Lấy ảo để nói thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa (Trang 102 - 117)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Lấy ảo để nói thực

Cái thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng ở đó cái siêu nhiên chiếm vị trí ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực mà chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng.nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn trong bài viết về cái thần kì, kì ảo trong trong văn Banzắc có đoạn: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ phi thường, độc đáo. Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực ảo, và tồn tại độc lập, nó không hòa tan vào các dạng thức khác của tưởng tượng” [2, tr12].

Nhà nghiên cứu Dan Pavle Sergiu cho rằng, cái kì ảo thần kì chính là “sự kết hợp bởi cái phi thường và cái bình thường”. Với văn học Trung Hoa và văn học Triều Tiên, Việt nam, Nhật Bản cái thần kì, kì ảo đã xuất hiện trong văn học dân gian. Đến khi văn học viết ra đời nó không mất đi mà chuyển hóa vào thể loại truyền kì. Yếu tố kì ảo được coi là biểu hiện đặc trưng của thể loại truyền kì. Tính chất của yếu tố kì ảo tùy thuộc vào ý đồ tạo ra sự đa dạng của đề tài, nói như vậy có nghĩa tùy vào ý đồ sáng tạo của mỗi nhà văn mà yếu tố kì ảo được sử dụng làm nội dung hay chỉ mang tính phương tiện. Với Tiễn đăng, Cù Hựu được coi là người đã kế thừa văn học truyền kì thời Đường, Tống. Yếu tố kì ảo trong Tiễn đăng được sử dụng một cách triệt để, dày đặc ngay từ phần mở đầu cho đến khi kết thúc. Nó xuất hiện đan xen với các yếu tố hiện thực không mang tính ma quái. Các yếu tố kì ảo không chỉ đảm nhiệm chức năng trợ thủ cho nhân vật chính như trong chuyện dân gian mà nó còn là nhân vật chính.

Như vậy truyện truyền kì dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống, người viết đã lấy cái kì để nói cái thực. Nhờ yếu tố kì mà câu chuyện thêm hấp dẫn hơn, còn yếu tố thực làm tăng tính chính xác làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Trước hết ở Việt Nam, nhìn lại quá trình phát triển của văn xuôi tự sự thời trung đại ta thấy việc lấy ảo để nói thực, một bút pháp nghệ thuật truyền thống hơn nữa đi theo xu hướng ngày càng gia tăng chất liệu hiện thực trong các tác phẩm.

Thời kì đầu các yếu tố kì ảo sử dụng một cách “thụ động”, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn học dân gian nhuốm màu sắc tôn giáo, mang nặng tính chất quái đản thần bí, địa hạt cho các yếu tố thực tồn tại chiếm một dung lượng ít. Sự liên kết giữa các yếu tố kì ảo và hiện thực còn lỏng lẻo, đây là thời kì của Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp) thế kỉ XIV. Từ thế kỉ XV trở đi, tác phẩm Thánh Tông di thảo tương truyền Lê Thánh Tông bước đầu có ý thức sử dụng yếu tố kì ảo kết hợp phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Yếu tố kì ảo như một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng thể loại, có ý nghĩa phản ảnh “ít nhiều mang tính thời sự của cuộc sống”.

Đến với Mạn lục (Nguyễn Dữ), yếu tố kì ảo đã bị khúc xạ qua tư tưởng của người Việt Nam. Các yếu tố này không xuất hiện đậm đặc mà chỉ được mượn, nó vừa là phương tiện vừa là ẩn dụ nghệ thuật để biểu hiện mục đích cần đạt đến đó là hiện thực. Lí do của sự lựa chọn nàybắt nguồn từ nhu cầu thẩm mĩ của xã hội và sự vận động theo hướng dân tộc hóa của văn học.

