Một trong khó khăn của giờ dạy thể dục ở bậc trung học phổ thông là phải hình thành được kỹ năng thực hiện cơ bản và tạo ra hứng thú tập luyện trong học sinh.. 3/ Cơ sở giáo dục: Dựa t
Trang 1SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường THPT Trấn Biên Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN ĐẨY TẠ Ở TRƯỜNG
THPT TRẤN BIÊN
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọng toàn bộ sự nghiệp thể dục thể thao nói chung Nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm giải phẩu, tâm sinh lí , giới tính của học sinh và các yếu tố khác Ba nhiệm vụ của giáo dục thể chất ( Sức khỏe, giáo dưỡng, giáo dục.) được thể hiện trong tất cả các giờ thể dục Tuy nhiên trong giờ thể dục nhiệm vụ giáo dưỡng đóng vai trò chủ đạo Nhiệm vụ này cần phải được cụ thể hóa để đảm bảo tính hệ thống về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động qua mỗi giờ học Trong thực tế, mỗi giờ học giáo viên cần giải quyết đồng thời 2-3 nhiệm vụ
về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo động tác và một số phẩm chất vận động
Một trong khó khăn của giờ dạy thể dục ở bậc trung học phổ thông là phải hình thành được kỹ năng thực hiện cơ bản và tạo ra hứng thú tập luyện trong học sinh Môn điền kinh nói chung và bộ môn đẩy tạ nói riêng được tổ chức học tập trong các tiết thể thao tự chọn, với số lượng tiết nhiều Nhưng để học sinh nắm vững cơ sở lý thuyết, nguyên lí kỹ thuật cơ bản để vận dụng vào các buổi học cũng như trong cuộc sống là một vấn đề tương đối khó Xuất phát từ nhiệm
vụ dạy học, tính cấp thiết của vấn đề, sự đòi hỏi nâng cao hơn khả năng nhận thức trong học sinh mà tôi chọn đề tài:
" Một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn đẩy
tạ ở trường THPT Trấn Biên " làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
tôi
Có thể nói đề tài là một vấn đề bao hàm nhiều nội dung: Ném bóng, ném tạ xích, ném lao, đẩy tạ Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đi sâu vào một vấn đề: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn “Đẩy tạ” trong chương trình thể dục phần thể thao
tự chọn lớp 10, 11,12
Trang 3Với một số sáng kiến, cộng với sự tích lũy của bản thân qua thời gian giảng dạy chưa nhiều do vậy nội dung thực hiện còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô cùng các đồng nghiệp
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Bằng thực tế qua những bài soạn trên lớp, sự đúc rút kinh nghiệm trong thời gian qua, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1 Phương pháp quan sát sư phạm
2 Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu
3 Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm
4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
5 Phương pháp toán học thống kê
III CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
1/ Cơ sở triết học:
Tư tưởng và con người phải được phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần có tác dụng tích cực đến các mặt giáo dục Nắm được các cơ sở lý thuyết, nguyên lý kỹ thuật của môn học giúp ta hiểu sâu hơn bộ môn đó
2/ Cơ sở tâm lý:
Trên cơ sở tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm thì con người luôn muốn đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết, chiếm lĩnh tri thức Do đó khi đứng trước một tình huống có vấn đề thì tìm cách giải quyết vấn đề đó
3/ Cơ sở giáo dục:
Dựa trên nguyên tắc tính tích cực, tự giác của học sinh khi học kỹ thuật động tác mà giáo viên định hướng cho học sinh khi học kỹ thuật động tác từ đó học sinh sẽ tìm ra chân lý của vấn đề
IV CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1.Nhận xét:
Trang 4Chúng ta đã biết rằng, bộ môn ném đẩy nói chung đặc biệt là môn đẩy tạ nói riêng được đưa vào chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông ở phần thể thao tự chọn Các giai đoạn kỹ thuật chính của môn đẩy tạ đó là:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn trượt đà
- Giai đoạn ra sức cuối cùng
- Giai đoạn giữ thăng bằng
Nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi thực hiện động tác? Làm thế nào để đạt được thành tích cao trong đẩy tạ? để học sinh hiểu được nguyên lý cơ bản, từ đó có phương pháp tập luyện thích hợp, có chất lượng và có thành tích
2 Nội dung:
Các môn ném đẩy là bài tập điền kinh đòi hỏi sự gắng sức rất lớn trong thời gian ngắn, người ta thường gọi đó là: Sức mạnh bột phát và nó được biểu diễn bằng công thức:
I =
Trong đó:
I : là chỉ số sức mạnh tối đa
F: là chỉ số sức mạnh tối đa đạt được trong khi thực hiện động tác
T Là thời gian đạt được sức mạnh tối đa đó
Những bài tập ném, đẩy có phát triển tố chất vận động như: Sức mạnh, sức nhanh, tính khéo léo và có ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối cơ thể của học sinh khi ném đẩy cần tuân thủ theo một
số nguyên tắc chung như: tạo ra tốc độ chuyển động tối ưu bằng cách trượt đà, chạy , quay vòng… Kéo dài đoạn đường tác dụng lực vào dụng cụ khi ra sức cuối cùng
Chính vì vậy, khi giảng dạy môn ném đẩy ( đẩy tạ ) trước tiên giáo viên phải giới thiệu cho học sinh:
Vòng tròn đẩy tạ (đường kính vòng tròn đẩy tạ 2,135 m )
F
T
Trang 5
Làm quen với tạ, giới thiệu cách cầm tạ, cách khởi động với tạ: như tạ đặt trên các ngón tay duỗi của bàn tay thuận Đặt tạ sát
cổ, trên hõm xương đòn, cùng bên tay thuận, lòng bàn tay cầm tạ hướng vế phía đẩy tạ và dùng cằm cùng bên kẹp giữ tạ ổn định ở vị trí đó cho tới khi kết thúc trượt đà
Giới thiệu toàn bộ 4 giai đoạn kỹ thuật động tác cho học sinh nắm ( Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn trượt đà, giai đoạn ra sức cuối cùng, giai đoạn giữ thăng bằng) thì giáo viên cần phải nêu lên những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để cho học sinh nắm từ đó các em
sẽ hiểu hơn vấn đề
Trang 6
(Giai đoạn chuẩn bị) Trượt đà được bắt đầu bằng dùng sức đùi để đá chân lăng theo hướng đẩy, đồng thời kiểng chân trụ nâng cao trọng tâm cơ thể, thân trên hơi ngả ngược chiều chân lăng để giữ thăng bằng Tiếp theo
là hạ và thu chân lăng về sát chân trụ, đồng thời hạ thấp trọng tâm cơ thể, sau đó chân lăng tích cực đá cao kéo người theo hướng đẩy và mau chóng hạ xuống đất Chân trụ đồng thời đạp duỗi hết khớp gối
và rời đất rút theo chân lăng tạo một bước trượt chuyển cơ thễ về vòng nữa trước của vòng đẩy tạ Trong giai đoạn này cần giữ ổn định
độ cao trọng tâm cơ thể khi trượt đà để có tốc độ trượt đà cao nhất Khi chân trụ kết thúc bước trượt, chân lăng cũng kịp thời chống mũi chân tên đất
Giai đoạn trượt đà
Giai đoạn ra sức cuối cùng vì đây là giai đoạn quan trọng nhất, khi kết thúc trượt đà lập tức thực hiện kỹ thuật ra sức cuối cùng Chân trụ đạp duỗi trình tự từ khớp cổ chân, gối rồi hông để nâng trọng tâm cơ thể ra trước – lên trên, đồng thời xoay hông vế hướng đẩy Lúc này cơ thể có hình cánh cung mặt xoay về hướng đẩy
