7. Cấu trúc luận văn
2.1. Ảnh hưởng một số cốt truyện tiêu biểu
2.1.1. Cốt truyện người biến thành ma
Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên định nghĩa: Ma (thuộc bổ Quỷ, gồm 21 nét) là chữ gọi tắt Phạm ngữ Ma la, có nghĩa ngăn lại, phá hoại, gọi chung những việc thành thói quen không từ bỏ được. Còn ma trong cụm từ ma quỷ được dùng biến nghĩa chỉ người chết hiện hình.
Hán Việt tự điển, Thiển Chửu định nghĩa Ma (trong ma quỷ) cái làm cho con người ta mê muội, làm mất lòng đạo gọi là ma cả
Theo Việt Nam tự điển của nhóm Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ soạn và hiệu đính thì ma có ba nghĩa: Thứ nhất, hồn người chết không được cúng giỗ, không nơi nương tựa, hiện ra phá quấy người sống. Thứ hai, ma tức là ý xấu, phần vô hình trong con người giục làm bậy. Thứ ba, dùng chỉ chôn cất người chết, đám ma.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê), ma có hai nghĩa: Một là, người đã chết, đã thuộc về cõi âm. Hai là, sự hiện hình của người chết, theo mê tín.
Như vậy, ma trong từ điển có nhiều nghĩa nhưng nét nghĩa được sử dụng thông dụng nhất chỉ hồn người chết hay sự hiện hình của người chết. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng nét nghĩa này của khái niệm khi tiến tới so sánh cốt truyện người biến thành ma trong thể loại truyền kì.
Để thấy rõ những ảnh hưởng và sáng tạo riêng của mỗi tác giả viết về kiểu truyện này, chúng tôi lấy 2/5 truyện của A: A2, A4, 1/5 truyện B: B2, 2/5 truyện: C:
C2, C4, D 2/5 truyện: D2, D3.
Nếu tìm điểm chung để so sánh một cách có hiệu quả, kiểu cốt truyện người biến thành ma, có thể phân ra làm 2 phần: nguyên nhân dẫn đến người biến thành ma và quan hệ giữa người và hồn ma.
Bảng so sánh nguyên nhân người biến th nh ma Tác phẩm
A B C D
Nguyên nhân nữ biến thành hồn ma
Quan hệ giữa người và hồn ma
Trinh tiết Vợ chồng A2 B2 C2 D2
Ngoại tình Vợ chồng D3
Ái dục Dan díu A4 C4
* Nhận xét: Xem xét ở cột so sánh nguyên nhân người biến thành ma ta thấy cả 4 tập truyện truyền kì đều có nguyên nhân do giữ gìn trinh tiết, quan hệ người và hồn ma là vợ chồng. Điều này cho thấy bối cảnh xã hội các nước về vấn đề, đề cao trinh tiết của người phụ nữ. Nguyên nhân ái dục có trong A và C, duy nhất D có nội dung về ngoại tình, một nội dung mới mẻ mà trước đó chưa từng có.
Nhìn một cách tổng quát, đa phần đó là những số phận khổ đau mà người phụ nữ là đối tượng chính phải gánh chịu. Tuy mỗi người một cảnh ngộ, nhưng cái chết oan thiên là kết cục cuối cùng của những kiếp hồng nhan bạc mệnh. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các tác giả đã gửi lại cho đời sau một bức thông điệp rằng, ở thời họ, chẳng có người nào hạnh phúc cả, cho dù họ sống theo kiểu nào.
Trước hết, xem xét kiểu cốt truyện người biến thành ma do giữ gìn trinh tiết trong A ta thấy nhân vật nữ của A2 là Thúy Thúy thủa nhỏ vốn thông minh, học thông thi thư, cha mẹ cho học trong trường vì không nỡ bắt nàng đổi chí học hành.
Tại đây, tình yêu đã nảy sinh với chàng Kim Định tuấn tú, nhưng gia cảnh nghèo khó, vượt bao khó khăn họ đến được với nhau vậy mà niềm vui chưa đủ tày gang, loạn quân Trương Sĩ Thành dấy binh ở Cao Bưu, Thúy Thúy bị tướng quân họ Lý bắt đi. Đau đớn từ biệt cha mẹ 2 bên, Kim Định ngày ngày đi trên cỏ, ngủ ngoài sương, ăn mày mọi người, chỉ mong sao gặp lại vợ nhưng trớ trêu thay dù được sống cùng nhau trong phủ họ Lý nhưng “phòng khuê sâu thẳm, trong ngoài cách biệt” những lời yêu thương tâm sự cũng chỉ gói gọn trong tờ giấy mỏng manh được chuyển cho nhau qua thằng hầu nhỏ tuổi.
