Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 57 - 61)

giai đoạn 2009 - 2020.

1. Quan điểm về thu hút vốn FDI

1.1. Xác định FDI là bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước.

Thái Bình cũng như nhiều tỉnh thành phố khác của cả nước luôn coi trọng FDI và coi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một thành phần quan trọng cấu thành nên cơ cấu đầu tư của tỉnh. Thực tế qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm trên 20% tổng vốn đâu tư phát triển của tỉnh và là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt của nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn FDI chảy vào tỉnh như luồn gió mới, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế của tỉnh.

Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều lao động, mặt bằng tiền lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước, quy mô sản xuất lớn và đóng góp cao cho ngân sách nhà nước. Ngoài việc bổ sung về mặt số lượng, nguồn vốn FDI còn giúp cải thiện các nguồn vốn trong nước về mặt chất lượng. Thông qua quá trình sản xuất, các doanh nghiệp FDI giúp tỉnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh bình đẳng do đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình. Do có nhiều tác động tích cực như vậy nên FDI là nguồn vốn bổ sung không thể thiếu trong các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình. Song nguồn vốn FDI cũng có tính chất hai mặt. Vì vậy quá trình thu hút FDI tỉnh Thái Bình luôn cân nhắc

và điều chỉnh nguồn vốn này sao cho hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của nó.

1.2. Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài.

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh thì việc đa dạng hóa các đối tác là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất. Càng có nhiều đối tác thiết lập quan hệ với tỉnh thì tỉnh càng có cơ hội lựa chọn cho mình những đối tác phù hợp nhất. Bên cạnh đó tỉnh có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật của các nước bạn cũng như mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Thực tế ở tỉnh Thái Bình, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh có cơ cấu theo đối tác rất mất cân đối. Đài Loan là đối tác chủ yếu của tỉnh chiếm đa số dự án cũng như lượng vốn đầu tư: Tính đến năm 2008 Đài Loan có số vốn đầu tư cao nhất trên 150 triệu USD, chiếm 60,9% tổng vốn đăng ký. Thái Bình cũng phần nào chiếm được cảm tình của quốc gia này, song nếu chỉ phụ thuộc vào một đối tác Đài Loan thì tỉnh sẽ phải gánh chụi nhiều rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp kinh tế nước bạn bất ổn hay rơi vào khủng hoảng. Vì vậy đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài là một quan điểm cơ bản của tỉnh trong thời gian tới.

1.3. Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị - xã hội.

Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, song do đặc thù là nó phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài nên cũng tiềm ẩn nhiều sự bất ổn, các doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây ra những bất ổn chính trị - xã hội ở địa phương. Nêú nguồn vốn FDI có tỷ trọng lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn FDI sẽ chi phối các nguồn vốn khác và kinh tế của địa phướng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn này. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường có khả năng công nghệ và vốn vượt trội so với doanh nghiệp trong nước và có nguy cơ chèn ép lấn át khu vực kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp FDI cũng sử dụng nhiều lao động và có kỷ luật làm

việc nghiêm ngặt. Việc các doanh nghiệp này không tuân thủ luật lao động có thể làm thiệt hại cho người lao động, gây tình trạng khiếu kiện, đình công, tạo ra sự bất ổn với toàn xã hội. Đầu tư nước ngoài mà không được chọn lọc cũng sẽ gây ra các thảm họa về môi trường bởi các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng địa phương làm nơi thải ra các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Do đó thu hút FDI cũng cần song song với quá trình cân nhắc sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế nhanh chóng và sự ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sống.

2. Định hướng thu hút FDI của tỉnh trong thời gian tới.

Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, viễn thông, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó.Chuyển dần từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước có sẵn và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt như hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.

Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm bắt công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

3. Mục tiêu thu hút vốn FDI từ nay đến năm 2020.

3.1. Mục tiêu chung

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tránh tụt hậu, quyết tâm xây dựng Thái Bình thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm sau các thành phố trực thuộc trung ương của cả nước. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch với các nước về trình độ phát triển và mức sống dân cư, trong đó tiêu biểu nhất là thu hẹp mức chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức trung bình của cả nước và tiến tới vượt mức trung bình của cả nước về chỉ tiêu này. Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh tụt hậu để đến năm 2020 đạt GDP/người gấp 7 lần so với năm 2000. Nguồn lực con người được phát huy, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế được tăng cường, vị thế của tỉnh được nâng lên cho xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước

Thu hút tối đa mọi nguồn lực nhằm mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2020. Tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh và chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH -HĐH để tới năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, tỉnh cần thu hút có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

3.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2009-2020, theo “ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020” thì lượng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và vào khoảng 27,34 nghìn tỷ đồng tương đương với 1.708,5 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư đó Thái Bình đã xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020. Trong số các nghành và lĩnh vực mời gọi đầu tư, thứ tự ưu tiên như sau:

 Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu

 Đầu tư vào lĩnh vực thu hút nhiều lao động

 Khai thác và chế biến khoáng sản

 Khai thác các tiềm năng du lịch

 Đầu tư kinh doanh bất động sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 57 - 61)