SKKN vận DỤNG TÍCH hợp TRONG dạy học bài 27 môn CÔNG NGHỆ lớp 10

33 781 1
SKKN vận DỤNG TÍCH hợp TRONG dạy học bài 27 môn CÔNG NGHỆ lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI 27 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 CẤP: NGÀNH Người thực hiện: Phạm Thị Thu Nga Mã môn: 59 Giảng dạy môn: Công Nghệ 10 Tổ bộ môn: Sinh- Hóa- CN- TD- Tin Điện thoại: 0982 696 378 Email: phamthithunga.c3nguyenduythi@vinhphuc.edu.vn Vĩnh Phúc, năm 2015 Mã SKKN 34.59.02 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT GD & ĐT Giáo dục và đào tạo THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh CN Công nghệ TB Tế bào 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm học gần đây thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm phát triển thế hệ mới năng động sáng tạo, tạo ra nguồn lực nội sinh cho mỗi con người đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong dạy học nói chung và dạy học môn công nghệ nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chiến lược đào tạo con người. Môn công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất nhưng đa phần học sinh, thậm chí cả một số thầy cô giáo có suy nghĩ đó chỉ là một môn học phụ, chỉ cần học đối phó, học sinh học lệch các môn và không hào hứng nên hiệu quả học tập chưa cao. Dạy học môn công nghệ theo hướng tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tiễn sản xuất. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề trong học tập cũng như trong thực tế. Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo và hứng thú trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một phương pháp tiêu biểu. Từ những vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “Vận dụng tích hợp trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10” để nhằm giúp học sinh chủ động lĩnh hội 3 kiến thức, tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, nâng cao hứng thú học tập bộ môn góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10 nhằm tạo hứng thú tích cực với môn học, vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế, tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống sản xuất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh học tốt và vận dụng có hiệu quả kiến thức môn công nghệ vào thực tế. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 Trường THPT Nguyễn Duy Thì, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian có hạn đề tài mới chỉ tập trung thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10. Kiến thức sinh học, tin học, lịch sử có liên quan đến bài học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu một số tài liệu và các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo cho việc học của học sinh. Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (Chương II: chăn nuôi thủy sản đại cương) 6.2. Phương pháp chuyên gia Điều tra, khảo sát, trao đổi và tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp trước khi tiến hành nghiên cứu. 6.3. Phương pháp thực nghiệm 4 Tiến hành thực nghiệm ở lớp 10, theo quy trình của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đề tài. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Xử lý, đối chiếu, thống kê số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá kết quả thu được. 7. Cấu trúc của SKKN Phần I: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của SKKN Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở khoa học 1.2 Cơ sở thực tiễn 2. Thực trạng dạy- học công nghệ lớp 10 3. Một số nội dung tích hợp cụ thể 3.1 Tích hợp với môn Sinh học 3.2 Tích hợp với môn Tin học. 3.3 Tích hợp với môn Lịch sử 4. Biện pháp tiến hành 5. Hiệu quả của sáng kiến Phần III: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị 5 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở khoa học Dạy học liên môn là một trong những phương pháp quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học công nghệ nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hoá, tương tác Trào lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ. Năng lực được hiểu là thuộc tính cá nhân có được trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện thành công một hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực này là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp và vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các khái niệm, quy luật của môn học khác với môn công nghệ. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học công nghệ, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy - học môn công nghệ thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức kỹ năng một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để gắn lý thuyết với thực tiễn sản xuất một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học công nghệ có hiệu quả tốt nhất? 6 Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn công nghệ còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 1.2 Cơ sở thực tiễn Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy công nghệ là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, máy móc. Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy công nghệ còn giúp giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. Tiết dạy học công nghệ, bên cạnh phương pháp đặc trưng của bộ môn còn có sự tươi mới, khoa học của kiến thức sinh học, lịch sử, ứng dụng của công nghệ thông tin và sự chính xác logic của môn toán học. Tích hợp kiến thức liên môn trong học công nghệ sẽ giúp các em tránh được sự thụ động, máy móc khi tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Khi các em vận dụng kiến thức liên môn hiệu quả sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức khoa học công nghệ mang tính thực tiễn. Học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn còn giúp các em thói quen học tập chủ động, sáng tạo, bước đầu mang tính khoa học. Việc tiếp cận một chủ đề với đa chiều kiến thức luôn đặt các em vào tình huống “có vấn đề”. Do đó, tự các em sẽ nảy sinh yêu cầu phải giải quyết bằng được các vấn đề đó. Bởi vậy, vận dụng kiến thức liên môn bao giờ cũng là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn công nghệ cũng là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Trong xu thế thời đại là hội nhập 7 toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa… và giáo dục đương nhiên không thể nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Bởi hơn đâu hết: các môn học luôn có sự đan xen, cài cắm, mọi kiến thức không bao giờ độc lập. Người giáo viên yêu nghề, có trách nghiệm không thể là cái máy đã lập trình sẵn rồi cứ thế mà chạy. Luôn đổi mới chính mình, đổi mới ngay từ tư duy tích hợp là một trách nhiệm bắt buộc với mỗi giáo viên. Vì vậy mới có thể tạo lòng say mê, sự hứng thú học tập, khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết ở tinh thần học tập của học sinh. 2. Thực trạng dạy- học môn công nghệ lớp 10 Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THPT đại đa số coi môn công nghệ là môn học phụ và chưa có nhận thức đúng đắn về môn học này. Các em thường mắc phải nhận thức phiến diện về bản chất môn công nghệ, coi đó là môn học “không quan trọng”, “ không có gì mới mẻ”, “ không học cũng biết”. Hơn nữa học sinh ngày nay thường học lệch các môn, chỉ chú trọng học môn phục vụ kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, không chú ý việc học tập toàn diện và chỉ học một cách đối phó, số học sinh hứng thú tích cực với môn công nghệ là rất ít. Môn công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất nhưng đa phần học sinh, thậm chí cả một số thầy cô giáo có suy nghĩ đó chỉ là một môn học phụ nên hiệu quả học tập cũng chưa cao. Một số giáo viên hiện nay có thói quen sử dụng các phương pháp dạy học cổ truyền là thầy giảng, trò nghe, ghi, tái hiện là chính và chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” nên các tiết học thường ít sôi nổi, ít hào hứng và ít hứng thú tích cực. Mặt khác học sinh đang quen với phương pháp học thụ động, chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu bài và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn công nghệ nói riêng và trên hết là dạy học theo hướng tích cực. Học sinh được chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thực hành và chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các chủ đề của bộ môn công nghệ, tìm ra được phương pháp đúng nhất, người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề. Đây là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy công nghệ nói chung, bộ môn công nghệ 10 nói riêng. 3. Một số nội dung tích hợp cụ thể 3.1 Tích hợp với môn Sinh học 8 Trong giảng dạy bộ môn công nghệ 10, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các tổ chức của cơ thể. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng được một không khí học tập sôi nổi để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá các ứng dụng của công nghệ. Để tạo nên những cảm xúc thực sự thì việc vận dụng kiến thức sinh học vào giảng dạy công nghệ 10 là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Cụ thể ở đề tài này đã tích hợp với kiến thức môn sinh học lớp 10( chương IV: Phân bào. Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân - phần II); tích hợp với kiến thức môn sinh học lớp 11( chương IV: Sinh sản. Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật- phần III); tích hợp với kiến thức môn sinh học lớp 12( chương IV: Ứng dụng di truyền học. Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào- phần II). Như vậy, sinh học và công nghệ có mối liên hệ mật thiết với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, sinh học sẽ cung cấp cho công nghệ những khái niệm, quy luật phát triển, cơ sở khoa học để từ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng và tìm ra công nghệ tế bào trong công tác giống. 3.2 Tích hợp với môn Tin học Không những môn công nghệ chỉ gần gũi nội dung kiến thức với môn sinh mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn tin học lớp 10, đó là những ứng dụng của tin học, ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy(chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học- tiết 19 bài 8: Những ứng dụng của tin học). Đây là một phương pháp dạy học tích cực trong dạy học công nghệ. Những hình ảnh, những video, những âm thanh sinh động đã giúp học sinh hứng thú tích cực, chú ý tập trung cao độ, tích cực phát biểu xây dựng bài, chủ động tìm ra kiến thức chuẩn của bài học giúp các em nắm vững trọng tâm và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 3.3 Tích hợp với môn Lịch sử Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về thành tựu của công nghệ, như thời gian nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi, công nghệ cấy truyền phôi được ứng dụng từ khi nào. Ngược lại công nghệ làm cho các sự kiện, các kiến thức của lịch sử dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu 9 thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”. 