Quê nhà chinh chiến nổi cuồng phong Hận cũ sầu xưa mấy chất chồng Ruột đứt nhưng tình chưa chịu đứt Sồng lìa khi chết ắt theo cùng Đức Ngôn giữ mãi gương tan vỡ Tử Kiến xong bài phú rỡn rồng Bích Ngọc, lục châu tâm sự ấy Hôm nay nào biết đã cùng chung
Đọc những vần thơ ấy mấy ai không đau đớn xót xa, cái chết là lựa chọn cuối cùng của một tình yêu bạc mệnh. Họ sống thì bất hạnh, “chết lại vô duyên, không được chôn nơi quê cũ”.
Những tình tiết, biến cố trong tác phẩm được Cù Hựu xây dựng theo mô hình thắt nút, phát triển, mở nút tương quan với kiểu kết cấu gặp gỡ rồi lại ly biệt một đặc trưng của loại tiểu thuyết diễm tình thời Đường. Nguyên nhân chính dẫn đến bước ngoặt cuộc đời do xã hội gây nên khiến họ trở thành cô hồn nơi xứ lạ. Tuy nhiên, ở đây vấn đề trinh tiết, được nhìn nhận dưới góc độ toàn tâm trao gửi tình yêu bởi Thúy Thúy ở trong phủ họ Lý đến 8 năm như lời nàng nói trước khi chết xin tướng quân chôn hài cốt bên cạnh chàng Kim Định. Dù sao đây cũng là kết thúc
có hậu đặc biệt hình ảnh người cha “sắm sửa rượu thịt cúng trước mộ rồi cùng người nô bộc cũ quay thuyền trở về”.
Xây dựng kiểu cốt truyện người biến thành ma do giữ gìn trinh tiết, Kim Thời Tập, Nguyễn Dữ, Uêđa Akinari nâng lên thành vấn đề sống còn của con người. Nếu Thúy Thúy trong A2 bị biến thành hồn ma do tương tư, giữ tấm lòng thủy chung thuận theo số mệnh thì B, C, D trong B2, C2, D2 xây dựng nhiều tình tiết đan xen, kết cấu phức tạp đa chiều đưa vấn đề trinh tiết lên tầm khái quát, thể hiện rõ ý đồ sáng tác của tác giả.
Đầu tiên phải kể đến đó là Lệ Nương trong B2, ngay khi chưa sinh ra nàng đã được hẹn ước gả cho nhà hàng xóm Lý Phật Sinh “tuy là cưới xin chưa định, nhưng hai tình gắn bó, đã chẳng khác chi vợ chồng”. Tưởng cứ thế cuộc sống êm đẹp sẽ đến với nàng, nào ngờ chỉ sau một đêm, tất cả đảo lộn “vào đêm trừ tịch, gần hết canh, Sinh còn đương nằm ngủ chợt nghe tiếng ầm ới”. Sinh dậy xem thấy có một lá thư của Lệ Nương để lại cho chàng với lời lẽ đầy đau thương:
…Luống những mạch sầu đợt đợt Sóng lệ trùng trùng
Nguyền xưa tan nát nghĩ mà đau Kiếp ấy lỡ làng Sinh cũng uổng…
Dẫn đến nỗi đau chia lìa đó, do Lệ Nương cháu ngoại Trần Khát Chân. Năm 1399, Trần Khát Chân mưu sát Hồ Quý Ly nhưng không thành nên bị Hồ Quý Ly giết và bắt bớ đến cả thân tộc trong đó Lệ Nương bị bắt làm cung nữ. Tiếp đó quân Minh xâm lược, nhà Hồ thất thủ. Tướng Minh bắt đàn bà con gái Việt Nam. Một lần nữa, nàng bị bắt, Phật Sinh khổ đau, bỏ ăn quên ngủ, vượt mọi hiểm nguy quyết đi tìm nàng.
