1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình

74 960 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 581 KB

Nội dung

- Chương I: Tổng quan về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình. - Chương II. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Bình trong thời gian qua. - Chương III. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong bài được trích dẫn rõ ràng, đầy

đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Tác giả

Hà Quốc Vương

Trang 2

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ

đến hết năm 2008 34 Biểu đồ 2.4 Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm

từ 2001 đến 2005 tại tỉnh Thái Bình 37 Biểu đồ 2.5 Vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm từ 2006 đến 2008 tại tỉnh Thái Bình 39 Biểu đồ 2.6 Doanh thu và xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến năm 2008 tại tỉnh Thái Bình 40 Biểu 2.7 Cơ cấu kinh tế năm 2008 47

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THÁI BÌNH 3

I Môi trường đầu tư tỉnh Thái Bình 3

1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình 3

2 Chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh 6

3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển của tỉnh 8

3.1 Khái niệm và đặc điểm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.8 3.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

3.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

3.2 Các hình thức của FDI trong thực tiễn 10

3.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 10

3.2.2 Doanh nghiệp liên doanh 11

3.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 13

3.2.4 Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao 14

3.3 Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh 15

II Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình 17

III Cơ cấu tổ chức nhân sự của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình 18

1 Sơ đồ tổ chức 18

2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn 19

2.1 Chức năng 19

2.2 Nhiệm vụ và Quyền hạn 20

Trang 4

2.3 Chức năng nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ 24

3 Nhân sự 29

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 30

I Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam 30

1 Quy mô vốn đầu tư FDI tại Việt Nam 30

2 Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại Việt Nam 33

2.1 Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác 33

2.2 Cơ cấu FDI phân theo nghành kinh tế 33

II Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của tỉnh Thái Bình 34

1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư 34

1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 35

1.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2008 38

2 Tình hình triển khai đầu tư các dự án có vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình 40

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh 40

2.2 Các dự án không có khả năng triển khai và tạm ngừng hoạt động 41

3 Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế 43

4 Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư 45

5 Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư 46

Trang 5

III Kết quả của việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Bình và một số

nhận xét đánh giá chung 47

1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ khi có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Thái Bình 47

2 Một vài nhận xét và đánh giá chung 48

2.1 Mặt đạt được 48

2.2 Mặt hạn chế 49

Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH 51

I Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2020 51

1 Quan điểm về thu hút vốn FDI 51

1.1 Xác định FDI là bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước .51

1.2 Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài 52

1.3 Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị - xã hội 52

2 Định hướng thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới 53

3 Mục tiêu thu hút vốn FDI từ nay đến năm 2020 54

3.1 Mục tiêu chung 54

3.2 Mục tiêu cụ thể 54

II Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình 55

1 Một số giải pháp chung 55

1.1 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 55

1.2 Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh 55

2 Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thái Bình 57

Trang 6

III Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở một số nước, địa phương và bài học kinh nghiệm tu hút vốn FDI cho tỉnh Thái

Bình 60

1 Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái lan và bài học kinh nghiệm thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Bình 60

2 Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh 63

3 Bài học về thu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình: 64

IV Một số kiến nghị 64

1 Với Nhà nước 64

2 Với tỉnh Thái Bình 65

KẾT LUẬN 67

Tài liệu tham khảo 68

Trang 7

MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầuvới khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn Bên cạnh việc phát huynguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi làmột sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đềvững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánhcửa thịnh vượng cho các quốc gia

Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có nhiềuthuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn tài nguyên thiênnhiên, đội ngũ lao động trong nước để xây dựng phát triển nền kinh tế Xuhướng hiện nay là phải xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, tiến đến sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn nhân lựctrong nước nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Những năm gần đây tỉnh Thái Bình đã đạt được một số kết quả ban đầu trongviệc tăng cường thu hút và nâng cao hiêu quả đầu tư Tuy nhiên những kếtquả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng hết ưu thế củamình để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nhằm phát triển thành một khu vựcphát triển về công nghiệp và dịch vụ du lịch Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu

để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chếkhắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnhThái Bình là điều vô cùng cần thiết Xuất phát từ những điều trên em xin chọn

đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình” Nội dung của đề tài này, ngoài

phần mở đầu và phần kết luận gồm các phần sau đây:

Trang 8

- Chương I: Tổng quan về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình.

- Chương II Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.

