Sự ảnh hưởng văn từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa (Trang 81 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Sự ảnh hưởng văn từ

Trong lịch sử nghiên cứu thể truyền kì Đông Á, các nhà nghiên cứu cho rằng Kim Ngao, Mạn lục, Vũ nguyệt ảnh hưởng từ Tiễn đăng của Trung Hoa mà không tìm thấy bằng chứng nào nói tới Kim Ngao, Mạn lục và Vũ nguyệt ảnh hưởng tới nhau. Tuy nhiên, nếu đem so sánh văn từ trong 4 sáng tác, ta có thể tìm thấy một số điểm sau:

TT A B C D

1 A1 B1 C1 D1

Ở Tùng Đô, có hồ nước, tên là Biền Uyên, nhỏ nhưng rất sâu.

Nhữngchuyện lạ ở hồ và thác nước này đã đượcviết thành nhiều truyện. Vào lễ tết, dân giết bò làm tế lễ thần nơi đây.

Huyện Vĩnh Lại, Hàng Châu, men sông có đền thờ hơn 10 chỗ.

Năm tháng dần lâu, có nơi linh thiêng, cầu tạnh đảo mưa đều linh ứng đến mức càng kính sợ.

Năm Giáp Thân, Chí Chính đời Nguyên (1343), kẻ sỹ Triều

Châu, Dư

Thông Văn bỗng thấy 2 lực sĩ khăn vàng áo thêu từ ngoài vào và cung kính nói: Quảng Lợi Vương chúng ta có lời mời ngài

Triều trước Kyro, có thư sinh họ Hàn, giỏi văn chương, mọi người ca ngợi.

Một hôm Hàn Sinh bỗng thấy vị quan áo xanh, mũ cánh chuồn từ không trung mà xuống phục thưa:

Biền Uyên Long thần kính mời

Thời Minh Tông nhà Trần, có quan thái thú họ Trịnh, vợ Dương thị, về thăm nhà, đỗ thuyền cạnh đền thờ thủy tộc.

Bỗng có 2 người con gái bưng hộp nhỏ thiếp vàng nói: Đức ông tôi sai kính biếu phu nhân, tỏ chút tình, trong lòng nước mây, duyên cưỡi rồng sẽ được thỏa nguyện

Niên hiệu Angso, nhà tu hành Kôgi trong chùa Migi nổi tiếng tài hội họa…lát sau, xuất hiện trên mặt nước 1 nhân vật, cưỡi trên lưng con cá nọ và dẫn đầu, các loài thủy tộc nói:

Ban cho pháp sư trong một thời gian một tấm áo cá chép vàng để pháp sư thưởng thức thú vui chốn thủy tề này.

Thiện Văn nói:

Quảng Lợi

Vương, thần dưới biển, Thiện Văn kẻ sĩ trên trần, 2 đường u hiển khác nhau, sao có thể gặp nhau. 2 người kia nói: Mời ngài cứ đi, xin đừng chối từ.

Hàn Sinh nói:

Thần và người khác nhau làm sao tiếp xúc.

Long Cung là chốn xa xăm, sóng to gió lớn, làm sao đến được.2 vị quan nói: Có tuấn mã đang chờ ngoài cửa, xin chớ chối từ.

Bèn cùng họ ra ngoài cửa Nam Môn, thấy chiếc thuyền đỏ đỗ bến sông. Lên đến thuyền, 2 con rồng lớn kèm 2 bên thuyền đi nhanh như gió, chớp mắt tới nơi. Thuyền dừng ngoài cửa, lát sau 2 người ra mời vào.

2 vị quan khom lưng kéo Hàn Sinh ra cửa.

Ở đó, có con tuấn mã yên vàng cương ngọc, lọng vàng khăn lục, có thêm cả cánh, lát sau ngựa bay lên không trung, trong khoảng khắc đã bay đến bên ngoài cửa cung

Bèn cùng nhau đi ra bể Nam, đến 1 tòa thành. Hầu vào trước bảo Trịnh đứng đợi ngoài cửa thành. Lát sau thấy 1 người ra dẫn vào trong 1 cái đền, trên đền có vị vua mặc áo tinh hồng

Ngài ở dương gian, quả nhân ở thủy phủ, 2 bên không ai cai quản ai, không cần phải từ chối

Âm dương khác biệt, nghi lễ không giống nhau. Long Vương ra lệnh chớ có chối từ

Kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả, có can thiệp gì đến nhau.

