1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa

117 808 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 885,81 KB

Nội dung

P ẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 11. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 23. Mục đích nghiên cứu đề tài........................................................................... 74. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 85. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 96. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 97. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10C ƢƠNG . N ỮNG VẤN ĐỀ C UNG.................................................. 111.1. Nguồn gốc thể truyền kì.......................................................................... 111.2. Đặc trưng thể loại.................................................................................... 121.3. Tiễn đăng: Tác giả và 5 truyện liên quan đề tài....................................... 131.3.1. Cù Hựu với Tiễn đăng........................................................................... 131.3.2. Tóm tắt 5 truyện trong Tiễn đăng ......................................................... 151.4. Kim Ngao: Tác giả và 5 truyện truyền kì............................................... 171.4.1. Kim Thời Tập với Kim Ngao................................................................ 171.4.2. Tóm tắt truyện ....................................................................................... 191.5. Mạn lục: Tác giả và 5 truyện trong văn bản .......................................... 211.5.1. Nguyễn Dữ với Mạn lục........................................................................ 211.5.2. Tóm tắt 5 truyện .................................................................................... 231.6. Vũ nguyệt: Tác giả và 5 truyện................................................................ 251.6.1. Uêđa Akinari với Vũ nguyệt ................................................................. 251.6.2. Tóm tắt 5 truyện liên quan đề tài .......................................................... 26 Tiểu kết chương 1......................................................................................... 29

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI ỌC SƯ P ẠM À NỘI

–––––––o0o–––––––

NGUYỄN T Ị T ƯƠNG

SO S¸NH 5 TRUYÖN TRUYÒN K×

HµN QUèC, VIÖT NAM, NHËT B¶N ¶NH H¦ëNG

Tõ TIÔN §¡NG T¢N THO¹I CñA TRUNG HOA

LUẬN VĂN T ẠC SĨ K OA ỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Na

Nội LỜI CAM ĐOAN

Trang 2

Tôi xin cam đoan, đề tài So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật

Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa hoàn toàn là do tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đăng Na, giảng viên khoa Ngữ văn trường ĐHSPHN Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Học viên

Nguyễn Thị Thương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn So sánh 5 truyện truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam,

Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa, tôi xin gửi lời cảm ơn

sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô tổ bộ môn văn học trung đại Việt Nam và toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thương

Trang 4

DAN MỤC VIẾT TẮT VÀ ĐẶT SỐ

Tiễn đăng, A : Tiễn đăng tân thoại

Kim Ngao,B : Kim Ngao tân thoại

B1 : Truyện đi dự yến tiệc ở Long cung

B2 : Truyện Lý Sinh ngó trộm qua Tường

B3 : Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam

B4 : Say rượu tới chơi đình Phù Bích

B5 : Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc

C3 : Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên

D3 :Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu

D4 : Tranh luận về chuyện giàu nghèo

Trang 5

MỤC LỤC

P ẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu đề tài 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của đề tài 9

7 Cấu trúc luận văn 10

C ƢƠNG N ỮNG VẤN ĐỀ C UNG 11

1.1 Nguồn gốc thể truyền kì 11

1.2 Đặc trưng thể loại 12

1.3 Tiễn đăng: Tác giả và 5 truyện liên quan đề tài 13

1.3.1 Cù Hựu với Tiễn đăng 13

1.3.2 Tóm tắt 5 truyện trong Tiễn đăng 15

1.4 Kim Ngao: Tác giả và 5 truyện truyền kì 17

1.4.1 Kim Thời Tập với Kim Ngao 17

1.4.2 Tóm tắt truyện 19

1.5 Mạn lục: Tác giả và 5 truyện trong văn bản 21

1.5.1 Nguyễn Dữ với Mạn lục 21

1.5.2 Tóm tắt 5 truyện 23

1.6 Vũ nguyệt: Tác giả và 5 truyện 25

1.6.1 Uêđa Akinari với Vũ nguyệt 25

1.6.2 Tóm tắt 5 truyện liên quan đề tài 26

* Tiểu kết chương 1 29

Trang 6

C ƯƠNG SỰ ƯỞNG CỦA TIỄN ĐĂNG TÂN T OẠI TRONG 3

NƯỚC ÀN QUỐC VIỆT NAM VÀ N ẬT BẢN 32

2.1 Ảnh hưởng một số cốt truyện tiêu biểu 32

2.1.1 Cốt truyện người biến thành ma 33

2.1.2 Cốt truyện người trần lạc cõi tiên 46

2.2 Ảnh hưởng một số môtip tiêu biểu 60

2.2.1 Môtip biện bác đối thoại 61

2.2.2 Môtip cứu vật, vật đền ơn 65

2.2.3 Môtip nhập mộng 67

2.2.4 Môtip nhân vật kì ảo kết hợp với hành vi kì ảo 69

2.2.4.1 Nhân vật chính mang lốt ma 70

2.2.4.2 Nhân vật thần tiên 72

2.2.5 Môtip vật kì ảo 73

2.3 Sự ảnh hưởng văn từ 75

* Tiểu kết chương 2 82

C ƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NG Ệ T UẬT VÀ SỰ SÁNG TẠO TRONG KIM NGAO TÂN T OẠI TRUYỀN KÌ MẠN LỤC VÀ VŨ NGUYỆT VẬT NGỮ 83

3.1 Kết cấu 83

3.2 Kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi 88

3.3 Lấy ảo để nói thực 96

3.4 Môtíp dân gian của mỗi nền văn hóa 103

* Tiểu kết chương 3 106

P ẦN KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU T AM K ẢO

Trang 7

sử văn học Trung Hoa cuối Nguyên đầu Minh với sự ra đời tác phẩm Tiễn đăng tân

thoại của Cù Hựu “làm chói sáng văn học đời Minh” [22, tr27] thế kỉ XIV

Văn học Việt Nam trung đại xem như một nền văn học trẻ được “bứng trồng,

cắt chiết” từ nền văn học già Trung Hoa cổ đại, vì vậy sự ảnh hưởng kế thừa từ nền

văn học này là điều tất yếu

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (? - ?) là tác phẩm lớn của thế kỉ XVI

Ngay từ khi mới ra đời tác phẩm được đánh giá rất cao, coi đây là “thiên cổ kì thư”, “thiên cổ kì bút” (Vũ Khâm Lân), “áng văn hay của bậc đại gia” (Phan Huy Chú), là “tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyền kì ở Việt Nam thời

kì trung đại” [21, tr150]… Từ đó cho đến nay đã không ít những công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề đi tìm hiểu giá trị của tập truyện Đề tài này cũng nhằm mục đích tiếp tục khám phá những giá trị của nó trên cơ sở nghiên cứu so

sánh với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, đồng thời mở hướng nghiên cứu so sánh thể truyền kì Hàn, Nhật, qua việc lấy 5 truyện tiểu biểu trong Tiễn đăng tân

thoại làm cơ sở, từ đó so sánh với 5 truyện trong các tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Kim Thời Tập (1435 - 1439), Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ (? - ?), Vũ nguyệt vật ngữ, Uêđa Akinari (1743 – 1809)

Ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh này nhằm phân biệt đặc thù dân tộc mỗi nước, tiến tới đánh giá vị trí, vai trò của từng tác giả, khẳng định rõ những cống hiến của họ trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn hóa nhân loại

Trang 8

Vì vậy, So sánh 5 truyện truyền kì của Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh

hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa là rất cần thiết và đề tài hoàn toàn

mới, chưa từng được công bố

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Truyền kì mạn lục lựa chọn vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại

học Một số tác phẩm đưa vào chương trình trung học phổ thông như Chuyện người

con gái Nam Xương lớp 9, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên lớp 10, các trường

đại học, tác phẩm đã giới thiệu trọn vẹn Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp cho người dạy, người học thêm vốn hiểu biết để nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm tốt hơn, đồng thời tăng cường khả năng khám phá mối quan hệ văn học khu vực

Là một giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm tích lũy trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn ít, sự hiểu biết về Hán học còn hạn chế Hơn nữa lần đầu tiên nghiên cứu một vấn đề khoa học có tính chuyên sâu, chắc chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ và sai sót Rất mong các thầy cô giáo có những ý kiến đóng góp

để đề tài hoàn thiện hơn nữa

Lịch sử nghiên cứu đề t i

Ngay từ khi ra đời, Truyền kì mạn lục đã gây được tiếng vang lớn trong giới

nho sĩ Việc Nguyễn Thế Nghi (thế kỉ XVI) người cùng thời với Nguyễn Dữ đem

dịch Nôm tác phẩm này thành Tân biên Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập đã

chứng tỏ sự quan tâm của xã hội tới tác phẩm Truyền kì Đông Á hầu hết đều chịu

ảnh hưởng chung từ tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa, trong khoảng

mấy chục năm trở lại đây đã có không ít những công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước nghiên cứu so sánh các tập trruyện này Trong luận văn, chúng tôi chỉ ra một số những công trình nghiên cứu, những bài viết liên quan đến đề tài:

2.1 Những ý kiến tiêu biểu:

Giai đoạn trước thế kỉ XX

- Ý kiến đánh giá sớm nhất về Truyền kì mạn lục là của Hà Thiện Hán (nửa đầu

thế kỉ XVI) Ông nói “Xem văn từ của ông, thấy không ra ngoài rào giậu của Tông Cát

Trang 9

nhưng lại có ý khuyên răn, có lời dạy dỗ, thật có can hệ đến giáo hóa ở đời, đâu có phải

là chuyện vặt vãnh chắp nhặt tầm thường” [35, tr204]

- Tiếp theo Lê Quý Đôn, trong Kiến văn tiểu lục có viết: “Về đại thể phỏng theo tập Tiễn đăng của nhà nho đời Nguyên”

- Sau cùng lời ghi của Phan Huy Chú trong thiên Văn tịch chí, sách Lịch triều

hiến chương loại chí cũng có đoạn: “Sách Truyền kì có bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn

Dữ soạn, đại lược bắt chước(hiệu) cuốn Tiễn đăng tân thoại của nhà nho đời Nguyên” Như vậy, cả 3 ý kiến trên đều chỉ ra Nguyễn Dữ đã “phỏng theo”, “bắt

chước” Tiễn đăng tân thoại Tuy nhiên cũng cần phải thấy xét trên những điều kiện

lịch sử xã hội mà thể loại truyền kì xuất hiện, việc ảnh hưởng văn học các nước không thể tránh khỏi Nếu ở thời Đường nền kinh tế thành thị phát triển cùng những nhu cầu văn hóa và lối sống thị dân là cơ sở ra đời của thể loại truyền kì thì ở Việt Nam vào khoảng thế kỉ XV-XVII cũng có đầy đủ tiền đề xã hội lịch sử tương tự

Bởi vậy, Truyền kì mạn lục cũng có những nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp thị dân

như kĩ nữ, thư sinh đi thi, thương nhân, cũng có những chủ đề tự do như tự do hôn nhân, tình yêu trai gái phóng túng…như trong các tác phẩm thời Đường, có cùng loại hình, cốt truyện, thời gian, không gian hoàn toàn Việt Nam Những ý kiến trên đưa ra có ảnh hưởng lớn tới quan niệm của các nhà nghiên cứu sau này

Giai đoạn thế kỉ XX đến nay

- Trong bài viết về Mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục, PGS.TS Phạm Tú Châu đã rút ra một số ý kiến xác đáng về Truyền kì mạn lục: “

