Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 66)

vào tỉnh Thái Bình.

1. Một số giải pháp chung

1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tỉnh cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, có định hướng. Quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thống nhất hợp lý tập trung không dàn trải vì như vậy hiệu quả đầu tư sẽ không cao công trình chậm hoàn thành khó đưa vào sử dụng. Không nên phân đều đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện thị mà phải căn cúa theo quy hoạch phát triển kinh tế của từng huyện thị. Nên phát triển các nghành dịch vụ như: Thông tin liên lạc, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, điện nước, các điểm vui chơi, khách sạn…đảm bảo các yêu cầu của nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư.

Tỉnh phải tăng cường và nâng cao chất lượng việc quy hoạch các khu, cum công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hóa các quy hoạch liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất danh cho nhà đầu tư nước ngoài. Huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, KCN, CCN, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để giảm vốn đầu tư của ngân sách.

1.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh.

Từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp chính quyền cơ sở đều phải thống nhất trong đánh giá vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ phải xác định rõ rang rằng khi phát triển được thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xét đến tầm ảnh

hưởng cho toàn bộ nền kinh tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là trong tỉnh, cũng trở nên năng động hơn, hội nhập, thích nghi hơn với bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay. Muốn nhận thức được sâu cần cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhân dân trên địa bàn để làm sao tạo nên một không khí hòa đồng dễ chụi tôn trọng lẫn nhau giữa hai phía tạo sự yên tâm và thoải mái cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Giải pháp đầu tiên cần thiết nhất hiện nay là phải trang bị cho lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn những nhậ thức đúng đắn về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chính thức thừa nhận khu vực này như một thành phần hưu cơ trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Do vậy, khu vực kinh tế này cũng cần được đối xử bình đẳng như các khu vực khác. Các hoạt động cụ thể để làm được điều này là:

- Thường xuyên tổ chức gặp mặt các lãnh đạo các cơ quan quản lý chính quyền để quán triệt cụ thể những quan điểm của tỉnh về vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó ngững người lãnh đạo này làm hạt nhân đầu tầu gương mẫu trong cách nhìn nhận doanh nghiệp FDI để cấp dưới noi theo.

- Theo định kỳ, cần tổ chức các buổi hội thảo đánh giá hiệu quả những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế của cả tỉnh, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và vị trí của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế địa phương tránh những phiền hà sách nhiễu.

- Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, cũng cần có những chế tài mạnh xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu quan lieu hách dịch, những hành vi phá hoại phi lý của những cá nhân lãnh đạo hoặc nhóm công dân đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tạo tâm lý không an tâm trong nhà đầu tư.

2. Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thái Bình

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình xác định từ nay đến năm 2020, các cấp phải chủ động và tập trung khai thác mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ cao trong thời kỳ kinh tế thế giới đang chững lại. Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Bình sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:

Một là, Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích đầu tư theo quyết định 01/2007/QĐ-UB và mở rộng khuyến khích đầu tư sang lĩnh vực du lich, thương mại đối với dự án trọng điểm, có quy mô lớn(>100 triệu USD). Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tham gia công tác xúc tiến đầu tư, theo ngành lĩnh vực và địa bàn. Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư, tăng cường hoạt động thong tin, quảng bá, phát hành các ấn phẩm giới thiệu về hình ảnh của tỉnh, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng internet. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và đối tác nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư nước ngoài.

Hai là, tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư. Chú trọng các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, thu hút nhiều lao động và các dự án có trình độ công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép đẩu tư. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư trực

tiếp nước ngoài, đề xuất biện pháp hữu hiệu giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Tăng cường thực hiện cơ chế ”một cửa” theo Quyết định 68/QĐ-UBND đảm bảo công khai minh bạch tạo thuận lợi nhanh chóng trong việc giải quyết thủ tục đầu tư.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ xung cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Lập kế hoạch hàng năm về công tác xúc tiến đầu tư, trong đó xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu nhằm hướng các dự án đầu tư khai thác thế mạnh của tỉnh, tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp, chú trong các dự án có công nghệ cao, các dự án thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí tự động hóa, các dự án khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có.

Năm là, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo dạy nghê, các trung tâm đào tạo của tỉnh.

Tăng cường mối liên hệ giữa nhà đầu tư và các trường dạy nghề nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề và được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng mất cân bằng giữa việc đào tạo và sử dụng lao động. Trong những năm tới, nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao phục vụ trong lĩnh vực điện tử, cơ khí tự động hóa, … đáp ứng cho các dự án ngày càng nhiều. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cần tập trung đầu tư thực hiện tốt quy hoạch đào tạo, dạy nghề đã được UBND tỉnh ban hành năm 2004. Trước mắt, tập trung đào tạo công nhân phục vụ cho dự án LED.

Những dự án sử dụng nhiều lao động (may mặc) nên hướng các nhà đầu tư về cụm công nghiệp các huyện như Thai Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương…,

không nên tập trung ở thành phố tránh tình trạng lao động bị hạn chế bởi vấn đề nhà ở và dịch vụ sinh hoạt.

Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thu hút, xúc tiến đầu tư. Mỗi cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cần cập nhật thông tin về các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào tỉnh (giá thuê đất và các chế độ ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp), phương án đền bù giải phóng mặt bằng và các loại phí tiện ích khác(điện, nước…) để cung cấp cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, còn chăm sóc lâu dài sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư đang hoạt động để các nhà đầu tư đang hoạt động có thể tiếp tục hoạt động, nâng cấp mở rộng sản xuất và đối thoại định kỳ với họ.

Sáu là, phát triển một số khu công nghiệp tập trung dọc theo cách tuyến đường giao thông chính như Gia Lễ, Nga Ba Đọ, Đồng Tu, Thanh Nê và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện như Phú Sơn-Hưng Hà, Quỳnh Côi- Quỳnh Phụ, Trà Bôi-Thái Thụy, Tam Quang-Vữ Thư, Nam Thịnh-Tiền Hải, Vũ Quý-Kiến Xương.

Bảy là, hình thành một số hoạt động dịch vụ mới và nâng cấp các hoạt đông dịch vụ hiện có nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Xây dựng trung tâm xúc tiến đầu tư, tư vấn đầu tư, nâng cấp mạng thông tin viễn thông quốc tế và các hoạt động ngân hàng, hải quan để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục xây dựng hình ảnh tỉnh Thái Bình thông qua việc xây dựng Website và tiến tới xây dựng công thông tin giao tiếp điện tử trên mạng Internet với nhà đầu tư nhằm kip thời phổ biến, giới thiệu các thông tin tiềm năng đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong thời đại thông tin, nếu đã có địa chỉ của các tập đoàn kinh tế lớn thì phải gửi các thông tin đến địa chỉ email và luôn tìm cách quan hệ với họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 66)