7. Cấu trúc luận văn
2.2. Ảnh hưởng một số môtip tiêu biểu
2.2.1. Môtip biện bác đối thoại
Biện bác đối thoại là một môtip sử dụng nhiều nhất trong thể truyền kì, nó xuất hiện khi nhân vật chính giao tiếp song phương với các nhân vật khác trong truyện hay nói cách khác đây chính là lời trực tiếp của các nhân vật. Trong văn học
“lời nhân vật không phân biệt với tác giả, nhân vật nói một cách văn chương đó là lời tác giả nói thay cho nhân vật. Tác giả là người điều khiển, nhân vật là con rối.
Con rối không có đời sống riêng, giọng điệu riêng. Tác giả nói hộ nó bằng giọng của mình, phong cách của mình. Tác giả chỉ truyền đạt điều nhân vật muốn nói, hoặc có thể nói” [18, tr94].
Lời nhân vật trong truyền kì chủ yếu là lời đối thoại, chức năng chủ yếu diễn ý và diễn chí. Có thể nói biện bác đối thoại thực chất một biện pháp nghệ thuật, tác giả mượn lời nhân vật thông qua những màn đối đáp để thể hiện nội hàm tư tưởng của mình.
Cù Hựu, Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ, Uêđa Akinari đều sống trong cảnh quá độ của vương triều thay đổi cho nhau đặc biệt Nguyễn Dữ. Ngược dòng lịch sử chúng ta đến với thời đại ông giai đoạn cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, mới thấy được một xã hội suy vi, vua quan hoang dâm bỏ bê triều chính, xã hội chao đảo, kinh tế tiêu điều, trăm dân chịu nạn, “trong nước đói to, nhân dân chết đói nằm gối lên nhau” [15, tr94]. Từ trên xuống dưới thể chế Phong kiến thời kì này đã suy thoái có “tính phạm trù”, đối với một tri thức mẫn cán mà nói, tâm linh người ấy bị vò xé như thế nào là điều có thể biết được.
Qua cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong 4 tập truyện ta thấy hiện lên bức tranh toàn cảnh về một xã hội khủng hoảng trên nhiều phương diện.
Trong Tiễn đăng, qua câu chuyện đối đáp của Hạ Nhan với người bạn còn sống trên trần trong Chức xá nhân tu văn ta thấy tác giả bộc lộ sự bất bình của mình về tầng lớp quan lại sai nha bấy giờ: “Niềm vui dưới âm phủ không khác gì trần thế.
Tôi nay đã được làm Xá nhân tu văn chức của Nhan Uyên, Bốc Thương khi xưa.
Âm ty dùng người lựa chọn rất kỹ, đã chọn là phải đủ tài, đáng chức, sau đó mới được ở ngôi quan, được hưởng bổng lộc, chẳng như trần thế có thể hối lộ, nhờ diện mạo bề ngoài mà bổ nhiệm bừa, nhờ hư danh mà vượt cấp. Xin thử bàn với bạn
quạ kêu nhà lớn. Người hiện thì cổ gầy mặt nghệ, chết chẳng ai hay, người kém thì chen vai thích cánh rạng rỡ với đời, bởi ngày yên bình ít, tháng loạn lạc nhiều, chính là do vậy. Âm ty thì không như thế, cao thấp phân minh, thưởng phạt công bằng…” Phải chăng đây chính là lời tác giả khiển trách nhằm vào xã hội hiện thực, mong muốn xây dựng một thế giới lý tưởng.
Trong Mạn lục, truyện Chức phán sự ở đền Tản Viên, cuộc đối thoại giữa Ngô Tử Văn với “ông già áo vải mũ đen” cũng thấy sự bất bình này. Khi Ngô Tử Văn hỏi sao không thưa kiện với Diêm Vương việc bị cướp mất ngôi đền, can tâm vứt bỏ chức vị, làm người áo vải nhà quê, thì ông già chau mày đáp: “Kẻ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở. Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Khư khư một chút lòng thành thực, không làm thế nào để thông đạt được lên cho nên đành tạm ẩn nhẫn ngồi xó một nơi”, đồng tiền có thể mua quan bán tước, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay, “Ngay ở dưới vương phủ mà hắn còn quật cường như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặc bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, sợ gì mà hắn không dám cho một mớ lửa”.
Chuyện kể về thần Thuồng luồng ngay giữa ban ngày mà dám bày tỏ ý đồ cướp vợ người khác một cách trắng trợn trong C1
Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc
Cho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng Vật này đành để đêm hoa chúc Trong thủy tinh cung kết dải đồng.
Từ đó ngày đêm đợi có sự sơ hở thì lợi dụng cướp về. Đúng vào ngày rằm tháng tám “trời quang mây, bốn bề trong vắt, sông ngân vằng vặc, trăng sao sáng tỏ như ban ngày”. Do đó hai vợ chồng chủ quan không phòng thủy quái chẳng ngờ.
“Sấm chớp bỗng chốc nổi lên, lúc Trịnh thức dậy thì cửa ngõ vẫn nguyên mà Dương thị không thấy đâu nữa”. Và mãi đến khi nhờ có Bạch Long hầu giúp đỡ Trịnh mới tìm được vợ trở lại trần gian.
Qua những chi tiết này cho ta thấy bộ mặt quan lại bấy giờ không hề lo cho cuộc sống muôn dân mà chỉ tác oai tác quái gieo vạ cho dân lành, hình ngục có thể
đút lót là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng làm lòng dân lay động.
Đến với Kim Ngao, Kim Thời Tập cũng phản ánh nhiều mặt trái của xã hội phong kiến đương thời. Ông không chỉ phê phán tầng lớp vua quan mà còn phản ánh thực trạng tầng lớp nho sĩ bỏ bê đạo học, ham mê hưởng thụ trước mắt.
Nhìn lại truyện Lý Sinh ngó trộm qua tường ta thấy, Lý Sinh vốn là một nho sinh học hành trường Quốc học hẳn hoi, vậy mà mỗi khi cắp sách đến trường lại không tu trí thẳng đường Khổng học, hành động lén lút “ngó trộm qua tường” ngắm
“một cô gái xinh đẹp đang dùng kim cuộn tấm lụa thêu tay chống cằm ngâm thơ”:
Công tử nhà ai mải bước đường Áo xanh, đai rộng ánh thùy dương Ước gì hóa được thành chim én Bay lướt rèm châu vượt chéo tường
Lý Sinh sau làm một mạch 3 bài buộc mảnh gói ném vào rồi cùng sống với nhau tận mấy hôm.
Đối thoại giữa Phác Sinh và Diêm La Vương trong Chyện ở châu Viêm Phù phương Nam Kim Thời Tập còn thể hiệm quan niệm tưởng triết học của mình. Toàn bộ câu chuyện được xây dựng qua màn đối thoại nói về cuộc đời, con người, chàng thư sinh họ Phác đã nêu ý kiến chính trị của mình và nhận được sự đồng cảm của Diêm La Vương, đặc biệt qua màn truyền ngôi ta thấy rõ hình ảnh của Kim Thời Tập bày tỏ nỗi buồn u uất vả nguyện vọng giải hận ở một thế giới khác, “Quả nhân nghe nói tiên sinh là người chính trực, có ý trí kiên cường, sống ở trên đời không chịu khuất phục trước uy vũ, thực xứng đáng được goi là đại nhân (người thông hiểu mọi sự vật). Thế nhưng, ở trần gian, tiên sinh là người bất đắc chí, chẳng khác gì ngọc đẹp ở Kinh Sơn bị vứt bỏ vào chỗ hoang tàn bụi bặm vầng trăng sáng bị chìm dưới hố sâu. Nếu như không gặp được người thợ giỏi, thì ai biết được vật chí bảo, chẳng đáng tiếc lắm sao?”.
