1. Quy mô vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.
FDI Việt Nam đã tăng rất mạnh và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế. Dù còn những hạn chế về bối cảnh phát triển và môi trường đầu tư, FDI vẫn nhanh chóng trở thành khu vực tiên tiến nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng FDI trong nền kinh tế rất cao, góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt được tốc độ tăng trường GDP khá cao. Từ năm 2001 cho đến nay FDI của Việt Nam đã không ngừng phục hồi và tăng cao, nhất là trong năm 2008 vừa qua.
Bảng 2.1: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008
( Đơn vị: Triệu USD) STT Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Vốn đăng ký Trong đó: Thái Bình 3.145 0,213 2.998 4,585 3.191 9,226 4.547 13,805 6.839 19,481 12.004 63,5 20.300 84,307 60.200 104 2 Vốn thực hiện
Trong đó: Thái Bình 2.450 4,515 2.591 2,083 2.650 2,020 2.852 4,024 3.308 4,66 4.049 6,18 6.532 21,37 11.500 48,4 3 Vốn thực hiện*100% Vốn đăng ký 77,9 86,4 83,04 62,7 48,3 33,7 32,1 19,1 4 Riêng Thái Bình: Vốn thực hiện*100% Vốn đăng ký 2.119,7 45,43 21,894 29,148 23,92 9,73 25,34 46,54
Biểu 2.1. Quy mô kinh tế Việt Nam 2001 – 2008
Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn ) Giai đoạn 2001-2005: FDI bắt đầu phục hồi và tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998 mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Trong giai đoạn này FDI đăng ký tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng khoảng 18,7%/năm, FDI thực hiện tăng khoảng 6,3%/năm. Giai đoạn này vốn đăng ký đầu tư đạt 20,72 tỷ USD hơn 5 tỷ USD so với kế hoạch.
Giai đoạn 2006-2008: Đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, lượng vốn FDI tăng vọt hơn hẳn giai đoạn trước. Riêng chỉ tính năm 2008, lượng vốn FDI đăng ký đạt 60,2 tỷ USD tăng gần gấp 3 lần giai đoạn 5 năm 2001-2005, tăng 222% so với năm 2007. Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Lượng vốn FDI thực hiện đạt 11,5 tỷ USD tăng 43,2% so với năm 2007. FDI vàoViệt Nam đã đóng góp rất lớn cho nên kinh tế, hiện có trên 9 nghìn dự án của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại Việt Nam. Vốn FDI chiếm tỷ trọng trên 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP và chiếm 19,78% kim nghạch xuất khẩu. Tuy
nhiên việc tăng vốn FDI quá cao trong năm 2008 khiến xuất hiện nguy cơ tiềm ẩn xấu trong nên kinh tế. Đó là nguy cơ thâm hụt thương mại rất lớn, một khi dòng vốn này rút khỏi thị trường thì khủng hoảng tiền vốn là khó tránh khỏi.
2. Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.
2.1. Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác.
Hiện có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 140 tỷ USD. Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Biểu 2.2: Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác đến hết năm 2008
Nguồn: Website Cục đầu tư nước ngoài ( www.fia.mpi.gov.vn)
Theo biểu đồ, các nước Châu Á chiếm tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lớn nhất với 69% trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Các nước Châu Âu chỉ chiếm 24% trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5% riêng Mỹ chiếm 3,6% và đứng thứ 5 trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc về số vốn đăng ký đầu tư nhưng tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản là nước có vốn giải ngân nhiều nhất.
2.2. Cơ cấu FDI phân theo nghành kinh tế.
Tinh đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiêp – xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 6.125 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 84 tỷ USD, chiếm 67% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
Biểu 2.3. Cơ cấu số dự án FDI của Việt Nam theo nghành kinh tế đến hết năm 2008.
Nguồn: Website cục đầu tư nước ngoài ( www.fia.mpi.gov.vn)
Trong năm 2008 cơ cấu FDI là khá tốt, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghiệp, xây dựng, điện tử, viễn thông. Ngoài ra lĩnh vực dịch vụ, hiện đại hóa đô thị, phát triển KCN khu chế suất, chế biến nông lâm thủy hải sản … được các nhà đầu tư rất quan tâm.