Là nhà Nho có tài sống trong thời kì loạn lạc, thời kì tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến đầu thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ và bao kẻ sĩ cảm thấy bất lực bế tắc trước những cuộc tàn sát xảy ra liên miên, đất nước chìm đắm với những cảnh “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt”. Chưa bao giờ vấn đề con người bị áp bức trở thành mối quan tâm bức thiết đến vậy. Nguyễn Dữ đã sử dụng đến chức năng của các yếu tố kì ảo một cách có dụ ý và như một chất liệu nghệ thuật. Ông xác định được vị trí cũng như vai trò của nó trong sự sáng tạo nghệ thuật khiến cho các yếu tố kì ảo không cản trở mà ngược lại giúp nhà văn phản ánh sâu sắc hơn cuộc sống thực tại. Ý đồ đó được Nguyễn Dữ nói rất rõ trong lời bình sau nhiều sáng tác như Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên: “Than ôi! Nói chuyện quái sợ loạn luân thường. Cho nên thánh hiền không nói. Nhưng việc Từ Thức lấy vợ tiên cho là có thực không ư? Chưa hẳn là không; cho là có thực ư? Chưa hẳn là có, cókhông lờ

mờ, câu chuyện tựa hồ quái đản. Nhưng có âm đức thì tất có dương báo, cũng là lẽ thường. Những bậc quân tử này sau khi để mắt đến sẽ liệu mà thêm bớt, bỏ chỗ quái đản mà để chỗ thường thì không có gì mà hại?”. Ở đây, chúng ta gạt đi cái thuyết luân hồi quả báo, cái thuyết “không thị sắc, sắc thị không” của nhà phật, chúng ta thấy người viết lời bình đã đúng ở chỗ có một nội dung hiện thực qua một hình thức quái đản.

Thật vậy, trong Mạn lục ta thấy bức tranh hiện thực cuộc sống bao giờ cũng được bao bọc bởi vỏ bên ngoài kì ảo, thần kì. Đọc truyện truyền kì người đọc có thể thấy “đằng sau các truyện thần linh là truyện xã hội, đằng sau mối quan hệ giữa thần thánh, ma quỉ chính là bản thân con người; đằng sau mối quan hệ giữa các nhân vật siêu tự nhiên, chính là các mối quan hệ có thực trong cuộc sống” [36, tr12]. Đọc Chuyện đối tụng ở long cung, Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên, Chuyện Lệ Nương ta thấy Nguyễn Dữ đã chuyển vấn đề hiện thực vào thế giới thần kì. Việc Dương thị bị thần Thuồng Luồng bắt cóc trắng trợn ngay giữa ban ngày, việc Lệ Nương bị chết do cái vạ Trần Khát Chân, chuyện Thổ Thần bị viên tướng bại trận Bắc Triều cướp đền mà không dám thưa kiện, Nguyễn Dữ đã tố cáo những mặt đen tối của xã hội, sự mục nát của triều đình, sự thác loạn của vua quan. Ông đã mạnh bạo tố cáo thế lực thần quyền, điều mà bút pháp hiện thực khó lòng đụng đến, nhất là trong một xã hội tập quyền chuyên chế.

Không chỉ phê phán xã hội thối nát đương thời, bằng bút pháp thần kì Nguyễn Dữ còn phản ánh số phận con người bé mọn trong xã hội đặc biệt là những người phụ nữ. Với Mạn lục, Nguyễn Dữ dành khá nhiều sự ưu ái cho những nhân vật này, dưới ngòi bút của ông, họ đều là những người phụ nữ xinh đẹp , tần tảo, chuyên chính, giàu lòng vị tha nhưng luôn chịu nhiều đau khổ và có số phận hẩm hiu.

Trong Chuyện cây gạo, nàng Nhị Khanh chết trẻ khi mới hai mươi tuổi đời, chưa chồng con, từ cõi chết nàng “phục sinh” trở lại dương thế lôi kéo Trình Trung Ngộ theo tiếng gọi tình dục. Nhưng nào có đổi thay được gì, cả hai hồn ma cuối cùng cũng bị đạo nhân trừ diệt.

Hiện thực khách quan thông qua yếu tố chủ quan của Nguyễn Dữ đã để cả hiện thực xã hội ấy đi vào Mạn lục. Ông đã dùng cái ảo kí thác tâm sự thời thế và tìm tri âm đúng như nhà văn Xô viết MirianTkatow khi giới thiệu tác phẩm này ở Liên Xô đã viết “Nguyễn Dữ đã suy nghĩ có tính chất phạm trù về thời đại mình”.