Nay muốn xây thêm 1 cung điện khác, đặt tên Linh Đức. Thợ thuyền, gỗ đá có đủ, chỉ còn thiếu bài văn cất nóc.

Nghe ngài có tài hiếm có, mưu lược giúp đời, tới đây viết bài văn cho quả nhân thì thật may mắn.

Nay muốn dựng 1 lều gác làm phòng hoa chúc, đặt tên Giai Hội. Thợ thuyền, gỗ đá đã chuẩn bị xong, còn thiếu chữ trên thượng lương. Nghe tiên sinh tiếng tăm lừng lẫy, vì quả nhân viết chữ cho thì vinh hạnh lắm

Bèn ra lệnh cho người hầu cận lấy nghiên bằng ngọc trắng, lấybút quản bằng sừng tê cùng 1 trượng lụa gạo đặt trước mặt Thiện Văn. Thiện Văn cúi đầu vung bút là thành bài, không cần phải soát lại

Long Vương chưa dứt lời, 2 chú bé bước ra, 1 chú tay bưng nghiên mực ngọc bích, bút lông làm bằng trúc ngà, 1 chú tay cầm tấm lụa trắng như tuyết quỳ trước mặt Hàn Sinh. Hàn Sinh viết liền 1 mạch, nét chữ như mây vờn gió cuốn.

Quảng Lợi Vương sai lấy mâm pha lê đựng 10 hạt dạ minh châu, 2 sừng tê rẽ được nước làm tiền nhuận bút, sai 2 sứ giả đưa chàng về quận.

Long Vương đem ra 1 cái mâm bằng san hô đựng 2 viên ngọc da quang và 2 tấm lụa trắng tặng cho Hàn Sinh làm quà, rồi ra tận ngoài cửa tiễn biệt.

Long Hầu về nhà bèn đặt tiệc mừng và tặng cho các thứ vân tê, đồi mồi. Vợ chồng Trịnh cùng lạy tạ rồi trở về nhà.

Sau Thiện Văn không để tâm chuyện công danh, bỏ nhà đi dạo, sau thế nào không mộtai hay biết.

Sau đó, Hàn Sinh không màng danh lợi, đi vào núi thiêng, không biết cuối cùng ra sao.

2 A2 B2 C2 D2

Con đã hẹn ước rồi, cha mẹ không chấp thuận thì chỉ có chết, con thề không vào nhà người khác.

Nhưng con đã chót chung tình với người ấy, nếu không con chỉ có đường chết mà thôi.

Con thề không lấy một người nào khác.

Bà mối lại đưa tin, nhà họ Kim lấy làm may mắn lắm, bèn chọn ngày tốt cho cưới, phàm tiền bạc, quần áo, lễ vật nhà gái đều lo liệu hết.

Bà mối trở về nói với họ Thôi, họ Thôi nói:

Lễ nạp thái cùng đồ trang sức, quần áo nhà ta lo liệu hết. Bên đó nên chọn ngày lành tháng tốt để định kỳ hoa chúc.

Chưa được 1 năm, anh em Trương Sĩ Thành dấy binh ở Cao Bưu. Vây đánh các quận ven sông, Thúy Thúy bị bộ tướng của chúng bắt đi, Kim Định từ biệt cha mẹ 2 bên đi tìm vợ, thề rằng không tìm thấy thì không về nữa.

Năm Tân Sửu giặc khăn đỏ nổi loạn đánh chiếm kinh thành, nhà vua phải dời xuống Phúc Châu, chúng đốt nhà, giết người, cướp của, nhiều vợ chồng, bà con thân thích không thể bảo vệ được nhau, chạy loạn khắp nơi.

