1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp tỉnh hưng yên

59 687 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

Bên cạnh việc phát huynguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vữngchắc ch

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ việc nghiên cứu nghiêm túc tình hình thực tế của nơi thực tập

Tác giả chuyên đề

Phạm Thị Hiền

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giaoBTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo

2.2 Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2005-2010 28

2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên

Trang 4

Chương 1 :

NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1

1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 1

1.1.1 Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1

1.1.2 Các hình thức đầu tư FDI chủ yếu 2

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2

1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh 3

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 4

1.1.2.4 Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) 4

1.1.1.5 Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) 4

1.1.1.6 Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) 4

1.2 Vai trò của FDI cho sự phát triển chung của nền kinh tế 5

1.2.1 Đối với nước chủ đầu tư 5

1.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 7

1.3 Vai trò của FDI đối với sự phát triển ngành công nghiệp 11

1.3.1 Vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam 11

1.3.2 Vai trò của FDI đối với phát triển công nghiệp 13

1.4 Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp của một số địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên 13

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI vào Đà Nẵng 13

1.4.2 Những cơ chế chính sách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai 14

Trang 5

1.4.3 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu 16

1.4.4 Kinh nghiệm thu hút FDI của TP.HCM 17

1.4.5 Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên 18

Chương 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 20

2.1 Phát triển công nghiệp và vấn đề thu hút vốn FDI vào các ngành nghề kinh tế của tỉnh Hưng Yên 20

2.1.1 Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên 20

2.1.2 Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên 22

2.2 Thực trạng thu hút FDI trong công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2010 26

2 2.1 Quy mô và nhịp độ thu hút vốn FDI vào công nghiệp trong thời gian qua 26

2.1.2 FDI theo dự án đầu tư 28

2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Hưng Yên 31

2.3.1 Chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh 31

2.3.2 Chính sách đào tạo, khoa học công nghệ 31

2.3.3 Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư 32

2.3.4 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính 32

2.4 Đánh giá tổng quan về thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2010 33

2.4.1 Kết quả đạt được 33

2.4.2 Những hạn chế chủ yếu 34

Trang 6

2.4.3 Nguyên nhân 35

Chương 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN 38

3.1 Mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp Hưng Yên từ nay đến năm 2020 38

3.1.1 Quan điểm thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên 38

3.1.1.1 Phát triển công nghiệp bền vững 38

3.1.1.2 Phát triển công nghiệp dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của tỉnh 38

3.1.1.3 Phát triển theo xu hướng mở cửa, hội nhập của quốc gia và thế giới 38

3.1.2 Mục tiêu thu hút FDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên 39

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển 39

3.1.2.2 Mục tiêu vận động thời kỳ 2010 - 2020 40

3.2 Giải pháp tăng cường thu hút FDI 41

3.2.1 Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực và chuẩn bị đầu tư 41

3.2.2.Tăng cường hoạt động đối ngoại để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 41

3.2.3 Cải thiện môi trường đầu tư 42

3.2.3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phát triển kinh tế đối ngoại 42

3.2.3.2 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 43

3.2.3.3 Tập trung làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án 43

3.2.3.4 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng được hệ thống hạ tầng một cách đồng bộ, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư 43

Trang 7

3.2.3.5 Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xúc

tiến đầu tư 44

3.2.3.6 Tăng cường phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển 44

3.2.3.7 Đảm bảo an ninh, trật tự cho các dự án vào đầu tư, làm ăn trong tỉnh 45

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư 45

Kết luận 47

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầuvới khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn Bên cạnh việc phát huynguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một

sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vữngchắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển Chính

vì lẽ đó mà FDI được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa thịnhvượng cho các quốc gia

Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có nhiềuthuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn tài nguyên thiênnhiên, đội ngũ lao động trong nước để xây dựng phát triển nền kinh tế Xu hướnghiện nay là phải xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiến đến

sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực trong nước nhằm đẩymạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Những năm gần đây tỉnhHưng Yên đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc tăng cường thu hút vànâng cao hiệu quả đầu tư Tuy nhiên những kết quả đó vẫn chưa tương xứng vớitiềm năng, chưa tận dụng hết ưu thế của mình để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hộinhằm phát triển thành một khu vực phát triển về công nghiệp Do đó việc tìmhiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ranhững hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài vào ngành công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên là điều vô cùng cần thiết Xuất

phát từ những điều trên em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên ” Nội dung của đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận

gồm các phần sau đây:

Trang 9

- Chương I: Nguồn vốn FDI đối với phát triển ngành công nghiệp.

- Chương II: Thực trạng thu hút FDI đối với ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 đến nay.

- Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên.

Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn,bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ýcủa các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Tiến Nam - giáo viên trực tiếphướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các cô chú, anh chịtrong phòng Tổng hợp và thông tin – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố Hà Nội đãgiúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình

Trang 10

Chương 1

NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

1.1.1 Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với quy mô và tốc độ ngày cànglớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, cácquốc gia ngày càng tăng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học côngnghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩymạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa cácquốc gia

Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá Hiện đại hoá (CNH HĐH) của các nước phát triển rất lớn Mặt khác ở các nước phát triển dồi dàovốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giáthành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ Chính điều đó đã tạo nên một

-sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hìnhthức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nướcngoài đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyềnđiều hành các doanh nghiệp sản xuất hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau:

- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết địnhđầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệuquả cao

Trang 11

- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu làdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạtđộng theo tỷ lệ góp vốn của mình

- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhậnđược công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu màcác hình thức khác không giải quyết được

- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nócòn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũngnhư đầu tư từ lợi nhuận thu được

1.1.2 Các hình thức đầu tư FDI chủ yếu

Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bênquy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hànhđầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân

Hình thức này có đặc điểm:

- Không ra đời một pháp nhân mới

- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong hợpđồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau

- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tínhchất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn

- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí Trong quátrình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình

Trang 12

1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh

Theo khoản 2 điều 2 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quyđịnh doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tácthành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữachính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoàihoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặccác doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợpđồng liên doanh

Hình thức này có đặc điểm:

- Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lậpdưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Các bên chịu trách nhiệm về phầnvốn của mình

- Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối

đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt độngkhông giảm vốn pháp định

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quảntrị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của cácbên nhưng ít nhất phải là hai người Hội đồng quản trị có quyền quyết định nhữngvấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí

- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ

lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên

- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt đượckéo dài nhưng không quá 20 năm

Trang 13

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Theo điều 26 Nghị định 12/1997/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoàithành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngkinh doanh “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theohình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật ViệtNam Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”

1.1.2.4 Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT)

Theo điều 12 khoản 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồngXây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh côngtrình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoàichuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam”

1.1.1.5 Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO)

Đây là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền vànhà đẩu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựngxong công trình nhà đầu tư tiến hành chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộcông trình Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ chuyển giao quyền kinh doanh côngtrình này cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định để họ thu hồi được vốnđầu tư và có được lợi nhuận hợp lý

1.1.1.6 Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)

Theo khoản 13 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồngxây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyềncủa Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng Sau khixây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt

Trang 14

Nam Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiệncác dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

1.2 Vai trò của FDI cho sự phát triển chung của nền kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thếgiới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy toàn quá trình toàn cầu hoá Trênphương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏichi phí FDI mang lại lợi ích và rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhậnđầu tư Tác động của FDI được thể hiện:

1.2.1 Đối với nước chủ đầu tư

FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướngsức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Phần lớn cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như

là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc Thông qua việc xây dựng các nhàmáy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất làcác địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng các thị trường có triểnvọng), các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng củacông ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữuhiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thể thôngqua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà

Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát vàthâm nhập vững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộngtriển vọng thị trường cho họ

Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh củanơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công,vận chuyển, các chi phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế,

Trang 15

rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhưlợi nhuận của vốn đầu tư đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tậptrung vào thị trường trong nước

Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước côngnghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đangphát triển để giảm chi phí sản xuất Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ởcác nước sở tại cũng giúp cho các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá,tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị…

FDI giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụngcông nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Theo thuyết chu kỳ sống của sảnphẩm, thông qua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất côngnghiệp phần là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vôhình nhanh (trong xu hướng phát triển và đổi mới công nghệ sản phẩm ngàycàng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dàithêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để khấu hao mau, cũng như để tăng sảnxuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận

FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyênvật liệu ổn định với giá cả phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồidào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tàinguyên chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việcđầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước chủ đầu tưổn định đượcnguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình

Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nướcđầu tư Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên nó có ảnh hưởng tíchcực, do lưu động vốn ra bên ngoài nên nó có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời

Trang 16

Trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tưtăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán Vì vậy nókhiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ Sự thâm hụt nàydần dần được giảm bớt nhờ việc xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụ tùng, máymóc… sau đó là dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ đổ về nước Các chuyên gia ướctính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ 5 đến 10 năm

