Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở một số

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 66 - 70)

nước, địa phương và bài học kinh nghiệm tu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình.

1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái lan và bài học kinh nghiệm thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Bình. bài học kinh nghiệm thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Bình.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia Trung Quốc, Singapo, Thái Lan là các quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á..

- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc

Trung Quốc coi FDI là nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế vì vậy FDI vào Trung Quốc đã tăng với tốc độ kỷ lục từ 4,4 tỷ USD lên đến 72 tỷ USD năm 2005. Và đưa Trung Quốc trở thành 1 trong những nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI.

Kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI của Trung Quốc:

+ Sự hiểu rõ tầm quan trong của nguồn vốn FDI đối với việc phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương và sự nỗ lực trong cải tiến hệ thống chính sách. Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( các mức thuế được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, công nghệ, vùng lãnh thổ, lĩnh vực đầu tư…mà áp dụng các thuế suất mức miễn giảm thuế khác nhau ).

+ Mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế theo quy hoạch đã được xây dựng. Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cùng với chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ

Trung Quốc cũng có những chính sách kiểm soát mạnh mẽ nhằm đảm bảo các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trường.

+ Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng vốn FDI với các nguồn vốn tín dụng huy động trong và ngoài nước. Tìm kiếm các nguồn tín dụng từ bên ngoài với các điều kiện vay có lợi nhất và sử dụng một phần đáng kể vốn từ nguồn vay này cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời từng bước hạn chế dần việc vay nợ nước ngoài, cố gắng tăng nhanh huy động vốn từ các nguồn trong nước và FDI.

+ Thực hiện nguyên tắc tự do hóa trong đầu tư. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa. Vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do lành mạnh.

+ Có chính sách thỏa đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người HOA từ nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung Quốc. Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, đa dạng hóa các hình thức và chủ đầu tư.

- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Singapore

Singapore là nước sớm mở cửa hầu hết các nghành kinh tế để thu hút vốn FDI: “ FDI đã trở thành một trong những phương tiện đưa nền kinh tế Singapore phát triển lên trình độ cao của của một nền kinh tế CNH ”.

Kinh nghiệm trong thu hút FDI của Singapore:

+ Chính phủ ít khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với các dự án có vốn FDI. Trong đó, các ngành thu hút mạnh là: thăm dò, khai thác và chế biến dầu

mỏ; chế tạo máy, sửa chữa và đóng mới tầu biển; vận tải, liên lạc, thương mại đặc biệt là dịch vụ tài chính và buôn bán quốc tế.

+ Hình thành một thị trường đa dạng đồng bộ tự do hóa.

+ Thực hiện chính sách hạn chế việc vay vốn của các dự án đầu tư.

+ Chính phủ dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể về miễn thuế lợi nhuận, thuế nhập khẩu, tự do chuyển lợi nhuận về nước, đào tạo lao động…

- Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Thái Lan

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế Thái Lan. Khi đánh giá vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan, có học giả đã cho rằng “ Nếu như không có nguồn FDI to lớn trong 20 năm qua, Thái Lan không thể xây dựng một nên kinh tế vững mạnh như hiện nay ”.

Năm 2004 Thái Lan đã thu hút vốn FDI trên 510 tỷ Bath, dịch vụ và cơ sở hạ tầng là 2 khu vực thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan với tổng vốn đầu tư đạt hơn 150 tỷ Bath, tiếp đến là ngành hóa chất, giấy, chất dẻo và sản phẩm hóa dầu với hơn 120 tỷ Bath. Sau đó là khu vực điện tử và thiết bị điện.

Kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI của Thái Lan:

+ Chính phủ Thái Lan khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự tăng lên nhanh chóng của các dự án FDI.

+ Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn ngắn và trung hạn.

+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên vật liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được…

+ Đơn giản hóa thủ tục đầu tư: Thủ tục đầu tư đều là thủ tục một cửa đơn giản với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào và nghành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư.

2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh

Có thể nói đến nay thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước trong việc thu hút được nhiều dự án.

Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của thành phố Hồ Chí Minh

+ Thành phố thực hiện công khai các thủ tục hành chính, thiết lập hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp – chính quyền trực tiếp 1 năm\1 lần thường kỳ trên website.

+ Để thúc đẩy công tác phối hợp giữa các ngành trong việc giải quyết vướng mắc, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện dự án. UBND thành phố cử 1 đồng chí phó chủ tịch UBND phụ trách đầu tư nước ngoài sẽ tổ chức họp các Sở, ngành , quận, huyện 2 lần\tuần để giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập.

+ Ưu đãi về miễm giảm, chậm nộp tiền thuê đất

+ Về vay vốn: Thành phố có quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho vay tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi thấp cho doanh nghiệp.

+ Thành phố chú trọng đào tạo nghề cho người lao động và có nhiều chương trình xúc tiến đầu tư

3. Bài học về thu hút vốn FDI cho tỉnh Thái Bình:

Với những kinh nghiệm về thu hút vốn FDI của Trung Quốc, Singapore, Thái Lan ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

+ Cần có sự thống nhất về nhận thức và chiến lược cũng như chính sách thu hút đầu tư hợp lý. Chính phủ cần phải quy hoạch rõ ràng và cân đối giữa phát triển sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Có chính sách thỏa đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người Việt ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

+ Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn kết hợp các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước với nguồn vốn FDI, hạn chế vay nợ nước ngoài. Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đâu tư với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Việt Nam vẫn chưa thực sự mở cửa hoàn toàn để các nhà đầu tư nước ngoài tự do đầu tư vào. Việt Nam vẫn còn khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với dự án có vốn FDI, điều này cần cải thiện dần dần.

+ Quan tâm đến đào tạo cán bộ làm việc để có thể chủ động và đáp ứng được yêu cầu trong môi trường đầu tư hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 66 - 70)