Niên hiệu Kiến Tân năm Kỷ Mão (1399) đời Trần, xảy ra cái vạ Trần Khát Chân, Lệ Nương bị bắt vào trong cung… bèn từ biệt mẹ đi

vào Nam

mong được gặp mặt…

Vào mùa hè niên hiệu Kyôtôcu (1454) xảy ra nội chiến giữa Axông Sigiơji, công xứ ở Kamakusa với thống đốc Oexugi. Sứ quán bị lửa đạn san bằng. Sigiơji cùng bè đảng rút về ẩn náu ở Simôxa. Bỗng nhiên vùng ấy sống trong cảnh loạn ly, đàn bà trẻ con nháo nhác chạy trốn than khóc.

Nàng lớn tiếng chửi mắng: Tên giặc chó má, định hãm hại ta, ta thà để cho chó sói ăn thịt chứ không thể chịu nhục với lũ chó má chúng mày…

Chẳng thà chết dấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương còn hơn sang làm cô hồn bên đất Bắc.

Chắc hẳn cảnh cô đơn của thiếp là một thời cơ đối với họ. Nhưng thà ngọc nát còn hơn kim ngói lành.

3 A3 B3 C3 Tôi vào phủ Tu Văn,

nay hết nhiệm kì, tiến cử người thay. Âm ty coi trọng chức này, khó có người được trao. Sở dĩ tôi vội vàng đến đây vì muốn trả ơn bạn đã cho khắc in. Người ta thế nào cũng 1 lần chết, nếu gượng thêm vài năm sao có thể ở địa vị đó.

Người bạn vui vẻ nhận lời, sắp xếp việc nhà, không chữa chạy gì nữa, mấy hôm sau thì mất.

Mấy tháng sau, Phát Sinh phát bệnh và cho rằng không thể sống được nên đã không cho mời thầy thuốc, thầy cúng đến chữa. Vào đêm Phác Sinh sắp mất mơ thấy 1 vị thần xuất hiện và bảo với bà con hàng xóm chung quanh rằng: Người hàng xóm của các ngươi là Phác công, sẽ là Diêm La vương đó.

Đền Tản Viên khuyết 1 chân Phán Sự, xin lấy việc đó để đền ơn đáp nghĩa.

Người ta sống ở đời xưa nay ai không phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau. nếu trùng trình độ nửa tháng, sợ sẽ về tay người khác, đừng nên coi là việc tầm thường. Tử Văn vui vẻ nhận lời, thu xếp việc nhà rồi không bệnh tật gì mà mất.

4 A4 C4

Kiều Sinh nhà ở núi Trấn Minh, góa vợ.

Cuối canh ba thấy một a hoàn cầm cây đèn lồng hình 2 bông hoa mẫu đơn đi trước, cô gái đẹp đi sau tuổi chừng 17, 18, quần hồng áo biếc, yểu điệu thướt tha, đi về phía tây. Chàng thấy nàng trẻ trung thật là bậc quốc sắC.

Trình Trung Ngộ là 1 chàng trai đẹp đất Bắc Hà, thúc thuyền xuống vùng Nam buôn bán. Dọc đường hay gặp 1 người con gái xinh đẹp, từ thôn Đông đi sang, đằng sau 1 ả thị nữ đi hầu. Chàng liếc mắt thấy 1 giai nhân tuyệt sắc.

Em họ Phù, tên Lệ Khanh, con gái Phán quan châu Phụng Hóa trước kia.

Cha mẹ bị mất cả, gia cảnh sa sút, không anh em, ít bà con, chỉ có 1 thân cùng Kim Liên tạm ở phía tây hồ

Thiếp họ Nhị, tên Khanh, cháu gái ông cụ Hối, nhà danh giá trong làng, 2 thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây, bị chồng ruồng bỏ phải ở bên ngoài lũy làng

Trời sáng nàng từ biệt ra về, tối lại đến cứ như thế gần nửa tháng, ông hàng xóm sinh nghi bèn bảo…

Trời sáng, nàng từ biệt ra về. Từ đấy, đêm nào họ cũng đến với nhau.

Trải hơn 1 tháng, bọn buôn biết chuyện, bảo với Trình Ngộ…

Ông hàng xóm thấy chàng không về, tìm đến căn phòng quản linh cữu trong chùa, thấy vạt áo Kiều Sinh thò 1 mẩu áo quan. Sư bèn cho chôn quan tài của cô gái cùng Kiều Sinh ngoài cửa Tây. Từ đấy, ngày nào mây âm u, đêm nào trăng mờ tối thường thấy Kiều Sinh cùng cô gái dắt nhau đi, con hầu cầm đèn mẫu đơn, ai gặp ốm nặng, hết nóng lại rét. Biết mà công đức cùng rượu thịt thì khỏi bằng không thì ốm liệt giường.