- Chương III Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn có nhiều hạn chế nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong có sự thông cảm của các thầy cô giáo

Để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp, trong thời gian qua em đãđược sự chỉ dạy tận tình của các Giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư trườngĐại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn

cô Lương Hương Giang và cô Phạm Thị Thêu Bên cạnh đó em còn được sựgiúp đỡ rất nhiệt tình của bác Nguyễn Văn Mỹ chánh văn phòng Sở Kế HoạchĐầu Tư tỉnh Thái Bình đã giúp em tìm kiếm tài liệu để thực hiện đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

Chương I:

TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

TỈNH THÁI BÌNH

I Môi trường đầu tư tỉnh Thái Bình.

1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

Vị trí địa lý và khí hậu

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng,nằm ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh Vị trí địa lý: 20,17 – 20,44 độ vĩ bắc; 106,06 – 106,39 độkinh đông Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố HảiPhòng Phái tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam Phía đông giápvịnh Bắc Bộ

Diện tích tự nhiên: 1.542,24km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cảnước Từ Tây sang Đông dài 54km, từ Bắc xuống Nam dài 49km Tỉnh có 7huyện ( Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư)

và 1 thành phố

( Thành phố Thái Bình ) trong đó có 284 xã, phường, thị trấn

Về khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Nhiệt độ trungbình hàng năm là 23 -24 độ Lượng mưa trung bình 1.400mm – 1.800mm Độ

ẩm trung bình vào khoảng 85-90%

Đặc điểm địa hình

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, đượcbao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín Bờ biển dài trên 50 km và 4 sônglớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa dài 35,3

Trang 10

km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc dài 53 km, phía Tây và Nam là đoạn

hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh từ Tây sangĐông dài 65 km Đồng thời có 5 cửa sông lớn ( Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt,Trà Lý, Lân) Các sông này đều chụi ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hènước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượnggiảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đấtliền( 15- 20 km)

Tiềm năng khoáng sản

Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sảnlượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục

vụ sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc KCN TiềnHải…

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít/năm được trong vàngoài nước biết đến với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng TiềnHải

Gần đây tại vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và pháthiện mỏ nước nóng 57°C ở độ sâu 50m và nước nóng 72°C ở độ sâu 178mhiện đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh chonhân dân

Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu vùng đồng bằng sông Hồng,được đánh giá có trữ lượng rất lớn ( trên 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu

600 – 1000m nên chưa đủ điều kiện khai thác

Tiềm năng du lịch

Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồngbằng ven biển Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừngchân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn,

Trang 11

cồn đảo có bãi tắm thoải mái cát trắng hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễhội truyền thống và những công trình văn hóa được xếp hạng như chùa Keo,đền Tiên La, đền Đồng Bằng, từ đường Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ, nơiphát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã TânHòa – Vũ Thư và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa,trò chơi như: chiếu chèo, múa rối nước…

Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra CồnVành, biển nơi đây thành du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng Khách sạn

du lịch Thái Bình đang được đầu tư nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế địa phương

Tài nguyên đất

Đất Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi Ngoài diện tích cây lúa đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cây: Cây thực phẩm ( khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành tỏi…), cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới, trồng hoa, cây cảnh…

Tiềm năng về nhân tố con người

Dân số Thái Bình ước khoảng trên 1,8 triệu người, mật độ dân số 1.183người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tựnhiên hiện nay là 1,02% Nguồn lao động trong độ tuổi trên 1,7 triệu người.Trong đó lao động trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm 74,3%, côngnghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ – thương mại chiếm 8,7%.Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% ( Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ13,5%; trung cấp 5,5%; Cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5% )

Trang 12

2 Chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh

Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tỉnhThái Bình là đẩy mạnh thu hút đầu tư Dựa trên chính sách khuyến khích đầu

tư của Chính phủ và thực tế địa phương, tỉnh Thái Bình đã ban hành các chínhsách về mặt bằng, lao động và đào tạo, thuế, vốn và các cơ chế khác nhaunhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư sản xuất – kinh doanh tại tỉnh

a Chính sách về mặt bằng:

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu mặt bằng đượcthuê đất và nhanh chóng nhận mặt bằng theo điều kiện của địa phương Đốivới dự án trong các KCN tập trung, UBND tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng thiếtyếu đến chân hàng rào và hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng san lấp mặt bằng

b Chính sách lao động và đào tạo:

Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động địaphương, các dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hảisản, công nghệ cao và các khu, cụm công nghiệp tập trung được hỗ trợ kinhphí để chuyển sang nghề khác

c Chính sách thuế:

Vận dụng chính sách thuế của Nhà nước theo hướng có lợi nhất chodoanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tích lũy vốn, phát triển sản xuất– kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp

d Chính sách khuyến công, khuyến thương, khoa học – công nghệ:

