Một vài nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 57)

II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của tỉnh

2.Một vài nhận xét và đánh giá chung

2.1 Mặt đạt được

Tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng đồng bộ nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tỉnh cũng đã quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN tập trung. Lĩnh vực ngành nghề của các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư ngoài khu công nghiệp vẫn còn đơn điệu, tuy nhiên cũng được mở rộng hơn trước.

Quy mô dự án ngày một tăng cao hơn trước, đã xuất hiện hình thức đầu tư vào lĩnh vực Thương mại Dịch vụ, chế biến thủy hải sản, sản xuất đèn chiếu sáng. Một số có quy mô vốn lớn như Công ty cổ phần khai thác hữu hạn khu công nghiệp 13,5 triệu USD, Công ty TNHH TAV 13,2 triệu USD, Trung tâm dịch vụ và thương mại Đài Loan 5 triệu USD, Công ty CP HH chính xác Âu Lực 4,9 triệu USD. Các dự án đã đi vào hoạt động, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu vì vậy nên khối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đóng góp vào việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Ngoài ra các doanh nghiệp này còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giải quyết trên 41 ngàn lao động.

Nguyên nhân đạt được :

- Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi: UBND tỉnh đã tiến hành xây dựng và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đầu tư trên địa bàn, ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình.

- Công tác đơn giản thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư đã được thực hiện tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Quy trình cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo đúng luật đầu tư.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư. Thường xuyên theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn và vướng mắc cho doanh nghiệp.

2.2 Mặt hạn chế

- Các dự án đầu tư mới chỉ khai thác ở lĩnh vực sơ chế, gia công là chính, còn các dự án có quy mô lớn và hàm lượng công nghệ cao gần như không thu hút được nhiều. Một số dự án vẫn áp dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ dưới tầm, chưa có doanh nghiệp nào mà hiệu quả kinh tế xã hội của nó mang lại có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là khả năng đóng góp vào ngân sách. Các dự án mới chỉ tập trung giải quyết lao động thủ công như dự án sản xuất hàng may mặc, dệt, hàng mây tre đan.

- Dự án đầu tư lĩnh vực thương mại còn chậm so với tiến độ; trung tâm thương mại Đài Loan đã cấp giấy chứng nhận đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa đi vào xây dựng, dự án đầu tư xây dựng trung tâm Thương mại Thiên Trường Plaza hiện tại vẫn chưa nhận đất.

Nguyên nhân của hạn chế

- Một số hướng dẫn trong các văn bản luật, dưới luật chưa rõ gây nên những quan niệm khác nhau, đôi khi làm mất thời gian cho các nhà đầu tư trong các thủ tục giải quyết đất, ưu đãi đầu tư.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho cán bộ quản lý còn hạn chế.

- Việc giải phóng mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư được tỉnh tập trung chỉ đạo tuy đã được cải thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn còn có khó khăn làm chậm tiến độ thời gian thi công công trình cho các doanh nghiệp.

- Công tác xúc tiến đầu tư đã được quan tâm nhưng chưa đạt yêu cầu và chưa theo đúng kế hoạch đặt ra.

Chương III:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 57)