Để tìm cứu Lệ Nương, Phật Sinh theo vua Giản Định Đế, dâng sách Bình Ngô, dũng cảm xung trận, nhiều lần lập công, đuổi Lã Nghị chạy dài. Quân Minh thất bại, trong đó có một phần đóng góp của chàng. Trên đường rút chạy, bọn Lã Nghị và Trương Phụ bắt đàn bà con gái về Trung Hoa, Lệ Nương bị bắt trong số đó.
Mặc dù Phật Sinh đã hết lòng tìm kiếm, nhưng không thể cứu được Lệ Nương.
Bi kịch của nàng do xã hội gây ra. Tình yêu đổ nát, gia đình tan vỡ, bản thân lênh
đênh cô khổ. Cuối cùng khi đưa tới biên giới, chẳng còn đường nào khác, đành tự tử. Nàng nghĩ “thà chết dấp ở ngòi lạch, gần gũi quê hương, còn hơn là sang làm những cô hồn bên đất Bắc”.Truyện kết thúc bằng hình ảnh hồn Lệ Nương hiện về với những dòng nước mắt khổ đau “nước vỡ nhà tan, lưu li đến độ”.
Những biến cố dẫn đến bi kịch của Lệ Nương trong B2, được đẩy mạnh hơn so với Thúy Thúy trong A2. Cùng do hoàn cảnh xã hội gây nên, nhưng Thúy Thúy còn gặp lại chồng một lần ở chốn dương gian sau đó mới biến thành ma. Lệ Nương bị lưu lạc khắp nơi, quyết giữ lòng trinh đành tự vẫn. Cuộc gặp gỡ giữa Lệ Nương và Phật Sinh chỉ được diễn ra khi hồn nàng trở về. Kết thúc câu chuyện, Lệ Nương về tiên giới, Phật Sinh không lấy ai theo chân vua đi đánh giặc ngoại xâm.
Truyện B2 của B và D2 của D ta thấy nguyên nhân dẫn đến bi kịch của họ cũng do xã hội loạn lạc gây ra. Vợ chồng chia ly, gia đình tan vỡ, người sống không có chỗ nương thân, người chết không có nơi chôn cất, số phận của họ thật mong manh, nhẹ bẫng, phải từ giã cõi đời ô trọc để ra đi mang trong lòng bao nhiêu uẩn khúc, không được giải tỏa. Khi bị giặc toan cưỡng bức, cô gái họ Thôi (B2) lớn tiếng chửi mắng, mang vóc dáng chẳng khác gì bậc anh hùng “tên giặc chó má định hãm hai ta, ta thà để cho chó sói ăn thịt chứ không thể chịu nhục cho mày”. Nàng hiện về kể hết sự tình với chồng của mình “vì không chịu thất thân cho hùm sói, giữ tiết hạnh với chàng nên thiếp đã tự vùi thân trong bùn đất…Chỉ hận ly biệt ở chốn xa xăm tình đành đành làm con chim lẻ bạn. Nhà tan cửa nát, cha mẹ thân thích tan tác, đau xót cho hồn ma không nơi nương tựa”. Cô gái Miyagi (D2) cũng quyết “thà ngọc nát còn hơn ngói lành”. Kết thúc câu chuyện nàng Thôi trở về tiên giới Lý Sinh thu lượm hài cốt buồn rầu sinh bệnh rồi mất, còn Katxuriso nhìn vợ đau đớn cất lên những vần thơ thật đỗi xót xa.
Cũng như Tơkona
Nàng trinh nữ Mama thủa ấy Người người đều hết lòng yêu quí Người bạn đời chung thủy của ta
Đọc 4 tập truyện cho thấy khi vừa có sự gặp gỡ giữa 2 nhân vật chính nam, nữ, xuất hiện ngay một biến cố lớn đó là cảnh ly biệt do chiến tranh gây lên để rồi
kết thúc cuộc sống trần gian vì giữ gìn trinh tiết, phẩm hạnh. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng và sáng tạo trong cốt truyện người biến thành ma 4 truyện trên, chúng tôi so sánh các tình tiết diễn biến trong truyện.