Nguồn vốn khuyến công hàng năm do ngân sách tỉnh cấp để hỗ trợ lập

dự án, chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ chi phí áp dụng tiến bộ khoa học –

kỹ thuật vào sản xuất Nguồn vốn này cũng dành thưởng cho cá nhân, tổ chức

có thành tích du nhập nghề mới về tỉnh và sử dụng nhiều lao động, phát triểnlàng nghề mới đủ tiêu chuẩn quy định của UBND tỉnh Vốn khuyến thương

Trang 13

do ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ cho các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường phục

vụ phát triển thương mại – dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗtrợ triển lãm, quảng cáo

e Chính sách vốn:

Các chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh tại Thái Bìnhđược xét vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, bảo lãnh vaytheo các quy định của Nhà nước cho các dự án đầu tư ( đối với doanh nghiệpliên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh )

f Thực hiện cơ chế “ một cửa, một đầu mối ” trong việc giải quyết cácthủ tục đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình là cơ quan đầu mối tiếp xúc vớicác nhà đầu tư, cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đầu tư trong quyhoạch, tìm hiểu nguyện vọng đầu tư, lập các văn bản xác nhận dự án đầu tưbáo cáo UBND tỉnh quyết định và hướng dẫn các nhà đầu tư làm các thủ tụctiếp theo, triển khai dự án đầu tư ngoài KCN được chính phủ phê duyệt Các

dự án đầu tư nước ngoài, sau khi nhận hồ sơ dự án, Sở xem xét, lấy ý kiến củacác cơ quan có liên quan ( nếu thấy cần thiết ) Thời hạn cấp phép tối đa là 3ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ Tất cả các yêu cầu của nhà đầu tưđược tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận “ một cửa ” Sở Kế hoạch Đầu tưThái Bình Tại đây các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư đềuđược niêm yết công khai Các nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn giải quyết côngviệc trong thời gian ngắn nhất

Ban quản lý các KCN tỉnh là cơ quan đầu mối hướng dẫn thủ tục tiếpnhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào cácKCN được Thủ tướng Chính phủ và Bộ KHĐT ủy quyền cấp giấy phép đầu

tư theo quy định

Trang 14

3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển của tỉnh.

3.1 Khái niệm và đặc điểm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

3.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành12/11/1996, tại Điều 2 Chương 1:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư.Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm vềFDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư

và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại.

3.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có

cả công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuất kinh doanh, năng lực Marketing,trình độ quản lý Hình thức đầu tư này mang tính hoàn chỉnh bởi khi vốn đưavào đầu tư thì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành và sản phẩmđược tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc xuất khẩu ra nước ngoài Dovậy đầu tư kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong nhữngnhân tố làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Đây là đặcđiểm để phân biệt với các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là với hình thức

Trang 15

ODA ( hình thức này chỉ cung cấp vốn đầu tư cho nước sở tại mà không kèmtheo kỹ thuật và công nghệ ).

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vàovốn pháp định ( tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước )

để họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốnđầu tư Chẳng hạn như theo điều 8 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

quy định: “ Số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án ”

- Quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài phụ thuộc vào số vốn góp Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càngcao thì quyền quản lý và ra quyết định càng lớn Đặc điểm này giúp ta phânđịnh được các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Ví dụ nếu nhà đầu tưnước ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tư nướcngoài điều hành

- Quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án đầu tư Kếtquả hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận củanhà đầu tư Sau khi trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước chủnhà thì nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góptrong vốn pháp định

- Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyênquốc gia và đa quốc gia ( chiếm 90% nguồn vốn FDI đang vận động trên thếgiới ) Thông thường các chủ đầu tư này trực tiếp kiểm soát hoạt động củadoanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ

- Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoàitrong khuôn khổ luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại Nước tiếp nhận đầu

tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào nhữngmục đích mong muốn thông qua các công cụ như: thuế, giá thuê đất, các quy

Trang 16

định để khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một lĩnhvực, một ngành nào đó.

- Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính Phủ song có phần ít lệthuộc vào quan hệ chính trị giữa các bên tham gia hơn so với ODA Việc tiếpnhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà, trongkhi đó hoạt động ODA và ODF ( official Development Foreign) thường dẫnđến tình trạng nợ nước ngoài do hiệu quả sử dụng vốn thấp

3.2 Các hình thức của FDI trong thực tiễn.

Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:

3.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiềubên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên đểtiến hành đầu tư kinh doanh mà không cần thành lập tư cách pháp nhân

Hình thức này có đặc điểm:

- Không ra đời một pháp nhân mới

- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong hợpđồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên vớinhau

- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp vớitính chất, mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanhchuẩn

- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền ký trong quátrình hợp tác

Ưu điểm:

- Phát huy được năng lực sản xuất, người lao động có thêm việc làm và thunhập, công nhân và kỹ sư có cơ hội làm quen và học tập kinh nghiệm của họ

Trang 17

- Là hình thức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng phân chia sản phẩmphía Việt Nam không chịu rủi ro.

