1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán LC

78 931 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 660 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong bối cảnh chung của thế giới thanh toán quốc tế là hoạt động chủ yếu của một quốc gia trong sự phát triển của đất nước. Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình trao đổi quốc tế, là mắt xích không thể thiếu được trong cỗ máy thương mại quốc tế với nhiều hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trong TTQT, phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất là phương thức TDCT (thanh toán bằng thư tín dụng - L/C). L/C là một cam kết chắc chắn của NHPH về việc thanh toán khi chứng từ phù hợp được xuất trình, do vậy, trong mua bán quốc tế, hầu hết các bên liên quan đều ưu tiên chọn L/C làm phương thức thanh toán. Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấp do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, nguồn luật điều chỉnh đa dạng, các bên tham gia lại thiếu sự am hiểu rõ ràng các thông lệ, tập quán, luật pháp quốc tế cũng như một số quy định trong L/C. Đề tài “Tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam” nhằm nghiên cứu, đánh giá những tranh chấp mà các bên tham gia thường mắc phải, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, phòng tránh những lỗi về bộ chứng từ thanh toán trong L/C. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương chính: Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C Chương 1: Những lý luận chung về phương thức tín dụng và các tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng Việt Nam Chương 3: Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng Việt Nam 2 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CÁC TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C 1.1. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, TTQT là khâu quan trọng của hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Hoạt động TTQT không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là hoạt động nhằm hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của NH, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ NH quốc tế khác. Trong TTQT việc các bên lựa chọn PTTT là một điều kiện hết sức quan trọng. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ thỏa thuận và lựa chọn với nhau, cùng sử dụng một PTTT thích hợp trên nguyên tắc các bên đều có lợi. Các PTTT dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: chuyển tiền, nhờ thu, TDCT và ghi sổ. Trong thực tế, khi các bên chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán TDCT là phương thức phổ biến, được các bên tham gia trong hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì phương thức này bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia. 3 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C 1.1.1. Khái niệm Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền khi đáo hạn với điều kiện là các chứng từ do người hưởng lợi lập và xuất trình phải phù hợp với các quy định trong L/C (theo giáo trình “Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C”). Từ khái niệm trên cho thấy, phương thức TDCT có thể được áp dụng trong cả nội thương và ngoại thương. Trong ngoại thương, theo yêu cầu của người NK, NH phát hành một thư tín dụng cho người hưởng lợi hưởng. Nội dung chủ yếu của L/C là sự cam kết của NHPH sẽ trả tiền cho người hưởng lợi khi họ tuân thủ những điều quy định trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho NH để thanh toán. Thuật ngữ “tín dụng - credit” được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ một khoản cho vay theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người NK ký quỹ 100% giá trị để mở L/C, thì thực chất NHPH không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào cho người mở L/C, mà chỉ cho người NK “vay” sự tín nhiệm của mình. Ngay cả trong trường hợp người NK không hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ xảy ra khi NHPH tiến hành trả tiền cho người XK và ghi nợ người NK. Như vậy thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức TDCT chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của NH thay cho lời hứa trả tiền của người NK vì NH có tín nhiệm cao hơn người NK. Trong phương thức TDCT, có 4 bên tham gia chính: 4 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C − Người yêu cầu mở L/C (applicant): là người yêu cầu NH phát hành L/C và có trách nhiệm thanh toán theo một thỏa thuận hay cam kết cho người bán theo L/C này. Người mở L/C có thể là người mua, người NK hàng hóa, người mở L/C, người trả tiền. − Người hưởng lợi L/C (beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như người bán, người XK, người ký phát hối phiếu. − NHPH hay NH mở L/C (issuing bank hay opening bank): là NHPH thư tín dụng theo yêu cầu của người NK. Đây là NH đại diện cho người NK, chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi. − NHTB (advising bank): là NH thông báo cho người XK về việc thư tín dụng đã được mở. NH này có trách nhiệm thông báo và gửi bản gốc L/C cùng các sửa đổi L/C tới người XK; đồng thời chuyển chứng từ thanh toán hoặc chiết khấu. NHTB thường là NH đại lý hoặc là chi nhánh của NH mở L/C đặt tại nước người XK. 1.1.2. Quy trình thanh toán bằng L/C Quy trình thanh toán bằng L/C là một quy trình khá phức tạp, có sự tham gia chủ yếu của 4 bên, gồm 8 bước cơ bản sau: + Bước 1: Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người NK viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi NHPH L/C, yêu cầu NH mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện, nội dung nêu trong đơn, để trả tiền cho người XK. 5 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C Hình 1.1: Quy trình thanh toán bằng L/C + Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK, NHPH sau khi đã đồng ý, và người NK đã thực hiện ký quỹ (quy định tài chính với NH), thì sẽ mở một L/C rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NHTB + Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHPH, NHTB phải xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho người XK. + Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, sau khi đã kiểm tra kỹ, người XK sẽ tiến hành giao hàng cho người NK. + Bước 5: Sau khi giao hàng, người XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ thanh toán theo đúng những yêu cầu trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NHTB. + Bước 6: NHTB xuất trình bộ chứng từ đòi tiền NHPH L/C 6 NH thông báo L/C NH phát hành L/C Người NKNgười XK Hợp đồng ngoại thương 4 7 5 3 1 8 2 6 7 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C + Bước 7: NHPH tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp thì chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi + Bước 8: NHPH thông báo việc trả tiền L/C cho người NK, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho người NK để người NK dùng làm căn cứ đi nhận hàng từ người vận chuyển. 1.1.3. Các loại L/C thương mại 1.1.3.1. Thư tín dụng không thể hủy ngang Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và thông báo cho người hưởng lợi thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan. 1.1.3.2. Thư tín dụng có xác nhận Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng xác nhận đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi. Loại thư tín dụng này được yêu cầu khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C nên cần phải có một ngân hàng khác đứng ra đảm bảo, ngân hàng này gọi là ngân hàng xác nhận. 1.1.3.3. Thư tín dụng miễn truy đòi Là loại thư tín dụng mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền, ngân hàng mở thư tín dụng không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào. 7 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C 1.1.3.4. Thư tín dụng chuyển nhượng Là thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu được quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hay nhiều người khác. Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. 1.1.3.5. Thư tín dụng tuần hoàn Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định sau khi sử dụng xong giá trị hoặc hết thời hạn hiệu lực (của mỗi lần tuần hoàn) thì nó lại có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng giá trị hợp đồng. Thư tín dụng tuần hoàn được áp dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, trị giá mỗi đợt thanh toán xấp xỉ nhau, khối lượng lớn và trong thời hạn dài. 1.1.3.6. Thư tín dụng giáp lưng Sau khi nhận được thư tín dụng do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu trên cơ sở đó mở tiếp một thư tín dụng cho người khác hưởng với nội dung gần giống như tín dụng ban đầu. Thư tín dụng trước gọi là thư tín dụng gốc, thư tín dụng sau gọi là thư tín dụng giáp lưng. 1.1.3.7. Thư tín dụng đối ứng Là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi thư tín dụng đối ứng với nó đã được mở. Trong thư tín dụng ban đầu thường phải ghi câu: “ Thư tín dụng này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một thư tín dụng đối ứng với nó để cho người mở thư tín dụng này hưởng” và trong thư tín dụng đối ứng phải ghi câu: “ 8 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số … mở ngày qua ngân hàng …”. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, hoặc trong các hợp đồng gia công. Hình 1.2: Trình tự thanh toán của thư tín dụng đối ứng 1.1.3.8. Thư tín dụng dự phòng Là một tín dụng chứng từ thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: − Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước. − Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng. − Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình. 9 Ngân hàng bên A (3) mở L/C 1 (6) mở L/C 2 Ngân hàng bên B Bên B Nhà xuất/ Nhà nhập Bên A Nhà xuất/ Nhà nhập (7) thông báo L/C 2 (2) Giấy đề nghị mở L/C 1 (1) hợp đồng XNK (5) Giấy đề nghị mở L/C 2 (4) thông báo L/C 1 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Đàm Thu Lan Hương - CN16C Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện. 1.1.3.9. Thư tín dụng thanh toán dần Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của thư tín dụng trong những thời hạn được quy định rõ trong L/C đó. 1.1.3.10. Thư tín dụng có điều khoản đỏ Là loại thư tín dụng có các điều khoản đặc biệt. Thông thường điều khoản đặc biệt này là cho phép người xuất khẩu được ứng trước một số tiên nhất định trước khi giao hàng, số tiền đó sẽ được trừ vào số tiền thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ với ngân hàng. 1.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C Thanh toán XNK bằng L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP. Nhưng UCP lại chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc (chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia), trong khi đó, giao dịch L/C có thể còn chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống luật quốc gia. Nếu nội dung của UCP có xung đột với luật quốc gia thì luật quốc gia được áp dụng trước về mặt pháp lý; phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C bao gồm: 10 [...]... lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế Nhìn chung, trong ngoại thương hiện nay người ta sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ và phương thức tín dụng chứng từ, trong đó phương thức TDCT được sử dụng phổ biến nhất Chương I của khóa luận trình bày khái quát về phương thức TDCT và các tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán. .. chậm b/ Thanh toán đổi lấy chứng từ nhận hàng Khi nhận bộ chứng từ xuất trình, nếu NHPH chấp nhận thanh toán mà không có sự kiểm tra thích đáng bộ chứng từ để bộ chứng từ có lỗi, người NK không chấp nhận lỗi sai biệt của bộ chứng từ và từ chối thanh toán Tuy nhiên, NH đã gửi thông báo từ chối thanh toán quá thời hạn quy định là 5 ngày làm việc khiến cho người mua bắt buộc phải chấp nhận bộ chứng từ có... cam kết thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ vô điều kiện ngay từ thời điểm họ xác nhận thư tín dụng” Khi người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ thì NHXN phải thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ cho dù ngân hàng được chỉ định khác từ chối thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ hay NHPH L/C phá sản, mất khả năng chi trả 1.3 TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG... chấp về bộ chứng từ trong PTTT bằng L/C, nguyên nhân phát sinh tranh chấp Với việc trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về phương thức tín dụng chứng từ và những tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức TDCT, thực tiễn tranh chấp về bộ chứng từ trong PTTT này tại các NH Việt Nam sẽ như thế nào? Đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở chương tiếp... lại bộ chứng từ với lý do không phù hợp và từ chối thanh toán, người XK không đồng ý và tranh chấp xảy ra Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau : a/ Tính hợp lệ của bộ chứng từ: − Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C − Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán. .. L/C Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán TDCT phát sinh từ nhiều nguyên nhân và rất đa dạng, trong đó phải kể đến 4 tranh chấp điển hình là tranh chấp giữa NH thanh toán và người hưởng lợi, tranh chấp giữa NHPH và người yêu cầu mở L/C, tranh chấp giữa người mua và người bán và tranh chấp giữa các NH với nhau 21 Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C 1.3.1 Tranh chấp giữa NH thanh toán và... thanh toán bằng L/C trong nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng Cũng trên cơ sở hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, chương này giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán TDCT như khái niệm, quy trình thanh toán, phân loại, văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C Bên cạnh đó, cũng đề cập đến bộ chứng từ và các tranh chấp về bộ chứng từ trong PTTT bằng L/C,... khấu bộ chứng từ, tuy nhiên, NHPH bị phá sản do đó NHđCĐ sẽ không thu lại được khoản tiền đã chiết khấu 1.3.4 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong thanh toán L/C a/ Nguyên tắc và bản chất thanh toán bằng L/C So với các phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng trong ngoại thương như chuyển tiền, nhờ thu thì phương thức thanh toán bằng L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất Tuy nhiên phương thức. .. định chặt chẽ về bộ chứng từ xuất trình trong đơn xin mở L/C Bộ chứng từ yêu cầu người XK xuất trình phải được quy định rõ về loại chứng từ, số lượng bản gốc, bản sao Khi bộ chứng từ được NHPH thông báo là phù hợp, người NK có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền mà NHPH đã thanh toán cho người hưởng lợi 18 Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thu Lan Hương - CN16C Sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán từ NHPH, người... tác để cùng khắc phục, hạn chế những tranh chấp phát sinh làm ảnh hưởng đến tất cả các bên tham gia giao dịch 1.3.3 Tranh chấp giữa người mua và người bán Tranh chấp giữa người mua và người bán về bộ chứng từ thường là do người bán xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C, giao chứng từ giả mạo, hoặc không thể lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp do đã chấp nhận một yêu cầu chịu sự khống . chung về phương thức tín dụng và các tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng. CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CÁC TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C 1.1. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Trong bối cảnh hội nhập quốc. bộ chứng từ xem có đúng theo những yêu cầu của mình hay không và dùng bộ chứng từ làm căn cứ đi nhận hàng từ người chuyên chở. Trong bộ chứng từ thanh toán, chứng từ vận tải sẽ là chứng từ

Ngày đăng: 29/08/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w