Chúng ta thừa nhận rằng, mỗi tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn ngữ, do một cá nhân hoặc do một tập thể sáng tạo nhằm khái quát cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại. Từ đó suy ra, bất cứ nhà văn nào cũng tồn tại trong một bối cảnh hiện thực cụ thể, chính bối cảnh sống ấy tạo nên chất hiện thực trong tác phẩm của mình. Vậy là dù nhà văn đó có miêu tả về thế giới nào đi nữa cuối cùng cũng nhằm mục đích phản ánh cuộc sống thực tại mình đang chứng kiến hoặc để khao khát thoát khỏi cuộc sống đó, mơ tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Kim Thời Tập và Uêđa Akinari viết Kim Ngao nguyệt cũng không nằm ngoài qui luật đó.

Nhìn lại lịch sử Triều Tiên bấy giờ ta mới thấy toàn bộ sáng tác của Kim Thời Tập đã lấy hiện thực lịch sử làm nội dung, ông phản ánh về cuộc sống hiện thực mà con người đang tồn tại với sự ràng buộc các quan hệ xã hội của họ.

Là một nhà Nho có tài nhưng khi xảy ra loạn cướp ngôi vua, Kim Thời Tập cắt đứt nhân duyên với thời cuộc bắt đầu một cuộc đời phiêu lãng, bởi lẽ ông không thể tham dự vào một nền chính trị hoàn toàn trái ngược với lí tưởng của mình. Sau ông trở thành một tác gia tiêu biểu của văn học Phương ngoại nhân đầu thời kì Cho Son, một trường phái chỉ “văn nhân trí thức chống lại thể chế, bị đặt ra ngoài thể chế mà sống theo ý của mình…họ tự hào về tài năng của mình thông qua tác phẩm giải tỏa nỗi buồn không thực hiện được hoài bão của mình ở thế giới hiện thực” [40, tr152].

Cũng xây dựng tác phẩm theo thể loại truyền kì truyền thống, lấy cái ảo làm phương tiện truyền tải, Kim Ngao thoát ra khỏi nền văn học mang nặng tính chức năng tôn giáo hành chính và văn học dân gian trước đó. Nó không còn là thiên truyện được ghi chép lại những chuyện thần kì kể về các vị thần đã có công với dân với nước như trong Tam quốc sử kí Tam quốc di sự được nhà sư Nhất Nhiên biên soạn năm 1281. Kim Ngao được coi là bước nhảy vọt của nền văn

xuôi tự sự trung đại Triều tiên. Nó đạt đến đỉnh cao rực rỡ mà không một tác phẩm nào trong giai đoạn này sánh kịp. Với hình thức lấy yếu tố kì làm phương tiện truyền tải nội dung, tác phẩm hấp dẫn mọi thế hệ, đọc tác phẩm độc giả như sống trong một thế giới đầy mộng ảo cùng với nhân vật, một thế giới diệu kì của thời gian, ở cả bốn cõi không gian, huyền ảo thoắt ẩn thoắt hiện nhưng cái tài của Kim Thời Tập ở đây chính là mượn yếu tố thần kì thổi vào nhân vật của mình những tư tưởng tình cảm rất cụ thể để người đọc cảm thấy nó chính là hiện thực đời sống chứ không phải là trong cổ tích.

Mỗi câu chuyện trong Kim Ngao hiện lên cuộc sống đời thường cùng với quãng thời gian xác thực, thông qua những địa danh được miêu tả khá tỉ mỉ từ quang cảnh thiên nhiên đến nếp sống của địa phương đó.

“Bình Nhưỡng là kinh đô của cổ Triều Tiên. Sâu khi nhà Chu diệt xong nhà Thương Chu Vũ Vương tìm gặp Cơ Tử muốn hỏi về cách trị nước và được ông truyền Hồng pham cửu trù (chín phép cai trị nước) cho Chu Vũ Vương phong cho Cơ Tử ở đất này nhưng cơ tử không chịu thuần phục nhà Chu. Những thắng cảnh ở vùng này như núi Cẩm Tú, đài Phượng Hoàng, đảo Lăng La, động Kì Lân, Tảng đá Triều Thiên, động Thu Nam đều là di tích cổ đó. Chùa Vĩnh Minh tức là cung Cửu Thê của Đông Minh Vương thời Koguryo. Chùa này cách kinh đô khoảng hai mươi dặm về phía Đông Bắc, soi mình xuống con sông lớn, xa xa trước mặt là một bình nguyên rộng nhìn hút tầm mắt quả là nơi đất đẹp. Thuyền du ngoạn và thuyền buôn có thể neo đậu ở bãi liễu bên ngoài cửa sông Đại Đồng. Mọi người có thể ngược dòng sông thưởng ngoạn phong cảnh vô cùng kì thú rồi lại trở về bến cũ. Ở phía Nam đình Phù Bích, có những bậc thang làm bằng đá, bên trái có khắc chữ “Thanh vân thê” (Thang mây xanh) và bên phải có khắc chữ “Bạch vân thê” (Thang mây trắng)… Đầu niên hiệu Thiên Thuận, ở Kesơng có chàng thư sinh họ Hồng là con nhà giàu, tuổi tẻ đẹp trai, rất có phong độ lại giỏi thơ văn. Đúng vào dịp tết Trung thu, Hồng sinh cùng bạn bè đi thuyền đến chợ ở Bình Nhưỡng để đổi vải lấy tơ lụa”

(Say rượu tới chơi đình Phù Bích).

Truyện đi dự yến tiệc ở Long cung ta cũng thấy một địa danhvới tín ngưỡng dân gian mang tính xác thực ấy: “Ở Tùng Đô có núi Thiên Ma, cao chọc trời và

hình thế đẹp nên gọi tên như vậy. Trong núi có hồ nước, tên gọi là Biền Uyên hồ nhỏ nhưng rất sâu, có lẽ sâu tới mấy trượng. Cảnh thác trắng xóa, mĩ lệ khiến cho tăng lữ và du khách qua đây đều chiêm ngưỡng… hàng năm vào dịp tế lễ, dân ta giết trâu mổ bò làm tế lễ thần nơi đây”.

Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc ta còn bắt gặp một không gian hiện thực nữa đó là chùa Khai Ninh, tức chùa Khai Lương ở phủ Nam Uôn, Chơnla:

“Chúng tôi chỉ có một cô con gái, khi xảy ra loạn giặc Oa, chẳng may bị chết bởi binh đao, vì chưa kịp làm lễ an táng theo đúng nghi lễ nên vẫn quàn tạm gần chùa Khai Ninh. Hôm nay ngày đại tường, chúng tôi sửa soạn một bữa tiệc chay để cúng cho con”.

Bối cảnh hiện thực xã hội bấy giờ cũng được Kim Thời Tập phản ánh khá tỉ mỉ: “Năm Tân Sửu, giặc khăn đỏ nổi loạn đánh chiếm kinh thành, nhà vua phải dời xuống Phúc Châu” (Truyện Lý sinh ngó trộm qua tường), “vận nước gian nan, tai họa ập đến, Tiên Khảo bại trận bị mất nước vào tay kẻ thất phu. Vệ Mãn chớp được thời cơ, giành lấy ngôi báu và cơ nghiệp Triều Tiên sụp đổ”. Phải chăng đây cũng chính là xã hội rối ren mà ông đã trải qua, dẫn đến sự bất mãn chán nản với cuộc đời, khiến ông phải từ bỏ con đường công danh trở về núi rừng làm kẻ ẩn sĩ.