và dùng sức tay đẩy tạ đi theo hướng quy định với tốc độ tăng nhanh
và tạo cho tạ góc bay so với mặt đất đạt 38-42o
Trang 7
Giai đoạn ra sức cuối cùng Trong giai đoạn giữ thăng bằng: Sau khi tạ đã rời khỏi tay, lập tức khụy hai gối, hạ thấp trọng tâm, thu hạ thân trên và hai tay xuống đất, mắt cũng nhìn xuống dưới để cơ thể không bị theo quán tính mà lao về trước, vượt qua vòng quy định Cũng có thể làm động tác nhảy đổi chân
Khi giảng dạy môn đẩy tạ, ngoài việc giảng dạy cho học sinh nắm được 4 giai đoạn kỹ thuật , giáo viên cần làm rõ hai vấn đề chính: tốc độ bay ban đầu ( V ) và góc độ bay
Mục đích của đẩy tạ là đưa tạ bay xa theo luật thi đấu và cấu trúc của tạ muốn đưa dụng cụ đi xa đòi hỏi sự nổ lực của thần kinh rất lớn Vì thế muốn đạt thành tích cao, trước hết người học phải
có thể lực tốt, đặc biệt là sức mạnh và tốc độ
Theo vật lý học về lý thuyết, trong môi trường chân không ( không có lực cản của môi trường) khoảng cách bay xa của một vật thể ném đẩy trong không gian theo một góc độ nào đó (so với mặt phẳng ngang) được xác định theo công thức:
S =
Trong đó: S là quảng đường bay dụng cụ
V 0 : là tốc độ bay ban đầu
α là góc độ bay
g: là gia tốc rơi tự do
V0 2
.Sin2α
g
Trang 8Trong ba yếu tố trên g là một hằng số ( 9,8 m/g ), sin 2α lớn nhất khi α = 45 Cho nên tốc độ bay ban đầu của dụng cụ là yếu tố chủ yếu quyết định khoảng cách bay xa của tạ
Nếu điểm bay của tạ không có lợi thì ảnh hưởng tới thành tích Bởi vì theo luật thi đấu thành tích tính từ mép trong của bục gỗ chứ không phải từ điểm bay của tạ hay điểm rơi của nó
Theo công thức tính khoảng cách bay xa ở trên thì rõ ràng một vật ném đi xa theo một góc độ nào đó so với mặt phẳng nằm ngang tỉ
lệ bình phương với tốc độ bay ban đầu Tốc độ bay của tạ phụ thuộc vào số lượng các động tác, thời gian và lực tác dụng vào vật ở giai đoạn ra sức cuối cùng ( phải chú ý đến thời gian tác dụng vào dụng
cụ và cách thực hiện động tác )
Nhiệm vụ của người giáo viên cần phải làm rõ 2 vấn đề này trước khi trực tiếp vào nội dung bài học Hơn nữa đây là cơ sở để người giáo viên nâng cao hiệu quả huấn luyện của mình
Khi cần dạy kỹ thuật ở từng giai đoạn Cần tập nhiều ở tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng đẩy tạ đi ( chú ý góc độ bay của tạ, góc độ bay hợp lý là 450 ) Tốc độ bay của tạ tỷ lệ thuận với độ dài quãng đường tác dụng lực vào tạ và tỷ lệ nghịch với thời gian mà học sinh tác động lực vào tạ trên quảng đường đó Giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết cách thực hiện động tác nhanh, mạnh, dứt khoát Vì vậy học sinh trước hết cần phải tập trung nổ lực ý chí thực hiện việc đẩy với gia tốc lớn nhất trên quãng đường dài nhất
Tiếp đến học kỹ thuật chuẩn bị và kỹ thuật trượt đà ( Giữ nguyên ở tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng ) nhằm giúp hình thành cho các em có thể tư thế đúng, chính xác Khi thực hiện tạo đà, học sinh có nhiệm vụ tạo ra tốc độ nằm ngang tối ưu lớn nhất cho cơ thể
và dụng cụ, chuyển vào tư thế thuận lợi nhất để ra sức cuối cùng và tạo điều kiện tốt nhất để di chuyển liên tục từ đà đến ra sức cuối cùng Kết thúc kỹ thuật bằng cách thực hiện toàn bộ kỹ thuật theo nhịp hô, tiếp đến cho học sinh tự làm
Trang 9Ngoài việc giảng dạy người giáo viên còn phải nâng cao thể
lực cho học sinh bằng cách tập các động tác phát triển sức mạnh của