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự xuất hiện loại truyện ngắn nghệ

thuật Việt Nam Trong điều kiện có một ngôn ngữ văn học chung cho cả vùng Viễn Đông hướng đến nền văn học của các nước láng giềng là quy luật hoàn toàn tự nhiên

Về nội dung những câu chuyện của Cù Hựu, tư liệu đặc biệt để Nguyễn Dữ sáng tạo ra thế giới quỷ thần của mình Dù vậy không nên nghĩ rằng 20 truyện của Nguyễn Dữ là biến thể số truyện tương đồng của Cù Hựu Trái lại trong số đó có truyện hoàn toàn độc

lập không đáng kể (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) Các truyện: Chuyện đối tụng ở

Long cung, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên là những chuyện có mượn tình tiết phonklore

dân tộc hoặc môtip phonklore thế giới…” [3, tr75]

Trang 10

Như vậy sự ảnh hưởng trực tiếp nền văn học cổ Trung Quốc đến nền văn học

cổ Việt Nam là hoàn toàn có, nhưng sự ảnh hưởng đó tác động đến từng nhà văn như thế nào mới đáng quan tâm Phạm Tú Châu đã khẳng định việc ảnh hưởng truyền kì của Trung Quốc quả khó tránh khỏi, song nói Nguyễn Dữ mô phỏng truyện Cù Hựu thực không chính xác

- Trần Ích Nguyên, trong phần kết luận công trình, Nghiên cứu so sánh

giữa Tiễn đăng tân thoại với Truyền kì mạn lục của mình đã viết: “ Cù Hựu và

Nguyễn Dữ kì thực là bậc trứ danh trong việc xây dựng tiểu thuyết Tân thoại thì kế thừa Truyền kì, Chí quái ở các triều đại trước, lấy thơ văn, bút kí các loại làm tư liệu Mạn lục thì thể hiện ở việc bắt chước Tân thoại, hấp thụ nguồn dinh dưỡng dồi

dào và viết lại thần thoại, chí quái Việt Nam Đối với công phu tuyển chọn chất liệu, mỗi người đều có phương pháp và con đường riêng của mình, nhưng cả hai lại cùng thu nạp truyền thuyết dân gian địa phương thông qua sự tưởng tượng phong phú và cách tổ chức chặt chẽ, thông qua tài năng cá nhân mà biến hóa vật mục nát thành thần kì…” [22, tr283]

Ở luận án này, Trần Ích Nguyên bên cạnh việc thừa nhận sự tiếp biến Tân

thoại trong Truyền kì mạn lục, tác giả cũng khẳng định tài năng của từng tác giả

trong việc sáng tạo của mình Tuy nhiên, ở đây ta thấy tác giả chỉ nêu đặc trưng cá biệt của 2 tác phẩm và so sánh đối chiếu một cách song song nên chưa thể đạt tới sự phân tích tỉ mỉ quan hệ ảnh hưởng của 2 tác phẩm

- Nghiên cứu có phần sâu sắc mối quan hệ giữa các tập truyện truyền kì Đông

Á, phải kể đến Toàn Huệ Khanh, nhà nghiên cứu người Hàn Quốc, trong công trình

So sánh thể loại tiểu thuyết truyền kì của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục, tác giả tiếp tục

đưa ra ý kiến nhằm nhìn nhận công bằng, chính xác, khoa học hơn về giá trị cũng như công lao đóng góp của các tác giả khi xây dựng 3 tập truyện này Tác giả nhận

định: “Nếu xem xét dung mạo biến đổi của Kim Ngao và Truyền kì sau khi chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng ta có thể thấy các truyện loại kì quái của Kim Ngao đã được

biến đổi thành các truyện nhấn mạnh tới khắc họa nhân vật chính khoe tài văn

chương, còn Truyền kì được biến đổi thành các truyện nhấn mạnh môtip phê phán

Trang 11

hiện thực và diệt trừ yêu quái Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì có sự khác biệt

trong ý đồ sáng tác của tác giả Kim Ngao, Truyền kì và sự khác biệt của văn hóa

Việt Nam được hình thành và phát triển trên vùng đất có nhiều song ngòi kênh rạch, bốn mùa cây cỏ hoa lá tốt tươi” [14, tr283]

Nhận xét của Toàn Huệ Khanh cho thấy nhiều về văn phong, ngôn ngữ, nội dung, hình thức chung của cả 3 tác phẩm, chỉ ra khá tỉ mỉ đặc trưng thể loại, động

cơ sáng tác, văn hóa đặc trưng mỗi nước nhưng tác giả chưa đi sâu vào những chi tiết nghệ thuật để tạo nên sự sinh động của thế giới nhân vật trong từng tác phẩm

- Nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản Kawamoto Kurive trong bài viết Những

vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục cũng đã nhấn mạnh đến sự

sáng tạo của Nguyễn Dữ khi so sánh 3 tác phẩm Tiễn đăng tân thoại, Già tì tử (

tập truyện truyền kì của nhà văn Nhật Bản Asai Royhi (1612 – 1681), cũng chịu

ảnh hưởng của Cù Hựu) và Truyền kì mạn lục đã nhận xét: “ Nguyễn Dữ tuy vẫn

tôn trọng thế giới văn học của nguyên bản, nhưng gần như ở đâu cũng tìm rút ra những đề tài và môtip đáng chú ý để tạo ra một thế giới đặc biệt khác lạ dù phải đưa vào yếu tố của bản gốc” [11, tr61] Nguyễn Dữ, rõ ràng từ những đặc trưng của văn học và tâm lí dân tộc đã đem lại cho truyện truyền kì khu vực những màu sắc nghệ thuật mới

2.2 Một số bài viết trên tạp chí, nguồn Internet:

- Kimseona, Đề tài tình yêu trong Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc so sánh

với Truyền kì mạn lục của Việt Nam, Tạp chí văn học số 10/ 1995 chỉ ra điểm giống

nhau giữa hai tác phẩm trong việc đề cao tình yêu tự do qua việc dùng tình yêu của con người trần thế với ma quái đã đề cập đến số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội đương thời

- Đinh Phan Cẩm Vân, trong bài Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ

giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu đơn, Tạp chí nghiên cứu văn học

số 6, 2005 chỉ ra sự khác biệt giữa hai tác phẩm: “… Từ những tình tiết này, có thể đưa ra một gợi ý không đến nỗi thiếu cơ sở, rằng điểm khác nhau căn bản giữa Nuyễn Dữ và Cù Hựu là cảm hứng về tình và sắc… Điều đó cho thấy nét

Trang 12

đặc thù trong đời sống văn hóa tinh thần hai nước và cảm hứng giữa hai nhà văn

có những mặt khác nhau”

- Đoàn Lê Giang, Vũ Nguyệt vật ngữ của Uêđa Akinari và Truyền kì mạn lục

của Nguyễn Dữ, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1, 2010 cũng đã đưa ra một số ý

kiến ảnh hưởng lẫn nhau giữ hai tác phẩm này

- Đinh Thị Khang, So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn đăng

tân thoại và Truyền kì mạn lục, 2006 (Internet) cuối bài viết tác giả nhận xét:

“Không phải chỉ cho rằng Nguyễn Dữ đã chịu ảnh hưởng nhiều từ sáng tác của Cù Hựu (do tiếp thu tình tiết, môtip và bút pháp thể loại…), nhưng vẫn thể hiện sức sáng tạo khéo léo và tài năng nghệ thuật của mình Mà còn phải quan tâm đến một hiện tượng có tính quy luật của văn học trung đại Đó là nhiều môtip phonklore, các type truyện dân gian của Việt Nam, Trung Quốc khá gần gũi nhau Đó là hiện tượng tồn tại trong nhiều nền văn học của những tài năng tuyệt vời, sự hiện diện của những môtip đó rất phong phú, linh hoạt, mới mẻ… Có thể khẳng định những đóng góp về nội dung và nghệ thuật tạo ra sự đa dạng về hệ thống truyện ngắn truyền kì viết về đề tài này trong khu vực”

Tuy nhiên trong phạm vi ngắn, các bài viết chỉ nêu ra một số vấn đề, bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa yếu tố kì và thực khi miêu tả tình yêu giữa người với hồn ma Các tác giả chưa đi sâu vào từng yếu tố nghệ thuật để xây dựng nhân vật ở mỗi truyện

2.3 Một số tài liệu liên quan đến đề tài:

- Bộ sách Lịch sử văn học tập II (sách ĐHSP, NXB Giáo dục, 1978)

- Luận án phó tiến sĩ khoa học với đề tài Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ

thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ 19 của PGS.TS Nguyễn Đăng Na (bảo vệ

năm 1987)

- Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục của Trần Ích

Nguyên, (Nxb Văn hóa, HN, 2000)

- Bộ sách Văn học Việt Nam ( Nxb Giáo dục, 2001)

- Nghiên Cứu so sánh tiểu thuyết truyền kì Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam

thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục, Toàn Huệ

Khanh, (Nxb ĐHQG, HN, 2004)

Trang 13

- Bài viết Truyện ngắn trong sự phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời

trung đại, trích trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn

Đăng Na, (NXB Giáo dục, HN, 2006)

2.4 Các khóa luận, luận văn tốt nghiệp:

- Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Lan (ĐHSP HN, 1995) và luận văn Thạc sĩ của Kimseona (ĐH tổng hợp, 1995) Cả hai tác giả này đều so sánh

Truyền kì mạn lục với các tác phẩm cùng loại

- Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Dương (ĐHSP HN, 1996) với đề

tài Nghiên cứu số phận người phụ nữ và các phương thức thể hiện số phận ấy trong

Truyền kì mạn lục, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn)

- Luận văn Thạc sĩ của học viên Ngô Thị Phượng (ĐHSP HN, 2005) với đề tài

Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn)

- Luận văn Thạc sĩ của học viên Lương Thị Hương Giang (ĐHSP HN, 2010) với

đề tài Nghiên cứu một số môtip nhân vật phụ nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

dưới góc độ so sánh, (do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn)

Như vậy, những công trình nghiên cứu trên, do những mục đích khác nhau mà các tác giả đã đi lý giải làm sáng tỏ nhận định của mình, đã có những đóng góp quan trọng về thể truyền kì Việt Nam nói riêng và thể truyền kì Đông Á nói chung dưới góc độ so sánh tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu hơn trong việc làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, mức độ ảnh hưởng trong sáng tác thể truyền kì Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh

hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa Trên cơ sở tổng kết những nguồn tài

liệu trên, chúng tôi coi đó là những thành tựu cần được kế thừa, là những gợi ý về hướng để có thế nghiên cứu cụ thể nhiều mặt về điểm tương đồng và dị biệt trong 4 sáng tác của 4 nền văn học khác nhau

3 Mục đích nghiên cứu đề t i

Trên cơ sở lấy 5 truyện tiêu biểu trong Tiễn đăng tân thoại làm cơ sở so sánh chúng tôi đi làm sáng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu

Trang 14

tới 3 tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Kim Thời Tập, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ,

Vũ nguyệt vật ngữ, Uêđa Akinari, đồng thời đánh giá vị trí, vai trò của từng tác giả

trong quá trình tiếp nhận văn hóa nhân loại

Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu

4.1 Đề tài Nghiên cứu so sánh 5 truyện truyền kì của Hàn Quốc, Việt Nam,

Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Hoa

- 5 trong 20 truyện của Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu): Chiếc đèn mẫu đơn,

