MỞ ĐẦU1 1.Tính cấp thiết của đề tài1 2.Mục đích nghiên cứu3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3 4.Giả thuyết khoa học3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu3 6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu4 7.Phương pháp nghiên cứu4 8.Dự kiến cấu trúc của luận văn4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH THCS5 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề5 1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới5 1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước8 1.2. Hành vi gây hấn của học sinh THCS10 1.2.1. Hành vi gây hấn10 1.2.2 Hành vi gây hấn của học sinh THCS24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 135 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU36 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu36 2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu36 2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu37 2.2. Tổ chức nghiên cứu38 2.2.1 Nghiên cứu lí luận38 2.2.2 Nghiên cứu thực tiễn39 2.3 Phương pháp nghiên cứu42 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận42 2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi43 2.3.3 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm - thang đo45 2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu47 2.3.5 Phương pháp chuyên gia48 2.3.6 Phương pháp xử lí số liệu48 TIỂU KẾT CHƯƠNG 249 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI50 3.1. Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên kết quả thang đo Conners CBRS-SR50 3.2. Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm53 3.2.1. Nhận thức của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về biểu hiện HVGH trong trường học53 3.2.2. Đánh giá của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về tần suất xuất hiện HVGH trong trường học59 3.2.3. Đánh giá của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về địa điểm và hình thức diễn ra hành vi gây hấn67 3.2.4. Nhận thức của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về mức độ nghiêm trọng của HVGH trong trường học72 3.2.5. Nhận thức của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm về hậu quả HVGH trong trường học79 3.2.6. Cách xử lý tình huống có hành vi gây hấn của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm81 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trường THCS Tân Hội và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm87 3.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến HVGH của học sinh trường Tân Hội và trường Nguyễn Bỉnh Khiêm88
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội MỤC LỤC 22 DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gây hấn là một hiện tượng xã hội diễn ra khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa, và được các nhà tâm lý học xã hội đặc biệt quan tâm. Gây hấn là hành vi cố tình làm tổn hại về thể chất hay tinh thần người khác hoặc bản thân. Kết quả nghiên cứu khẳng định, hiện tượng tâm lí này xuất hiện thường xuyên trong các tương tác xã hội và sự ảnh hưởng tiêu cực của hành vi này là khó lường trước được. Gây hấn không chỉ thể hiện đơn giản ở việc khích bác, cố tình thêu dệt câu chuyện làm tổn thương người khác hay giải quyết tình huống bằng cách đấm đá nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Những chuyện thanh toán lẫn nhau, thuê mướn giết người, hay khủng bố, chiến tranh đều là biểu hiện của gây hấn ở cấp cá nhân, nhóm, quốc gia hay quốc tế. Gây hấn có mặt ở khắp nơi, từ các chuyện xích mích nho nhỏ giữa những đứa trẻ trong gia đình, chuyện bố mẹ đánh mắng con hay bạo lực vợ - chồng, đến chuyện bắt nạt học đường, nơi công sở hay công cộng; từ việc công kích lẫn nhau giữa các quốc gia đến những cuộc ném bom xâm lược , tất cả đều nhằm mục đích làm tổn thương nhau về mặt tâm lí, thể chất hay huỷ hoại tài sản. Học sinh THCS là giai đoạn phát triển không cân đối cả thể chất và tâm lý. Đặc điểm nổi bật của độ tuổi này là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức thể hiện ở xu hướng khẳng định “tính người lớn” của bản thân. Tuy nhiên lứa tuổi học sinh THCS còn hạn chế về nhiều mặt: 1) Nhận thức: Đây là lứa tuổi ham hiểu biết, dễ tò mò và thích khám phá, tiếp thu rất nhanh cả cái tốt lẫn cái xấu, tuy nhiên các em lại chưa nhận thức được cái gì nên làm, cái gì không nên làm, vì vậy rất dễ tập nhiễm những hành vi xấu. 2) Khả năng kiểm soát cảm xúc: Các em rất nhạy cảm, dễ xúc động nhưng lại không chế ngự được stress, không có kỹ năng làm chủ cảm xúc, tình cảm của mình, vì vậy hành 55 động còn nông nổi, thiếu suy nghĩ. 3) Khả năng đối mặt và giải quyết các tình huống chứa đựng những mâu thuẫn xung đột: Lứa tuổi này các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn, luôn muốn khẳng định bản thân, tuy nhiên các em lại thiếu những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử không biết cách từ chối, thỏa hiệp các mâu thuẫn trong cuộc sống. Những điều trên làm nảy sinh hành vi gây hấn. Chính vì vậy, các em rất cần nhận được sự quan tâm, giáo dục từ gia đình, thầy cô và các tổ chức xã hội. Nếu như thiếu sự định hướng, giáo dục của người lớn các em rất dễ tập nhiễm những thói hư, hành vi xấu dẫn đến việc hình thành nhân cách thiếu toàn diện. Thời gian gần đây, trong nhà trường, hành vi gây hấn đang gia tăng một cách nhanh chóng, đáng báo động (theo thống kê năm 2010 của Trần Thị Minh Đức trong đề tài nghiên cứu “gây hấn học đường của học sinh THPT” nghiên cứu trên 771 học sinh THPT ở 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, và Thái Bình số liệu cho thấy có 95,3% học sinh thỉnh thoảng gây hấn và 4,5 % học sinh gây hấn thường xuyên. Đối với những học sinh thường bị gây hấn thì 2,6% em thường xuyên là đối tượng của sự bắt nạt, là đối tượng để người khác đem ra làm trò cười, xả trừ sự giận dữ hoặc vì mục đích kiếm lời và 97,4% học sinh thỉnh thoảng mới bị gây hấn). Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh không chỉ dừng lại ở việc khích bác, chế diễu, cãi cọ nhau mà còn có sự gia tăng về mức độ nguy hiểm, tính hình sự. Đặc biệt đáng chú ý và báo động đó là hành vi bạo lực học đường. Việc tồn tại những hành vi gây hấn ở học sinh trung học cơ sở đã tạo sự “bất ổn” trong môi trường học đường, ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy - học tập và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, gây ra tâm trạng lo lắng hoang mang cho gia đình và toàn xã hội. Vấn đề hành vi gây hấn đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên vấn đề này ít được nghiên cứu trên những khách thể là học sinh 66 THCS. Việc nghiên cứu hành vi gây hấn của học sinh THCS sẽ giúp các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh nhận diện hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh THCS, để từ đó có những biện pháp tác động phù hợp và kịp thời nhằm giảm thiểu những hành vi gây hấn của các em. Xuất phát từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội ”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh THCS 3.2. Khách thế nghiên cứu 202 HS thuộc 3 khối 6,7,8 của trường THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm 4. Giả thuyết khoa học Hành vi gây hấn của học sinh THCS có biểu hiện ở 4 nhóm: gây hấn tinh thần, gây hấn thể chất, gây hấn kinh tế và gây hấn tình dục. Trong đó gây hấn tinh thần có biểu hiện nhiều nhất Có sự khác nhau về mức độ hành vi gây hấn giữa học sinh nam và nữ, giữa học sinh các khối lớp và các trường với nhau. Hành vi gây hấn của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó bản thân học sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận về hành vi gây hấn, hành vi gây hấn của học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hành vi gây hấn của học sinh. 77 - Khảo sát thực trạng hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh THCS 6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu trên 202 học sinh trường THCS Tân Hội ( đại diện cho HS nông thôn) và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (đại diện cho HS thành phố) 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.3 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm - thang đo 7.4. Phương pháp phỏng vấn 7.5. Phương pháp chuyên gia 7.6. Phương pháp thống kê toán học 8. Dự kiến cấu trúc của luận văn Phần mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hành vi