4. Biện pháp tiến hành - Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên hai lớp 10A1 và 10A2, hai lớp 10A3 và 10A4 dạy theo phương pháp chung để đối chiếu. - Cách tổ chức: + Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách thức chung của tiết dạy công nghệ. + Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước: * Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch. * Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, chuẩn bị, phương pháp, phương tiện, kiến thức liên quan, các bước tiến hành,… * Bước 3: Thực nghiệm. * Bước 4: Rút kinh nghiệm. - Phương pháp: + Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả,… + Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức, kỹ năng. Trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm. Mô tả qua cấu trúc một bài học I. Mục tiêu - Phần kiến thức: + Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. + Phần mới: Học sinh biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề. - Phần kĩ năng: 10 [...]... của tôi trong việc Vận dụng tích hợp trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10 để nhằm giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, nâng cao hứng thú học tập bộ môn Đồng thời mạnh dạn đưa ra tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn công nghệ trong các nhà trường THPT Tôi hi vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong. .. 1978 3 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Duy Thì 4 Chuyên môn: ĐHSP KTNN 5 Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy môn công nghệ khối 10, nghề làm vườn 11A1, chủ nhiệm lớp 10A3 II Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng tích hợp trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10 2 Cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): THPT 3 Mã lĩnh vực theo cấp học (Theo danh... cho quá trình dạy học môn nghệ lớp1 0 26 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Dạy học tích hợp là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn công nghệ 10 nói riêng Một là học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo và có thói quen học tập chủ động Hai là thực hiện được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết... hướng tích hợp liên môn (10A1; 10A2) kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt 23 Để kiểm tra kết quả của việc giảng dạy tích hợp liên môn bộ môn công nghệ, tôi đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của học sinh các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy về hứng thú học môn công nghệ, mức độ hiểu bài nắm vững trọng tâm Kết quả cụ thể như sau: - Học sinh say mê học tập, hứng thú cao hơn với môn học, tích cực sôi nổi trong học. .. giờ học công nghệ sẽ không bị “nhàm chán” và không bị “coi nhẹ”, các em sẽ say mê, hứng thú tích cực với môn học - Đa số học sinh của lớp được áp dụng đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong công tác chuẩn bị bài mới cũng như sự tích cực tham gia vào bài học - Phần lớn các em hiểu và nắm vững được trọng tâm, nội dung kiến thức cơ bản của bài học - Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn ở bài. .. rộng - tích hợp liên môn Khi thực hiện giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn công nghệ với các bộ môn sinh học, tin học, lịch sử ở trường THPT Nguyễn Duy Thì thì bước đầu đã thu được kết quả nhất định Với bốn lớp dạy: hai lớp dạy thực nghiệm là 10A1,10A2 và hai lớp dạy theo phương pháp chung để thực nghiệm đối chiếu là 10A3, 10A4 Tôi đã thu được những kết quả khác nhau Điều tích cực là lớp dạy theo... câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài 28 * Giáo án tích hợp soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: dạy trên hai lớp thực nghiệm là 10A1, 10A2: BÀI 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG I Mục tiêu 1 Kiến thức 15 1.1 Môn công nghệ - Biết được khái niệm của công nghệ cấy truyền phôi - Trình bày được cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi - Nêu được trình tự các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền... học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy... liên môn Mức độ Lớp Tổng số Rất thích Thích Không thích SL % SL % SL % 10A1 30 20 66,7 10 33,3 0 0 10A2 31 22 71,0 09 29,0 0 0 10A3 29 19 65,5 10 34,5 0 0 10A4 29 18 62,1 11 37,9 0 0 Tổng 119 79 66,4 40 33,6 0 0 Qua bảng thăm dò ý kiến học sinh về tích hợp kiến thức liên môn bộ môn công nghệ với các môn học khác thì ta thấy tất cả các em đều thích và rất thích Nếu được học theo hướng tích hợp liên môn. .. với kiến thức của môn sinh để làm rõ trọng tâm bài, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng * Giáo án thường soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: dạy trên hai lớp đối chiếu là 10A3, 10A4: BÀI 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG I Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được: 1 Kiến thức: - Biết được khái niệm, cơ sở khoa học và các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi . KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI 27 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 CẤP: NGÀNH Người thực hiện: Phạm Thị Thu Nga Mã môn: 59 Giảng dạy môn: Công Nghệ 10 Tổ bộ môn: Sinh- Hóa- CN-. tài Vận dụng tích hợp trong dạy học bài 27 môn công nghệ lớp 10 để nhằm giúp học sinh chủ động lĩnh hội 3 kiến thức, tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, nâng cao hứng thú học. của môn học khác với môn công nghệ. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học công nghệ, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy - học môn công nghệ thêm hứng thú? Làm thế nào để học

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan