Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủquyền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế.Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK 3
I Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan 3
1 Khái niệm thuế XNK 3
1.1 Định nghĩa thuế XNK 3
1.2 Vài nét về thuế xuất khẩu 4
1.3 Vài nét về thuế nhập khẩu 5
2 Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay 6
II Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 8
1 Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam 8
2 Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam 10
2.1 Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước 11
2.2 Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước 11
2.3 Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước 12
2.4 Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước 13
3 Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam 13
3.1 Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam 13
3.2 Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây 14
III Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới 14
1 Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ 15
1.1 Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ 15
1.2 Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ 16
1.3 Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ 18
2 Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc 20
2.1 Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc 20
2.2 Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc 20
2.3 Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc 22
3 Nhận xét 23
3.1 Về chính sách thuế XNK 23
3.2.Về biểu thuế XNK 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ XNK TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ 25
I Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa 25
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá 25
1.1 Vị trí địa lí 25
1.2 Qúa trình hình thành, phát triển 25
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 28
2 Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan Thanh Hoá 28
2.1 Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai đoạn 2005-2008 29
2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 31
II Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá 33
1 Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 33
1.1 Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK 33
1.2 Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK 33
1.3 Công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ áp dụng cho việc xác định thuế hàng hoá XNK 37
Trang 31.4 Công tác quản lí thu thuế, thu nợ thuế XNK 41
2 Về công tác kiểm tra, giám sát, quản lí hải quan đối với hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 42
2.1 Công tác giám sát quản lí 42
2.2 Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 43
3 Kết quả thu được trong công tác thu thuế XNK những năm trở lại đây tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 44
4 Đánh giá chung về công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 46
4.1 Một số mặt mạnh 46
4.2.Những mặt hạn chế 48
III Những vấn đề đặt ra trong việc quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ 50
I Yêu cầu đặt ra đối với công tác thu thuế XNK của Nhà nước 50
II Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của một số Cục Hải quan địa phương 52
1 Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh 53
2 Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hà Nội 55
3 Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hải Phòng 58
3.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 58
3.2 Chú trọng nhiệm vụ giảm nợ thuế 59
4 Nhận xét chung 59
III Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 61
1 Đối với cơ quan có thẩm quyền liên quan 61
2 Đối với Tổng cục Hải quan 62
3 Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 63
3.1 Tăng cường công tác quản lí phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ 63
3.2 Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế do gian lận thương mại 65
3.3 Tăng cường hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và phòng chống ma túy 65
3.4 Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế 66
3.5 Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở 67
4 Những giải pháp đối với Doanh nghiệp 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 CBCC: Cán bộ công chức
3 CEPT: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN
4 C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
5 GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại
6 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 47 GTGT: Giá trị gia tăng
8 HS: Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá
9 HTS: Biểu thuế Nhập khẩu của Hoa Kỳ
10 MFN: Tối huệ quốc
11 Non – MFN: Phi tối huệ quốc
12 XNK: Xuất nhập khẩu
13 WCO: Tổ chức Hải quan Thế giới
14 WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 5Bảng 4: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa quản lí (2003-2009) (trang 43)
Bảng 5: Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa (2003-2009) (trang 44)
Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
(2003-2009) (trang 45)
Bảng 7: Bảng đối chiếu số thu thuế XNK và các loại hình thu khác tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa (2006-2009) (trang 46)
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò, chức năng, nhiệm vụ củangành Hải quan được nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và phù hợp với quyluật phát triển của nền kinh tế Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủquyền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế.Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lí Nhà nước về Hải quan đối với hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NgànhHải quan là bảo đảm thực hiện quy định của Nhà nước về quản lí thu thuế hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền dopháp luật quy định Ngành Hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới màhoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa ở những nơi có yêu cầu làm thủ tục kiểmtra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); không chỉ phối hợp vớicác lực lượng có liên quan trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với tổ chức Hảiquan quốc tế và khu vực
Các biện pháp thu thuế hàng hoá XNK của Ngành Hải quan nói chung và tạiCục Hải quan Thanh Hoá nói riêng tác động trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoạicủa nước ta trong thời kỳ đổi mới Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các biện phápquản lí thu thuế đối với hàng hoá XNK của ngành Hải quan nói chung và của CụcHải quan Thanh Hoá nói riêng là việc làm hết sức cần thiết Nhận thức rõ điều đó,
người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá” làm đề tài Khóa luận tốt
nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế
Trang 7nhập khẩu từ đó đánh giá thực trạng của công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hảiquan tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản líthu thuế XNK góp phần đẩy mạnh công tác thu ngân sách cho Nhà nước phục vụcho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lí thu thuế XNKtại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá những năm gần đây và một số giải pháp nâng caochất lượng quản lí thu thuế XNK trong thời gian tới
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn do Cục Hải quan Thanh Hóa quản lí
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin Đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như : thu thập,phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…
5 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mục lục, Danh mục các thuật ngữ và chữ viết tắt, Danh mụcbảng biểu, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận đượckết cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận về thuế XNK
Chương II: Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnhThanh Hóa
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tạiCục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tăng Văn Nghĩa đã tận tình hướngdẫn và giúp đỡ người viết hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp Đồng thời ngườiviết cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnhThanh Hóa đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho người viết trong suốt quá trìnhviết khóa luận
Trang 8CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK
I Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan
Thuế XNK là một loại thuế trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia Sử dụng cóhiệu quả thuế XNK chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó tronglĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thếgiới và khu vực, thuế XNK càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụthể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau Là một loại thuế trong hệthống thuế quốc gia, thuế XNK xét về chức năng, vai trò đều có những nét tươngđồng với những loại thuế khác Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuế XNK lại bắt nguồn
từ yêu cầu điều chỉnh sự vận động của hàng hóa giữa các quốc gia có chủ quyền vớinhau, nó là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước cho nênthuế XNK cũng có những nét riêng về mặt nội dung, vai trò, cũng như cách thứchành thu cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ
1 Khái niệm thuế XNK
1.1 Định nghĩa thuế XNK
Thuế XNK hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọihai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuấtkhẩu Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu làthuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu ở tại một quốc gia xác định
Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế XNK còn được các chính quyền địaphương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhànước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế XNK là Hải quan thựchiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế Về mặt nguyên tắc, thuế XNK phải đượcnộp trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho ngườichuyên chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thôngtrong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nênchúng có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuếXNK là khá nhỏ
Trang 9Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quanthường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sáchcông nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư Các khối thương mại lànhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối vớithương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàngnhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối Liên minh hải quan củakhối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thìcác quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóanhập khẩu vào trong khối
Tóm lại, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách khác nhau về thuếXNK tùy theo tình hình của nền kinh tế nước mình Nhưng ở hầu hết các nước đềuđịnh nghĩa thuế XNK là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó được nhậpvào hoặc xuất ra khỏi biên giới quốc gia đó Ở Việt Nam, thuế XNK cũng đượcđịnh nghĩa là: “Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào cácmặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giớiViệt Nam”1 Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, các khái niệm “cửakhẩu”, “biên giới quốc gia”, “thị trường trong nước”, “thị trường nước ngoài”… cầnđược hiểu theo nghĩa rộng hơn bởi có sự xuất hiện các hình thức kinh tế như: khucông nghiệp, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất, đặc khu kinh tế,… đượchoạt động với các quy chế đặc thù và được hưởng những quyền lợi ưu đãi
1.2 Vài nét về thuế xuất khẩu
Vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuếvào hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài và thuế xuất khẩu khi ấy đã trở thành mộtnguồn thu ngân sách vô cùng quan trọng Đến thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa tư bảnphát triển mạnh thì việc thu thuế xuất khẩu làm gia tăng giá thành của hàng hóaxuất khẩu, cũng đồng nghĩa với việc giá tiêu thụ tại thị trường nước ngoài của hànghóa tăng lên và dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình so vớihàng hóa cùng loại trên thị trường nước ngoài Chính vì lí do như vậy cho nên đến
1 GS.TS Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế
và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103
Trang 10nửa sau của thế kỷ 19 thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện không đánh thuế xuấtkhẩu Nhưng trên thế giới hiện nay vẫn còn một số ít các quốc gia, chủ yếu là nhữngnước có nền kinh tế chậm phát triển, vẫn tiến hành thu thuế xuất khẩu Những quốcgia này có nguồn thu thuế hạn hẹp và tiến hành thực hiện thu thuế xuất khẩu trênnhững hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên khai thác trong nước, với khối lượng xuấtkhẩu tương đối lớn Chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế xuất khẩu trở thành mộtnguồn thu quan trọng và tương đối ổn định của những quốc gia này.