Một yếu tố ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo rathất nghiệp ở nước đầu tư Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sửdụng lao động không lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làmtăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư Thêmvào đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việcnhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầmtrọng Mặt khác, do sản xuất và việc làm tại nước chủ nhà tăng lên mà nhập khẩucủa họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu từ nước đầu tư Điều đó lại cótác động làm tăng việc làm cho công nhân lành nghề, các bộ kỹ thuật, cán bộ quản

lý Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm trong các nước đầu tư

Như vậy, tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư là rất lớn Tuy nhiên, nếu việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với những hậu quả dễ thấy của nó Mặt khác, nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước

sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn

1.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếuhụt về vốn ngoại tệ của các nước đang phát triển Hầu hết các nước đang pháttriển và ngay cả các nước kém phát triển đều rơi vào tình trạng: thu nhập thấpdẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy mà đầu tư thấp…Tình trạng luẩn quẩn này chính là

Trang 17

điểm nút khó khăn nhất mà các nước phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăngtrưởng kinh tế hiện đại Nhiều nước rơi vào tình trạng nghèo đói bởi lẽ khôngtìm và tạo ra được điểm đột phá Trở ngại lớn nhất cho các nước đang phát triển

đó là vốn đầu tư và kỹ thuật Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trongnước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề

để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển xã hội Tuy nhiên, để tạo vốncho nền kinh tế một cách nhanh chóng thì chỉ có một hướng đi nhanh nhất là thuhút vốn đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là nguồn vốn FDI Nó không chỉ bổ sung

sự thiếu hụt về vốn mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ Bởi vì FDI góp phần làm tăngkhả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước đang pháttriển, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạtđộng dịch vụ cho FDI

Thứ hai, lợi ích quan trọng mà FDI mang lại là công nghệ kỹ thuật hiệnđại, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước

Về lâu dài đây chính là lợi ích quan trọng nhất của các nước nhận đầu tư FDI cóthể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật cho các nước đang phát triển như là góp phầntăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuấtkhẩu, thúc đẩy phát triển nghề mới, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi có hàmlượng công nghệ cao Vì thế nó có tác dụng lớn trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá, chuyển dịch nhanh ở các nước đang phát triển FDI đem lại kinhnghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao cho các nước đangphát triển, mang lại cho họ những phương thức sản xuất hiện đại, thúc đẩy quátrình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình phát triển như đào tạo kỹ sư,công nhân kỹ thuật cao, cán bộ quản lý…Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nướcthu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình, chẳnghạn như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn là nước kém phát triển về ngành công

Trang 18

nghiệp lắp ráp ô tô, nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ của Mỹ, Nhật và một sốnước khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô đứng thứ 7 thế giới.

Thứ ba, FDI mang lại lợi ích về tạo công ăn việc làm Thực ra đây là mộttác động kép, tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập chongười lao động, cũng có nghĩa là tăng thêm tích luỹ và đầu tư cho đất nước

Thứ tư, chính sách thu hút FDI vào các ngành nghề, các lĩnh vực nằmtrong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực

Thứ năm, hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra mộtnguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước cho các nước đang phát triển từ cáckhoản cho thuê đất, mặt nước, các loại thuế như thuế doanh thu, thuế nhập khẩu…

Bên cạnh các mặt tích cực của FDI, chúng ta cũng cần xét đến một số mặttiêu cực của FDI gây ra cho các nước đang phát triển, và Việt Nam cũng phảichịu những mặt tiêu cực này khi thu hút nguồn vốn FDI

- Đầu tiên là chi phí của việc thu hút FDI Để tiếp nhận FDI các nước nhậnđầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là : giảm thuế, miễnthuế trong một thời gian dài…hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụtrong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước

- Hai là, các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu

tố đầu vào, điều này làm cho chi phí sản xuất cao ở các nước chủ đầu tư và nước chủnhà phải mua hàng hoá do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn

- Ba là, đôi khi có một số nhà đầu tư thường lợi dụng để chuyển giao cáccông nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước nhận đầu tư Việc này gây ra nhiều thiệthại cho các nước nhận đầu tư

Trang 19

* Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc đó, do đó nước nhậnđầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỉ lệ góp phần trong các xí nghiệp liêndoanh, và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.