Nàng Thuý Thuý, Đêm chơi thuyền trên Giám Hồ, Chức Xá nhân tu văn, Tiệc mừng dưới thuỷ cung

- 5 truyện trong Kim Ngao tân thoại (Kim Thời Tập): Cuộc chơi hu bồ

trong chùa Vạn Phúc, Truyện Lý sinh ngó trộm qua tường, Say rượu tới chơi đình Phù Bích, Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam, Truyện đi dự yến tiệc

ở Long cung

- 5 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ): Chuyện cây gạo,

Chuyện Lệ Nương, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên, Chuyện đối tụng ở Long cung

- 5 trong 9 truyện của Vũ nguyệt vật ngữ (Uêđa Akinari): Chiếc nồi thiêng ở

đền Kibitsu, Ngôi nhà trong bãi sậy, Chuyện con rắn tà dâm, Tranh luận về chuyện giàu nghèo, Cá chép tự nhủ trong giấc mơ

Hiện có nhiều bản dịch Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại sang Việt,

người viết sử dụng bản dịch của Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm văn học và ngôn ngữ Đông Tây ấn hành

năm 1998 Tác phẩm Kim Ngao tân thoại người viết sử dụng bản dịch của Toàn Huệ

Khanh và Lý Xuân Chung, đây cũng là bản dịch đầu tiên do Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia ấn hành, Vũ nguyệt vật ngữ sử dụng bản dịch của Nguyễn Trọng Định, Nhà

xuất bản Văn học, Hà Nội, 1989

4.2 Để mở rộng, đi sâu vào nghiên cứu người viết sẽ tham khảo thêm một số

tác phẩm trong Kho tàng cổ tích Việt Nam, Cổ văn Trung quốc chọn lọc, Truyện

dân gian Nhật Bản, Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam… một số

Trang 15

tác phẩm được xem là liên quan đến đề tài này

Trên cơ sở chung của thể loại truyền kì, luận văn tiến tới khảo sát

- Sự tiếp thu, biến đổi qua một số nội dung, nghệ thuật cơ bản

- Sự sáng tạo gắn với nền văn hóa dân tộc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản trong việc tiếp nhận thể loại truyền kì từ Trung Hoa

Từ đó rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nền văn học Việt, Hàn, Trung,

Nhật, thấy được sự đóng góp lớn cho thể loại truyền kì trong nền văn học sử Đông

Á của mỗi nước Đây là phần trung tâm của đề tài, người viết sẽ trình bày cụ thể ở chương 2 và 3, phần nội dung của luận văn

Để tiện nghiên cứu so sánh, trong luận văn tên mỗi tác phẩm chúng tôi viết tắt

cụ thể là: Tiễn đăng (Tiễn đăng tân thoại), Kim Ngao (Kim Ngao tân thoại), Mạn lục (Truyền kì mạn lục), Vũ nguyệt (Vũ nguyệt vật ngữ)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nội dung đề tài một cách hiệu quả và chặt chẽ, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp so sánh qua một số thao tác thống kê, phân loại

5.2 Phương pháp văn học sử

5.3 Phương pháp phân tích văn học trung đại

6 Đóng góp của đề t i

Những năm gần đây, đề tài nghiên cứu thể loại truyền kì Đông Á dưới góc độ

so sánh đang được giới trí thức quan tâm, ít nhiều có sự thành công đáng kể Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phần lớn còn ở mức độ khảo sát sơ bộ từng mặt với một vài truyện hoặc có những công trình khảo sát mang tính chuyên sâu ở từng mảng nhưng còn nhiều kết luận thiếu công bằng như lời tựa đề của Hà Thiện Hán, và

công trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên Đề tài: So sánh 5 truyện truyền kì Hàn

Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại, làm rõ điểm giống và

khác nhau ở cách xây dựng nội dung sáng tác, phương pháp sáng tác, ý đồ sáng tác, phong tục tập quán ở mỗi nước, đem đến cái nhìn rộng hơn, đánh giá khách quan hơn trong mối quan hệ văn học khu vực

Trang 16

Hơn nữa đây là một tác phẩm được dùng để giảng dạy trong các cấp học Việc nghiên cứu đề tài sẽ là một tư liệu cần thiết phục vụ cho công việc học tập

và giảng dạy

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, phần Phụ lục, luận văn

Trang 17

Vào thời Đường, người ta vẫn chưa bỏ cách nhìn lệch lạc truyền thống đối với tiểu thuyết truyền kì, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính thống, hơn nữa

do có cấu tứ chuộng sự li kì của nó cho nên gọi là “truyền kì” Hồ Ứng Lân đời Minh đã từng nói: “Những chuyện biến hoá kì lạ rất thịnh vào thời Lục triều, có điều phần lớn là ghi chép lại những điều bịa đặt chứ không phải chuyện biến hóa, đến người thời Đường mới có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn bút” [34, tr659]

Do điều kiện các mặt chưa thành thục cho nên ở các nhà văn truyền kì thời Đường chưa sáng tác ra được những tác phẩm lớn, có điều họ là những người đóng góp quý báu cho sự phát triển của tiểu thuyết Trung Hoa

Trước hết các tác giả đã làm thay đổi hiện tượng văn học chìm đắm trong thế giới thần quái của tiểu thuyết truyền kì Trung Hoa đã có từ thời Lục triều làm cho tiểu thuyết truyền kì gần với đời sống hiện thực, có nội dung xã hội phong phú đồng thời nâng cao nghệ thuật sáng tác truyền kì lên rất nhiều Về kết cấu, ngôn ngữ và

cả về xây dựng nhân vật đều có sự khai phá và sáng tạo, thể hiện những đặc sắc sáng tác như tình cảm khúc triết, văn phong đẹp đẽ phong phú

Trang 18

Truyền kì thời Đường có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết thời Tống Các nhà tiểu thuyết truyền kì thời Tống chỉ nhặt nhạnh cái còn lại của tiểu thuyết thời Đường mà không có sáng tác gì thêm cho nên tác phẩm nhiều nhưng sáng tác thì kém xa so với thời Đường

Sau này, tiểu thuyết đầu thời Minh kế thừa thời Đường song ý cảnh và công phu thì không sánh nổi so với thời Đường, số tác phẩm và tác giả cũng ít hơn

Những tác phẩm của thời Minh ảnh hưởng đến đời sau phải kể đến Tiễn đăng của

Cù Hựu và Tiễn đăng dư thoại của Lý Trinh

Tiểu thuyết truyền kì còn ảnh hưởng tới thời Thanh, sự ra đời tác phẩm Liêu

trai chí dị bất hủ của Bồ Tùng Linh đánh dấu một bước ngoặt của tiểu thuyết truyền

(1374 – 1809), người Nhật Bản

Chính yếu tố kì đã phân biệt truyện truyền kì với khái niệm truyện ngắn hiện thực ở phương Tây bắt đầu từ thời Phục Hưng (mở đầu từ thế kỉ XIV ở Italia) Truyện ngắn phương Tây trong giai đoạn đầu, tất nhiên cũng gắn bó mật thiết với chất kỳ ảo trong văn học dân gian nhưng trong chúng yếu tố kì mờ nhạt dần, hoặc nếu có thì cũng mất đi tính “hồn nhiên vốn có” Ở đó lý trí chiếm ưu thế, giá trị hiện thực là mục đích tối thượng của nhà văn

Trang 19

Một là: Luôn viết và những chuyện lạ, có thể lấy cốt truyện từ những câu

chuyện đã có sẵn trong dân gian hoặc ở ngoài đời sống, xã hội được ghi chép lại dưới cái gốc li kì, kì ảo Truyện truyền kì thường thông qua kì ảo để tả thực cuộc đời

Hai là: Thông qua yếu tố kì ảo, truyện truyền kì phản ánh nhiều mặt của cuộc

đời cũng như đặt ra nhiều vấn đề đối với đời sống: số phận của người kĩ nữ, thư sinh

đi thi, dân kẻ chợ… đã trở thành những nhân vật trung tâm của truyện Chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ môn phiệt, đòi hỏi tự do hôn nhân, đồng thời vạch mặt bọn trí thức phong kiến ham mê công danh, lợi lộc mà chìm đắm trong khoa hoạn…đã trở thành chủ đề quan trọng của truyện

Ba là: Bố cục truyện truyền kì thường mở đầu bằng lời giới thiệu nhân vật,

tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh… tiếp đó là phần trung tâm của truyện kể những chuyện kì ngộ lạ lùng Phần kết kể lý do vì sao viết truyện Thể truyền kì cũng thường xuất hiện những môtip như người lấy tiên, lấy ma, người hóa phép, biến hóa…

Bốn là: Về phong cách truyện truyền kì thường dùng văn xuôi để kể, đến chỗ

tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ Truyện truyền kì thể hiện bút pháp lãng mạn trong lối miêu tả nhằm ca ngợi tình yêu nam nữ, hào sĩ hiệp khách…

Nói tóm lại, truyền kì là một thể văn ra đời từ thời Ngụy, Tấn Nam Bắc triều, phát triển mạnh ở thời Đường Truyện truyền kì có nội dung li kì hấp dẫn nhằm phản ánh nhiếu mặt của đời sống, ngôn ngữ uyển chuyển, bút pháp lãng mạn, tinh tế…

3 Tiễn đăng: Tác giả v 5 truyện liên quan đề t i

1.3.1 Cù Hựu với Tiễn đăng

Cù Hựu tên tự là Tông Cát, hiệu Tồn Trai, Ngâm Đường, Lạc Toàn, sinh ngày

14 tháng 7 năm thứ 7 niên hiệu Chí Thính, đời vua Thuận Đế nhà Nguyên (20/8/1347), mất năm thứ 8 niên hiệu Tuyên Đức thời Minh (1433) Có tài liệu lại cho rằng, ông sinh năm 1341 và mất 1427

Trang 20

Ông sinh ra và lớn lên tại Sơn Dương huyện Hoài An tỉnh Giang Tô Thông minh, học rộng, ngay từ thủa thiếu thời đã được nhiều người biết đến Song sống vào buổi giao thời giữa triều Nguyên và triều Minh, loạn lạc liên miên, tuy có được tiến cử vào khoa Minh kinh về tài học, suốt đời Cù Hựu cũng chỉ được giữ những chức quan bổng lộc ít ỏi như các chức Giáo thụ, Huấn đạo, Tưởng sử Năm thứ sáu niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh Thành Tổ (1408), ông mang họa vì thơ, bị bắt giam, xung quân, đi lính ở Bảo An (nay thuộc Chí Đan, Thiểm Tây) đến mười tám năm Năm 1425, Hồng Hy nguyên niên thời Minh Nhân Tông, Thái sư Anh Quốc công Trương Phụ tâu xin thả cho ông về và phục nguyên chức, ông lại giữ chức Nội các Biện sự, cho ở Tây phủ đảm nhiệm việc dạy học trong nhà suốt ba năm, ông vẫn được đối xử như mọi người Đến năm 1428 thời Tuyên Tông, ông cáo lão về quê Năm thứ 8 (1433) ông ốm rồi mất, hưởng thọ 87 tuổi Khi ông mất, mộ ông được cải táng tại Cam Khê, Tiền Đường