Nhược điểm:

Hình thức này chỉ nhận được kỹ thuật trung bình, ở trình độ thấp so vớinước ngoài, đòi hỏi hàm lượng lao động sống cao, chủ yếu nhà đầu tư khai

thác lao động trẻ

3.2.2 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tácthành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặcdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Namhoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồngquản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định, tương ứng với tỷ lệ gópvốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người Hội đồng quản trị có quyềnquyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp vàtheo nguyên tắc nhất trí

Trang 18

- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi rotheo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữacác bên

- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt đượckéo dài hơn nhưng không quá 20 năm

- Nước chủ nhà vừa tận dụng được các khoản đầu tư vừa khai thác đượclợi thế trong nước (nguồn tài nguyên, lao động) Hình thức liên doanh đem lạicho nước chủ nhà không chỉ ở sự giầu có về tư liệu sản xuất mà còn ở sự lớnkhôn nhanh chóng của người lao động trong nước Nhờ sức mạnh liên doanhquốc tế đã nhanh chóng gắn nền kinh tế trong nước lại với thị trường thế giới,kết quả là nền kinh tế không bị khép kín trong phạm vi quốc gia, sự liêndoanh hợp tác quốc tế ngày càng phát triển càng trở thành động lực cho nềnkinh tế trong nước

Trang 19

3.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịutrách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh

Hình thức này có đặc điểm:

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân theo pháp luật ViệtNam

- Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ít nhấtphải bằng 30% vốn đầu tư Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạtầng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: dự án đầu tư vàomiền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, tỷ lệ này có thể thấp đến 20%

- Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nướcngoài không được giảm vốn pháp định

- Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài cũng tương tự như doanh nghiệp liên doanh chỉ khác ở chỗ

là không có hợp đồng liên doanh

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ không nguy hiểm vàkhông chịu rủi ro như các nguồn vốn khác, nó làm tăng thêm một số sảnphẩm và lợi nhuận mà nhà nước không phải bỏ vốn và điều hành doanhnghiệp Đó chỉ là hợp đồng cho thuê, nhà đầu tư đi thuê không thể trở thành

sở hữu tài sản Quyền sở hữu vẫn là của nước sở tại

- Vì không phải chia sẻ quyền sở hữu và lợi nhuận nên hình thức này có

ưu điểm là nhà đầu tư nước ngoài rất tích cực đầu tư các thiết bị, công nghệmới và tích cực đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, cán bộ quản lý

xí nghiệp

Trang 20

Nhược điểm:

Sự kiểm tra, kiểm soát đối với hình thức này bị hạn chế Nguồn nguyênvật liệu của doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống cân đối quốc gia

3.2.4 Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.

* Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơquan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựngkinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạnnhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhànước Việt Nam

* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xâydựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Chính phủ ViệtNam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồivốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

* Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhànước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kếtcấu hạ tầng Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình

đó cho Nhà nước Việt Nam Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu

tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuậnhợp lý

Ưu điểm:

Các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về giá trị sử dụng và độ an toàn đốivới công trình của mình trong một khoảng thời gian do hợp đồng quy định

Trang 21

sau khi chuyển giao Nhà đầu tư sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn thiết bị tạinước ngoài theo các ưu đãi, còn bên nước sở tại thì sẽ được cả công trìnhhoàn chỉnh mà không cần phải bỏ vốn ra quá lớn ban đầu Do không phải bỏvốn đầu tư ban đầu nên việc xây dựng các công trình này sẽ không gây hậuquả cho nền tài chính quốc gia

Nhược điểm:

Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tạo thuận lợi vềthủ tục đầu tư, được chính phủ bảo hộ vốn đầu tư và các quyền lợi hợp phápkhác

Dự án BOT, BTO, BT có mức độ rủi ro khá cao đòi hỏi phải xây dựngmột hệ thống pháp lý hoàn thiện và hợp lý để áp dụng cụ thể hình thức này

3.3 Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng đã khẳngđịnh: “ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đượckhuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phầnkhai thác các nguồn lực trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sựnghiệp CNH - HĐH phát triển đất nước và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế ”.Trong hơn 10 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước

ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đã góp phần tích cực vào việc thựchiện những mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh Đầu tư trực tiếp nước ngoài trởthành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: có tácdụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH - HĐH, mở ra nhiềungành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ,

Trang 22

mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần mở rộngquan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng

đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế Nhận thức quan điểm về đầu tư trựctiếp nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở cáccấp các ngành, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý vàhiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàichưa cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lýcòn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ Trong khi đó, cạnhtranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn rangày càng gay gắt, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại, cácnền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam, đang gặp khókhăn

Từ những đóng góp quan trọng trên ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớncủa FDI đối với sự phát triển của tỉnh Thái Bình:

- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộngquy mô, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiệntại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu,giải quyết việc làm cho người lao động

- FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất tiếp nhận thành tựu phát triểnkhoa học kỹ thuật tiên tiến nên nhờ đó nước tiếp nhận đầu tư rút ngắn khoảngcách về kinh tế so với thế giới Từ đó giúp các doanh nghiệp tăng khả năngcạnh tranh trên thị trường quốc tế

- FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trướcđây không thể thực hiện do thiếu vốn, từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất

có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất

Trang 23

- FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinhdoanh của các nước tiên tiến trên thế giới Đào tạo cán bộ quản lý giỏi phục

vụ cho đất nước

II Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình.

Năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành ở văn phòng Uỷban hành chính xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh1955-1957 và kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1958-1960

Từ tháng 10/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ banhành chính tỉnh thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, ở các huyện thị hình thànhphòng Kế hoạch (theo Nghị định 158/CP của Hội Đồng Chính Phủ ), đây làNghị định đầu tiên mang tính pháp qui qui định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của ngành kế hoạch từ Trung ương đến cơ sở Trên cơ sở Quyếtđịnh 825/TTg và Thông tư liên bộ số 01/BKH-TCCP/TTLB hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan kế hoạch đầu tư thuộc UBND địaphương ; ngày 10/9/1996, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 363/QĐ-

UB thành lập Phòng Kế hoạch và Đầu tư các huyện, thị xã

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càngđược mở rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phươngpháp công tác, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới

Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở KHĐT hiện nay gồm 9phòng, trong đó có 7 phòng nghiệp vụ, 1 phòng thanh tra và 1 văn phòng Sởgiúp cho giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác

kế hoạch và đâù tư đã được UBND tỉnh giao; từ chỗ có 13 người khi thànhlập năm 1955, đên nay sau 60 năm xây dựng và trưởng thành Sở KHĐT TháiBình hiện có 43 cán bộ công nhân viên Trong đó 40 cán bộ tốt nghiệp đạihọc bằng 93% trong tổng số Số cán bộ làm công tác kế hoạch ở các Sở,

Trang 24

ngành , huyện, thành phố đến nay có khoảng 100 người, hầu hết đã tốt nghiệpđại học Tập thể cán bộ công chức, viên chức Sở KHĐT ngày càng được trẻhoá, nội bộ cơ quan phát triển vững mạnh, đoàn kết và nắm vững đường lối,chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

III Cơ cấu tổ chức nhân sự của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình

1 Sơ đồ tổ chức

+ Lãnh đạo Sở có Giám đốc và các phó giám đốc

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở gồm 9 phòng:

- Phòng Nông nghiệp

- Phòng Công nghiệp và Giao thông

- Phòng Văn hoá xã hội

- Phòng kinh tế đối ngoại và Thương mại dịch vụ

Trang 25

Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình

2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn.

2.1 Chức năng

Sở KHĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúpUBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư baogồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách quản lýkinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương;quản lý hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong

và XDCB

Phòng đăng ký

kinh doanh

Phòng Tổng hợp – Qui hoạch

Thanh tra

Phòng kinh tế đối ngoại

và Thươn

g mại dịch

vụ

Văn phòng sở

Trang 26

phạm vi địa phương; về các dịch vụ công trong phạm vi quản lý của Sở theoqui định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷquyền của UBND tỉnh theo qui định của pháp luật.