tay như : Nằm sấp chống đẩy, tập với lực đối kháng với dây cao su,
khắc phục trọng lượng bên ngoài (với vật nặng) và người thấp phát
triển sức mạnh của chân bằng các động tác bổ trợ: trụ chân , bật
cóc….Tăng góc độ bay của tạ bằng cách đẩy tạ qua vật giới hạn (
cành cây , điểm quy định trước), các bài tập khởi động chuyên môn
như nâng - hạ tạ, đẩy tạ ra trước xuống dưới bằng một tay, đẩy tạ ra
trước lên cao bằng một tay… Nhưng ở lứa tuổi học sinh THPT đặc
điểm giới tính càng rõ nét, nên khối lượng và cường độ và khối lượng
tập luyện cần phân biệt giữa nam và nữ Thành tích đẩy tạ không chỉ
phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào khả năng tạo
sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tốc độ của người đẩy Vì vậy để phát
triển thể lực chuyên môn trong đẩy tạ, nên tập nhiều lần, mổi lần với
số lượt lặp lại ít nhưng phải hoàn thành với tốc độ nhanh Cần tăng
các bài tập phát triển sức mạnh - tốc độ nhưng cần chú ý :
- Thận trọng và chưa nên tập sức mạnh tuyệt đối
- Hạn chế tập sức mạnh tỉnh, tránh nín thở
- Sau khi tập luyện lưng, cơ bắp học sinh nhằm tránh hiện tượng
cơ co cứng, ảnh hưởng đến sự đàn hồi
3 Kết quả ứng dụng và xây dựng chỉ tiêu:
a Kết quả ứng dụng:
Sau khi đưa các bài tập trên vào ứng dụng cho học sinh , ở nội dụng
đẩy tạ tôi nhận thấy kĩ thuật của các em tiến bộ lên rất nhiều so với
số lớp không được tập bài tập này, nhiều học sinh yếu nay đã thực
hiện được kĩ thuật tương đối và tỏ ra rất đam mê tập luyện
chưa học kỹ thuật
Thành tích khi đã học KT động tác
Thành tích khi kiểm tra
Trang 101 Nguyễn Văn Trọng 4.5m 5.4m 6.3m
( Đối tượng là học sinh lớp 10, thực hiện với tạ 5kg)
b xây dựng chỉ tiêu:
Giỏi:35%
Khá:60%
Trung Bình:5%
Yếu:0%
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1 Kết luận:
Khi đi sâu nghiên cứu kỹ thuật môn đẩy tạ nhằm làm rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thành tích Từ đó có phương pháp giảng dạy hợp lý nhằm nâng hiệu quả khi giảng dạy môn đẩy tạ ở trường THPT Trấn Biên qua đó chúng ta mới biết được tầm quan trọng và mấu chốt của yếu tố kỹ thuật, phương pháp tập luyện thích hợp
Là người giáo viên cần biết phân biệt theo lứa tuổi, giới tính và phải tuân thủ nguyên tắc tập luyện Biết điều chỉnh sự hợp lý giữa lượng vận động và quãng nghỉ nhằm nâng cao hiệu quả và gây được hứng thú cho học sinh khi học tập
2 Kiến nghị:
Từ kết luận trên cho phép tôi đi đến kiến nghị sau:
Trang 11- Do tính thực tế và độ tin cậy của phương pháp tập luyện trên, vậy đề nghị các giáo viên ứng dụng vào công tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả môn học
- Do điều kiện cũng như sự tích lũy kinh nghiệm chưa nhiều vì vậy có thể chưa thể hiện được đầy đủ nội dung của vấn đề, để
đề tài được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau với quy
mô lớn hơn để ngày càng tìm ra nhiều bài bài tập để phục vụ công tác giảng dạy ở trường phổ thông được tốt hơn
Biên Hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Người viết
Phạm Phượng Hiền
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn
“Lý luận và phương pháp thể thao”- NXB TDTT- 1993
2- Phạm Ngọc Viễn- PTS khoa tâm lý- Phạm Văn xẹn – PTS khoa giáo dục
“ Tâm lý học TDTT” NXB TDTT – 1991
3- Sách Điền kinh – NXB TDTT -2001
4- Luật điền kinh – NXB TDTT – 2005
5- Sách Thể dục 10 (giáo viên thể dục) – NXB giáo dục -
2006