Đọc Vũ nguyệt của Uêđa Akinari, cũng thấy cái kì đầy rẫy trong tác phẩm, tuy nhiên phản ánh xã hội phong kiến thối nát đương thời, sự bất mãn của con người trước thời cuộc không phải là vấn đề cốt lõi mà ông hướng tới như Cù Hựu, Kim Thời Tập và cả Nguyễn Dữ. Uêđa Akinari “mượn tựa đề của một yôkyoku tuồng nô, gồm 9 truyện kì quái, trình bày cái cố chấp, cứng cỏi của lòng người dưới hình thức truyện ma một cách khéo léo” [37, tr228], nó nằm trong tâm hồn chúng ta, “nhận ra điều ấy, hoang đường lập tức trở thành thực tại, mê lầm hóa thức tỉnh”

[4, tr252]. Trong thế giới truyền kì cuả Vũ nguyệt, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật chỉ có trong tưởng tượng như thánh thần, tiên phật, ma quỉ biến thành người và được tiếp xúc cả với những kiếp người trầm luân khổ ải đang sống quanh ta. Một thế giới vừa thực vừa hư, có cả cái thấp hèn, cái cao thượng, có cả những truyện sinh hoạt bình thường hàng ngày như chuyện tình cảm vợ chồng, tình yêu

lứa đôi và sự ghen tuông, lòng đố kị, sự lọc lừa. Dù vậy, hiện thực xã hội qua cái kì dưới ngòi bút của Uêđa Akinari cũng cực kì sắc bén. Truyện Ngôi nhà trong bãi sậy, hậu quả của những cuộc nội chiến những năm thế kỉ XIV hiện lên rõ nét, ông đã gián tiếp lên án chiến tranh, lên án chế độ đương thời nguyên nhân trực tiếp đẩy người dân vô tội vào bước đường cùng, “Năm cũ đã tàn, năm mới đã sang, nhưng đất nước vẫn trong cảnh loạn ly. Mùa thu năm trước được chính phủ trung ương ủy nhiệm và treo cờ lệnh, txumêyôri, một lãnh chúa ở Gugiô, thống đốc miền đông Ximôtxuke kéo quân về vùng lãnh địa của mình và phối hợp với người bà con là Sibanôxamôtan, bắt đầu tấn công; những phe phái công sứ Sigiơgi có nơi phòng ngự vững chắc đẩy lùi các cuộc tấn công, cảnh binh đao không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Khắp nơi, các toán vũ trang chặn đường, đốt phá, cướp bóc suốt tám tỉnh miền đông, không có lấy một nơi yên ổn. Trong cái thế kỉ khốn khổ này, mọi cái đều đổ nát”. Đứng trước thực tại đó con người chỉ biết than khóc bất lực “năm thứ hai niên hiệu Kansô (1461), trong tỉnh Katasi ở vùng Kine, cuộc chiến giữa hai chi dòng trong họ Hatakayama dai dẳng không dứt, gây cảnh loạn ly ngay trong vùng ven đô. Lại thêm dịch bệnh xảy ra từ mùa xuân. Xác chết chồng chất giữa các ngã tư đường. Ai nấy đã tưởng như ngày tận thế, cùng nhau than vãn về nỗi phù du của kiếp người”

Uêđa Akinari phản ánh sự phẫn nộ của quần chúng trước chế độ đen tối của giai cấp thống trị phong kiến lúc suy thoái gây muôn vàn khổ ải cho người lương thiện, mọi thứ đều đổ nát, ảm đạm, hoang vu, “anh gạt cỏ ra hai bên để lấy đường đi chiếc cầu xưa đã đổ xuống lòng sông và không còn vang động tiếng chân đàn ngựa con gõ xuống mặt cầu. Đồng ruộng bỏ hoang và không sao tìm thấy lối đi thủa trước. Nhà cửa các gia đình xưa kia không còn nữa. Lác đác một vài ngôi còn lại ra vẻ như có người ở, nhưng không còn dáng dấp như xưa”.

Một xã hội khó có thể vượt qua sự tàn sát của chiến tranh, một tác phẩm văn chương đơn giản khó có thể vượt qua một tác phẩm được coi là mẫu mực nhất của cả một thời đại nếu không thực sự có tài năng thiên bẩm và nhân cách cao cả.

Nhưng tài năng ấy cũng chỉ thực sự nảy nở trở thành một tài năng chân chính có giá trị sâu sắc nếu được nuôi dưỡng bằng thực tế đời sống. Khi gắn tài năng với tấm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: So sánh 5 truyện truyền kỳ Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản ảnh hưởng từ Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Hoa (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)