Sở KHĐT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác củaUBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên mônnghiệp vụ của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

2.2 Nhiệm vụ và Quyền hạn

- Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vựcqui hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo qui định củaPháp luật và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình

- Trình UBND tỉnh quyết định về việc phân công, phân cấp quản lý cáclĩnh vực kế hoach và đầu tư cho UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban,ngành của tỉnh theo qui định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểmtra tổ chức thực hiện các qui định phân cấp đó

- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiệncác văn bản qui phạm pháp luật về kế hoạch đầu tư ở địa phương; trong đó cóchiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trên địabàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quyhoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

- Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh qui hoạch tổng thể, kế hoạch dàihạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sáchđịa phương

- Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện qui hoạch tổng thể pháttriển kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo qui định

- Trình UBND tỉnh về xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xãhội theo nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình

Trang 27

thực hiện kế hoạch tháng, quí, năm để báo cáo UBND tỉnh điều hoà phối hợp việcthực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh.

- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kếhoạch được UBND tỉnh giao

- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đảm bảo phùhợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã đượcphê duyệt

- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các

Sở, Ban, ngành và quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện, thành phố đảm bảophù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề trìnhChủ tịch UBND tỉnh phê duyệt

- Phối hợp với Sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngânsách cho các đơn vị trong tỉnh đề trình UBND tỉnh

- Về đầu tư trong nước và nước ngoài:

+ Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBNDtỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tưnước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết

+ Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trướcUBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tưtheo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự

án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp phương ánphân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc qia

và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn

+ Chù trì, phối hợp với Sở tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quangiám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, cácchương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý

Trang 28

+ Thẩm định và báo cáo các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước các hoạt động đầu tưtrong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo qui định củapháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và đềnghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo qui định của pháp luật

- Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:

+ Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA vàcác nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, ngành xâydựng các danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và cácnguồn viện trợ phi chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sửdụng ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt

và báo cáo Bộ KHĐT

+ Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA vàcác nguồn viện trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các vấn đề vướng mắc giữa Sở tài chính

và Sở KHĐT trong việc bố trí vốn đối xứng, giải ngân thực hiện các dự ánODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, Ban,ngành, huyện, thành phố và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình vàhiệu quả thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ

- Về quản lý đấu thầu:

+ Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủtịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả xét thầu các dự ánhoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh

+ Hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện cácquy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án

đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu

Trang 29

- Tham gia nghiên cứu xây dựng và đề xuất các cơ chế chính sách về quảnlý kinh tế, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chínhsách cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh và những qui định của nhà nước.

- Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh:

Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàntheo quy định của luật doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinhdoanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện,thành phố; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và

xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về đăng ký kinh doanh của các doanhnghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật

+ Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyênmôn của UBND huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về

kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện + Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thựchiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lýnhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật

+ Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm

vụ được giao theo qui định với UBND tỉnh và Bộ KHĐT

+ Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chứctheo qui định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhànước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kếhoạch và đầu tư ở địa phương

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân

bổ theo qui định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao

Trang 30

2.3 Chức năng nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ

Các phòng ngành bao gồm: phòng Nông nghiệp, Công nghiệp và giaothông, Kinh tế đối ngoại và thương mại dịch vụ, Văn hoá xã hội có nhiệm vụ:

- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội thuộc các ngành, các lĩnh vực do phòng phụ trách Đề xuấtcác chủ trương, biện pháp, cơ chế chính sách để tổ chức, quản lý thực hiệncác kế hoạch đã đề ra

- Phối hợp với các Sở, nghành, huyện, thành phố xây dựng kế hoạch dàihạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch vốn đầu tưxây dựng cơ bản bao gồm: nắm nhu cầu, dự kiến bổ sung, điều chỉnh, tổ chứckhai thác nguồn vốn, nắm tình hình thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quảđầu tư của các nghành, đơn vị thuộc lĩnh vực phòng phụ trách

- Phối hợp với phòng Tổng hợp – quy hoạch dự thảo chiến lược quyhoạch tổng thể, quy hoạch ngành về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàntỉnh thuộc phòng phụ trách

- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấuthầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu các dự án đầu tư XDCB thuộcngành, lĩnh vực do phòng phụ trách; có trách nhiệm tham gia ý kiến vớiphòng Thẩm định – XDCB về những nội dung có liên quan đến công tác thẩmđịnh dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng Thẩm định –XDCB đề xuất

- Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về đấu thầutheo đúng qui định của Nhà nước và của UBND tỉnh đảm bảo các thủ tục đầu

tư nhanh gọn, đúng thời gian quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao

a Phòng Tổng hợp – Quy hoạch.