Cù Hựu, có tất cả 4 con trai, con trưởng tên là Tiến ở Nam Kinh, con thứ là Đạt (Đức Cao), từng đậu Hương tiến ở Hà Nam, về trí sỹ với chức Hiệu quan ở tại Hàng Châu

Mặc dù cuộc đời lắm nỗi truân chuyên, Cù Hựu vẫn không ngừng sáng tác viết sách Do có một thời gian bị lưu đày nên các sáng tác của Cù Hựu bị mất mát nhiều, nhưng cho đến nay còn một khối lượng lớn tác phẩm như

- Thơ ca gồm: Cổ súy tục âm, Phong mộc di âm, Nhạc phủ nghĩ đề, Bình Sơn

giai thú, Hương đài tập, Thái cần cảo

- Văn xuôi gồm: Danh hiền văn túy, Tồn trai loại biên, Dư nghệ lục, Tiễn

đăng lục, Đại tạng sưu kỳ, Học hải dư châu…

- Nghiên cứu kinh điển gồm: Xuân Thu quán châu, Xuân Thu tiệp âm, Chính

ba xuyết anh…

- Ngoài ra ông còn nghiên cứu lịch sử như: Quản kiến trích biên, Tập lãm

thuyền ngộ…tương truyền ông còn một số sáng tác khác như Tồn trai di cảo, Vịnh vật thi, Thuận thừa cảo, Bảo An tập lục, Quy điền thi thoại…

Tiễn đăng (nghĩa là câu chuyện mới dưới ánh đèn cắt bấc nhiều lần) tập truyện

gồm 4 quyển, 20 truyện có phụ lục thêm Thu hương đình ký, tổng cộng là 21 truyện có

Trang 21

tài liệu cho rằng Tiễn đăng còn có thêm Mai ký là 22 truyện Tiễn đăng được Cù Hựu

viết xong năm thứ mười một niên hiệu Hồng Vũ đời Minh (1378) ba năm sau (1381) mới in ra Tập truyện hầu hết là chuyện đậm tình hương son phấn và chuyện quái dị của quỷ thần, qua đó phản ánh ở mức độ nhất định chế độ hôn nhân bất hợp lý thời phong biến và hiện thực xã hội đen tối cuối thời Nguyên, thể hiện một số nguyện vọng bức xúc của kẻ sĩ và người dân, một số truyện có màu sắc của thuyết nhân quả báo ứng của nhà Phật

Về nghệ thuật, tập truyện có noi theo truyền kì thời Đường, lời đẹp, kể chuyện

và miêu tả uyển chuyển xen lẫn nhiều bài thơ có ảnh hưởng lớn đối với sáng tác tiểu thuyết văn ngôn (cổ văn) thời Minh và thời Thanh Một số truyện ưu tú đã được chuyển thành tiểu thuyết bạch thoại, được chọn vào những tuyển tập tiểu thuyết nổi

tiếng như Tình sử loại lược, Cổ kim đồ thư tập thành và được lưu truyền rộng rãi Trong lịch sử tiểu thuyết văn ngôn, Tiễn đăng là khâu nối tiếp giữa tiểu thuyết thời Đường và Liêu trai chí dị thời Thanh

1.3.2 Tóm tắt 5 truyện trong Tiễn đăng

Từ lâu các nhà nghiên cứu cho rằng truyện kì ảo Trung Hoa, đặc biệt là giai đoạn truyền kì, chí dị có ảnh hưởng hết sức rộng lớn đến các nước chịu tác động của

văn hóa Hán Trong tác phẩm Tiễn đăng của Cù Hựu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất,

rõ rệt nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kì ở 3 nước Đông Á còn lại là Triều Tiên,Việt Nam và Nhật Bản

Do giới hạn nghiên cứu của đề tài, trong 20 truyện của Tiễn đăng, người viết lấy 5 truyện tiêu biểu, bao gồm: Chiếc đèn mẫu đơn, Nàng Thuý Thuý, Đêm chơi

thuyền ở Giám Hồ, Chức xá nhân tu văn và Tiệc mừng dưới thuỷ cung làm đối

tượng so sánh

- Chiếc đèn mẫu đơn

Trong đêm rằm, chàng trai họ Kiều thấy một a hoàn tay cầm chiếc đèn mẫu đơn dẫn đường cho một mỹ nhân đi xem rước đèn, bèn rủ nhau cùng chung chăn gối ông hàng xóm biết chuyện nên đã cảnh báo chàng nhưng Kiều bỏ ngoài tai Sau đi tìm nàng, Kiều Sinh phát hiện ra rằng nàng chỉ là ma, thi hài đã chết được quàn ở giữa hồ Trước

Trang 22

linh cữu của nàng có treo một cây đèn mẫu đơn và có một người hầu gái bằng hàng mã đứng hầu Chàng sợ hãi vội tìm đến pháp sư nhờ cứu giúp Hôm sau, quên mất lời dặn của pháp sư, Kiều Sinh bị hồn ma mê hoặc chết chung trong quan tài Sau đó, chàng cùng hồn ma tác oai, tác quái khắp nơi, cuối cùng bị Thiết Quang đạo nhân thu phục

- Nàng Thuý Thuý

Lưu Thuý Thúy là con nhà thường dân đã cùng Kim Định hẹn ước trăm năm

từ ngày đi học Tuy hai nhà không môn đăng hậu đối nhưng nhờ có mối lái hai người nên duyên Không bao lâu, anh em nhà Trương Sỹ Thành nỗi dậy, Thuý Thuý bị bộ tướng của chúng là Lý Tướng Quân bắt đi Kim Định tìm tới phủ tướng quân giả làm anh em của Thuý Thúy mong được gặp vợ một lần Để liên lạc với nhau hai vợ chồng bất đắc dĩ phải dấu thơ vào cổ áo rét thề đến chết vẫn chung thuỷ Sau đó hai người lần lượt ốm chết, mộ chôn cạnh nhau Oan hồn của hai vợ chồng còn hiện về để báo tin cho cha mẹ biết

- Đêm chơi thuyền ở Giám Hồ

Thành Lệnh Ngôn là một sử sỹ cứng cỏi không ham danh lợi, quen thú ngao du sơn thuỷ Một đêm mùa thu, chàng thả thuyền trôi trên hồ Giám Trong lúc mơ màng chàng thấy Chức Nữ mời mình đến chơi Cả người và thuyền đều bay trên sông Ngân Chức Nữ nhờ Lệnh Ngôn khi về hạ giới giúp nàng tẩy giửa tiếng oan rằng chuyện hẹn ước giữa Ngưu Lang Chức Nữ là sẽ gặp nhau trong tiết tháng bảy quả là không có thật nhưng đến bây giờ vẫn chưa thể minh oan được bởi vì nàng ở mãi tiên giới cách xa trần gian Thành Lệnh Ngôn nhận lời, vừa lúc đó thì tỉnh giấc mơ

- Chức Xá nhân Tu Văn

Chàng Hạ Nhan khi còn sống là một người học rộng biết nhiều Đến khi chết được Diêm Vương cho làm chức Xá nhân điện Tu Văn Chàng chết nhưng thường linh hiển gặp bạn bè để chuyện trò Mỗi lần chuyện trò, chàng thường hết sức ca ngợi địa phủ làm việc công minh, dùng người thận trọng, rất khác với trần gian Hạ Nhan nhờ bạn sưu tập thơ văn của mình làm khi còn sống để cho khắc in, những mong chúng được lưu truyền rộng rãi Người bạn đã giúp chàng thực hiện ước nguyện Để cảm ơn công lao của bạn, ba năm sau, Hạ Nhạn tiến cử bạn thay thế chức của mình

Trang 23

- Tiệc mừng dưới Thuỷ cung

Dư Thiện Văn người Triều Châu, vốn hay thơ văn được Quảng Lợi Vương mời xuống thủy cung làm bài văn cất nóc để đọc trong lễ khánh thành ngôi điện mới Bài văn làm xong, Quảng Lợi Vương rất ưng ý liền cho mười ba vị hải thần là vua của biển đông, tây, bắc cùng đến dự tiệc Khi dự tiệc, Quảng Lợi Vương cho đọc bài văn cất nóc nhằm ghi lại việc làm tốt đẹp Hôm sau, Quảng Lợi Vương tặng cho Thiện Văn nhiều

đồ quý gọi là trả tiền nhuận bút rồi sai sứ giả đưa Thiện Văn về Thiện Văn trở nên giàu

có Sau đó, chàng không để tâm đến công danh nữa và bỏ nhà đi tu tiên

1.4 Kim Ngao: Tác giả v 5 truyện truyền kì

1.4.1 Kim Thời Tập với Kim Ngao

Kim Thời Tập tự là Duyệt Khanh, hiệu là Mai Nguyệt Đường còn có hiệu là Đông Phong, Thanh Hàn Tử, Bích Sơn Thanh Ẩn, Chuế Thế Tông

Theo Đinh Khuê Phúc, một học giả có tên tuổi của Hàn quốc trong lĩnh vực nghiên cứu tiểu thuyết cổ Kim Thời Tập quê ở Giang Lăng gần Hán Thành Tổ tiên ông có Chu Nguyên làm tới chức Y Xan thời trung kì Shilla và Đài Huyền làm tới chức Thị Trung thời Koryo Bố là Trung Vệ Nhật Tỉnh, mẹ là Tiên Sai Trương Thị Ông sinh ra ở Seoul vào năm thứ 17 đời vua Sejong (1435) và mất vào năm 24 đời vua Sonjong (1493) ở chùa Vô Lượng tỉnh Chung Chung, hưởng thọ 59 tuổi Cuộc đời ông là một cuộc đời vất vả, cực khổ và phiêu lãng

Kim Thời Tập thủa nhỏ nổi tiếng là thần đồng, 8 tháng tuổi tự mình biết chữ, xay bột lúa mạch, ông tức cảnh nên thơ, 5 tuổi đã thông thạo Trung Dung Đại học, Vua Sejong nghe tin đồn và ra lệnh cho Viện Thừa Chính gọi ông tới và thử tài ông Quan văn là Chi Thân Sự Phác Dĩ Xương ra vế đối:

“Đồng tử chi học bạch vũ thanh không chi mạt”

Nghĩa là

Việc học hành của con trẻ tựa như hạc trắng múa ở chân trời xanh

Ông lập tức đối lại:

Thánh chúa chi đức hoàng long phiên bích hải chi bung

Trang 24

Nghĩa là

Ân đức của thánh chúa tựa như rồng vàng vùng vẫy giữa biển xanh

Khi đó, vua Sejong rất cảm động và thưởng cho rất hậu Năm 13 tuổi, theo học

Luận ngữ, Mạnh Tử, Thi, Thư, Xuân Thu dưới trướng quan Đại Tư Thành Kim Dương,

sau theo học Chu Dịch, Lễ Ký, Chư tử bách gia với quan Tư Thành Doãn Tường

15 tuổi, mẹ mất, ở nhà cậu cư tang 3 năm sau, mợ tạ thế trở về Hán Thành thì cha lâm bệnh nặng cũng mất Trong hoàn cảnh đó dù có vợ là con gái Nam Hiếu Lễ nhưng tiền đồ ông không có gì là sáng sủa thường sống trong hoàn cảnh khó khăn Năm 21 tuổi, do được sự ân sủng của vua Sejong, ông học hành chăm chỉ ở trong núi Tam Giác với hy vọng theo đuổi con đường công danh và hết mực trung thành với vua Tanjong – cháu vua Sejong, nhưng không ngờ xảy ra việc quan đại quân Thú Dương (Sêjo) giết vua Tanjong cướp ngôi, ông đóng cửa khóc ròng 3 ngày không đi đâu, đốt hết sách chứa trong nhà rồi cắt tóc đi tu, tự đặt pháp hiệu là Tuyết Sầm Từ đấy, ông sống nay đây mai đó Bắc tới núi Tú Lĩnh, Đông tới núi Kim Cương, Nam tới biển Đa Bảo, chín năm lưu đãng ông chỉnh lý được ba cuốn

sách Đăng du quang tây lục, Đăng du quang đông lục, Đăng du hồ Nam lục Văn

chương của ông tựa như mây trôi nước chảy, như biển rộng trời cao, khiến thần khóc quỷ sầu, không thể biết được mở đầu ở đâu và kết thúc chỗ nào

Năm 30 tuổi (1463), quan Đại quân Hiếu Ninh thuyết phục ông ra giúp vua Thế Tổ (tức Đại quân Thú Dương), chú giải những câu ngạn ngữ trong kinh Phật, sau đó lui về náu mình trong ngôi nhà trên núi Kim Ngao ở Khánh Châu Hai năm sau, Đại quân Hiếu Ninh lại đến mời ông tham gia lễ vạn thành chùa Viên Giác Sau đó, mấy lần Thế Tổ xuống chiếu triệu kiến song ông đều từ chối, ở lại

Kim Ngao để hoàn thành sáng tác Kim Ngao Tập tiểu thuyết được coi là mở đầu

của thể loại truyền kì của Hàn Quốc Năm Quý Dậu, niên hiệu Thành Tông thứ

6, ông tạ thế ở chùa Vô Lượng, núi Hồng Sơn, hưởng thọ 59 tuổi Tác phẩm của

ông chỉ còn Mai Nguyệt Đường tập và Kim Ngao

Kim Ngao (Chuyện mới ở núi Kim Ngao) là sản phẩm của thời đại mà Kim

Thời Tập đã trải qua Có tài liệu cho rằng Kim Ngao gồm 20 truyện, xuất hiện

Trang 25

khoảng năm 1465 – 1470 viết bằng Hán văn, nay chỉ còn 5 truyện Thông qua 5 truyện tác giả đã phản ánh đời sống hiện thực và mâu thuẫn trong trật tự Nho giáo của xã hội đương thời đồng thời bày tỏ những nỗi niềm u uất

Kim Ngao tuy chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng nhưng mang tính sáng tạo cao,

thể hiện ý đồ sáng tác rõ ràng, đồng thời cũng thể hiện tài năng văn chương của tác

giả Năm 1972, Kim Ngao được xuất bản ở Hàn Quốc có cả chữ Hán và chữ Hàn do

Nhà xuất bản Ất Dậu ấn hành

1.4.2 Tóm tắt truyện

- Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc

Ở Nam Nguyên có chàng thư sinh họ Lương, cha mẹ mất sớm chưa lập gia đình Lương Sinh cầu xin đức Phật ban cho một người vợ và có cuộc chơi hu bồ với đức Phật Lương Sinh gặp một thiếu nữ vốn là hồn ma hóa thân và cùng nàng chung sống ân ái, vui thú trong ba ngày (bằng thời gian ở trần gian ba năm) Sau ba năm, thiếu nữ nói cho Lương Sinh biết rằng nhân duyên đến đó là hết Lúc chia ly hai người làm thơ xướng họa với nhau và nàng đưa cho Lương Sinh cái bát bằng bạc Lương Sinh biết rõ nàng là hồn ma phải trở về thế giới bên kia, lòng càng thương cảm Lương Sinh bán hết gia sản, cúng tiến vào chùa làm lễ cúng tế cho vợ liền trong ba đêm Sau cùng, thiếu nữ được hóa thân làm đàn ông ở nước khác

- Truyện Lý Sinh ngó trộm qua tường

Ở Tùng Đô có chàng thư sinh họ Lý tuổi tròn mười tám mặt mũi khôi ngô, thông minh học giỏi Ở làng Thiện Trúc có người con gái họ Thôi, con nhà danh giá tuổi mới mười lăm, mười sáu xinh đẹp, giỏi thơ phú Lý Sinh trên đường tới trường

đã làm thơ xướng họa gửi cho nàng Thôi và tình yêu nảy nở Chuyện bị lộ ra, Lý Sinh

bị cha bắt phải đi Lĩnh Nam Nàng Thôi phải chia tay với Lý Sinh nên bỏ cả ăn ngủ

ốm liệt giường Bố mẹ nàng Thôi biết rõ sự tình bèn tìm người mai mối đến hỏi nhà

họ Lý Hai người nên duyên vợ chồng nhưng vì xảy ra nạn giặc khăn đỏ nên họ phải phải chia lìa Nàng thôi quyết giữ lòng trinh nên đã bị chết một cách thảm thương dưới lưỡi gươm đao của quân giặc Lý sinh trở về nhà gặp lại người vợ đã hóa thân và chung sống hạnh phúc Mấy năm sau, nàng Thôi kể rõ câu chuyện hóa thân của mình rồi dần dần biến mất, không thấy đâu nữa Lý sinh buồn rầu sinh bệnh rồi cũng mất

Trang 26

- Say rượu tới chơi đình Phú Bích

Đầu niên hiệu Thiên Thuận, ở Kesơng có chàng thư sinh họ Hồng con nhà giàu, tuổi trẻ, đẹp trai lại giỏi thơ văn Một hôm được bạn thiết đãi, Hồng Sinh uống rượu say rồi chèo thuyền đi chơi đến đình Phú Bích Chàng làm liền một mạch sáu bài thơ Một cô gái xinh đẹp đi cùng với a hoàn xuất hiện và muốn chàng ngâm lại sáu bài thơ ban nãy Nghe xong, nàng làm sáu bài thơ họa lại ý thơ của Hồng Sinh

và đưa cho chàng xem Nàng nói cho Hồng Sinh biết nàng vốn là hậu duệ của Cơ

Tử, nay là tiên nữ trên thượng giới Hồng Sinh nói dối các bạn rằng đi câu về mà không nói chuyện gặp tiên nữ Sau đó, chàng không sao quên được Tiên nữ rồi mắc bệnh tương tư Hồng Sinh chiêm bao thấy một tiên nữ nói rằng Ngọc Hoàng ban cho chàng chức quan dưới trướng của Ngưu Lang Khi tỉnh ra, chàng mới biết đó là giấc mộng, Hồng Sinh tắm rửa sạch sẽ rồi về trời Người đời cho rằng chàng làm tiên trên thượng giới

- Câu chuyện ở Châu Viêm Phù Nam

Ở Khánh Châu có chàng thư sinh họ Phác theo đòi Nho học am hiểu Tứ Thư, Ngũ Kinh, nhất là hai bộ sách Trung Dung và Kinh Dịch Trên cơ sở lý luận “Nhất lý” của nhà nho, Phác Sinh phủ nhận triết lý của Phật giáo và thuyết hoang đường

về quỷ thần Một hôm Phác Sinh đọc sách trong nhà rồi ngủ thiếp đi, mơ thấy mình tới một nước khác là một hòn đảo ở giữa biển cả gọi là Viêm Phù Phác Sinh cùng với vua Châu Viêm Phù bàn luận rất nhiều vấn đề về cuộc đời và thế sự ở trần gian Nhà vua nói với Phác Sinh là người chính trực, có ý chí, có tài năng nhưng là người bất đắc trí ở trần gian nên sau này sẽ là người nối ngôi vua cai quản châu Viêm Phù phương Nam Vua châu Viêm Phù làm bài chiếu nhường ngôi trao cho Phác Sinh tiễn chàng về và hẹn gặp lại Phác Sinh giật mình tỉnh dậy thì té ra là một giấc mộng Chàng nghĩ rằng mình sắp chết nên hàng ngày chỉ lo thu xếp công việc trong gia đình Mấy tháng sau, Phác Sinh mắc bệnh rồi mất nghiệm thấy đúng như lời phán của nhà vua châu Viêm Phù

- Chuyện đi dự yến tiệc ở Long Cung

Ở Tùng Đô, thời Koryo (Cao Ly) có chàng thư sinh họ Hàn văn chương nổi tiếng, cả triều đình đều biết tên Một hôm Hàn Sinh đang nghỉ ở nhà thì thấy các sứ

Trang 27

giả mặc quan phục màu xanh đến mời xuống thăm Long cung Long Vương nói rằng muốn mời Hàn Sinh xuống để làm cho bài văn cất nóc lầu gác Giai Hội, chuẩn

bị cho đám cưới của cô con gái Hàn Sinh làm một bài thơ cất nóc và lúc ấy cũng có

ba vị long thần đến dự tiệc Hàn Sinh được đi thăm quan Long cung, được nhìn thấy nhiều vật kì lạ như gương điện mẫu, trống lôi công, túi tạo gió, máy làm mưa Long Vương tặng cho Hàn Sinh một mâm san hô có hai viên ngọc dạ quang và hai tấm lụa trắng rồi sai sứ giả tiễn chàng về Sau một lát chỉ nghe thấy tiếng nước chảy và gió thổi Hàn Sinh đã thấy nằm ở nhà mình, trời đã hửng, đã sang canh năm rồi

5 Mạn lục: Tác giả v 5 truyện trong văn bản

1.5.1 Nguyễn Dữ với Mạn lục

Nguyễn Dữ là người Gia Phúc, Hồng Châu Nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 7 (1496) đời Lê Thánh Tông, được trao chức Thừa Chánh sứ, sau khi mất được tặng phong chức Thượng thư Theo Vũ Khâm

Lân, người biên soạn Bạch Vân Am cư sĩ phả ký và Ân Quang hầu, người biên soạn

thơ văn chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Nguyễn Dữ không ra làm quan, ẩn cư

ở núi rừng Thanh Hóa và làm ra sách Mạn lục Sách ấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính trở thành “thiên cổ kỳ bút” Bài tựa Mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm

1547: “ Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà Sau khi thi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng tam trường, từng được bổ làm quan Tri huyện Thanh Tuyền Mới được một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý”

Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ Trong Hoàng Việt thi tập, Bùi Huy

Ích xếp Nguyễn Dữ vào hàng ngũ tác giả thời Mạc, sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước

Giáp Hải và Lê Quang Bí Theo Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề thì Nguyễn Dữ

là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), bạn với Phùng Khắc Khoan

Trang 28

(1528 – 1631) Như vậy Nguyễn Dữ có thể sống vào những năm đầu và giữa của thế kỷ XVII, một thời kỳ lịch sử đầy biến động của Việt Nam

Qua những tài liệu hiện còn, có thể biết được Nguyễn Dữ là người chăm học, đọc rộng nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương để phò vua giúp nước Sau khi đỗ Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già Trải qua bao nhiêu năm “ẩn sỹ” không màng thế sự, ông miệt mài ghi chép để gửi gắm ý tưởng của mình và hoàn thành tác phẩm để đời được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” sau này

Theo những tư liệu được biết, cho đến nay, Mạn lục là tác phẩm duy nhất

Nguyễn Dữ, cuốn sách này được xác định viết và hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kì Nguyễn Dữ cáo quan về ở ẩn nuôi mẹ già, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỉ 20 – 30 của thế kỷ XVII Đây là khoảng thời kì đầy biến động của lịch sử phong kiến Việt Nam Ngay từ cuối thế kỷ XV, nhà Lê dần lâm vào khủng hoảng suy vong, nạn tham nhũng càng trở nên phổ biến khiến cho nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng Sau khi nhà Mạc cướp ngôi và bắt đầu triều Mạc, đất nước lâm vào cục diện tranh chấp, phân chia giữa các thế lực chính trị Cục diện Nam – Bắc triều, sự phân tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn Số phận con người thời

kỳ này mỏng manh và nhẹ bẫng, con người sống nhưng lại không có quyền định đoạn số phận Đây chính là những thước phim đầy sống động về hiện thực đương thời mà Nguyễn Dữ được chứng kiến, là nguồn cảm hứng bất tận để cho ông có thể

“ghi chép” một cách đầy sáng tạo cho ra đời Mạn lục

Mạn lụcthực sự là một tác phẩm văn học viết nhưng Nguyễn Dữ muốn bộc lộ thái

độ khiêm tốn của người cầm bút, cho công việc mình làm chỉ là “mạn lục” (ghi chép theo cảm hứng của ngòi bút), những sự việc lạ chứ không phải là một sáng tác thực thụ

Mạn lục gồm 20 truyện (theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì Mạn lục của việt nam có 21 truyện) chia làm bốn tập, mỗi tập 5 truyện Các

truyện đều viết bằng văn xuôi xen lẫn biễn ngẫu và thơ Trừ truyện Cuộc nói chuyện

thơ ở Kim Hoa, các truyện còn lại đều có lời bình của tác giả Khác với lời bàn của

Trang 29

Sơn Nam Thúc trong Thánh Tông di thảo, lời bình trong Mạn lục không bàn về

nghệ thuật văn chương mà chủ yếu bàn về nội dung và ý nghĩa

Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian Tuy là câu chuyện kì lạ nhưng lại phản ánh xã hội đường thời từ đó thể hiện thái độ và bày tỏ quan niệm của bản thân Mượn hình ảnh thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ mà phên phán sự mục nát của triều đình, sự thác loạn của vua quan, sự thoái hóa của những tầng lớp vốn được trân trọng trong xã hội như sư sãi, học trò thậm chí đến cả Long thần hay Hộ pháp cũng trở nên xấu xa, quỷ quái

Nội dung tác phẩm chủ yếu lên án tầng lớp vua quan nhũng nhiễu dân chúng, phản ảnh số phận bé mọn của con người, đồng thời là sự thương cảm cho kiếp người chịu nhiều đau khổ, có số phận hẩm hiu đặc biệt là những người phụ nữ

Nhìn chung, Mạn lục là tác phẩm có nội dung và ý nghĩa sâu sắc, thấm đẫm tinh

thần nhân văn cao cả

1.5.2 Tóm tắt 5 truyện

Như đã nói ở trên, tập Mạn lục gồm 20 truyện, người viết lấy 5 truyện làm đối tượng so sánh: Chuyện cây gạo, Chuyện chức Phán Sự ở đền Tản Viên, Chuyện Lệ

Nương, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện đối tụng ở Long Cung

- Chuyện cây gạo

Trình Trung Ngộ vốn là một lái buôn thường hay xuôi thuyền xuống vùng Nam buôn bán Trên đường đi anh gặp nàng Nhị Khanh cùng con hầu mang hồ cầm đi theo Nhị Khanh chủ động quyến rũ chàng, rồi đêm đêm cùng nhau chăn gối Những người bạn buôn biết chuyện khuyên can chàng nên tìm hiểu cho rõ nguồn gốc của Nhị Khanh Theo lời Nhị Khanh chàng đến ngôi chùa bên cạnh hồ Tây thì quả nhiên thấy linh cữu của Nhị Khanh được quàn tại đó và bên cạnh còn có một cô gái ôm hồ cầm đứng bên cạnh được làm bằng đất nặn Trung Ngộ ôm áo quan mà chết rồi cùng Nhị Khanh biến thành yêu quái sống ở cây gạo chuyên tác oai tác quái Sau bị đạo sĩ thu phục

- Chuyện chức Phán Sự ở đền Tản Viên

Ngô Tử Văn tên là Soạn vốn là người cương phương, không kiêng nể cả ác thần Nhiều lần thấy ngôi đền cũ trong thôn bị yêu quái hoành hành, ông tức giận

Trang 30

đốt đi Khi về nhà, thấy một người mặc trang phục Bắc quốc đến trách mắng Chiều tối lại thấy một ông già đến tự xưng là thần của ngôi đền ấy bị hồn tên tướng giặc

họ Thôi bại trận đến cướp đền, nay nhờ Tử Minh oan giúp Ban đêm, Tử Văn bị mời xuống âm ty hầu chuyện, Tử văn đã làm sang tỏ mọi chuyện được tha cho về, sau không bệnh tật gì mà mất Nhờ có công trừ hại cho dân nên Tử Văn được bổ làm chức phán sự ở đền Tản Viên

- Chuyện Lệ Nương

Nguyễn Lệ Nương và chàng Lý Phật Sinh được hứa hôn từ trong bụng mẹ, khi lớn lên cả hai cùng yêu quý nhau Chẳng may đất nước nhiều biến động, nàng Lệ Nương bị bắt làm cung nữ, mấy năm sau lại bị tướng nhà Minh bắt đi Để giữ trọn khí tiết nàng đã tự vẫn Phật Sinh đi tìm vợ nhưng không gặp mà chỉ gặp nấm mộ nàng, bèn ngồi bên vợ Đêm hôm đó Lệ Nương hiện về, hai người cùng nhau ái ân nồng thắm Mấy hôm sau, Phật Sinh cải tang cho nàng và từ đó không lấy ai nữa

- Chyện Từ Tức lấy vợ tiên

Chàng Từ Thức người ở Hóa Châu, làm tri huyện Tiên Du, vì không chịu khuôn thức trong chốn quan trường cho nên bỏ mũ áo đi ngạo du sơn thủy Trong lúc du ngoạn danh thắng, chàng lạc vào động tiên và được Ngụy Phu Nhân là tiên ở núi mời đến sơn động Lai Phù để gả con gái Giáng Hương cho Thì ra nàng Giáng Hương chính là người con gái làm gẫy hoa trong hội hoa năm trước mà Từ Thức đã cởi áo đền giúp Một năm sau, Từ Thức nhớ nhà muốn về Từ Thức chia tay Giáng Hương trở về thì thấy mọi vật đã thay đổi, hạ giới đã trải qua hơn tám mươi năm Sau chàng bỏ vào núi Hoành Sơn và không biết đi đâu nữa

- Chuyện đối tụng ở Long cung

Có một viên huyện lệnh tên là Trịnh một hôm đưa vợ là Dương Thị đi qua đất Hồng Châu, bị thủy quái ở thần thuồng luồng bắt đi Bạch Long Hầu tỏ ý bất bình bèn tìm cách giúp họ Trịnh tìm hiểu rõ đầu đuôi vụ án và đưa Trịnh đến Long Đình thưa kiện Thần thuồng luồng sau khi bị vời đến Long Đình đã ra sức biện bạch nhằm phủ nhận tội lỗi Long vương phải cho gọi Dương thị thì thần thuồng luồng mới chịu nhận tội Dương thị nhận chồng mình và sự việc được làm sang tỏ Long vương xử thần thuồng luồng có tội bị đày lên phía Bắc còn vợ chồng huyện lệnh lại được đoàn tụ

Trang 31

6 Vũ nguyệt: Tác giả v 5 truyện

1.6.1 Uêđa Akinari với Vũ nguyệt

Akinari sinh năm (1734-1809) là một nhà nghiên cứu quốc học, nhà văn hiệu

là Hòa Dịch, Thái Lang, Tiễn Chi, Ky Nhân, Vô Trường, ông sinh ra Ôdaca, trong một khu phố ăn chơi và là con một kỹ nữ Lên 4, cậu bé được một nhà buôn dòng

họ Uêđa nhận làm con nuôi và từ đó mang dòng họ Uêđa Gia đình Uêđa rất mực thương yêu đứa con nuôi và tận tình chăm sóc khi cậu bé mắc bệnh đậu mùa năm

1738 May mắn thay cậu bé thoát khỏi cơn hiểm nghèo, nhưng đến lượt bà mẹ lại lâm bệnh và qua đời Người vợ kế của Uêđa cũng hết lòng yêu quí Akinari Nhưng căn bệnh đã để lại dấu vết nặng nề, mấy ngón tay bị liệt tới mức tưởng chừng không bao giờ còn cầm bút được nữa Nhờ khổ công luyện tập, Akinari đã thoát khỏi nỗi thất vọng ấy, tuy chữ viết không còn đẹp như trước nữa Đây là một nhược điểm quan trọng đối với một học giả đương thời

Năm 25 tuổi, Vêđa Akinari sống lang thang và làm con cái các gia đình thương nhân khá giả khác Do di chứng bệnh tật, việc giáo dục ban đầu đối với cậu

bé bị sao nhãng nhưng nhờ đọc sách, nhất là các sách vở kinh điển Trung Hoa, Akinari sớm lấp chỗ trống hổng kiến thức của mình và đã có những sáng tác thơ ca Akinari ghét cuộc sống đồi trụy, như anh thổ lộ “ghét rượu thuốc, hạng văn sĩ tồi và bạn nhà giàu” Năm 1761, Uêđa Akinari phải đảm nhận công việc kinh doanh sau khi bố mất Trong mười năm, anh là một nhà buôn lương thiện nhưng luôn hào hứng Vụ hỏa hoạn năm 1771 làm anh phá sản song lại giúp anh thoát khỏi những ràng buộc của một nghề nghiệp mình không ưa thích

Năm 1773, Akinari quyết định dùng vốn học vấn vững chắc về nền văn hóa Trung Hoa để làm nghề thuốc, dành trọn hai năm nghiên cứu y học và trở thành một thầy thuốc với phong cách riêng độc đáo, rất mực tận tụy và nhân ái Nhưng Akinari không mãn nguyện với trình độ chuyên môn non yếu và những ngón tay vụng về của mình

Năm 1778, Akinari đoạn tuyệt với nghề y và hoàn toàn đi vào sáng tác văn học Trong những năm cuối đời ở Kyoto, trong cảnh mù lòa và nghèo túng, Akinari

Trang 32

vẫn không rời bỏ cây bút và tiếp tục công bố nhiều công trình có giá trị Ông mất năm 1809 hưởng thọ 75 tuổi

Vũ nguyệt (hay còn gọi là Ugetu monogatari nghĩa là: Truyện kể trong mưa và

trăng) ra đời năm 1776, trong lời tựa Akinari nói rõ ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Ông sáng tác “vào một đêm cuối xuân, khi mưa vừa tạnh và ánh trăng còn nửa tỏ nửa mờ”, thời điểm lý tưởng cho những sự hiển hiện của thần kinh, ma quái… nhằm tránh ngộ nhận, phụ đề tiếng Nhật ghi thêm “Truyện ngắn thần kỳ”

Truyện ngắn thần kì vốn là một loại hình văn học được ưa chuộng ở xứ sở mặt trời mọc và văn học dân gian Nhật Bản rất phong phú về truyện thần linh ma quái

Vũ nguyệt được coi là một đỉnh cao của loại truyện ngắn thần kì Nhật Bản, nó được

Akinari ấp ủ và sáng tác trong một thời kì dài 8 năm (1768 – 1776), đồng thời cũng

là tác phẩm thú hút nhiều tâm lực nhất Phải chăng ông muốn lấy nó làm tuyên ngôn văn học, làm hình mẫu cho các thế hệ nhà văn tương lai

Thủ pháp sáng tác trong truyện rất đa dạng, tùy theo hoàn cảnh và cốt truyện, Akinari khi thì bám sát một mô hình có sẵn khi thì mượn những nét lớn của đề tài

để phát triển theo nghệ thuật hư cấu, cũng có khi chỉ một chi tiết nhỏ, một giai thoại hầu như vô nghĩa với vài ba dòng chữ, bồi đắp tái tạo thành một hình tượng mới

1.6.2 Tóm tắt 5 truyện liên quan đề tài

Toàn bộ tác phẩm Vũ nguyệt có 9 truyện và một bài tựa ngắn Trong 9 truyện, người viết lấy 5 truyện đó là: Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu, Ngôi nhà trong bãi

sậy, Chuyện con rắn tà dâm, Tranh luận về chuyện giàu nghèo và Cá chép tự nhủ trong giấc mơ

- Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu

Trong tỉnh Kibi, huyện Koya, làng Niixơ có gia đình Idaoa vốn là võ sĩ mấy đời làm nông, có con trai là Xôtarô lêu lổng, ăn chơi trụy lạc Cha mẹ bàn cưới vợ cho con để con đổi tính nết Đúng lúc đó có người làm mối đến giới thiệu nhà Kaxada, coi đền Kibitsu có con gái tên là Ixôda xinh đẹp, biết chơi đàn và làm thơ Nhà Kaxada đồng ý nhưng họ đến đền để hói ý kiến thần linh thông qua việc bói bằng cái nồi thiêng trong đền Cái nồi không phát ra tiếng tức là tiên đoán cuộc hôn

Trang 33

nhân này không tốt Ixoda về nhà chồng siêng năng làm việc, đối xử với gia đình nhà chồng rất tốt Nhưng Xôtarô lại mê một ả giang hồ tên là Xôđơ và sống cùng ả Một hôm Xôtarô nói với vợ rất ân hận và hứa sẽ từ bỏ ả tình nhân Trước khi bỏ muốn có một ít tiền để đưa ả lên thành phố tìm nơi nương tựa Nhưng Xôtarô cùng với Xôđơ bỏ trốn lên nhà anh họ của ả Xôđơ ốm nặng rồi chết, Xôtarô hết sức đau khổ, một lần đi viếng mộ, gặp một người con gái trẻ, Xôtarô theo cô gái về nhà Đến một căn nhà hoang sơ, nói chuyện với nữ chủ nhân qua bình phong, chủ nhân chính là hồn ma vợ anh Hồn ma thề sẽ trả thù, Xôtarô lăn ra bất tỉnh Anh họ khuyên Xôtarô đi nhờ thầy pháp, dán bùa quanh nhà, dặn trong 42 ngày không được

ra khỏi cửa Nhưng đêm thứ 42, trời chưa sáng hẳn, anh đã ra khỏi nhà Lập tức bị

hồn ma giết chết, máu chảy ròng ròng, chỉ còn một túm tóc chứ không còn gì hết

- Ngôi nhà trong bãi sậy

Câu chuyện kể về cuộc đời Miyagi vợ của Katxusirô ở tỉnh Simôra thuộc dòng

họ Katxusirô có nhiều ruộng đất và sống trong cảnh phồn vinh Riêng Katxusirô, bản tính bấp bênh cho công việc đồng áng là nhàm chán, không thiết làm ăn dẫn đến cảnh nhà ngày càng sa sút Katxusirô theo Xuxabơnô Xôgi, một nhà buôn lụa lên kinh kì buôn bán hứa mùa thu này sẽ trở về Nhưng mùa hè năm ấy, niên hiệu Kyôtôcu (1445) xảy ra nội chiến giữa Axoong Sigiji, công xứ Kamakura với thống đốc Oexugi, nơi nàng ở sống trong cảnh loạn ly, nháo nhác chạy trốn Miyagi vẫn ở lại “chờ tới mùa thu” Katxusirô lên kinh thành bán hết số tơ lụa, sống trong cảnh xa hoa của Kyoto, trở về quê hương nhưng bị cướp chặn đường và nghĩ vợ anh không còn sống Miyagi phải sống trong cô đơn đói khổ, luôn đề phòng giữ mình cho đến khi chết Sau 7, 8 năm Katxusirô trở về nhưng Miyagi đã chết được 5 năm Nàng thành ma nhưng vẫn đợi chồng cho nên quanh quẩn ở ngôi nhà xung quanh lau sậy phủ kín để gặp chồng tâm tình, nức nở kể hết sự tình Phẩm giá của nàng đã được một già bản chứng kiến và hết lời ca ngợi

- Chuyện con rắn tà dâm

Ở Mioa-ga-xaki thuộc tỉnh Ki, có Oyanôtakoxuko, một lão làm nghề dân chài, gia đình sống trong cảnh dư dật Ông có hai trai và một gái Tasô là con trai đầu,

Trang 34

trung hậu theo nghiệp cha, cô con gái thứ hai lấy chồng ở Xamatô Con trai út là Tôyô, tính nết hiền hòa nhưng chỉ thích sống theo lối kinh thành mà không có chút thiên hướng nào cho cuộc sống thực tiễn nên gia đình để mặc Tôyô tự ý hành động Tôyô tông hòa thượng Abơnô Yminarô đạo sĩ ở đền mối làm thầy Vào đầu hạ tháng Chín, mưa bụi đổ xuống dày hạt Tôyô mượn thầy chiếc ô ra về rồi gặp Agatanô Managô, một cô gái tuổi không tới hai mươi, nét mặt và mái tóc hết sức lộng lẫy đi cùng với một nữ tỳ tuổi mười bốn, mười lăm Trở về Tôyô không sao quên được nàng và nằm mơ tới thăm Managô Tỉnh dậy, chàng rộn ràng quên cả ăn sáng, bước ra khỏi nhà đến vùng Đền mới tìm nhà Managô Anh sững sờ khi thấy không một chi tiết nhỏ nào là không giống những gì anh thấy trong giấc mơ Trước khi trở về Managô trao cho chàng một thanh kiếm của cố lang quân và dặn Tôyô luôn đeo bên mình Nhưng Managô chính là một con rắn rất già, biến hóa tác oai, tác quái suốt cuộc đời Tôyô Phải đến lần thứ tư, tìm đến nhà sư Hôkai, pháp sư nổi tiếng trừ tà ma ở Tu viện Đôgiôgi ở tỉnh Komatxubasa mới trừ diệt được con rắn

Về phần Tôyô theo truyền thuyết anh vẫn bình yên vô sự

- Tranh luận về chuyện giàu nghèo

Ở tỉnh Nutxu, trong những người thân cận của Gamô Ugixatô có một võ tướng tên là Okaxanai Ông ta hưởng lộc cao, có danh vọng lớn nhưng có tật xấu là say mê của cải và đưa tinh thần tiết kiệm lên thành nguyên tắc, lấy đó làm gia pháp Trong một căn buồng, ông bày ra xung quanh mình rất nhiều đồng tiền vàng và thưởng thức thú vui đó chẳng khác gì thiên hạ ngắm trăng, xem hoa Ai cũng cho hành vi của Xanai là kỳ cục và khinh miệt ông là kẻ bủn xỉn quê mùa Một hôm, Xanai gọi một gian nhân từng ở lâu trong nhà cất giấu một đồng tiền vàng và khen đó là một hành động đáng khen rồi thưởng cho mười đồng tiền vàng cho phép y mang gươm

và sử dụng y để giúp việc riêng cho mình Vào một đêm thức giấc, Xanai gặp thần vàng Thần vàng vui mừng trước tấm lòng ưu ái của ông đối với vàng nhiều năm và xúc động thấy Xanai thưởng lệ một gia nhân, Trong đêm khuya Xanai và thần vàng cùng bàn luận về chuyện giàu nghèo, cho rằng của cải và danh vọng là nền tảng của quốc gia, con đường làm giàu là con đường vinh quang Giàu nghèo có cội nguồn từ

Trang 35

những hành vi thiện ác ở những kiếp trước Trời sáng Xanai suy nghĩ mãi về những

sự kiện trong đêm và nghĩ ngợi về hai câu thơ của thần vàng, đại thể như sau: Người nông dân trở về nhà, trong lòng dâng lên một niềm tin sâu xa

- Cá chép tự nhủ trong giấc mơ

Vào khoảng niên hiệu Angso (923-930) một nhà tu hành tên là Kôgi sống trong chùa Migi Ông nổi tiếng trong chùa về tài hội họa đặc biệt chuyên vẽ cá Một hôm, tập trung hết bút lực vào một bức vẽ, ông thiếp đi Trong giấc mơ ông thấy mình hóa thành cá chép tung tăng dưới hồ nước xanh rờn, đến khi đói, ông đã nuốt mồi câu của chàng ngư dân Bunsi vì tin rằng anh ta sẽ không làm hại mình Điều lí thú là nhà sư hóa thành cá chép khi đang mộng mị nhưng ngoài đời bạn bè của nhà

sư đã bắt gặp con cá chép đó, đã làm gỏi và sửa soạn ăn Con cá chép bị bắt mang linh hồn của nhà sư còn thân xác ông thì đang nằm ở chùa trong tình trạng mà mọi người tưởng ông đã chết rồi Đây là lời nhà sư Kôgi, vừa trở lại làm người kể cho người bạn Tera và mọi người trong nhà Tera nghe câu chuyện hóa thành cá chép của mình Hết sức súc động và kinh ngạc mọi người ra lệnh ném hết xuống hồ chỗ

cá làm gỏi còn lại Về sau Kôgi khỏi bệnh và tuổi thọ khá cao Lúc gần mất, ông lấy mấy bức vẽ cá chép bỏ xuống hồ Cá nhảy ra khỏi tranh giấy, tranh lụa và tung tăng dưới nước

Hoa

Cù Hựu (1341 – 1427)

Trang 36

2 Tóm tắt:

2.1 Nhân vật: Đằng sau mỗi nhân vật, nhất là những nhân vật tưởng tượng

bao giờ cũng là một quan điểm, tư tưởng Tìm hiểu về nhân vật là tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tư tưởng, tôn giáo, quan niệm, cách tư duy của tác giả Trong toàn bộ 4 thiên truyện ta thấy hiện lên một thế giới nhân vật phong phú, từ vua quan cho đến thường dân nó có thể là con người, là hồn hoa, là con vật độn lốt người… Ở đây nhân vật ma quái là chủ yếu, loại nhân vật này giữ một vai trò quan trọng trong thi pháp truyện truyền kì Nó gắn liền với đặc trưng của thể loại: sự kết hợp cái kì

và cái thực Thế giới nhân vật được miêu tả trong Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt có điểm gần gũi với Tiễn đăng, tuy nhiên các tác giả đã mượn chuyện ma nhưng thực

chất cũng là để nói chuyện con người trần tục

2.2 Cốt truyện Hệ thống môtip, cốt truyện trong Tiễn đăng, Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt phong phú như nằm mộng xuống âm phủ, người lấy ma, hàng phục

yêu quái, biến hóa khôn lường, môtip hóa thân, biến dạng của nhân vật ma quái xuất hiện rất nhiều trong truyện, đây là một đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì

Nội dung cốt truyện trong nhiều truyện ở Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt có điểm gần gũi với Tiễn đăng, tất nhiên yếu tố này không phải chỉ chịu ảnh hưởng của

truyền kì Trung Hoa mà còn do những tương đồng trong tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc

2.3 Văn xuôi xen lẫn thơ: Đây cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của

thể loại truyền kì, qua khảo sát chúng tôi thấy số lượng bài thơ xen lẫn văn xuôi

trong 4 thiên truyện có sự khác nhau Cụ thể: trong 5 truyện cuả Tiễn đăng có 9 bài ngoại trừ Chiếc đèn mẫu đơn và Đêm chơi thuyền ở Giám Hồ không có thơ; Kim

Ngao ngoài Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam không có thơ, 4 truyện còn

lại có 53 bài; 5 truyện trong Mạn lục ngoài Chuyện chức Phán Sự ở đền Tản Viên, bốn truyện còn lại có tất cả có 17 bài, Vũ nguyệt có 5 bài ngoại trừ Chiếc nồi thiêng

ở đền Kibítsu và Cá chép tự nhủ trong giấc mơ

2.4 Nội dung chính: Kết hợp yếu tố kì và thực, một đặc trưng của thể loại

truyền kì trên tất cả các phương diện: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian,

Trang 37

ngôn ngữ nghệ thuật… Các tác giả Tiễn đăng, Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt đã

xây dựng nên những nhân vật ma quái vừa mang cái hấp dẫn, bí ẩn của loại nhân vật kì ảo lại vừa gần gũi, chân thực, mang những nét rất “người” Nó gắn liền với với vai trò của chủ thể trong việc khả năng hư cấu của các tác giả , phản ánh số phận con người, răn dạy, rao giảng đạo đức hay đề cao con người, đấu tranh cho quyền sống mà quan trọng nhất là quyền hạnh phúc lứa đôi

2.5 Nghệ thuật chính: Viết Tiễn đăng, Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt cả Cù

Hựu, Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ và Uêđa Akinari đều dựa trên đặc trưng của thể loại truyền kì thời Đường như: Kết cấu tác phẩm, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ…

Tóm lại, Tiễn đăng là một sáng tác tiêu biểu của nhà văn Cù Hựu, cuối

Nguyên đầu Minh Tính chất truyền kì truyền thống thể hiện rất rõ, có ảnh hưởng hết sức rộng lớn đến nền văn học trong nước đặc biệt là khu vực phương Đông, những nước cùng chịu sự tác động của văn hóa Hán, thúc đẩy sự ra đời các tập truyền kì Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam

Kim Ngao của Kim Thời Tập và Vũ nguyệt của Uêđa Akinari được coi là hai

tập truyền kì ra đời sớm nhất của Hàn Quốc và Nhật Bản Tuy đều được coi là chịu

sự ảnh hưởng của Tiễn đăng ở một số những môtíp cơ bản nhưng chúng được biến

thái tạo nên nét đặc sắc riêng mang phong vị đặc trưng của mỗi quốc gia

Mạn lục, một tác phẩm có tính chất đánh dấu sự phát triển đột khởi của nền văn

xuôi tự sự trung đại và Nguyễn Dữ được coi là cha đẻ của thể loại truyền kì ở Việt Nam Nhìn từ nội hàm tư tưởng, có thể thấy rằng đây là một sáng tác thực thụ của Nguyễn Dữ mặc dù tác phẩm có một số kết cấu giống như văn chương của Cù Hựu

Trang 38

C ƯƠNG 2 SỰ ƯỞNG CỦA TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI TRONG 3 NƯỚC HÀN QUỐC, VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Với mục đích lấy 5 truyện tiêu biểu trong Tiễn đăng, luận văn hướng tới làm sáng tỏ sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa 3 tác phẩm Kim Ngao,

Truyền kì và Vũ nguyệt ở những điểm cơ bản Để làm rõ mức độ ảnh hưởng đó, khi

so sánh, chúng tôi sử dụng những kí hiệu sau:

A: Tiễn đăng, A1: Tiệc mừng dưới Thủy cung, A2: Nàng Thúy Thúy, A3:

Chức xá nhân Tu Văn, A4: Chiếc đèn mẫu đơn, A5: Đêm chơi thuyền ở Giám Hồ

B: Kim Ngao, B1: Truyện đi dự yến tiệc ở Long cung, B2: Truyện Lý Sinh ngó

trộm qua Tường, B3: Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam, B4: Say rượu tới chơi đình Phù Bích, B5: Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc

C: Mạn lục, C1: Chuyện đối tụng ở Long cung, C2: Chuyện Lệ Nương, C3: Chuyện

chức Phán sự ở đền Tản Viên, C4: Chuyện cây gạo, C5: Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

D: Vũ nguyệt, D1: Cá chép tự nhủ trong giấc mơ, D2: Ngôi nhà trong bãi sậy, D3: Chiếc nồi thiêng ở đền Kibitsu, D4: Tranh luận về chuyện giàu nghèo, D5:

Chuyện con rắn tà dâm

2.1 Ảnh hưởng một số cốt truyện tiêu biểu

Cốt truyện, một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, chỉ lớp biến cố hình thức tác phẩm Cốt truyện tạo ra trường hành động cho các nhân vật, cho phép tác giả thể hiện, lý giải tính cách của chúng Gorki coi cốt truyện là hệ thống các quan

hệ qua lại giữa các nhân vật, “lịch sử phát triển và sự tổ chức một cách nào đó”

Trên bình diện lý thuyết, thuật ngữ cốt truyện được xác định, “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành

bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học, thuộc các loại tự sự và kịch” [38, tr99]

“Truyện truyền kì cũng có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật có thắt nút, phát triển, mở nút Nếu đem so sánh với “truyện sử” thường kể lai lịch nhân vật, kể hết đời, đến cả hậu thân con cháu người ấy làm gì, quan chức đến đâu, nhưng không có cốt truyện thì truyện truyền kì có cốt truyện riêng, không nhất

Trang 39

thiết kể hết một đời nhân vật Nhiều truyện đóng khung trong một giấc mơ, một cuộc kì ngộ, cuộc trò chuyện” [28, tr351] Kết cấu thắt nút, mở nút được thể hiện hết sức linh hoạt trong tác phẩm hơn nữa lại được thổi những yếu tố kì ảo một đặc trưng thể loại, gây hứng thú cho người tiếp nhận

Trong Tiễn đăng, toàn bộ 20 thiên truyệnđều xuất hiện sự kiện nhân vật chính

gặp gỡ nhân vật ma quái, rồi rời bỏ nơi ở của mình đến một không gian xa lạ khác, kết thúc bao giờ cũng là thức tỉnh hoặc nhân vật trở lại cõi đời, hoặc hóa thân sang kiếp đời khác Đối với phần lớn các truyện, ngay khi giới thiệu nhân vật, biến cố liền xảy ra, lôi cuốn nhân vật vào dòng xoáy các sự kiện, tạo tình tiết, chi tiết, hành động Thông thường, biến cố đóng vai trò quyết định, khởi động và vận hành hệ thống cốt truyện chính là những giấc mơ, một số truyện kéo dài dung lượng mô tả đời sống hiện thực, đến nửa phần sau mới nảy sinh biến cố, do đó cốt truyện và hành động nhân vật trong thế giới ảo bị co hẹp lại có khi chỉ còn mấy dòng giới thiệu vắn tắt thoáng qua

Như đã nói ở chương 1, giới hạn lấy 5 truyện trong Tiễn đăng, ở đây chúng tôi

không xét đến vấn đề cốt truyện mà chỉ khảo sát định hình văn bản, cái cơ cấu tổ chức hình thức làm nên tác phẩm, từ đó xác định những ảnh hưởng và sáng tạo nhất

định trong Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt

2.1.1 Cốt truyện người biến thành ma

Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên định nghĩa: Ma (thuộc bổ Quỷ, gồm 21 nét)

là chữ gọi tắt Phạm ngữ Ma la, có nghĩa ngăn lại, phá hoại, gọi chung những việc thành thói quen không từ bỏ được Còn ma trong cụm từ ma quỷ được dùng biến nghĩa chỉ người chết hiện hình

Hán Việt tự điển, Thiển Chửu định nghĩa Ma (trong ma quỷ) cái làm cho con

người ta mê muội, làm mất lòng đạo gọi là ma cả

Theo Việt Nam tự điển của nhóm Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ soạn và hiệu đính thì ma có ba nghĩa: Thứ nhất, hồn người chết không được cúng giỗ, không nơi nương tựa, hiện ra phá quấy người sống Thứ hai, ma tức là ý xấu, phần vô hình trong con người giục làm bậy Thứ ba, dùng chỉ chôn cất người chết, đám ma

Trang 40

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê), ma có hai nghĩa: Một là, người đã chết,

đã thuộc về cõi âm Hai là, sự hiện hình của người chết, theo mê tín

Như vậy, ma trong từ điển có nhiều nghĩa nhưng nét nghĩa được sử dụng thông dụng nhất chỉ hồn người chết hay sự hiện hình của người chết Trong luận văn, chúng tôi sử dụng nét nghĩa này của khái niệm khi tiến tới so sánh cốt truyện người biến thành ma trong thể loại truyền kì

Để thấy rõ những ảnh hưởng và sáng tạo riêng của mỗi tác giả viết về kiểu

truyện này, chúng tôi lấy 2/5 truyện của A: A2, A4, 1/5 truyện B: B2, 2/5 truyện: C: C2, C4, D 2/5 truyện: D2, D3

Nếu tìm điểm chung để so sánh một cách có hiệu quả, kiểu cốt truyện người biến thành ma, có thể phân ra làm 2 phần: nguyên nhân dẫn đến người biến thành

ma và quan hệ giữa người và hồn ma

Bảng so sánh nguyên nhân người biến th nh ma

* Nhận xét: Xem xét ở cột so sánh nguyên nhân người biến thành ma ta thấy

cả 4 tập truyện truyền kì đều có nguyên nhân do giữ gìn trinh tiết, quan hệ người và hồn ma là vợ chồng Điều này cho thấy bối cảnh xã hội các nước về vấn đề, đề cao

trinh tiết của người phụ nữ Nguyên nhân ái dục có trong A và C, duy nhất D có nội

dung về ngoại tình, một nội dung mới mẻ mà trước đó chưa từng có

Nhìn một cách tổng quát, đa phần đó là những số phận khổ đau mà người phụ

nữ là đối tượng chính phải gánh chịu Tuy mỗi người một cảnh ngộ, nhưng cái chết oan thiên là kết cục cuối cùng của những kiếp hồng nhan bạc mệnh Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các tác giả đã gửi lại cho đời sau một bức thông điệp rằng, ở thời họ, chẳng có người nào hạnh phúc cả, cho dù họ sống theo kiểu nào

Ngày đăng: 03/09/2015, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w