Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
128,5 KB
Nội dung
Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 Lời nói đầu Môn Công nghệ là một bộ môn có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống và mục tiêu giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng, các ngành công nghiệp được hiện đại hoá và phát triển mạnh mẽ. Môn Công nghệ 9 được thiết kế theo Modul nghề nên thời lượng thực hành là khá cao. Học tập Công nghệ 9- Modul Lắp đặt mạng điện trong nhà mang nhiều tính kĩ thuật, tính thực tiễn, và gần gũi với đời sống, vì thế quá trình học tập, sẽ mang lại cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết của từng lĩnh vực nghề nghiệp, hình thành và rèn luyện cho các em thói quen làm việc chính xác, khoa học, theo tác phong công nghiệp, qua đó tạo hứng thú, niềm say mê học tập, tìm tòi khoa học, góp phần hướng nghiệp cho các em lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS. Đề tài “ Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9” nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 9. Với thời gian có hạn và vốn kinh nghiệm hạn chế, đề tài này chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, vì thế tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. 1 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 I. Lí do chọn đề tài - Ngành giáo dục trong những năm qua đã có những thay đổi rất lớn, đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Nhất là trong năm học 2008- 2009 là năm học thực hiện chủ đề “ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đổi mới phương pháp dạy học, kích thích tính tích cực của học sinh lại càng quan trọng. - Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo cho học sinh có thói quen chủ động sáng tạo, chống lại thói quen thụ động khi tiếp thu bài. Và để cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để có thể tiếp cận, theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Với mục tiêu xây dựng con người mới, đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức trong sáng, có tri thức khoa học, có tư tưởng sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có sức khoẻ - Đối với môn công nghệ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm rất cần thiết, nhằm giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức. Trong đó phương pháp dạy học trực quan và thực hành là rất quan trọng và hiệu quả. Đặc biệt với môn Công nghệ 9, là môn học được thiết kế theo Modul nghề nên thời lượng thực hành khá cao, mang nhiều tính thực tế, lại rất thiết thực cho công tác hướng nghiệp, giúp các em có phương hướng lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. - Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đồ dùng dạy học và để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, nhà trường đã trang bị một hệ thống đồ dùng dạy học khá đầy đủ. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học. Xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan, và cũng để đáp ứng yêu cầu thực tế về việc sử dụng đồ dùng dạy học, tôi đã quyết định chọn đề tài này 2 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn sẽ tìm ra phương pháp sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả nhất nhằm phát huy cao độ được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, sự chú ý, quan sát của học sinh để từ đó, tự các em có thể lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao kĩ năng thực hành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Công nghệ 9 nói riêng. - Phương pháp tổng hợp tư liệu - Phương pháp tổng kết, phân tích - Phương pháp diễn dịch, quy nạp - Phương pháp điều tra thực tế giáo dục !"!