* Nguy cơ gây tổn hại đến môi trường, bởi vì các nước đầu tư đã biến cácnước nhận đầu tư thành các “bãi thải công nghiệp” Các nước đi đầu tư thườngchuyển giao các công nghệ hạng 2,3 thậm chí thấp hơn cho các nước chủ nhàthông qua hình thức liên doanh hoặc bán bản quyền Hơn nữa, do trình độ yếukém của các nước chủ nhà nên công nghệ thường được đánh giá cao hơn thực tế.Mặc dù những thiết bị công nghệ đó có khi còn cao hơn những thiết bị và côngnghệ ở trong nước nhưng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của các nướcphát triển là rất rõ ràng trong tương lai

* Khi công nghệ chuyển giao lạc hậu thì rõ ràng là chất lượng sản phẩmkém, chi phí sản xuất cao và không cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trườngthế giới Điều này cũng gây thiệt hại rất lớn cho các nước tiếp nhận đầu tư

- Bốn là, các nhà ĐTNN lợi dụng FDI để can thiệp bất lợi vào nền chínhtrị của nước chủ nhà, hoạt động tình báo, gây rối loạn an ninh chính trị Khôngphải nhà đầu tư nào cũng đầu tư để thu lợi nhuận Trong số họ không ít cá nhân,

tổ chức dưới danh nghĩa tiến hành hợp tác kinh doanh nhưng thực tế lại thựchiện các mục tiêu chính trị Trong thế giới đa cực và sự phát triển của các cuộccách mạng khoa học công nghệ, các hoạt động tình báo diễn ra ngày càng nhiềuvới mức độ ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi các quốc gia phải luôn luôn tỉnh táotrong quan hệ đối ngoại

- Năm là, ngoài một số tác động tiêu cực trên còn có một số hạn chế doFDI mang lại như: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hút một số lượng lớn laođộng có trình độ tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực, đồng thờivới quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh

Trang 20

nghiệp nhỏ Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài lại lạm dụng quá đáng sứclao động của công nhân, tạo chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớn dân cư đãdẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, và nó cũng là nguyên nhângây nên các tệ nạn và các xung đột xã hội.

1.3 Vai trò của FDI đối với sự phát triển ngành công nghiệp

1.3.1 Vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam

Thực tế cho thấy, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo rabước chuyển biến mới, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội củanước ta Điều này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho vốnđầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,đồng thời tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu.Nếu giai đoạn 1996-2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 27,09 tỷ USD (trong đógiá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanhthu), thì trong thời kỳ 2001-2005 con số này đã tăng lên 77,4 tỷ USD (trong đógiá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanhthu) tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước

Trong giai đoạn 2005- 2010 tổng giá trị doanh thu đạt mức kỷ lục trên 110

tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 45,1 tỷ USD, chiếm41% tổng doanh thu) Với những đóng góp đáng kể này, có thể nói, khu vựcĐTNN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất, là "đòn bẩy" hữuhiệu, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác phát triển theo

Cùng với sự phát triển trên, mức đóng góp của khu vực ĐTNN vào ngânsách nhà nước ngày càng tăng Trong 5 năm 2001-2005, khu vực này đóng góphơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm Từ năm 2005 – 2010 khu vực này đãnộp ngân sách trên 9,2 tỷ USD, bằng 2,6 lần thời kỳ 2001-2005

Trang 21

Ngoài ra, khu vực này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộphận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2010 đã có trên 1,46 triệu lao độngtrực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp khác) làm việc trong khu vực dịch vụ màtheo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việclàm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác Số lao động làm việc trong cácdoanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuốinăm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 nămtrước Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đặc biệt, đếnhết năm 2010 đã tăng tới mức 12% so với cuối năm 2005.

Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm côngnghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép;28% ximăng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống

Từ những mặt tích cực nêu trên có thể khẳng định, vai trò và những đónggóp tích cực của ĐTNN là rất quan trọng, là một trong những kênh quan trọngthu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần giảiquyết việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước Những thànhtựu này là cơ sở vững chắc, giảm bớt những tác động tiêu cực và thách thức khiViệt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới

Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã và đang cónhững điều chỉnh về chiến lược đầu tư dài hạn, chuyển dịch nguồn vốn đầu tưtập trung ở một địa bàn sang các nước khác nhằm giảm bớt rủi ro Do đó, đâycũng sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường thu hút ĐTNN trong thời gian tới

Trang 22

1.3.2 Vai trò của FDI đối với phát triển công nghiệp

Từ những đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối vớinền kinh tế chung của Việt Nam, ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớn của FDI đốivới sự phát triển ngành công nghiệp, thể hiện ở:

- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộng quy

mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiệntại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu,giải quyết việc làm

- FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp tiếp nhậnthành tựu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó rút ngắn khoảng cách sovới thế giới Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường quốc tế

- FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trước đâykhông thể thực hiện do thiếu vốn Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất trongngành công nghiệp có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất

- FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến

1.4 Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp của một số địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên 1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI vào Đà Nẵng

Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của nước ta, là trungtâm kinh tế, văn hoá của miền Trung Là tỉnh có những yếu tố địa - kinh tế thuận lợi,

nó đang là địa điểm thu hút FDI mạnh ở nước ta

Trang 23

Đà Nẵng nay đã khác trước, nhờ công cuộc đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duykinh tế từ Đảng và Nhà nước đến từng doanh nhân, từng người lao động Đà Nẵngđang hội đủ những yếu tố thiên thời- địa lợi Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004

Đà Nẵng được nâng lên cấp thành phố quốc gia, trở thành 1 trong 5 thành phố trungtâm của cả nước Theo kết quả ĐTNN thời gian qua, trong số 66 dự án ĐTNN cùngvới gần 400 triệu USD hiện vẫn còn hiệu lực trên địa bàn thành phố, thì hơn một nửađược cấp giấy phép trong 4 năm gần đây

Để tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh, ngày 10/3/2004 Chủ tịch UBND TP

Đà Nẵng đã ban hành 2 văn bản quan trọng Đó là quyết định số 50/2004/QĐ-UB vềnhững chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và quyết định 51/2004/QĐ-UB vềnhững chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố Suy chocùng thì chính sách ưu đãi hay khuyến khích đầu tư ở một địa bàn tựu chung là chế

độ thuê đất, mua đất đai, sang nhượng quyền sử dụng đất, là các loại thuế suất đối vớicác loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư… về mặt này thì ĐàNẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất

Đà Nẵng khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sau: Ưu tiên phát triển nhữngngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềmmáy tính, công nghiệp hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ

Kết hợp với những đổi mới chung của Việt Nam, Đà Nẵng đang tập trung vàoxây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh cải cách hành chính để “ trải thảm”mời đón các nhà đầu tư Trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là thành phố vì hoàbình và phát triển thịnh vượng

1.4.2 Những cơ chế chính sách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai

Là tỉnh có những lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực trung tâm phía Nam,cách TP.HCM 25 km Kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho việc phát triển cả công

Trang 24

nghiệp lẫn nông nghiệp Tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, nguồn nhân lực dồidào, có trình độ văn hoá khá cao, tác phong công nghiệp.

Từ những chủ trương chính sách của Nhà nước và những tiềm năng, lợi thếcủa địa phương, tỉnh đã chọn quy hoạch phát triển KCN là mô hình phát triển trọngđiểm kinh tế của địa phương Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hút mạnh vốnđầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để từng bước hộinhập nền kinh tế khu vực và thế giới

Một số chính sách ưu đãi riêng khi phát triển công nghiệp Đồng Nai:

- Thực hiện ưu đãi đặc biệt (miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu

tư xây dựng cơ hạ tầng…) đối với các dự án đầu tư vào xã nghèo, các vùng miền núi,vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành nghề khuyến khích trênđịa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Các dự án đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục 16 xã nghèo không phân biệtngành nghề, được miễn tiền thuê đất

+ Các dự án đầu tư vào khu (cụm) công nghiệp tại các huyện: Tân Phú, ĐịnhQuán, Xuân Lộc, Long Khánh: được miễn phí sử dụng hạ tầng trong 5 năm, kể từ khibắt đầu sản xuất kinh doanh, nếu các khu (cụm) công nghiệp đó có đầu tư thu phí hạtầng Ngoài ra, nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệtkhuyến khích đầu tư và danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư (theo nghị định

số 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luậtđầu tư nước ngoài) được miễn tiền thuê đất, các dự án đầu tư thuộc các ngànhnghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợpđồng thuê đất

- Các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanhnghiệp (không kinh doanh được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất)

- Các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm (khu) công nghiệp đã được UBNDtỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, được tỉnh tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 25

tương tự như các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đã được chính phủphê duyệt.

Thành quả đạt được của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua tương đối toàndiện, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về kinh tế, xã hội Với điều kiện vị trí thuậnlợi, tiềm năng phong phú và đa dạng tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt được nhữngthành tựu mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước

1.4.3 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu

Trong giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã huy động gần72.260 tỉ đồng vốn đầu tư, và tốc độ tăng bình quân là 25-27%/ năm Đây là mộtkết quả xuất sắc và có tác động lớn đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội củatỉnh Để thực hiện nhiệm vụ này UBND tỉnh đã đề ra một giải pháp cải thiện môitrường đầu tư

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy hoạchnhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềmnăng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

Công tác quy hoạch vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng để tăngcường thu hút đầu tư Từ đó, xác định các tiềm năng, lợi thế, các khó khăn vàthách thức, các yếu tố phát triển, các lĩnh vực cần tập trung thu hút đầu tư

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy độngthêm các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xãhội đồng bộ theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư

- Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tưthông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư

- Áp dụng một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với quy hoạch chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương

Trang 26

- Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu

tư tiển khai dự án

Đây được coi là giải pháp quan trọng trong tổng thể các giải pháp nhằmthu hút đầu tư Các cơ quan phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, trật

tự và ổn định xã hội cho các nhà đầu tư, bảo vệ tài sản, vốn đầu tư trong quátrình đầu tư xây dựng và đưa dự án hoạt động

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, vềchủ trương định hướng phát triển, thông tin về cơ chế chính sách thương mại củachính phủ và của địa phương

- Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư,quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp

gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thông tin về khó khăn của doanhnghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết

1.4.4 Kinh nghiệm thu hút FDI của TP.HCM

Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI, TP HồChí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư.Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm

đỏ đón các nhà đầu tư Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quyhoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành dịch vụ cao cấp, nhữngngành công nghệ cao sử dụng ít lao động; công bố quy hoạch ngành nghề, quyhoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản cácthủ tục đăng ký và triển khai các dự án đầu tư

Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giớithiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế Sau hội chợ là

Trang 27

kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơhội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềmnăng du lịch

Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án công nghệ sinhhọc, công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, các dự án thâm dụng chất xám… tạiTPHCM sẽ được cấp giấy phép nhanh nhất, hưởng giá thuê đất thấp nhất, thuếthu nhập doanh nghiệp thấp nhất Song song đó, thành phố cũng kêu gọi đầu tưvào các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảohiểm… Những dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được cấp giấy phéptrong 5 ngày Từ 1-9 Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ áp dụng quy trình cấp phép mộtcửa tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép TP cũng công bố chương trình 7 sẵnsàng hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Sẵn sàng đất, viễn thông, cung ứng laođộng, hạ tầng điện nước, thông tin…

Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá hìnhảnh Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy đầu tưmới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hố Chí Minh trong thời gian tới

1.4.5 Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên

Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đóviệc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợpvới tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên đã rút ra những bài học sau:

- Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư

+ Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnhvực đầu tư

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rấtquan trọng , tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư

Trang 28

+ Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN,cụm công nghiệp.

+ Có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư

+ Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có làm sao để cạnh tranh với các địaphương trong cả nước…

- Bài học về việc sử dụng Ngân sách: đây là vấn đề rất quan trọng, có tính đột phá, Ngân sách của tỉnh nên:

+ Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quantrọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thông, sớm hoànchỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…+ Bố trí ngân sách cho công tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằngcác dự án đặc thù

+ Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các côngtác đầu tư

- Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hoá cáchình thức Xúc tiến đầu tư

+ Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúctiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án

+ Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán

- Phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp xúc tiến và vận độngđầu tư có hiệu quả

Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh nghiệmcủa các địa phương trong cả nước đã thành công trong công tác kêu gọi và thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính từ kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

2.1 Phát triển công nghiệp và vấn đề thu hút vốn FDI vào các ngành nghề kinh tế của tỉnh Hưng Yên.

2.1.1 Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên.

Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng,bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt17,68% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước Cơ cấu của tỉnh chuyển dịchtheo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP từ 27,5% năm

2005 lên 34,8 % năm 2010, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách

rõ rệt GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng/ năm, năm 2010đạt 20 triệu đồng/ năm

Riêng lĩnh vực công nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuấttăng bình quân năm 27% Năm 2010 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượtmức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2005 như Bia 60 triệu líttăng gấp 2 lần; đường kính 251.000 tấn, tăng gấp 1,7 lần, xi măng 5,2 triệu tấn,tăng gấp 3,7 lần…

Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất côngnghiệp của tỉnh trong những năm qua:

Ngày đăng: 14/04/2016, 19:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w