Màn đối đáp của Hồng sinh với tiên nữ trong Say rượu tới chơi đình Phù Bích ta cũng thấy tư tưởng này: “Tiên cảnh dưới đất dẫu là phúc địa nhưng đầy gió bụi,
chi bằng cưỡi chim bạch loan lên thượng giới tận hưởng hương thơm dưới cây đan quế, thưởng thức ánh trăng ở Thanh cung, ngao du chốn kinh đô của Ngọc Hoàng, bơi trong thắng cảnh dải Ngân Hà”
Nếu Cù Hựu, Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập sử dụng môtip biện bác đối thoại mục đích bày tỏ tư tưởng sinh bất phùng thời hoài tài bất ngộ, khuyến thiện trừng ác.
Thì các câu chuyện của Uêđa Akinari trong Vũ nguyệ t“chứa nhiều yếu tố siêu nhiên nhưng cái quan tâm của ông không phải là một thế giới ma quái mà hướng về những tình cảm của con người, những đam mê, sợ hãi… Trong những cái ảo đó, ta tìm thấy những sự thật tâm lý được thể hiện bằng một giọng điệu trào lộng nhẹ nhàng, đó là một thực tại được ảo hóa” [4, tr252], mục đích của ông khuyên con người ta thoát khỏi những dục vọng của bản thân, cái cố chấp cứng cỏi của lòng người.
Có lẽ sinh ra và lớn lên trong những năm thế kỷ XVIII, khi mà thương nghiệp đã phát triển hơn nữa lại sống trong khu phố ăn chơi nên sáng tác của ông hướng về khuyên bảo con người. Lời của thần vàng với võ tướng “yêu tiền” Oka Xanai trong Tranh luận về chuyện giàu nghèo mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về giá trị của đồng tiền và việc sử dụng nó sao cho đúng nghĩa, “Tích lũy của cải là một nghệ thuật nên người khôn khéo thì làm ra còn kẻ vụng dại thì của cải tan tành còn dễ hơn là viên ngói bị vỡ…đồng loại của chúng tôi đi đi lại lại, gắn bó với hoạt động sản xuất của loài người và không biết đến một chủ nhân nhất định nào hết”, “ Kẻ ăn không ngồi rồi không hoạt động sinh sản , chỉ ít lâu là có thể uống cạn hết cả nước sông, nước biển. Tôi xin nhắc lại và nhấn mạnh: dù có kẻ thiếu đạo đức tích lũy của cải thì nhà hiền triết không việc gì phải bàn cãi, phản đối. Kẻ góp vận may, nếu biết sống thanh đạm, giảm bớt sự lãng phí và lao động tử tế thì gia đình anh ta sẽ nhờ đó mà giàu có lên và được người ta phục dịch. Kết thúc câu chuyện là một lời nhắn nhủ
“loài người phải tuân thủ tinh thần tiết kiệm, nhưng nếu vượt quá giới hạn thì sẽ rơi vào biển lận xấu xa. “Vì vậy phải cố sức phân định cho được tiết kiệm và biển lận”.
Qua những chứng minh trên đây có thể thấy các tác giả sử dụng môtip biện bác đối thoại làm phương tiện chính để truyền tải tư tưởng của mình. Các tình tiết, câu chuyện đối đáp giữa nhân vật chính với nhân vật “ma quái” trong từng bối cảnh, không gian cụ thể được kết nối, lắp ghép, tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Mác
đã từng khẳng định “vận động của tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực được di chuyển vào và được cải tạo trong đầu óc con người”. Văn học là một hình thái của sự nhận thức, nên văn học phải phản ánh hiện thực theo cách nhìn nhận riêng của mỗi tác giả. Cùng dùng môtip biện bác đối thoại nhưng nội dung truyền tải gắn liền với chiều sâu tư tưởng, cùng với hoàn cảnh sáng tác khác nhau. Chính vì lẽ đó, đây có thể coi là điểm khác biệt có tính chất quan trọng dẫn đến sự khác biệt về nội dung sáng tác của mỗi nhà văn.