#$%&'())*+ Môn Công nghệ 9 được xây dựng gồm 5 modul: + Lắp đặt mạng điện trong nhà. + Sửa chữa xe đạp. + Trồng cây ăn quả. + Nấu ăn. + Cắt may. Mỗi modul lại có những yêu cầu khác nhau về đồ dùng dạy học. Năm học 2008- 2009, trường THCS Liên Mạc quyết định đưa modul Lắp đặt mạng điện trong nhà vào giảng dạy. Vì thế tôi cũng chỉ xin được trình bày vấn đề xoay quanh việc sử dụng đồ dùng dạy học thực hành của modul này. Đồ dùng dạy học của modul Lắp đặt mạng điện trong nhà gồm: + Mẫu vật: mũi khoan, mỏ hàn, bảng điện, bút thử điện, tuavit điện, kìm điện, kìm tuốt dây, phích điện, ổ cắm điện, cầu chì, công tắc hai cực, công tắc ba cực, ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện, bóng đèn tròn+ đui đèn, bộ đèn huỳnh quang + Mô hình: Mô hình mạch điện cầu thang, mô hình mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn, mô hình mạch điện huỳnh quang, mô hình mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn 3 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 + Phương tiện đồ hoạ: Các loại hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ… , /0/1 Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ, tôi nhận thấy đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồ dùng là phương tiện để giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, tiếp thu của học sinh, là phương tiện để học sinh lĩnh hội kiến thức. Tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình về ý nghĩa, chức năng của đồ dùng đối với quá trình dạy và học: Đồ dùng là loại phương tiện đắc lực nhất của giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách có chủ đích, có kế hoạch, giúp học sinh tự tạo ra khả năng quan sát, theo dõi sự biến đổi diễn ra ở đối tượng trong suốt quá trình từ nắm bắt tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống, thực hành cho đến khi kiểm tra các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Việc sử dụng đồ dùng dạy học để khái quát lên những sự vật, hiện tượng, sự kiện, nguyên lí, quy trình…tạo ra tình huống có vấn đề giải quyết vấn đề cho học sinh tư duy, phát huy tính tự giác, tự lập, tích cực nhận thức của mình trong quá trình nắm bắt tri thức mới. Nhất là đối với môn Công nghệ 9, vốn là một môn học có thời lượng thực hành khá cao, nên đòi hỏi rất lớn về đồ dùng dạy học. Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày một được nâng cao, từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Học sinh được tiếp cận với những kĩ thuật mới, công nghệ mới, và nhất là trong quá trình học tập, học sinh được trực tiếp làm việc với đồ dùng dạy học, chứ không chỉ nhìn, quan sát, tưởng tượng. Đồ dùng dạy học là hình ảnh chủ quan phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng. Vấn đề là phải làm cho học sinh từ những hình ảnh ban đầu đó hiểu được bản chất của đối tượng. Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần thực hiện được hai nhiệm vụ: + Làm phong phú nhận thức của học sinh bằng các hình ảnh, chi tiết, khái niệm và cũng vạch được ra bản chất của vấn đề. + Điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, tức là tổ chức cho học sinh bắt đầu quá trình nhận thức bằng việc tiếp nhận các hình ảnh trực tiếp tác động vào giác quan, sau đó tìm ra bản chất của đối tượng, cuối cùng là vận dụng vào trong thực tiễn. 4 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 Đối với học sinh, đồ dùng dạy học chính là công cụ giúp cho việc nhận thức và nắm bắt vấn đề dễ dàng, nhanh chóng và sâu sắc hơn Đối với giáo viên, đồ dùng dạy học vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức, lại có thể nâng cao khả năng tổ chức, điều khiển, kiểm soát. Khi học sinh được trực tiếp làm bài với nhiều phương tiện học tập sẽ tạo ra sự hứng thú học tập giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành, phát triển trí tuệ của học sinh đồng thời còn giáo dục được nhân cách của học sinh và hợp lí hoá hoạt động của giáo viên và học sinh. Thiết bị và dụng cụ thực hành là yếu tố quyết định để các em làm nên chính sản phẩm của mình, từ đó các em có thể nhận ra được những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm để kiểm tra và khắc phục. Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí sẽ tập trung được sự chú ý và hứng thú của học sinh, nhờ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Qua đó tôi nhận thấy sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả rất cao trong đổi mới phương pháp dạy học, làm cho nội dung học tập trở nên rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản, tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt quan trọng với dạy học thực hành, học sinh cần được làm việc trực tiếp với đồ dùng dạy học càng nhiều càng tốt. 23&%# Tìm hiểu về thực tế việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường THCS có một ưu điểm nổi bật là ở các trường đều có hệ thống đồ dùng môn Công Nghệ khá đầy đủ, do đó không còn tồn tại tình trạng giáo viên “dạy chay” và học sinh học bằng việc tưởng tượng trong các giờ học Công nghệ. Đồ dùng dạy học được sử dụng thường xuyên và triệt để trong các tiết học, bài học. Hơn nữa, nhà trường đã có cán bộ thiết bị nên giáo viên cũng đỡ vất vả hơn trong khâu chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: - Đồ dùng chỉ đủ dùng cho nhóm học sinh chứ chưa đủ cho từng học sinh nên học sinh chưa thực sự được làm việc với đồ dùng nhiều. 5 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Giáo viên có sử dụng đồ dùng nhưng đôi khi chưa tận dụng hết vì có một số giờ học có quá nhiều đồ dùng như tranh ảnh, vật mẫu, dụng cụ, thiết bị…nên giáo viên không sử dụng hết để tránh cồng kềnh - Sử dụng đồ dùng chưa thực sự thành thạo, còn lúng túng, thao tác còn chậm, nhất là các khâu tháo ghép, lắp ráp. - Bản thân là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng sư phạm chưa thuần thục, lại là lần đầu tiên phụ trách giảng dạy môn Công nghệ 9 nên đôi khi còn lúng túng trong việc lựa chọn kiến thức và phương pháp tổ chức giờ học. - Trong những năm gần đây chương trình đổi mới SGK nói chung và môn Công nghệ nói riêng là một bước ngoặt trong sự đổi mới về phương pháp dạy học, không những thế cũng đổi mới về phương pháp học cho học sinh trong nhà trường THCS. Tuy nhiên môn học này chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó chỉ là một môn học bổ trợ kiến thức về đời sống, xã hội, tự nhiên và cung cấp cho các em những kiến thức về một số nghề trong thực tiễn, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn học này. Nhất là với học sinh khối cuối cấp đôi khi còn xem nhẹ môn học vì cho rằng không phải là môn học chính. Bên cạnh đó còn những học sinh vẫn còn lười học, không tích cực trong các hoạt động học tập. - Cơ sở vật chất: được trang bị còn ít (04 bộ), điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc phân nhóm thực hành cho các em. - Thời gian bố trí cho môn học 1 tuần/ tiết nên rất khó khăn trong việc làm thực hành cho học sinh, hầu hết các bài thực hành có 3 tiết do đó quá trình làm thực hành của học sinh bị gián đoạn, không liên tục. Giáo viên rất khó đánh giá các sản phẩm thực hành trong mỗi tiết học. 456-78!#$&9 Như đã đề cập ở trên, thời lượng thực hành của môn Công nghệ 9 chiếm khá nhiều, trong đó thực hành được xen kẽ giữa các bài lý thuyết và chiếm đến 2/3 thời gian của môn học, nghĩa là: Chương trình của một modul được giảng dạy trong một năm học gồm 35 tiết mỗi tuần/ 1 tiết, thì thời gian thực hành chiếm đến 20 tiết. Vì thế, tiết thực hành nhằm rèn 6 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 luyện kỹ năng và áp dụng các kiến thức đã được học ở lý thuyết vào thực tế. Cũng do thực hành nhiều nên học sinh luôn luôn được trực tiếp làm, khi học sinh được làm nhiều sẽ hình thành