Hiện nay, vẫn còn một số quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu với mục đích là đểhạn chế xuất khẩu những hàng hóa mà nhu cầu trong nước đang thiếu hụt, nhữngnguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, hoặc muốn thông qua thuế XNK để khống chế
và điều tiết lượng xuất khẩu của các loại hàng hóa, tránh xuất khẩu một cách mùquáng và để ổn định giá cả trong và ngoài nước Chính vì những lí do như vậy mà ởViệt Nam hiện nay vẫn áp dụng thu thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa TheoDanh mục mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuếban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tàichính có 71 mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu Thậm chí một số mặt hàng là tàinguyên có mức thuế suất thuế xuất khẩu rất cao lên tới 33% như đồng phế liệu vàmảnh vụn, niken phế liệu và mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn, 2…
1.3 Vài nét về thuế nhập khẩu
So với thuế xuất khẩu thì thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu hàng năm lớn hơncho các quốc gia Ví dụ, nguồn thu từ thuế nhập khẩu tại các nước Châu Phi chiếmkhoảng 30% tổng thu thuế; các nước Trung Đông là 22%; Châu Mĩ La Tinh là 13%
và các nước Châu Á là 15% Tại các nước phát triển, thu thuế chỉ chiếm một tỉ lệnhỏ trong tổng doanh thu, trung bình ít hơn 1% tổng giá trị nhập khẩu Các mứcthuế suất nhập khẩu cao tại các nước đang phát triển là nhân tố chính cản trở thươngmại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.3
2 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động
3 Ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Thế giới (Tháng 9/2008), Cải cách thủ tục XNK hướng dẫn
cho đối tượng thực thi, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trang 18
Trang 11Trong điều kiện thế giới hiện nay, khi rất ít các quốc gia áp dụng thuế xuấtkhẩu thì cái tên mà người ta vẫn thường gọi: “Thuế quan” là chủ yếu để chỉ chothuế nhập khẩu, ví dụ như: thuế quan ưu đãi, thuế quan áp dụng theo chương trìnhtối huệ quốc, bảo hộ thuế quan,… Thực hiện thu thuế nhập khẩu có thể làm cho giáthành nhập khẩu tăng lên, làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trongnước và có tác động trực tiếp lên lượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Chính
vì vậy mà từ lâu các quốc gia đều sớm coi thuế nhập khẩu như một công cụ để hạnchế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài Sử dụng hợp lí công cụ thuế nhập khẩu mộtmặt có thể đảm bảo cho sản xuất công – nông nghiệp trong nước được ổn định, mặtkhác thuế nhập khẩu còn là công cụ hiệu quả để điều tiết và phát triển nền kinh tế.Nếu áp mức thuế nhập khẩu quá cao, có thể tạo thành rào chắn đối với hàng nướcngoài muốn thâm nhập vào thị trường trong nước, ngăn cản sự phát triển và hợp táckinh tế quốc tế
Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong kinh tếđối ngoại Chính vì thế cho nên nó đã trở thành công cụ để đấu tranh và hợp tácgiữa các nền kinh tế, rất nhiều hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước trên thế giớiđều lấy việc giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng chính sách ưu đãi thuế quan làm nộidung chính trong bàn đàm phán của mình “Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại” (General Agrement of Tariff and Trade, viết tắt là GATT) ra đời năm
1947 là hiệp định mậu dịch đa phương được kí kết với mục tiêu phát triển kinh tế vàmậu dịch toàn cầu, hiệp định đã đề xướng tự do hóa thương mại, từng bước gỡ bỏhàng rào mậu dịch, trong đó một giải pháp quan trọng nhất đó là thông qua đàmphán, hiệp thương giữa các nước thành viên để giảm mức thuế nhập khẩu, tăng tínhràng buộc về thuế quan và không được tự ý tăng mức thuế suất
2 Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay
Thuế XNK là công cụ thông qua cơ chế thị trường để điều tiết lượng hàng hóaXNK của mỗi nước Chính vì thế cho nên trong giai đoạn hiện nay các nước vẫncho phép việc coi thuế XNK là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ nền kinh tếmỗi quốc gia Nhưng trong xu thế hợp tác mậu dịch toàn cầu đang ngày càng phát
Trang 12triển thì mặt bằng chung thuế XNK của các quốc gia sẽ có xu hướng giảm xuống tớimức tối ưu để vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế đã được đề ra, mặtkhác vẫn giữ được tỉ lệ bảo hộ thích hợp cho các ngành kinh tế trong nước có điềukiện phát triển Chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều
có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuếtrên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương Thương lượng trong việc xâydựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuếXNK trong những thập kỷ gần đây Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã
có ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liênminh và các nước ngoài liên minh Chính sách liên minh thuế quan đã có tác độnglàm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi
đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh Điềunày dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuếquan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộthị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài Trongtrường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn
là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thếmạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽđược tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn Trong trường hợpbảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một sốnước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nướctrong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế Tuy nhiên, liên minh thuế quan là mộtthỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại
về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cânbằng về lợi ích giữa các thành viên
Nói tóm lại, đặc thù của thuế XNK so với các loại thuế khác trong hệ thốngthuế là thuế XNK không những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà còn ảnhhưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao và chính sách đối xử giữa các quốc gia màngười ta đã đưa ra một hình ảnh rất hay, đó là: “Các phương pháp xác định trị giá
Trang 13Hải quan – trị giá tính thuế hàng XNK – như là một khuôn mẫu hợp lí đúc lênnhững tấm bê-tông tiêu chuẩn Khi trời yên biển lặng, nó là nhịp cầu nối cho cácmối quan hệ thương mại giữa các nước, nhưng khi gió bão, nó lại dựng thành hàngrào thuế quan nghiệt ngã hay những pháo đài kiên cố trong các cuộc chiến tranhthương mại vắng tiếng súng nhưng không kém phần khốc liệt.”4
II Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam
1 Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương Năm 1945, Cách mạng Tháng Támthành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới chodân tộc Việt Nam Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyênngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập Thuếquan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (từ 19-12-
1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng
vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương Thuế quan Việt Nam thời kỳ xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục
vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng
Trong thời kỳ bao cấp, XNK ở nước ta còn mang tính chất giản đơn, mặt hàngchủ yếu là nông sản, thực phẩm được xuất khẩu sang các nước trong hệ thống xãhội chủ nghĩa Hàng hóa xuất khẩu thường dùng để trả nợ hoặc xuất khẩu cho cácnước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa theo các Nghị định thư của Chính phủ Giáhàng hóa xuất khẩu không đủ bù đắp cho những chi phí thu mua, sản xuất Cònnhập khẩu chủ yếu là hàng viện trợ, hàng tiêu dùng, vay của các nước trong hệthống xã hội chủ nghĩa Nhà nước phải lấy từ Ngân sách để bù lỗ cho các đơn vịXNK, vì thế thuế XNK không chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước,không có khả năng điều tiết hoạt động XNK
Sau Đại hội VI của Đảng (1986), Nhà nước ta đã có những chính sách đổi mớinền kinh tế Việc mở cửa giao lưu kinh tế với các nước đã làm thay đổi cơ bản vai
4 Các phương pháp xác định trị giá theo GATT và kiểm toán Hải quan, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội
Trang 14trò của thuế XNK Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điềukiện nền kinh tế mở, vào ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa VIII,Chính phủ đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” thaycho chế độ “Bù thu chênh lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tếquốc doanh Đây là thứ thuế đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam được ban hành bằng hình thức Luật hoàn chỉnh, nhằm tăng cường quản lí cáchoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng caohiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu XNK hợp lí, góp phầnbảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồnthu cho Ngân sách Nhà nước Luật thuế XNK có hiệu lực thi hành từ ngày01/02/1988, và cũng từ đó thuế XNK cũng chính thức được ra đời và áp dụng trêntoàn lãnh thổ Việt Nam Đồng thời, có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểuthuế XNK cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt Biểu thuế này, đượcxây dựng dựa trên danh mục hàng XNK Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng
Tương trợ kinh tế (khối SEV) Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử
dụng Nói chung, biểu thuế XNK và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉphù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc XNK theo chế độ
nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực
I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế XNK để chính phủ kịp thời điều chỉnh
cho hợp lý
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộnhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêudùng, tăng thu cho ngân sách Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991 Mụcđích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thungân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Năm
1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giaiđoạn lịch sử Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới,
Trang 15tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế Do đó, chính sách pháp luậtcũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ
7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ngày
7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiệnCam kết về thủ tục nhập khẩu Mức cam kết chung: Ràng buộc mức trần cho toàn
bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiệnhành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong vòng 5 - 7 năm Mứcthuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn20,9% thực hiện trong vòng 5 - 7 năm Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm
Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủyếu là các dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối vớinền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô-tô, xe máy vẫnduy trì được mức bảo hộ nhất định Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất baogồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết
bị điện - điện tử Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đốivới nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải Việt Nam cũngcam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuếxuống 0% hoặc mức thấp Đây là hiệp định tự nguyện của WTO, nhưng các nướcmới gia nhập đều phải tham gia một số ngành Ngành mà Việt Nam cam kết thamgia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế Việt Nam cũng thamgia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay,hóa chất và thiết bị xây dựng 5
2 Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam
Nhìn chung, thuế XNK đối với Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia trênthế giới nói chung đều có chung những tác dụng cơ bản giống nhau Tuy nhiên, đốivới mỗi quốc gia, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế mà thuế XNK thểhiện vai trò của mình trên những phương diện khác nhau Có thể nói là đối với quốc
5 Bộ Tài Chính (2007), Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam , Nhà xuất bản Tài Chính
Trang 16này thì thuế XNK là công cụ với mục đích chủ yếu là để thực hiện chính sáchkhuyến khích xuất khẩu còn việc tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chỉ là phụ.Nhưng đối với quốc gia khác thì có thể ngược lại Đối với Việt Nam, là một quốcgia đang trên con đường hội nhập và phát triển, ta có thể khái quát vai trò của thuếXNK đối với nền kinh tế ở 4 điểm chính như sau:
2.1 Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
Ở Việt Nam, nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước chủ yếu là các loại thuế, lệphí Trong đó, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu lớn vì dễ thu và phí cho việcthu thuế thấp, mặt khác nước ta cũng cần thực hiện chính sách bảo hộ các ngànhcông nghiệp non trẻ tránh sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu nên mức thuế còncao (nhất là thuế suất hàng nhập khẩu)
Hiện nay, với xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộngquan hệ buôn bán trao đổi với nhiều quốc gia trên thế giới Các mặt hàng XNKngày càng thêm phong phú, đa dạng, tăng cả về số lượng và chất lượng Kim ngạchXNK hàng năm không ngừng tăng, tương ứng là số thu về thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu ngày càng tăng và chiếm vị trí quan trọng trong tổng số thu về thuế của Ngânsách Nhà nước Nguồn thu từ thuế XNK đã đóng góp khoảng 30% tổng thu Ngânsách Nhà nước và là một trong 3 nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà nước sau thuếnội địa và dầu thô Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009 tổng thu Ngân sáchNhà nước cả năm đạt 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỉ đồng).Trong đó, thu từ hoạt động XNK ước đạt 123.000 tỉ đồng tăng 1,5% (1.800 tỉđồng)6
2.2 Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước
Tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của đất nước vàđiều kiện cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử mà Nhà nước đề ra chính sách đối vớimặt hàng xuất hay nhập khẩu Căn cứ vào đó xây dựng một thuế suất hợp lí chotừng mặt hàng
6 Tổng cục Hải quan – Viện Nghiên cứu Hải quan (2009), Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (Số 12), trang 1
Trang 17Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển Trình
độ sản xuất trong nước còn lạc hậu và chưa theo kịp so với các nước trong khu vực
và trên thế giới Nếu như chúng ta áp dụng chính sách mở cửa thị trường không có
sự điều tiết của Nhà nước bằng việc cho phép XNK ồ ạt thì chắc chắn nền kinh tếquốc gia sẽ không phát triển được mà còn phải chịu những ảnh hưởng không tốt.Chính vì thuế XNK là một khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm cho nên
áp mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành hàng hóa bán ratrên thị trường Vì vậy, đối với những mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu để bảo vệnguồn tài nguyên trong nước hay hạn chế nhập khẩu để bảo vệ và phát triển sảnxuất trong nước thì Nhà nước sẽ đưa ra mức thuế suất cao và ngược lại Ví dụ như
để bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước cho nên Chính phủ quy định mức thuế vớimặt hàng là kim loại hay có nguồn gốc từ kim loại như: đồng, nhôm, niken, chì,kẽm, thiếc phế liệu hay mảnh vụn có mức thuế suất từ 31-33% Và để bảo vệ nhữngngành sản xuất trong nước ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh, đồ giadụng bằng gốm sứ thì chúng ta áp mức thuế nhập khẩu vẫn còn cao là 30-45%.7
Như vậy, thuế XNK đã phát huy vai trò vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiệnđiều tiết vĩ mô nền kinh tế đặc biệt trong việc bảo hộ và phát triển các ngành sảnxuất trong nước
2.3 Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước
Người tiêu dùng là lực lượng lớn nhất trong xã hội Với thu nhập cố định, họluôn tìm mua loại hàng hóa với giá rẻ, chất lượng cao Thuế cao hay thấp có tácdụng kích thích hay hạn chế tiêu dùng Đối với những mặt hàng thiết yếu cho đờisống nhân dân, những mặt hàng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dânthì mức thuế nhập khẩu thấp Còn với những mặt hàng xa xỉ hay những mặt hàngnhà nước không khuyến khích tiêu dùng thì áp mức thuế suất cao Ví dụ như: TheoBiểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010 mà Bộ Tài chính vừa banhành, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2010 thì hàng hóa thuộc nhóm 24.02 là xì gà,
xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất
7 Bộ Tài Chính (2009), Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2010, Nhà xuất bản Lao Động
Trang 18thay thế lá thuốc lá có thuế suất thuế nhập khẩu từ 120-135%; rượu vang làm từ nhotươi, kể cả rượu vang cao độ thuộc nhóm 22.04, rượu Vermouth và rượu vang kháclàm từ nho tươi đã pha thơm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm thuộc nhóm22.05 có mức thuế suất 56-59%.