1. So sánh kết cấu
Nghiên cứu so sánh kết cấu cốt truyện A2, B2, C2, D2, vì có điểm chung tiểu thuyết diễm tình nam nữ nhân vật chính gặp nhau rồi lại ly biệt, chúng tôi dựa vào cơ sở kết cấu đó tiến hành nghiên cứu so sánh như sau:
- A2
1. Yêu thương Gặp gỡ
2. Bố mẹ nhà trai phản đối Ly biệt
3. Kết hôn Gặp gỡ
4. Do biến loạn Thúy Thúy bị bắt Ly biệt
5. Nam nữ tái ngộ Gặp gỡ
6. Nam nhân vật chính bị chết Ly biệt
7. Thúy Thúy cũng tự vẫn Gặp gỡ
8. Nam nữ ( hóa thân tái hợp, bố của Thúy Thúy gặp hai hồn ma)
Gặp gỡ
- B2
1. Yêu thương Gặp gỡ
2. Bố mẹ nhà trai phản đối Ly biệt
3. Kết hôn Gặp gỡ
4. Do biến loạn thiếu nữ nhà họ Thôi bị chết Ly biệt 5. Nam nhân vật chính và nữ hồn ma tái hợp Gặp gỡ 6. Nữ hồn ma về tiên giới (Nam nhân vật
chính chết)
Ly biệt
- C2
1. Yêu thương (Hôn ước từ trong bụng mẹ) Gặp gỡ
2. Lệ Nương bị bắt vào cung Ly biệt
3. Lệ Nương bị giặc bắt đi Ly biệt
4. Lệ Nương tự vẫn Ly biệt
5. Nam nhân vật chính và nữ hồn ma tái hợp Gặp gỡ 6. Nữ hồn ma về tiên giới
(Nam nhân vật chính đi đánh giặc ngoại xâm) Ly biệt
- D2
1. Yêu thương Gặp gỡ
2. Katxurirô lên kinh kì buôn bán Ly biệt
3. Do biến loạn Miyaki bị chết Ly biệt
4. Nam nữ hồn ma tái hợp Gặp gỡ
5. Hồn ma trở về tiên giới (Nam nhân vật chính không biết đi đâu)
Ly biệt
* Nhận xét: So sánh kết cấu 4 truyện trên, có kết cấu giống nhau nam nữ gặp nhau rồi lại ly biệt. Đó là điểm chung của loại tiểu thuyết diễm tình. Nhưng đoạn kết A2, nam nữ nhân vật chính sau khi chết lại tái hợp, sự kết thúc có hậu chưa phải bi kịch. Ngược lại, B2, C2, D2, đoạn kết ta thấy sự ly biệt, một kết thúc bi kịch. .
Tóm lại, cốt truyện người biến thành ma trong 4 tập truyện trên có kết cấu giống như loại tiểu thuyết truyền kì diễm tình nhưng dáng vẻ khác nhau theo ý đồ sáng tác của tác giả. Cùng viết về cốt truyện người biến thành ma trong chủ đề tình yêu nam nữ, B2 ngụ ý, ý chí giải mối hận hiện thực và giữ gìn trinh tiết, trung nghĩa không có gì có thể khuất phục, C2 biểu lộ ý chí sắt đá bảo vệ tổ quốc Việt Nam qua việc nam nhân vật chính theo chân vua đi đánh giặc ngoại xâm, D2 biểu lộ sự cảnh cáo của người chồng trong những công việc của mình.
2. So sánh nhân vật trong truyện
Bảng so sánh nam nhân vật chính Tác phẩm
So sánh A2 B2 C2 D2
Họ tên Kim Định Lý Sinh Lý Phật Sinh Katxusirô Thân phận Thư sinh
(bình dân)
Thư sinh (nhà yangban)
Thư sinh (bình dân)
Thương nhân (nghèo)
Tuổi 16 18 Xấp xỉ 20
Dung mạo, tài năng
Thông minh Đẹp trai
Thông minh, đẹp trai
Giỏi thơ văn
Bảng so sánh nữ nhân vật chính Tác phẩm
So sánh A2 B2 C2 D2
Họ tên Lưu Thúy Thúy Thiếu nữ họ Thôi
Nguyễn Lệ Nương
Thiếu phụ Miyagi Thân phận Nhà gia giáo
(bình dân)
Nhà yangban Nhà gia giáo(bình
dân)
Bình dân
Tuổi 16 15-16 Xấp xỉ 20
Dung mạo,
tài năng Giỏi thơ văn Tài sắc vẹn
toàn Giỏi thơ văn thông minh, xinh đẹp
* Nhận xét: Trong bảng miêu tả thân phận, dung mạo, tài năng của nam nữ nhân vật chính, ta thấy A2, B2, C2 có nhiều điểm giống nhau hơn D2. Các nhân vật đều đã đến tuổi thanh xuân, thông minh, giỏi thơ phú đây có thể điểm chung các nhân vật chính thuộc loại tiểu thuyết diễm tình. Điểm khác, nhân vật chính B2 thuộc dòng dõi yangban, A2, C2, D2 thuộc giới bình dân. Nhân vật chính D2 không nói đến tuổi tác, cả 2 nhân vật đều thuộc giới bình dân, thân phận của nam nhân vật chính là một thương nhân, qua đó thấy được một mặt của xã hội có giai cấp 4 nước.