Trang 31

- Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm vềđịnh hướng phat triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, đề xuất các chủtrương, cơ chế chính sách, biện pháp, các cân đối chủ yếu của các thời kỳ kếhoạch về phát triển kinh tế – xã hội, báo cáo lãnh đạo cơ quan trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

- Giúp lãnh đạo Sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, hướng dẫn các cấp, cácngành các địa phương quản lý tình hình thực hiện qui hoạch phát triển kinh tế– xã hội

- Giúp lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn các cấp, các ngànhtrong tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm

- Xử lý, tổng hợp và dự thảo các báo cáo về kinh tế – xã hội trình lãnhđạo Sở ký duyệt báo cáo UBND tỉnh và Bộ KHĐT theo định kỳ và đột xuất

- Giúp giám đốc Sở chuẩn bị nội dung chương trình công tac qúy, 6tháng và hàng năm của cơ quan; nội dung giao ban qúy với phòng Tài chính –

Kế hoạch huyện, thành phố và giao ban hàng tháng với lãnh đạo, Trưởng cácphòng thuộc Sở

- Làm đầu mối tổng hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, chươngtrình mục tiêu, đề tài nghiên cứu khoa học

- Theo dõi và thẩm định công tác đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vựcphòng phụ trách ( công trình quản lý nhà nước, công trình đô thị, công trìnhcông cộng, công trình an ninh quốc phòng và các công trình của dự án sửdụng nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố, xã phường, thị trấn theo phâncấp – không thuộc các phòng ngành phụ trách ); có trách nhiệm tham gia ýkiến với phòng Thẩm định – XDCB về những nội dung có liên quan đến côngtác thẩm định dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng Thẩmđịnh – XDCB đề xuất

Trang 32

- Dự kiến phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB.

- Tổng hợp nhu cầu đầu tư từ các phong ngành, dự kiến cơ cấu, phân bổ

kế hoạch vốn đầu tư cho từng lĩnh vực, báo cáo lãnh đạo cơ quan chuyển chocác phòng ngành để dự kiến phân bổ cho các danh mục dự án đầu tư Tổnghợp kế hoạch dự kiến phân bổ của các phòng nghành gửi đến báo cáo của cáclãnh đạo cơ quan xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt

- Tổng hợp báo cáo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư XDCB từ cácphòng ngành ( nếu có ) báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét trình UBND tỉnhphê duyệt

- Lập các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội ở địa phương khiđược cấp có thẩm quyền phân công

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao

b Phòng Thẩm định – XDCB.

- Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, chủ trì thẩm định các dự án XDCBthuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được phân cấp theo qui định hiện hành,thực hiện chế độ “ một cửa ” đối với công tác tiếp nhận và thụ lý hồ sơ thẩmđịnh dự án

- Chủ trì nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư theo qui định cho lãnhđạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt

- Xin ý kiến các nghành, các phòng nghành về các nội dung có liên quanđến công tác thẩm định dự án khi thấy cần thiết

- Phát hành văn bản theo qui định, thực hiện công tác thu chi lệ phí, đóngdấu thẩm định theo qui định; định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tổng hợp kết quảcông tác thẩm định chuyển cho phòng Tổng hợp – Qui hoạch

- Tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư XDCB ( cóliên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh )

- Hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án đối với huyện, thành phố

Trang 33

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

c Phòng Kinh tế đối ngoại - thương mại.

Ngoài các nhiệm vụ đã nêu chung, phòng còn nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ,

tổ chức thẩm định các dự án thuộc nguồn vốn ODA, FDI, NGO Giúp giámđốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý, sửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ phi chính phủ NGOtheo Quyết định của UBND tỉnh về quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Thái Bình ( bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ dự án,báo cáo cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo dõi tình hình thực hiện của dự án ).Cân đối các nguồn vốn đối ứng ODA, NGO, báo cáo lãnh đạo và gửi phòngTổng hợp - Quy hoạch

d Phòng đăng ký kinh doanh có các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh được qui định tạiđiểm 1, điêù 163 Luật doanh nghiệp năm 2005

- Tiếp nhận những ý kiến và khiếu nại của các doanh nghiệp về việc đăngký kinh doanh, đề xuất lãnh đạo cơ quan và UBND tỉnh giải quyết theo thẩmquyền

- Kiểm tra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theoquy định của pháp luật

- Tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký kinh doanh với

Bộ KHĐT và UBND tỉnh theo qui định

- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo cơ quan giao

e Thanh tra Sở:

-Tổ chức triển khai và thực hiện theo Nghị định số 148/2005/NĐ-CPngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra kếhoạch và đầu tư Tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng kế hoạch triển khai

Trang 34

thực hiện công tác thanh kiểm tra theo quyết định của UBND tỉnh đã phêduyệt chương trình thanh tra hàng năm của Thanh tra Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức triển khai kiểm tra

về hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay, nội dung ghitrong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiệnđầy đủ nội dung yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư

- Tổng hợp báo cáo công tác giám sát đánh giá đầu tư theo quy định

f Bộ phận tiếp nhận và trả kêt quả của Sở KHĐT

- Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ dự án đầu tư XDCBhợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật

- Tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư XDCB hợp pháp, hợp lệtheo qui định của pháp luật

- Viết giấy biên nhận hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư XDCB hợp pháp

và chuyển hồ sơ cho phòng liên quan để thẩm định Khi có kết quả đã đượclãnh đạo Sở và người có thẩm quyền ký duyệt, phòng chuyên môn giao kếtquả lại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Vào sổ tổng hợp, phối hợp với văn phòng thu lệ phí ĐKKD, lệ phí thẩmđịnh dự án và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện

g Văn phòng Sở có các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thực hiện công tác tổ chức cán bộ,thực hiện quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của

cơ quan Thực hiện chế độ tổng kết hàng năm, tham gia xây dựng bộ máy kếhoạch và đầu tư của các ngành và huyện, thành phố

- Phối hợp với phòng ngành, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiệnviệc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí các đề tài dự án, lệ phí ĐKKD và lệphí thẩm định dự án

Trang 35

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi thi đua trong cơquan và toàn ngành kế hoạch đầu tư trong tỉnh.

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị của cơ quan, bao gồm các mặtcông tác:

+ Văn thư, lưu trữ hồ sơ và tài liệu, đánh máy, in, sao tài liệu, quản lývận hành hệ thống máy vi tính trong cơ quan

+ Thường trực bảo vệ cơ quan

+ Công tác kế toán tài vụ cơ quan

+ Mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản và phương tiện làm việc, phục vụcác nhu cầu công tác và sinh hoạt trong cơ quan

- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo giao

3 Nhân sự

Đến nay, tổng số cán bộ của cơ quan là 44 đồng chí hầu hết đã tốt nghiệpđại học chính quy trong đó có 40% cán bộ, công chức tuổi 30 và dưới 30 tuổi.Trong năm đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch cán bộ lãnhđạo quản lý Đã bổ nhiệm được 3 phó phòng và phụ trách phòng

Trang 36

Chương II:

THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI

VÀO TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA

I Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam

1 Quy mô vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.

FDI Việt Nam đã tăng rất mạnh và trở thành một trong những nguồn lựcquan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế Dù còn những hạn chế về bối cảnhphát triển và môi trường đầu tư, FDI vẫn nhanh chóng trở thành khu vực tiêntiến nhất của nền kinh tế Việt Nam Tỷ trọng FDI trong nền kinh tế rất cao,góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt được tốc độtăng trường GDP khá cao Từ năm 2001 cho đến nay FDI của Việt Nam đãkhông ngừng phục hồi và tăng cao, nhất là trong năm 2008 vừa qua

Trang 37

Bảng 2.1: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008

2.9984,585

3.1919,226

4.54713,805

6.83919,481

12.00463,5

20.30084,307

60.200104

2 Vốn thực hiện

Trong đó:

Thái Bình

2.4504,515

2.5912,083

2.6502,020

2.8524,024

3.3084,66

4.0496,18

6.53221,37

Ngày đăng: 17/04/2013, 09:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Sơ đồ t ổ chức bộ máy Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình (Trang 25)
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005 - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005 (Trang 42)
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2005 S - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2005 S (Trang 42)
1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư  giai đoạn 2006 - 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại tỉnh Thái Bình theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2008 (Trang 44)
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh  Thái Bình năm 2006 đến năm 2008. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Bình năm 2006 đến năm 2008 (Trang 44)
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh/thành phố. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh/thành phố (Trang 48)
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài  tại tỉnh/thành phố. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi/chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh/thành phố (Trang 48)
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
3. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế (Trang 49)
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế  từ năm 2001 - 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế từ năm 2001 - 2008 (Trang 49)
4. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
4. Tình hình thu hút vốn FDI phân theo hình thức đầu tư (Trang 51)
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình như: Công ty Ivorry, Lan Lan, Poong Shin Vina, TAV… Các dự án còn lại đang làm thủ  tục sau cấp phép, triển khai xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị đi vào sản xuất. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình như: Công ty Ivorry, Lan Lan, Poong Shin Vina, TAV… Các dự án còn lại đang làm thủ tục sau cấp phép, triển khai xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị đi vào sản xuất (Trang 52)
Bảng 2.7: Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư giai đoạn  2006 – 2008. - Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình
Bảng 2.7 Tình hình thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w