2.4 Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước
Bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng chính sách đối ngoại của riêng mình Trongchính sách đối ngoại, Nhà nước phân biệt các khu vực xuất khẩu, nhập khẩu, nhữngnước đã kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam trong đó có điều khoản ưu đãi
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể Trên cơ
sở này biểu thuế gồm ba loại thuế suất (thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường) áp dụng cho từng trường hợp.8
3 Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam
3.1 Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam
Mặc dù việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu dựa trên mặt bằng chính sách, số thucủa các năm trước cũng như kế hoạch phát triển hoạt động XNK của quốc gia,nhưng trong quá trình thực hiện thu thuế thường xuất hiện các yếu tố khách quan,chủ quan, tác động đến số thu thuế XNK Chắc chắn những yếu tố đó sẽ tác độngtới việc thực hiện chỉ tiêu thu thuế của các Cục Hải quan địa phương nói riêng vàTổng cục Hải quan nói chung Ngoài ra, cũng còn nhiều yếu tố khác tác động xấutới việc thu thuế XNK như việc các doanh nghiệp nợ đọng thuế XNK với số tiềnlớn và kéo dài (hàng năm có khoảng 800-1000 tỉ đồng nợ đọng thuế quá hạn) 9, cáchoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng tiêu cực,…
Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngànhchức năng nghiên cứu, kiến nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ có biện pháp điềuchỉnh chỉ tiêu thu thuế XNK, chính sách mặt hàng, biểu thuế, biểu giá tính thuế sátthực tế, gắn với cải cách thủ tục hành chính Hải quan từng bước hiện đại hóa ngànhHải quan, chấn chỉnh công tác quản lí vĩ mô, điều hành XNK vv…để đảm bảo
8 GS.TS Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế
và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103-105
9 Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính , 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005)
Trang 19nguồn thu, trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng caocấp, kiềm chế nhập siêu
3.2 Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây
Nhờ áp dụng những biện pháp kể trên, số thu cùa ngành Hải quan thường tănglên hàng năm Trong giai đoạn 2001 - 2009, ngành Hải quan luôn đạt và vượt chỉtiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của BộTài chính Số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, cụ thể: năm 2001 đạt29.381 tỷ đồng, năm 2002 đạt 36.784 tỷ đồng, năm 2003 đạt 39.178 tỷ đồng, năm
2004 đạt 46.017 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 tỷ đồng và năm 2006 đạt 58.000 tỷđồng (tốc độ tăng thu bình quân hàng năm 15%) Đây là một nỗ lực rất lớn củangành Hải quan trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo cáccam kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, cáchiệp định song phương và gia nhập WTO) Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực hiệnxác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT, tình trạngtrốn thuế, gian lận qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành đã tập trung chỉ đạo vàđưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế đồng thời chống thất thuqua gian lận trị giá
III Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới
Tìm hiểu kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của các nước trên thế giới là việclàm rất quan trọng Từ đó, có những bước hoàn thiện trong xây dựng, cải cách chínhsách thuế của Nhà nước cũng như việc tính thuế và thu thuế của các cơ quan chứcnăng có liên quan Tìm hiểu tình hình quản lí thuế XNK của Hoa Kỳ có ý nghĩaquan trọng vì đây là một nước phát triển với thị trường lớn nhất thế giới, chi phốinhiều đến các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế quốc tế và tình hình quản líthuế XNK của Trung Quốc – đất nước có nhiều bước tiến vượt bậc trong thời giangần đây, đang nỗ lực vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới Từ đó,rút ra những kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK, để vận dụng hợp lí vào công tácquản lí thu thuế XNK ở Việt Nam
Trang 201 Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ
Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách không đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu
mà chỉ đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu từ nên ngoài vào Biểu thuế nhập khẩu
hiện hành của Hoa Kỳ (hay còn gọi là biểu thuế quan, Harmonized Tariff Schedule of the United States, viết tắt là HTS) được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh
tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989 Biểu thuế này được
xây dựng dựa trên hệ thống danh mục HS (Harmonised System, đây là sản phẩm trí
tuệ của tổ chức Hải quan thế giới WCO và tập thể các chuyên gia của các tổ chứcquốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xây dựng lên và được đưa vào áp dụng trênthế giới từ ngày 01/01/1988) Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi vàđược công bố hàng năm
1.1 Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệtrên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhậpkhẩu Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đónggói không quá 3 kg/gói là 6,4%
Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng Loại thuế nàychiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ Ví dụ, mức thuế
MFN (Mức thuế tối huệ quốc) năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho
tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhậpkhẩu trong năm
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo sốlượng Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản Ví dụ thuế suất MFN đốivới nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20%
Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạnngạch Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởngmức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuếcao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng
Trang 21đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với sốlượng vượt hạn ngạch trung bình là 53% Thuế hạn ngạch hiện nay đang được ápdụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường
Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theothời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đốivới nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, vàngoài những thời gian trên được miễn thuế
Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là
áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩucàng cao Ví dụ, mức thuế MFN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6% Loại thuếnày cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàngthành phẩm
1.2 Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ
Hiện nay, Hoa Kỳ đang áp dụng ba mức thuế suất rất rõ ràng đối với hàng hóanhập khẩu từ bên ngoài vào đó là: thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuếsuất phân biệt đối xử
Trong đó, thuế suất thông thường hay mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còngọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR),được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vànhững nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mạisong phương với Hoa Kỳ Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn Mức thuế MFN theo giátrị nói chung bình quân khoảng 4% Mức thuế MFN được ghi trong cột “General”của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ
Khác với mức thuế thông thường kể trên, các quốc gia được hưởng mức thuếsuất đặc biệt trong hệ thống nhập khẩu của Hoa Kỳ là các nước nằm trong Hệ thống
Trang 22ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP), các nước có kí kết các
hiệp định thương mại, các luật về ưu đãi thuế quan với Hoa Kỳ như: Hiệp địnhthương mại tự do Bắc Kỳ, Hiệp định về thương mại hàng không dân dụng, Luật cơ
hội và phát triển Châu Phi, Luật tái thiết kinh tế vùng lòng chảo Caribê (Caribbean
Basin Initiative - CBI),… Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng được hưởng mức thuế
suất nhập khẩu ưu đãi đều có mức thuế rất thấp thậm chí là được miễn thuế nhậpkhẩu Mức thuế suất đặc biệt được ghi trong cột “Special” của cột 1 trong Biểu thuếnhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, bên cạnh hai mức thuế suất kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng một mứcthuế suất rất cao cho các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia chưa phải là thànhviên của WTO và chưa kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ nhưCuba, Lào và CHDCND Triều Tiên đó là thuế suất phân biệt đối xử - Mức thuế phitối huệ quốc (Non-MFN) Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN Nếu như tính bình quân thì mứcthuế suất này thường cao hơn so với mức thuế suất thông thường 7-8 lần, đặc biệt ởmột số mặt hàng thì mức chênh lệnh này lên tới 20 lần Mức thuế Non-MFN đượcghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ 10 Ví dụ: một loại túi sách tay làmbằng chất liệu platic có mã HS là 4202.99.10 nếu được nhập khẩu từ các quốc gia
kể trên thì phải chịu mức thuế suất phân biệt đối xử là 80%, trong khi đó cũng vớiloại hàng hóa này thì mức thuế suất thông thường là 3,4% và mức thuế suất đặc biệt
là 0%.11
Bên cạnh những loại thuế suất hàng nhập khẩu kể trên, Hoa Kỳ còn áp dụng cácloại thuế suất và các biện pháp khác để thực hiện bảo hộ những ngành sản xuấttrong nước như: thuế chống bán phá giá, thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, đưa
ra các tiêu chuẩn thương mại, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu,…
10 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (02/04/2008), Giới thiệu biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ,
http://www.vietnam-ustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=1&lang=vietnamese , 17/01/2010
11 Harmonized Tariff Schedule of the United States (2010),
http://www.usitc.gov/publications/docs/tata/hts/bychapter/1000C42.pdf , 17/01/2010
Trang 231.3 Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ
Nhìn về tổng thể, việc áp dụng mức thuế suất thấp của Hoa Kỳ có tác dụng rấttốt trong việc mở cửa và phát triển nền kinh tế trong nước đặc biệt là khi các ngànhsản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã đủ mạnh để cạnh tranh với hàng ngoại nhập từbên ngoài Việc tính thuế theo cách tính mức thu tuyệt đối và áp dụng kết hợp haicách tính với nhau có tác dụng rất tốt giúp cho Chính phủ Hoa Kì có thể kiểm soáthiệu quả các mặt hàng nhập khẩu và đặc biệt là hạn chế các hoạt động gian lậnthương mại, tránh thất thu thuế nhất là với những mặt hàng phức tạp, dễ gian lận vềgiá như những hàng có thuế suất cao, giá trị lớn và tương đối mới mẻ Có thể tómlược hiệu quả thu được từ chính sách thuế nhập khẩu của Mĩ ở một số điểm chínhnhư sau:
1.3.1 Khuyến khích xuất khẩu phát triển
Với việc không đánh thuế xuất khẩu, chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuậnlợi để các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước phát triển và có những tácđộng tích cực đến nền kinh tế Trong thập kỉ qua, xuất khẩu đã đóng góp hơn ¼trong sự tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ Chính sách khuyến khích xuất khẩu củaHoa Kỳ thông qua việc không đánh thuế xuất khẩu không chỉ có tác dụng đẩy mạnh
sự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao độngHoa Kỳ Ước tính khoảng 12 triệu việc làm ở Hoa Kỳ phụ thuộc trực tiếp vào hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa Đây là những công việc có thu nhập cao hơn mức thunhập trung bình quốc dân từ 13-18% Đặc biệt, theo số liệu thống kê gần đây thì lợiích thu được từ Khu vực tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) và vòng đàm phánUrugoay đã làm lợi cho mỗi gia đình có bốn người Hoa Kỳ từ 1.200 đến 2.000 đôlamỗi năm qua việc khuyến khích sản xuất hàng hóa có chất lượng cao với giá cả thấphơn Ở Hoa Kỳ, cứ 1/3 đất trồng trọt được dùng để sản xuất nông sản xuất khẩu.12
Như vậy có thể nói, không có công cụ chính sách nào có thể nâng cao triển vọngphát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ tốt hơn việc áp dụngkhông đánh thuế vào các mặt hàng xuất khẩu ra bên ngoài kết hợp với việc đẩy
12 Trường Đại học Ngoại thương (2005), Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 20)
Trang 24mạnh kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia,khu vực trên thế giới.