gây hấn của học sinh THCS Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS Kết luận và kiến nghị 88 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH THCS 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới Trong những năm gần đây, hành vi gây hấn đang tăng nhanh ở mức báo động và là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu trên thế giới. Những công trình nghiên cứu hiện có tập chung chủ yếu theo 2 hướng cơ bản sau: Một là: Nghiên cứu thực trạng hành vi gây hấn Mặc dù hầu hết các trường học trên thế giới bằng cách này hay cách khác đều có những quy định cấm trừng phạt học sinh, tuy nhiên, tình trạng gây hấn học đường vẫn không ngừng gia tăng và đạt đến mức báo động cấp quốc gia. Ở Nhật Bản, báo cáo của chính phủ cho thấy tình hình bắt nạt hiện rất phổ biến trong trường học mà hầu hết học sinh từng trải qua - hoặc là nạn nhân hoặc là thủ phạm. Báo cáo cho biết tình trạng bắt nạt xảy ra hầu hết ở mọi học sinh bất kể thành phần gia đình xuất thân và đặc trưng cá nhân [8]. Theo Bộ GD Nhật Bản, trong năm 2007 con số những vụ bắt nạt trong học đường ở nước này là 124.898 vụ. Trong cùng năm, con số HS tự tử ở Nhật Bản là 171 vụ, trong số này có 6 HS do bị bắt nạt mà tự tử. [9] Ở Hàn Quốc, theo thống kê cho thấy gần 13,2% HS nam và 5,8% HS nữ từ lớp 4 tới lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. Theo kết quả khảo sát của Quỹ phòng chống bạo lực thanh niên Hàn Quốc tháng 11 và 12 năm 2009, trong số 4.073 HS tại 64 trường Tiểu học và Trung học, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường, 63% nạn nhân phải chịu đòn bạo lực ngay khi mới học Tiểu học. Con số này cao hơn 6 - 7% so với số liệu thống kê năm 99 2007 (56,1%) và năm 2008 (56,8%), tệ nạn này xảy ra nghiêm trọng đối với HS nữ hơn HS nam. Khoảng 36% HS Hàn Quốc coi việt bắt nạt như một trò đùa, 20% thừa nhận hành vi bắt nạt bạn là không có lý do đặc biệt. [13] Ở Úc, tháng 7/2009 người đứng đầu cơ quan GD Bang Queensland cho biết tình trạng gây hấn học đường ở nước này đang gia tăng một cách đáng sợ. Riêng trong năm 2008 có 55.000 HS trong đó gần một nửa là nữ bị đình chỉ học tập vì vấn đề gây hấn. Còn ở miền nam nước Úc, trong năm 2008 có 175 vụ gây hấn nghiêm trọng đã xảy ra liên quan tới HS. Cụ thể là năm 2008, những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%. [28] Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận đã bị bắt nạt. Và cứ 5 trẻ, có một trẻ thừa nhận đã từng bắt nạt những trẻ khác. Năm 2001, nghiên cứu được thực hiện bởi Tonja Nansel và đồng nghiệp chỉ ra trong số hơn 15.000 HS Mỹ từ lớp 6 tới lớp 10 có khoảng 17% HS cho biết họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và có 6% cho biết họ vừa đi bắt nạt người khác và cũng vừa là nạn nhân của những vụ bắt nạt. Nghiên cứu của tạp chí Journal of Developmental and Behavioural Pediatricts, có gần 90% HS lớp 3 đến lớp 6 ít nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp; Ngoài ra 59% thừa nhận đã từng có hành động bắt nạt các bạn học khác. Bộ GD Mỹ cho biết, cứ 3 HS từ lớp 6 tới lớp 12 tại nước này thì có 1 em báo cáo bị bắt nạt tại trường. Còn trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố dữ liệu cho thấy, 1/5 HS phổ thông ở Mỹ đã từng bị bắt nạt thường xuyên, có chủ định, mỗi ngày tại nước này có khoảng 160.000 HS không dám đi học vì các em sợ bị bắt nạt ở trường. [1] Ở Châu Âu, Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được quan tâm từ rất sớm. Hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở trường tiểu học.Theo các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu. Ở trường Tiểu học có khoảng 1010 [...]... cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.2 Hành vi gây hấn của học sinh THCS 1.2.1 Hành vi gây hấn 1.2.1.1 Hành vi Thuật ngữ hành vi xuất hiện từ Thời trung cổ khi con người dùng để miêu tả tính cách Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập tính học John Stuart Mill đã nói tới hành vi Khái niệm hành vi được bàn tới rất nhiều trong Tâm lí 14 học kể từ khi thuyết hành vi trở thành một trường phái Tâm lí học, ... là học sinh THCS Vi c nghiên cứu biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh THCS sẽ giúp các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh nhận diện hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh THCS để từ đó có những biện pháp tác động phù hợp và kịp thời nhằm giảm thiểu những hành vi gây hấn của các em Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ. .. 