy, mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt quá giới hạn

đó thì năng suất sẽ không tăng mà thậm chí có thể giảm đi.

Hiện nay, tại huyện Tân Yên - Bắc Giang mật độ phổ biến cho lúa lai là 25 khóm/m2 đến 30 khóm/m2. Đối với lúa thuần mật độ cấy theo khuyến cáo 45 khóm/m2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 29 

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa lai hkt99 tại tân yên – bắc giang (Trang 34 - 39)