1.3.2 Bảo hộ và phát triển các ngành kinh tế trong nước
Nhìn tổng thể trên biểu thuế quan của Hoa Kỳ ta thấy, hàng nhập khẩu đượckhấu trừ thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm dùng từ nguyên liệu có xuất xứ tạiHoa Kỳ Đây là hình thức miễn, giảm thuế nhằm khuyến khích nhà sản xuất hàngxuất khẩu nước ngoài sử dụng vật tư, nguyên liệu có xuất xứ từ Hoa Kỳ để sản xuấthàng hóa của mình khi xuất khẩu ngược trở lại vào thị trường Hoa Kỳ để đượchưởng những ưu đãi về thuế quan Như vậy, Hoa Kỳ đã sử dụng hiệu quả vai tròcủa thuế nhập khẩu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ việc khuyến khích cácdoanh nghiệp kinh doanh XNK trong và ngoài nước sử dụng các nguyên liệu sẵn cótrong nước
Công cụ thuế XNK của Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là công cụ để thực hiệnchức năng mở cửa thị trường mà nên cạnh đó còn là một trong những biện pháphiệu quả nhất để chính phủ Hoa Kỳ thực hiện bảo hộ trong nước Hoa Kỳ luôn làquốc gia đi đầu trong việc tự do hóa thương mại cùng với quá trình cắt giảm thuếnhập khẩu Nhưng ngược lại, Hoa Kỳ cũng áp dụng thuế chống bán phá giá vànhững biện pháp áp dụng khác để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng
ở mức tinh vi hơn, tránh sử dụng hàng rào phi thuế quan bằng các biện pháp vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Trong đó, biện pháp phi thuế quan khôngchỉ dừng lại ở các biện pháp phi thuế quan “cổ điển” như: giấy phép, hạn ngạchnhập khẩu… Khi nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càngđược nâng cao, những vấn đề xã hội như bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sinhthái, an toàn vệ sinh công nghiệp,… là những yêu cầu không thể thiếu trong đờisống xã hội văn minh Chính vì điều này mà Hoa Kỳ đã đưa ra các tiêu chuẩnthương mại mà xét thực chất đây cũng chính là những hàng rào phi thuế quan Vớilợi thế là một nước phát triển, Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện mới tránh những biệnpháp phi thuế quan để hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Chính
Trang 25sách mở cửa thị trường trong nước thực chất chỉ dừng lại đối với những ngành hàng
có lợi cho chính Hoa Kỳ
Những biện pháp bảo hộ thuế quan trên đây của Hoa Kỳ có tác dụng rất tốt đốivới nền kinh tế Hoa Kỳ, nó bảo vệ cho những hàng hóa trong nước chưa thực sựcạnh tranh được với thị trường bên ngoài nhưng ngược lại đó chính là những khókhăn cho hàng hóa các nước, đặc biệt là hàng hóa của những nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam Hàng hóa của các nước kể trên sẽ rất khó có thể tiếp cậnđược với thị trường Hoa Kỳ nếu không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã và cáctiêu chuẩn công nghiệp khác nhằm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và quyđịnh điều kiện thương phẩm của hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ
2 Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc
Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc làm kinh ngạc cả thế giới Để có sựphát triển đó, chính sách thuế đóng một vai trò then chốt trong chính sách kinh tế vĩ
mô của Chính phủ Trung Quốc Về kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam có nhiềuđiểm tương đồng với Trung Quốc Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc lànhững bài học lớn cho Việt Nam
2.1 Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc
Không giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện nay thực hiện việc thu thuế songsong trên cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Tuy nhiên, cũng giống như xu thếchung của các quốc gia trên thế giới hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tiến tớiviệc loại bỏ dần thuế xuất khẩu để khuyến khích các ngành sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu trong nước Chính vì thế cho nên ta thấy mức thuế suất xuất khẩu của hầu hếtcác loại hàng hóa đều là 0%, tức là miễn thuế xuất khẩu Trung Quốc chỉ thực hiệnđánh thuế trên một số mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu nhưcác nguyên liệu trong nước cần sử dụng, các kim loại quí hiếm,…
2.2 Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) định mức thuế và có trách nhiệm thuthuế Thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế chung và thuế tối thiểu (tối huệ
Trang 26quốc) Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở cửa và các khu vực ngoại thương cóthể được phép giảm hoặc miễn thuế.
Về thuế chung, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải trả thuế giá trịgia tăng (GTGT) hay thuế kinh doanh, tuỳ theo kiểu kinh doanh và loại sản phẩmcủa họ GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất-nhậpkhẩu, sản xuất, phân phối hay bán lẻ
Trung Quốc có thực hiện một chương trình khuyến khích về thuế Thuế suấtGTGT chung là 17%, song đối với các mặt hàng thiết yếu như nông nghiệp hayhàng chuyên dụng chỉ chịu mức 13% Những doanh nghiệp nhỏ (doanh thu hàngnăm dưới 1 triệu NDT, hoặc bán buôn đạt dưới 1,8 triệu NDT) chịu GTGT 6%.Không giống như những đối tượng chịu GTGT khác, kinh doanh nhỏ không đượchoàn thuế đầu vào cho GTGT trả cho hàng mua của họ Nhiều quy chế khác nhau
áp dụng cho việc giảm thuế Có thể được giảm thuế tính theo thời gian thành lậpdoanh nghiệp Một số loại hàng hoá được miễn GTGT
Để khuyến khích xuất khẩu, năm 1999, Tổng cục thuế đã tăng mức hoàn thuếGTGT mấy lần, và mức cao nhất là 17% (tức là hoàn thuế 100%) đối với một sốloại hàng chế biến để xuất khẩu
Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục được Chínhphủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh tế chủ lực,chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao Chính sách của Trung Quốc là khuyếnkhích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng hoá công nghệcao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết bịnhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh nghiệp đó.Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho nhữngmặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô 13
13 Quy chế xuất nhập khẩu của Trung Quốc, che-xuat-nhap-khau-cua-trung-quoc.html , 28/02/2010
Trang 27http://vietchinabusiness.vn/xuat-nhap-khau/quy-che/10308-quy-Theo thông tin của Bộ thương mại Trung Quốc, từ ngày 1/1/2010, Trung Quốc
sẽ từng bước điều chỉnh thuế suất XNK, chủ yếu liên quan đến thuế suất ưu đãiMFN, thuế suất tạm thời hàng năm, tỷ lệ thuế hiệp định, thuế suất ưu đãi và danhmục thuế suất Sau khi điều chỉnh, tổng danh mục thuế XNK năm 2010 sẽ tăng từ
7868 năm 2009 lên 7923, tổng mức thuế sẽ là 9,8%
2.3 Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc
Với chính sách thuế XNK như đã được nêu ở trên thì một mặt Trung Quốc đãkhuyến khích mạnh mẽ các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong nước phát triển và
đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác trên thị trường thế giới, mặtkhác Trung Quốc vẫn giữ được tỉ lệ bảo hộ cần thiết cho các ngành kinh tế trongnước để dần dần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập Vàhiệu quả rõ nét nhất của chính sách thuế XNK của Trung Quốc mà không ai có thểphủ nhận được đó là sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế nói chung và hoạtđộng XNK hàng hóa của Trung Quốc nói riêng trong những năm trở lại đây Ngoàiviệc Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển GDP thì sau khi gianhập WTO, quốc gia Châu Á với thị trường hơn 1 tỷ dân này còn đạt được nhữngbước tiến ngoạn mục trong sự phát triển hoạt động XNK
Trong lịch sử 60 năm qua của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949 2009), 30 năm đầu là giai đoạn khó khăn; từ năm 1952-1978, GDP bình quân hàngnăm của Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn GDP bình quân của thế giới là 4,5%.Chuyển sang giai đoạn cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định vớitốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: từ 1978 - 2008, GDP tăng bình quân hàng năm9,6%, thu nhập quốc dân bình quân đầu người từ dưới 200 USD một lên 2.770 USDmột năm
-Từ vị trí thứ 19 thế giới về tổng lượng kinh tế, ngày nay Trung Quốc là nền kinh
tế thứ ba thế giới và chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứhai thế giới (sau Mỹ) trong thời gian không xa Điều đáng chú ý là trong bối cảnh
Trang 28khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn đạt tăngtrưởng GDP 7,1% trong 6 tháng đầu năm 2009.14
Như vậy có thể nói, thông qua công cụ thuế XNK, Trung Quốc đã tận dụngđược các yếu tố ngoại lực để đẩy nhanh quá trình cải cách bên trong của nền kinh tế
và thúc đẩy tiến trình hội nhập, phát triển nền kinh tế quốc gia Bằng việc thực hiệnmục tiêu hội nhập kinh tế thế giới, chính phủ Trung Quốc đã có những bước tiếnngoạn mục trong việc mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóaTrung Quốc xuất khẩu ra thế giới bên ngoài, đồng thời tranh thủ khoa học kỹ thuậthiện đại từ bên ngoài để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế trong nước Đây chính
là một nhân tố dẫn đến sự thành công của quá trình cải cách nền kinh tế của TrungQuốc mà Việt Nam chúng ta có thể lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho chính mìnhtrong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
3 Nhận xét
Nghiên cứu việc vận dụng công cụ thuế XNK để quản lí nền kinh tế của hai nềnkinh tế lớn trên thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy các nước đã mạnh dạnthực hiện tự do hóa thương mại bằng việc giảm thiểu hàng rào thuế nhập khẩu, thuếhóa các hàng rào phi thuế quan kết hợp với những cơ chế tổ chức thực hiện đã gópphần lành mạnh hóa môi trường đầu tư, phát huy tối đa vai trò và vị trí của thuếXNK trong hệ thống các công cụ kinh tế - tài chính Khi thực hiện các chương trìnhcắt giảm thuế, nguồn thu của Ngân sách Nhà nước không giảm mà còn tăng lên bởi
hệ quả của quá trình phát triển kinh tế mang lại Nhìn chung, ta có thể rút ra một sốnhận xét khái quát trong việc vận dụng thuế XNK của các quốc gia trên như sau:
3.1 Về chính sách thuế XNK
Các quốc gia kể trên đã chú trọng đến việc hoàn thiện và thống nhất chính sáchthuế XNK và chính sách, thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu Các chínhsách được ban hành hết sức cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh tùy tiện, trùng lặpkhi áp dụng cũng như chống gian lận thương mại, gian lận về thuế XNK gây thấtthu cho Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Các nước đều
14 PGS Nguyễn Huy Quý (02/10/2009), Kinh nghiệm phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Trung Quốc,
http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=61506 , 10/03/2010
Trang 29đã thực hiện các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định của Hiệp địnhtrị giá GATT, phân loại hàng hóa theo mã HS của Tổ chức Hải quan thế giới WCO.Điều này, đã góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa XNK được thông quan nhanhchóng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu.
3.2.Về biểu thuế XNK
Biểu thuế XNK của các nước được hoàn thiện đơn giản, mức thuế suất thực hiệntiến trình cắt giảm thuế XNK Biểu thuế phù hợp với danh mục hàng hóa được banhành ổn định trong một thời gian khá dài Đặc biệt qua kinh nghiệm của TrungQuốc cho thấy: việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tếluôn luôn gắn liền với quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự nângcao năng lực cạnh tranh Tùy theo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp màChính phủ đã có các bước thực hiện chủ trương cắt giảm thuế suất cho phù hợp.Chính điều này đã góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại và tạo tiên đề cho quátrình tăng trưởng kinh tế quốc gia
Tuy nhiên, mặc dù thuế XNK có tác dụng phục vụ chính sách tự do thương mạinhưng để thành công trên con đường hội nhập thì yêu cầu cơ bản có tính quyết định
là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Ngoài ra, khi thựchiện chính sách thuế XNK cũng yêu cầu phải có các biện pháp hỗ trợ kĩ thuật củaNhà nước để thuế XNK phát huy tối đa vai trò của mình đối với nền kinh tế
Trang 30CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU
THUẾ XNK TẠI CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ
I Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá 1.1 Vị trí địa lí
Cục Hải quan Thanh Hoá có trụ sở đóng tại thành phố Thanh Hoá, một tỉnhlớn của Bắc miền Trung, có số dân trên 3,6 triệu người, có cửa khẩu quốc tế đường
bộ Na Mèo tại biên giới Thanh Hoá (Việt Nam) - Hủa Phăn (Lào), có cảng biểnThanh Hoá (bao gồm Cảng Lễ Môn và Cảng Nghi Sơn) Ngoài ra, Cục Hải quantỉnh Thanh Hóa còn được giao nhiệm vụ quản lí Nhà nước về Hải quan trên địa bàncác tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam, là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ mới đượctái lập, đang có bước phát triển nhanh về kinh tế Cùng với tỉnh Thanh Hóa, các tỉnhnày nằm trên trục đường giao thông đường bộ hết sức thuận tiện (đường 10, đường1A, đường biển ), lại gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và gầncác cảng lớn như cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội), cảng biển quốc tế HảiPhòng Hơn nữa, đây là các địa phương có truyền thống về thủ công mỹ nghệ, dệtmay và làm hàng xuất khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế; là nơi có các hoạtđộng XNK phát triển ngày càng mạnh
1.2 Qúa trình hình thành, phát triển
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trước yêu cầu bảo vệ chủ quyềnquan thuế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ, ngày 10/9/1945,Chính phủ lâm thời đã thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" - tiền thân của Hảiquan Việt Nam ngày nay Sáu năm sau đó (năm 1951), Nhà nước đã thành lập ởThanh Hoá “Chi sở thuế XNK” - tiền thân của Cục Hải quan Thanh Hoá ngày nay.Nhiệm vụ của “Chi sở thuế XNK”: Chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hànghoá giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm; thu thuế hàng hoá nhập khẩu từ vùng tạmchiếm đưa ra vùng tự do như: thuốc men, mỹ phẩm, thuốc lá, dầu hoả, vải, bánhkẹo và thuế xuất khẩu với hàng cói đay, thực phẩm từ vùng tự do vào vùng tạmchiếm
Trang 31Cuối năm 1955 Sở Hải quan Trung ương đã quyết định thành lập ở ThanhHoá “Đội kiểm soát Hải quan lưu động” trực thuộc Sở Hải quan Trung ương (trụ
sở đóng tại vùng núi Đén thuộc xã Xuân Bái - Huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá ngàynay) Nhiệm vụ của đội: làm công tác vận động quần chúng phối hợp với các cơquan, công an nhân dân, công an vũ trang sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đểchống và bắt các vụ buôn lậu thuốc phiện, vàng bạc và vận động cai nghiện chonhững người nghiện hút
Ngày 28/6/1962 Bộ Công Thương có Quyết định số 495 thành lập tại ThanhHoá “ Phòng Hải quan Na mèo” trực thuộc ủy ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá
Ngày 1/4/1963 Uỷ ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định số 706đổi tên “ Phòng Hải quan Na mèo” thành “Phòng Hải quan Thanh Hoá”, trực thuộc
uỷ ban hành chính Tỉnh Trụ sở đóng ở Phố Cống - Ngọc Lạc Tổ chức của Phòng
HQ Thanh Hoá gồm: Hải quan Cửa khẩu Na mèo, Hải quan cửa khẩu Bát Mọt, ĐộiKiểm soát và Văn phòng Hai nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Hải quan Thanh Hoá là:kiểm tra và quản lí hàng hoá, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na mèo;chống buôn lậu thuốc phiện, hàng hoá xuất, nhập khẩu
Ngày 12/12/1971 Bộ Ngoại thương đã ra Quyết định thành lập Chi cục Hảiquan tỉnh Thanh Hoá trực thuộc Cục Hải quan TW Biên chế có 66 người, gồm cácđơn vị cơ sở: Hải quan Cửa khẩu Na Mèo; Hải quan Cửa khẩu Bát Mọt; Đội kiểmsoát; Hải quan ga Thanh Hoá - Hàm Rồng; Hải quan Cảng Nghi sơn; Phòng hànhchính Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Thanh Hoá là: Giám quản hàng hoá, hành lí,ngoại hối, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na Mèo, Bát Mọt, Cảng NghiSơn, đường sắt liên vận quốc tế (Ga Thanh Hoá - Hàm rồng); chống buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới
Ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139/HĐBT quiđịnh nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng Cục Hải quan, cùng với việc đổi tên gọicủa Hải quan các địa phương, Chi Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá được đổi thành
“Hải quan Tỉnh Thanh Hoá” Các đơn vị trực thuộc có thêm Trạm trả hàng phi mậudịch và tổng số biên chế có 73 người
Trang 32Ngày 14/9/1994 Tổng cục Hải quan có Quyết định số 278/TCHQ-TCCB vàngày 31/12/1994, Tổng cục Hải quan có Công văn số 175/TCHQ-TCCB về việc đổitên Hải quan tỉnh Thanh Hoá thành Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá Bộ máy tổ chức
có 09 đơn vị trực thuộc: Phòng Giám sát quản lí hải quan; Phòng kiểm tra thu thuếXNK; Văn phòng; Hải quan Cửa khẩu Na mèo; Đội Kiểm soát Hải quan số 1; Độikiểm soát Hải quan Số 2; Thanh tra; Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá; Hải quanThị xã Ninh Bình) Biên chế: 94 cán bộ công chức (CBCC)
Từ năm 1995 đến 1998: Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập thêm 03 đơn
vị mới trực thuộc Hải quan tỉnh Thanh Hoá là: Phòng Điều tra chống buôn lậu(tháng 2/1996); Hải quan Nam Định (tháng 3/1996); Phòng Tổ chức cán bộ và Đàotạo (tháng 7/1996) Tổng số biên chế có 102 người với 12 đơn vị trực thuộc
Từ năm 1998 đến 2005: Tháng 7/1998, Phòng Tài vụ được thành lập Tổ chức
bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá lúc này có 13 đơn vị và biên chế toànCục là 112 người Thực hiện Nghị quyết 7 của BCH TW Đảng (khoá VIII); Quyếtđịnh số 257/QĐ–TCHQ ngày 16/6/2000 về đổi mới công tác Tổ chức và bộ máy,đến tháng 4 năm 2005 Cục Hải quan Thanh Hoá có 11 đơn vị trực thuộc (Cácphòng tham mưu: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu chống buôn lậu
và xử lí, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra;Các Chi cục và Đội kiểm soát hải quan: Chi cục Hải quan Nam Định, Chi cục Hảiquan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quanCửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Đội Kiểm soát hải quan) với 109 CBCC và 18 hợp đồnglao động theo Nghị định 68 của Chính phủ
Từ năm 2005 đến nay, thành lập mới, đổi tên một số đơn vị trực thuộc Hiệnnay, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Thanh Hoá gồm 13 đơn vị trực thuộc: Cácđơn vị tham mưu, nghiệp vụ (Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kiểm trathanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu xử lí vi phạm và thu thập xử lí thôngtin nghiệp vụ hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan,Đội Kiểm soát phòng chống ma tuý); Các Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan cửakhẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo, Chi cục Hải quan Nam
Trang 33Định, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Hà Nam) Tổng biên chếđược giao là 150 người, trong đó 125 CBCC và 25 nhân viên hợp đồng lao độngtheo Nghị định 68.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá
1.3.2 Nhiệm vụ
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hànghoá, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quabiên giới; Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhậpkhẩu; Thống kê hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; Kiến nghị chủ trương biện phápquản lí nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu trênđịa bàn các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam Tổ chức xây dựnglực lượng hải quan trong sạch vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2 Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải
quan Thanh Hoá
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa được Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan giaonhiệm vụ quản lí nhà nước về hải quan trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình,Nam Định và Hà Nam, với phương châm của Ngành “Thuận lợi, Tận Tụy, Chínhxác” trong những năm qua Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã bám sát vào chỉ đạocủa Bộ tài Chính, Tổng Cục Hải quan và Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBNDcác tỉnh nêu trên nhằm thực hiện tốt chức năng quản lí đồng thời tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động XNK, thu hút đầu tư nói
Trang 34riêng của các địa phương ngày càng pháp triển đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế Hoạt động XNK trên các địa bàn liên tục tăng cả về số lượngdoanh nghiệp làm thủ tục, loại hình, mặt hàng, trị giá kim ngạch XNK, số thu thuếnăm sau cao hơn năm trước, mặt hàng XNK ngày càng đa dạng Quan hệ giữa hảiquan và các doanh nghiệp trên các địa bàn ngày càng được cải thiện uy tín ngànhhải quan ngày càng được nâng cao.
2.1 Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai
đoạn 2005-2008
2.1.1 Tại địa bàn Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuấtkhẩu phong phú, có nhiều tiềm năng lợi thế so với các địa phương khác như cảngbiển (Nghi Sơn, Lễ Môn), cửa khẩu đường bộ (Na Mèo, Tén Tằn, Bát Mọt) Trongnhững năm qua, hoạt động XNK trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, không ngừng gia
tăng về số lượng, trị giá (Xem bảng 1)
Bảng 1: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2005-2008)
Năm XK mậu dịch
(USD)
NK Mậu dịch (USD)
XK theo chế độ khác (VND)
NK theo chế độ khác (VND)
Trang 35Hai tỉnh Ninh Bình và Hà Nam có vị trí chiến lược quan trọng, hệ thống giaothông thủy, bộ, sắt thuận lợi tạo lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa -
xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ
đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ
Khái quát về kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam
giai đoạn 2005-2008 (Xem bảng 2)
Bảng 2: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam
tô, nguyên liệu sữa phục vụ sản xuất của dự án đầu tư
2.1.3 Tại địa bàn Nam Định
Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xãhội nhanh và bền vững; vốn là trung tâm dệt may của cả nước và vùng ĐôngDương, nay được xác định là trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng Hướngphát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung vào 4 ngành quan trọng: côngnghiệp dệt may; công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp sản xuất vật liệu xâydựng; công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống Trong những năm qua, hoạt độngXNK trên địa bàn tỉnh luôn gia tăng, hầu như chiếm khoảng 50% kim ngạch hànghóa XNK trong toàn Cục
Trang 36Bảng 3: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định (2005-2008) Năm XK mậu dịch (USD) NK Mậu dịch (USD) Tổng KN XNK (USD)
2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp
trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá
2.2.1 Về mặt hàng XNK
Qua kết quả làm thủ tục cho hàng hoá XNK trong những năm qua cho thấy
số lượng, kim ngạch hàng hoá năm sau tăng cao hơn năm trước, mặt hàng trong cácnăm ít thay đổi
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may, thực phẩm đông lạnh, hàngnông sản, hàng bách hóa do Việt Nam sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng thủ công
mỹ nghệ mây tre đan, khoáng sản
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: ôtô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện phụ tùngôtô, xe máy, clinke, thạch cao, gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị củacác dự án đầu tư
2.2.2 Thuận lợi
Địa bàn quản lí rộng, có đầy đủ các cửa khẩu đường bộ, đường biển, thịtrường tiêu thụ rộng lớn, có tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế cả nông, lâm,
Trang 37ngư nghiệp và dịch vụ Đến nay, trên địa bàn quản lí tỉnh đã thành lập nhiều khucông nghiệp tạo tốc độ tăng trưởng cao, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và nhiều dự án đầu tư quan trọng củaQuốc gia được Đảng, nhà nước và chính phủ quan tâm và đầu tư xây dựng và cóchiều hướng và triển vọng phát triển
2.2.3 Khó khăn
Các khu công nghiệp nghiệp chưa nhiều, những khu công nghiệp đã đượcthành lập có diện tích hẹp, quy mô còn hạn chế chưa thuận lợi về đường giao thông,chưa có cửa khẩu cảng quốc tế và sân bay quốc tế, chủ yếu làm thủ tục cho hànghóa XNK chuyển cửa khẩu cho các loại hình hàng đầu tư, gia công, sản xuất hàngxuất khẩu, hàng có thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng không (= 0% ) chiếm tỉtrọng cao trong tổng kim ngạch XNK hàng năm
Số lượng các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn các tỉnh còn ít,vốn đầu tư và quy mô còn nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn, có tiềm năng về vốn làm
để chủ đạo trong hoạt động XNK, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn cònđơn điệu, vốn đầu tư còn khiêm tốn
Điều kiện kinh tế, đời sống và mức thu nhập của số đông nhân dân trên địabàn chưa cao, do đó hàng hóa có giá trị lớn tiêu thụ tại các thị trường Thanh Hóa,Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam (như ôtô, xe máy, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…) vàcác hàng tiêu dùng khác còn ít nên việc nhập khẩu về thị trường trên địa bàn cũngkhông nhiều và chủ yếu là do các doanh nghiệp tỉnh ngoài nhập khẩu với lí do cácdoanh nghiệp này vốn lớn, đường vận chuyển hàng hoá từ các Cảng lớn gần hơn dovậy các doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh chỉ uỷ thác XNK, hoặc đại lí cấp I hoặccấp II không thực hiện được việc trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài về dẫn đếnhàng hoá và số thuế thu được từ địa bàn còn hạn chế
Cơ chế chính sách về xuất nhập của nhà nước ngày càng chặt chẽ, theo quyđịnh thì hàng hoá trực tiếp đưa vào sản xuất lắp ráp mới được chuyển cửa khẩu cácmặt hàng có giá trị lớn có thuế và thuế suất cao chủ yếu là hàng tiêu dùng mua bánthương mại không được chuyển cửa khẩu do vậy chỉ tập trung làm thủ tục tại cửa
Trang 38khẩu như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn và Quảng Ninh,
do đó các loại hàng hoá có giá trị và thuế suất cao không đủ điều kiện được chuyểncửa khẩu về các địa bàn để làm thủ tục và tiêu thụ
II Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá
1 Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 1.1 Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK
Lượng hàng hoá XNK là một trong các yếu tố cấu thành để xác định chínhxác số thuế phải nộp và áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế Do vậy, quản lílượng hàng hóa XNK là một khâu quan trọng trong quy trình giám sát và quản lí vềHải quan Quản lí tốt lượng hàng hóa XNK không những đảm bảo cho khâu tínhthuế được chính xác mà còn giúp cán bộ Hải quan thu đúng, thu đủ sao cho phù hợpvới thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Do đó, trong những năm qua, Cục Hải quan Thanh Hoá đã không ngừngnâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ kiểm hoá viên, nhất là kiến thức thươngphẩm học, để đội ngũ này có đủ kiến thức xác định rõ: tên hàng, số lượng, trọnglượng, dung tích, chủng loại, xuất xứ và mã hàng hoá XNK (HS), tạo điều kiện cho
bộ phận tính thuế có đủ căn cứ xác định thuế một cách chính xác số thuế phải thu
Bên cạnh đó, công tác cán bộ đã đi trước một bước để hỗ trợ cho công táckiểm hoá, tổ chức cán bộ đã rà soát lựa chọn những người có đủ phẩm chất, nănglực trình độ để bố trí làm công tác kiểm tra thực tế hàng hoá, tránh các hiện tượng
do không hiểu, làm sai hoặc thông đồng, móc ngoặc tiêu cực trong khâu kiểm trahàng hoá, đẫn đến làm thất thu cho ngân sách Nhà nước
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xác lập đường dây điện thoại
"nóng", thùng thư góp ý và xử lí nghiêm minh những cá nhân vi phạm; đồng thờicũng có chế độ đãi ngộ kịp thời để khuyến khích cá nhân làm tốt
1.2 Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK
Nếu như việc quản lí lượng hàng hóa là một căn cứ quan trọng để xác định
số thuế thì giá tính thuế cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để xác định
số thuế phải nộp, việc xác định đúng đắn giá tính thuế cho hàng hoá XNK vừa có
Trang 39tính chất đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham gia hoạt động XNK, lại vừachống thất thu thuế, gian lận thương mại Vì vậy, những người làm công tác này đòihỏi tính thận trọng, chính xác, nhanh nhẹn nhằm đảm bảo tính đúng, thu đủ thuế vàgóp phần giải phóng hàng nhanh.
Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lýthuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm
2005, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông
tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫnNghị định số 40/2007/NĐ-CP
Tại các nơi làm thủ tục, nhân viên tính thuế kiểm tra kỹ hồ sơ, chứng từ đầy
đủ của lô hàng, đặc biệt là kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng và các chứng từ thanhtoán theo quy định Căn cứ vào tỉ giá, quy chế xác định giá tính thuế XNK hiệnhành để xác định hàng hóa được áp giá tính thuế theo khai báo, giá phải tham vấnhoặc ấn định giá Tiến hành phúc tập ngay tại đơn vị và chuyển hồ sơ để phúc tậptại Cục
Do thực hiện tốt các biện pháp nói trên, trong những năm vừa qua, việc ápgiá tại Cục không có những sai sót lớn, một số thiếu sót sau thanh tra, kiểm tra đãđược khắc phục kịp thời
Tuy nhiên, việc xác định giá tính thuế cũng không ít những khó khăn:
Công tác xây dựng dữ liệu giá theo chương trình GTT 22 đôi lúc chưa kịpthời, nhiều mặt hàng chưa có trong dữ liệu giá, trong khi thông tin tại đơn vị không
có, mặt hàng nhập lần đầu trên địa bàn ; đã vậy biểu thuế XNK của Việt Nam vẫncòn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng cónhiều mức thuế suất khác nhau; giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừakhông phù hợp với xu thế hội nhập vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụngtrốn thuế đã gây khó khăn cho cán bộ làm công tác tính thuế Từ khi Việt namthực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tínhthuế Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã
Trang 40khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, nhằm gian lận số thuế phải nộp,dẫn đến thất thu thuế, điều đó làm đau đầu đối với các cán bộ tính thuế bởi họ biếtviệc khai báo của người nhập khẩu là sai thực tế nhưng đành chấp nhận vì thiếu cơ
sở thông tin để bác bỏ Hiện tại theo thống kê khoảng 80% lô hàng được thông quanngay và chỉ có 20% lô hàng phải kiểm tra thực tế Theo thống kê của Trung tâmPhân tích phân loại ngành hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 40.000 mẫu hàng hóaXNK theo yêu cầu của các đơn vị hải quan, kết quả phân tích phân loại đã làm thayđổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng Trong đó, Trung tâm
đã thay đổi mã số theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%; giảm thuế suất 10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất Như vậy, trênthực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báocủa chủ hàng Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên
8-30 hoặc 40% Theo thống kê thì 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệpsau khi thông quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế 15 Thực tế này chothấy, tình trạng khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến,gây khó khăn cho ngành hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan tỉnh ThanhHóa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Nhiều mặt hàng trong bảng dữ liệu giá không quy định giá theo xuất xứhàng hoá Ví dụ: Mặt hàng kính xây dựng, phụ tùng xe đạp tại bảng dữ liệu giáchỉ quy định giá chung, không phân biệt nước nào sản xuất, nhưng thực tế giá CIFnhập khẩu hàng có xuất xứ G7, Nhật bản thường cao gấp 1,5 đến 2 lần giá hàng doTrung Quốc, ASEAN sản xuất
Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị khitiến hành thủ tục hải quan phải kiểm tra kỹ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu (C/O) Nội dung C/O phải phù hợp với các chứng từ đi kèm theo
và thực tế hàng hóa đã được kiểm tra hải quan Nếu nghi ngờ tính trung thực củaC/O thì yêu cầu chủ hàng cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh và chỉ được
15 Cục Hải quan Hà Nội (01/10/2009), Các giải pháp cho ngành Hải quan góp phần thu đúng, thu đủ ngân
sách nhà nước, http://www.hanoicustoms.gov.vn/webs/index.php/modules.php?
name=News&op=viewst&sid=453 , 28/03/2010