1.2.2.2.1 Hành vi gây hấn của học sinh THCS Khái niệm hành vi gây hấn của học sinh THCS Trên cơ sở khái niệm hành vi gây hấn và vi c phân tích đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THCS chúng tôi cho rằng: Hành vi gây hấn của học sinh THCS là những hành vi có chủ đích gây nên những tổn thương về thể chất và tâm lý cho học sinh khác, dù mục đích có đạt được hay không” 30 Khái niệm trên chúng ta nhấn mạnh... Thứ nhất: Hành vi gây hấn của học sinh THCS là hành vi gây hấn diễn ra trong môi trường nhà trường Tức là chủ thể của hành vi gây hấn hoặc là đối tượng bị gây hấn đều là học sinh THCS Thứ hai: Khái niệm trên cho chúng ta thấy gây hấn học đường luôn bao gồm tối thiểu hai đối tượng cơ bản, đó là: người gây hấn (thủ phạm) và nạn nhân (người bị gây hấn, người bị bắt nạt) Nạn nhân của bắt nạt học đường... thể hiện sự gây hấn gián tiếp, hoặc gây hấn phi bạo lực [7] + Phân loại dựa vào hệ quả của hành vi gây hấn tạo ra đối với người bị gây hấn Dựa vào hệ quả của HVGH tạo ra đối với người bị gây hấn chúng tôi chia HVGH thành gây hấn tinh thần, gây hấn thể chất, gây hấn tình dục và gây hấn kinh tế Gây hấn tinh thần: là những hành động mà người gây hấn cố ý hạ thấp hay không coi trọng giá trị của người khác,... cùng to lớn của hành vi này nên đã tôn sùng nó, coi là là phương tiện để khẳng định cái tôi của bản thân Hành vi gây hấn gây nên những tổn thương về tinh thần và thể chất Tổn thương về mặt tinh thần: Những học sinh có hành vi gây hấn luôn đe dọa đến sự bình yên, gây ra tâm lí lo lắng, sợ hãi đối với những học sinh là nạn nhân của hành vi gây hấn Các em tham gia vào các hành vi gây hấn học đường, đặc... hỏi từ xã hội mà có? Hành vi gây hấn có nguồn gốc từ những căng thẳng tâm lý nội tại hay do bên ngoài? Khuynh hướng chung khi đi phân tích vấn đề này hiện nay tập trung vào các quan điểm: Nguồn gốc sinh học của hành vi gây hấn; nguồn gốc tâm lý và sự tập nhiễm xã hội của hành vi gây hấn - Thuyết bản năng về gây hấn: Gây hấn có nguồn gốc là bẩm sinh? Quan điểm tự nhiên về hành vi gây hấn được Darwin đưa... thẳng nội tại như trên [7] + Phân loại dựa vào hình thức gây hấn Dựa vào hình thức gây hấn chúng ta cũng có thể phân chia hành vi gây hấn thành gây hấn trực tiếp và gây hấn gián tiếp 26 Gây hấn trực tiếp: là người gây hấn chủ động sử dụng những lời nói, cú đấm, đá, hay vũ khí gây tổn thương trực tiếpcho người bị gây hấn Trong gây hấn trực tiếp chúng ta xác định rõ chủ thể, đối tượng và phương thức của hành. .. một học sinh có xu hướng sống khép mình Các em có ít bạn bè nên dễ trở thành nạn nhân của nạn hành vi gây hấn Tuy mô hình các thành phần tham gia khá phức tạp, nhưng chủ yếu có hai nhóm đối tượng chính tham gia vào hành vi gây hấn là thủ phạm – người đi gây hấn, và nạn nhân – người bị gây hấn Cả hai nhóm đối tượng này đều có những khó khăn tâm lý cần được giúp đỡ nhiều nhất Thứ ba: Hành vi gây hấn của. .. trạng thái gây hấn thường có xu hướng dùng sức mạnh cơ học (nắm đấm, đá, đạp, xô, đẩy…) hoặc sử dụng những vũ khí có xung quanh (gậy gộc, dao, súng…) làm công cụ để đàn áp người khác - Bản chất của hành vi gây hấn + Hành vi gây hấn là hành vi có chủ ý, có ý thức Khi nghiên cứu hành vi gây hấn ở con người, người ta không xem xét hành vi đó mang ý nghĩa xã hội tích cực hay tiêu cực, là hành vi chính nghĩa . gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội . 1.2. Hành vi gây hấn của học sinh THCS 1.2.1. Hành vi gây hấn 1.2.1.1 Hành vi Thuật ngữ hành vi xuất hiện từ Thời trung cổ. hành nghiên cứu đề tài: “ Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội ”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS, các yếu tố. hấn, hành vi gây hấn của học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hành vi gây hấn của học sinh. 77 - Khảo sát thực trạng hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của