kĩ năng, tạo nên sự sáng tạo trong học sinh từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách chủ động, đến khi ra cuộc sống học sinh không còn bỡ ngỡ, bất ngờ với những tình huống xảy ra. Tiết thực hành chủ yếu rèn luyện kỹ năng vận dụng các quy trình công nghệ (các bước thực hiện) để thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra một số thiết bị, sản phẩm theo yêu cầu cho trước. Rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Dạy tiết thực hành trước hết phải xác định rõ mục tiêu của bài là phải làm gì và làm như thế nào. Thời gian hướng dẫn, làm mẫu, thời gian tiến hành và hoàn thành công việc là bao nhiêu. Ngoài phương pháp đưa ra quy trình thực hành thì giáo viên còn phải làm mẫu, đây là một trong những bước quan trọng để cho học sinh nhìn thấy được các bước làm của thầy. Quan sát cụ thể các thao tác nhỏ để HS có thể làm theo. Các thao tác thực hành được hình thành luôn luôn là từ dễ đến khó, vì thế mà các em có thể tự mình làm được nếu như được GV hướng dẫn cẩn thận tỉ mỉ. Để tiết thực hành giảng dạy thành công thì người GV phải biết bố trí phân nhóm thực hành hợp lý (khoảng 5 HS/nhóm), căn cứ vào năng lực, trình độ của học sinh và phải có những quy định, những biện pháp an toàn và yêu cầu học sinh chấp hành. Đối với các bài thực hành tôi phân phối thời gian thành hai phần theo nội dung bài dạy :;</=&9>?Dạy trong 1 tiết học 45 phút) 1. Phần chuẩn bị 2. Phần nội dung thực hành 7 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý: ( GV giảng nguyên lý hoạt động của mạch điện, tổ chức cho học sinh tìm hiểu các mối quan hệ điện trong mạch điện). @Vẽ sơ dồ lắp đặt: ( GV tổ chức cho học sinh vẽ sơ đố lắp đặt mạch điện theo đúng qui trình. Sau đó lựa chọn một sơ đồ khả thi nhất để sử dụng) @Lập kế hoạch làm việc: (GV tổ chức cho học sinh lên kế hoạch làm việc bao gồm lập bảng dự trù thiết bị, bảng nội dung công việc cần làm, yêu cầu kĩ thuật) :;<&9> 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 2. GV tổ chức cho học sinh tự quan sát bố trí bảng điện, thiết bị tiêu thụ điện trong một phòng cụ thể thực tế ( Có thể là trên mô hình hay trực tiếp trong phòng học…). 3. GV giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt thực tế GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí. Sau đó GV nhận xét, kết luận chung, rút kinh nghiệm. A56-78-B!C !"!#$&9())*+ Vì chủ yếu là thực hành, nên đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu và có thể nói đóng vai trò quyết định đến nhận thức của học sinh, tính tích cực học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của môn học. Chính vì thế tôi thấy được tầm quan trọng của đồ dùng trong dạy học. Số lượng đồ dùng thực hành của môn Công nghệ 9 chỉ có 4 bộ, do đó để chia nhóm cho học sinh có thể thực hành và làm việc nhiều với đồ dùng là một 8 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 hạn chế. Vì vậy, tôi đã tăng số lượng đồ dùng cho các em thực hành bằng cách sử dụng thêm đồ dùng của môn Công nghệ 8, môn Vật lý và môn Hướng nghiệp nghề. Đồ dùng môn Công nghệ có một số dễ hỏng, đứt, vỡ, nên trong quá trình sử dụng tôi cũng thường xuyên kiểm tra để có thể sửa chữa, thay thế, bổ sung kịp thời. Đó cũng là một biện pháp thiết thực tận dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, tôi cũng kiểm tra và lập kế hoạch mua thêm một số đồ dùng cần thiết chưa có đủ, hoặc một số đồ dùng dễ hỏng để tạo điều kiện cho các em được sử dụng và thực hành với đầy đủ đồ dùng hơn. Để có được một giờ thực hành có kết quả tốt, giáo viên cũng cần chú ý đến khâu chuẩn bị thực hành. Giáo viên cần chuẩn bị đủ dụng cụ, vật liệu, thiết bị có kế hoạch trước, và số lượng đủ dùng cho các nhóm. Trong quá trình thực hiện các bước thực hành, giáo viên sử dụng một đơn vị đồ dùng để giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh nhận biết và sử dụng, làm mẫu để học sinh quan sát tư thế, thao tác kĩ thuật, quy trình thực hiện. Đối với những bài tập khó, sản phẩm phức tạp thì cần phải cho HS nắm lại kiến thức lý thuyết hoặc đặt các câu hỏi dẫn dắt. Khi cho học sinh thực hiện thao tác, giáo viên cần quan sát, uốn nắn, sửa sai cụ thể. Khi hoàn tất công việc GV cho HS kiểm tra chéo sản phẩm của nhau và cho ý kiến nhận xét của từng nhóm. Cuối cùng GV tổng hợp và đưa ra nhận xét chung. Cần phải có khen, chê kịp thời để HS có hứng thú và sửa chữa những sai sót còn mắc phải. Sau buổi thực hành GV cho HS vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc. Đây là một yếu tố rèn luyện ý thức học tập của các em. Trong quá trình giảng dạy môn Công nghệ 9, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: + D%'E: Nhìn chung, Công nghệ 9 không có nhiều tranh, chủ yếu là học sinh quan sát các hình vẽ trong SGK, khai thác và tìm ra vấn đề. Khi cho hs quan sát các hình vẽ, giáo viên cần đặt ra những câu hỏi hoặc đối với những tranh, những vấn đề khó, cần có 9 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 những câu hỏi gợi ý, khia thác từ những chi tiết nhỏ, dẫn dắt hướng học sinh đến vấn đề mấu chốt cần đạt được. + D()F: mô hình của một số mạch điện trong chương trình mà các em cần lắp đặt, dùng để các em quan sát và hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc, về cách lắp đặt của mạch điện đó. Khi giảng dạy, tôi thường đưa mô hình ra trong quá trình các em tìm hiểu về sơ đồ nguyên lý, vẽ sơ đồ lắp đăt, và vận hành cho mô hình làm việc để các em quan sát, đồng thời đặt tình huống để các em tìm ra nguyên nhân hư hỏng cần khắc phục của mạch điện. + D1(GE11: phát cho các em để các em được trực tiếp quan sát, nhìn, hiểu rõ hơn về cấu tạo, đặc điểm, và trực tiếp sử dụng, thực hành, làm việc, lắp đặt chúng. Trong quá trình thực hành, các em sẽ trực tiếp sử dụng những dụng cụ, thiết bị, vật liệu cần thiết để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề cụ thể trong các bài thực hành mà tôi đã thực hiện: + 92>3&9HB!C I* Chuẩn bị: 6 đồng hồ vạn năng, một bảng điện trở gồm bóng đèn 60W, 100W, cuộn dây constan, điện trở (đồ dùng của môn Vật lý) cho 6 nhóm. Gv hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo của đồng hồ, cách sử dụng đồng hồ vạn năng: - Quy trình đo: Đặt thang đo Đo Đọc kết quả đo Kết luận - Trước khi đo: phải xác định đại lượng cần đo (U, I, R…). Gv giới thiệu cho hs khi đo các đại lượng nào thì cần dùng chân cắm nào cho phù hợp. - Khi đo: chuyển mạch ở vị trí thích hợp với đại lượng cần đo, xoay núm trái về vị trí đo điện trở, núm phải về vị trí thang đo phù hợp (thường lớn hơn trị số đại lượng cần đo một chút). Nếu chưa biết trị số của đại lượng cần đo thì để núm ở thang đo lớn nhất rồi chuyển dần về thang có trị số nhỏ hơn. Hai que đo cắm vào hai lỗ có màu sắc tương ứng. 10 [...]... khảo, tài liệu nghiên cứu thêm về bộ môn Công nghệ + Đối với giáo viên: - Cần sử dụng hợp lý về số lượng nhưng phải thật triệt để đồ dùng trong các giờ dạy 19 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn - Trong quá trình mượn, sử dụng đồ dùng cần có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn đồ dùng - Lựa chọn kiến thức, nội... tắc sau: - Lựa chọn phương pháp và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu bài học 14 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 -.Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tính toán số lượng hợp lý - Nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và hướng dẫn học sinh làm việc với đồ dùng để lôi cuốn sự chú ý của học sinh - Chỉ sử dụng đồ dùng khi cần, những đồ dung chưa cần đến phải để khuất,... nối - Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm, nêu yêu cầu thực hành, quan sát, hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hành và sửa sai kịp thời để học sinh có được kiến thức chuẩn xác nhất 13 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Để thực hành thành công và giúp học sinh có được kiến thức thực tế hơn nữa, giáo viên cần cho vận hành mạch điện, tạo tình huống để học sinh... có một bài giảng chất lượng - Rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng thành thạo, nhanh nhẹn, chính xác Tài liệu tham khảo 1 Lý luận dạy học ở trường THCS 2 Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Công nghệ 3 SGK, SGV, Thiết kế bài giảng môn Công nghệ 9 4 Đổi mới phương pháp dạy học- Nguyễn Bá Hoành 5 Tạp chí Dạy và học ngày nay 6 Tạp chí Giáo dục và đào tạo Hải Dương 20 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy. .. I Nhắc lại một số kiến thức cũ - Cấu tạo của công tắc ba Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 + Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện + Quy trình lắp đặt mạch điện Hoạt động 2: Thực hành - Gv tổ chức cho hs thực hành theo nhóm nhỏ, phát dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm - Nêu yêu cầu thực hành: + Lắp mạch điện cầu thang theo đúng quy trình + Thao tác thành thạo,... thiếu chi tiết 8 Áp dụng Tuần 24 Ngày soạn: 13/02/20 09 Tiết 24 Ngày dạy Bài 9: Thực hành Lắp 15 mạch điện Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (tiếp) A Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây: - Củng cố được quy trình lắp đặt mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn - Lắp đặt... trung của học sinh vào bài học - Trong quá trình sử dụng đồ dùng cần kết hợp với lời nói, để đưa ra những nhiệm vụ học sinh cần thực hiện hay đưa ra những gợi ý cho học sinh tư duy, từ quan sát đồ dùng hay làm việc, thực hành với đồ dùng tìm ra được vấn đề - Đồ dùng cần đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, an toàn, thẩm mĩ Việc tổ chức đồ dùng dạy học để học sinh tịch cực, tự lập lĩnh hội tri thức thành công hay... Yêu cầu hs vẽ sơ đồ lắp đặt 1 mạch điện cầu thang điều khiển đèn với các thiết bị sau: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 ổ cắm, 1 bóng đèn, 1 đui đèn 4 Hướng dẫn 18 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Nhắc hs về nhà tìm hiểu thêm về mạch điện cầu thang - Đọc trước bài 10 - Hoàn thành báo cáo thực hành gồm các nội dung sau: + Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch... và lựa chọn đồ dùng phù hợp, cần thiết - Nắm rõ tính năng của đồ dùng để có thể kết hợp với các phương tiện dạy học khác cho hiệu quả - Lựa chọn thời điểm đưa đồ dùng ra sử dụng - Xác định khoảng thời gian sử dụng đồ dùng - Có kế hoạch tổ chức tiết học và sử dụng phối hợp những phương tiện dạy học sao cho phát huy tính tích cực của học sinh - Cần luôn có ý thức giữ gìn cẩn thận đồ dùng dạy học, không... không chặt + Thực hiện đúng quy trình, yêu cầu kĩ thuật Gv tổ chức cho hs thực hành theo nhóm, nhưng sản phẩm của từng cá nhân, thu lại và chấm điểm + Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện 11 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Chuẩn bị: mô hình mạch điện, 6 bảng điện, 1 bảng điện đã lắp hoàn chỉnh làm mẫu cho hs quan sát, 6 ổ cắm, 12 cầu chì, 6 công tắc 2 cực, . với đồ dùng là một 8 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 hạn chế. Vì vậy, tôi đã tăng số lượng đồ dùng cho các em thực hành bằng cách sử dụng thêm đồ dùng. cầu thực tế về việc sử dụng đồ dùng dạy học, tôi đã quyết định chọn đề tài này 2 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề. nhiều. 5 Một số vấn đề về sử dụng đồ dùng trong dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Giáo viên có sử dụng đồ dùng nhưng đôi khi chưa tận dụng hết vì có một số giờ học có quá nhiều đồ dùng như