Bảng so sánh các nhân vật khác
A2 B2 C2 D2
- 2 bên cha mẹ -Bạn học -Bà mối
-Anh em Trương Sĩ Thành, Lý tướng quân
-Bộ hạ gia nhân nhà họ Thôi, nô bộc
- 2 bên cha mẹ -Thị nữ
-Bà mối
-Giặc khăn đỏ, thiên đế
- 2 bên cha mẹ -Tướng nhà Minh -Giản Định Đế, Lê Thái Tổ, Trần Khát Chân, Hồ Hán Thương
-Hai phu nhân họ Trịnh, họ Chu, bà lão
-Người bạn Xaxabơ, công xứ Sigiơgi, thống đốc Oexugi, người nhà giàu Kôdama, 2 ông cụ.
* Nhận xét: Trong các nhân vật khác như bảng trên đã nêu, ta thấy 3 truyện A2, B2, C2, giống nhau 2 bên cha mẹ là người cụ thể hóa hôn ước của nam nữ nhân
vật chính, bà mối giữ vai trò môi giới hôn nhân, D2 không có bà mối, không có vai trò của cha mẹ vì đã là vợ chồng. Điểm khác lớn, C2 xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử, cao nhất vua Việt Nam điểm này thường có trong tác phẩm loại diễm tình kết hợp với tiểu thuyết lịch sử, biểu lộ bề ngoài ý đồ sáng tác của Nguyễn Dữ.
Sống đạo đức tử tế thì đều bị chết oan, các nhân vật làm theo ham muốn tình dục, theo tiếng gọi của trái tim cũng có một kết cục bi kịch biến thành những hồn ma. Hầu hết các nhân vật này đều muốn bứt phá hoàn cảnh để vươn lên khát vọng giải phóng tình cảm bản năng, đó là những nhân vật Kiều Sinh, Lệ Khanh trong A4, Trình Trung Ngộ, Lê Nhị Khanh trong C4 và Xatrô, Ixôra trong D3. Các truyện này, ta thấy có mô hình kết cấu ảnh hưởng lẫn nhau đặc biệt 2 truyện A4 và C4, ở đây chúng tôi đưa ra những tình tiết cụ thể để so sánh.
- A4
a. Gặp gỡ
1. Kiều Sinh, góa vợ trong hội đêm rằm tháng Giêng thấy một cô gái đi theo sau một a hoàn cầm chiếc đèn có hình hoa mẫu đơn.
2. Kiều Sinh nghe nói chuyện bèn mời vào nhà.
3. Cô gái tên là Lệ Khanh, con gái vị phán quan họ Phù. Cha mẹ mất, cảnh nhà sa sút, phải ở tạm gần Tây Hồ.
4. Hai người cùng nhau đi nằm, rất mặn nồng. Sau đó cô gái ngày nào cũng đến.
b. Tìm ra sự thật
5. Ông hàng xóm chọc vách nhìn qua chỉ thấy bộ xương đang trò chuyện với Kiều Sinh nên khuyên Sinh tìm cho ra gốc gác.
6. Kiều Sinh đi đến hồ, vào chùa thì thấy trong gian buồng tối có một quan tài của khách qua đường, trên nắp ván thiên có viết “Quan tài Lệ Khanh, con gái vị Phán quan họ Phù”. Trước áo quan có che chiếc đèn lồng có hình mẫu đơn, cạnh đó là một đồ hàng mã hình a hoàn.
c. Người con trai chết, cả hai biến thành yêu quái.
7. Theo lời ông già hàng xóm dặn, Kiều Sinh nhờ một vị pháp sư. Vị pháp sư cho bùa dán ở cửa và dặn đừng đến chùa nữa.