Người trong thuyền ngủ say, sáng thức dậy thì thấy mất Trung Ngộ. Họ đến Đông thôn tìm, thấy chàng nằm ôm quan tài mà chết, bèn phải thu liệm chôn ngay ở đấy.

Từ đó, phàm những đêm trời tối, người ta thường thấy 2 người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì khóc. 2 người thường bắt người ta phải cầu khấn lễ bái, hễ không được như ý thì làm tai làm vạ

* Nhận xét: Qua một số ví dụ trên đây ta có thể thấy cả 3 sáng tác của Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ và Uêđa Akinari đều ảnh hưởng văn ngôn từ A. Tuy nhiên mức độ khác nhau.

+ Thứ nhất: B ngoài tên người, tên địa phương thì nhiều tình tiết trong 2 truyện giống nhau, đặc biệt trong A1 B1

+ Thứ hai: C từ sự gặp gỡ giữa các nhân vật chính, nội dung cốt truyện, cách kết thúc cốt truyện, nhiều truyện khá giống nhau, nổi bật là A4 C4. Điều đó nói lên rằng, Nguyễn Dữ đã đọc A rồi “mô phỏng” theo để sáng tác.

+ Thứ ba: D văn từ hầu như không có sự “mô phỏng”, có lẽ Nhật Bản là một quần đảo nằm giữa biển cả, “ địa thế đặc biệt khiến lực lượng ngoại lai không dễ gì xâm nhập được, do hoàn cảnh như vậy nên các giá trị văn hóa người Nhật tạo ra phát triển trong điều kiện ổn định… ít bị sáo trộn” [31, tr14].

* Tiểu kết chương 2

Trên đây, chúng tôi đã đi vào so sánh một số nội dung cơ bản ảnh hưởng từ Tiễn đăng (Cù Hựu), trong Kim Ngao (Kim Thời Tập), Mạn lục (Nguyễn Dữ), nguyệt (Uêđa Akinari). Kết quả so sánh cho thấy cả 3 tác giả có ảnh hưởng từ văn ngôn đến cốt truyện và một số môtip tiêu biểu, tuy nhiên cùng dựa trên đặc trưng của thể loại truyền kì, nhưng mục đích sáng tác khác nhau, hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau, các tác phẩm đã có nhiều cách tân phù hợp hơn yêu cầu của thời đại.

Cả Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ, Uêđa Akinari khi sáng tác, đã thể hiện tâm sự, tư tưởng, những dằn vặt trong nội tâm về lẽ hành tàng đồng thời sáng tạo thêm các tình tiết li kì, hấp dẫn tạo nên những cốt truyện mới từ những cốt truyện, môtip truyền thống nhờ vậy truyện có khả năng gợi mở cao

Trần Ích Nguyên nói: “Việc lấy tài liệu của một bất kì tác phẩm văn học nào đều có thể là từ nhiều nguồn. Chỉ cần tác giả không thỏa mãn với việc mô phỏng, thì dù có tiếp thu ảnh hưởng của nước mình hay nước ngoài thì cũng chẳng làm tổn hại gì đến tính sáng tạo độc đáo”, Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ, Uêđa Akinari là những người như thế.

CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NG Ệ T UẬT VÀ SỰ SÁNG TẠO TRONG KIM NGAO TÂN T OẠI TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

VÀ VŨ NGUYỆT VẬT NGỮ

Xét về nội dung tính chất thể loại truyền kì, có thể thấy Tiễn đăng của Cù Hựu ảnh hưởng rõ rệt đến Kim Ngao, Kim Thời Tập, Mạn lục, Nguyễn Dữ, nguyệt, Uêđa Akinari. Song đó không phải “sao chép” đơn điệu mà là một quá trình lao động nghệ thuật thực sự. Góp phần tạo nên sự thành công ấy không chỉ ở nội dung hấp dẫn mà còn ở kết cấu, cách kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi, lấy kì để nói thực và môtip dân gian của mỗi nền văn hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)