1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay

39 2,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 307,95 KB

Nội dung

Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên : HỒ VĂN DŨNG

Lớp học phần : 210705001

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014

Trang 2

 TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2014

2

Trang 3

Trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay thì thị trường tài chính giữ mộtvai trò vô cùng quan trọng Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang trên đà phát triểnmạnh mẽ, mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại, song đi cùng nócũng kéo theo rất nhiều rủi ro Trong các loại rủi ro thì rủi ro thanh khoản được xem là rủi

ro nguy hiểm nhất Thanh khoản và quản lý rủi ro trong thanh khoản là yếu tố quyết địnhđến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào

Thực tế chỉ một hay hai ngân hàng gặp rủi ro về thanh khoản có thể lây lan ngay sang ngânhàng khác Trong khi đó, bản thân một ngân hàng thương mại sẽ không đủ sức chống đỡđược rủi ro hệ thống Điển hình là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lớn nhấttrong một thế kỷ qua đã và đang tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ và gây ảnhhưởng không nhỏ đến thị trường tài chính của các nước khác trong đó có Việt Nam

Tại Việt Nam, sau đợt căng thẳng thanh khoản đầu năm 2008, nhờ những can thiệp củaNgân hàng Nhà nước, tình hình thanh khoản đã cải thiện đáng kể, song khó khăn vẫn còn ởphía trước Đặc biệt, 5 tháng đầu năm 2011, tình hình thanh khoản của các ngân hàngthương mại Việt Nam lại trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết Chính vì thế, bên cạnh những

hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại cần phải quan tâm hơn nữa đếncông tác quản trị rủi ro thanh khoản, không chỉ vì an toàn của chính Ngân hàng mình màcòn vì an toàn chung của hệ thống tài chính tiền tệ

Đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài: "Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của cácNHTM Việt Nam hiện nay"

Ngoài ra, trên cơ sở thực trạng về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trongngân hàng thương mại nhóm chúng em sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựcquản trị rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam Rất mong được thầytận tình góp ý chỉ bảo thêm để chúng em có thêm kinh nghiệm trong những đề tài sau này!Xin gửi lời cảm ơn đến thầy!

Trang 4

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW Ngân hàng Trung ương

NHXNK Ngân hàng xuất nhập khẩu

QTRR Quản trị rủi ro

QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản

REPO (Repossess of property) Thị trường mua bán chứng khoán

RRTK Rủi ro thanh khoản

SMBC (Sumitomo Mitsui

Banking Corporation)

Ngân hàng SMBC

SWAP (Spot and forward) Nghiệp vụ hối đoái kép gồm 2 nghiệp

vụ giao ngay (spot) và nghiệp vụ có kỳ hạn (forward)

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong số những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản được em là đặcbiệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động của ngânhàng Tác hại lớn nhất có thể kể đến là làm cho ngân hàng bị phá sản, bị quốc hữu hóa hoặc

bị sáp nhập Như vậy công tác quản trị rủi ro về thanh khoản là không thể không được quantâm, thậm chí nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà quản lý ngân hàng ở ViệtNam và thế giới Tuy nhiên thực tế đã chứng minh không phải chiến lược quản trị rủi rothanh khoản nào cũng hợp lý và thành công Đặc biệt đối với ngành ngân hàng ở Việt Nam,công tác quản trị rủi ro thanh khoản còn tỏ ra nhiều yếu kém, bất cập và chưa có hiệu quả

Do vậy cần có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về công tác này và có biện pháp tổ chứcgiám sát thực hiện tốt hơn, tiến bộ hơn trước Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài này

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM.2) Phân tích thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay và một vài vụviệc cụ thể

3) Đưa ra một số bài học kinh nghiệm và một số biện pháp nhằm cải thiện, nâng caohiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại cácNHTM Việt Nam hiện nay

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong đó có thể kể đến:

Trang 6

- Thu thập thống kê số liệu

- So sánh

- Mô hình hóa

- Hệ thống hóa

• Kết cấu đề tài

Đề tài này gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của NHTMChương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thốngcác NHTM Việt Nam

6

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA

NHTM 1.1 RỦI RO THANH KHOẢN

1.1.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản

Khái niệm thanh khoản:

 Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản vàngược lại Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn

số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giaodịch, giá cả hợp lý Trong thực tế, các tài khoản có tính thanh khoản cao gồm cácgiấy tờ có giá trị như: Trái phiếu kho bạc, thương phiếu, hối phiếu những tài sản cótính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị

 Dưới góc độ ngân hàng: thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đấy đủ và kịpthời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như trả tiềngửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác

Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả

dụng (nhu cầu thanh khoản) Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bịđình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến rủi rotrong tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua

Thứ nhất: tăng trưởng tín dụng quá nóng Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân

hàng thương mại đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất độngsản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối

về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắnhạn để cho vay dài hạn Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân

Trang 8

Thứ hai: công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM)

Việt Nam còn nhiều hạn chế Các NHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà

nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ antoàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòngvốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường

Thứ ba: tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo

sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền

“làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khảnăng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống

Thứ tư: vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt Do sự yếu kém từ quản trị tài

sản nợ, có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu… Ngân hàngNhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớntrong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình

Thứ năm: xuất phát từ phía khách hàng, đây được đánh giá là nhóm nguyên nhân khiến các

ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của cácngân hàng Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng(kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cưrút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội

và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiềntại ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nguyên nhân như: do các giao dịch bằng ngoại

tệ tại các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ là USD; những tác độngtrực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏtới rủi ro thanh khoản; hiện tượng một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chuyển tiềnhoặc rút tiền với khối lượng lớn; yếu kém trong công tác kế hoạch hóa và quản trị điềuhành…

1.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM

RRTK là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng.Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải

Trang 9

đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và khác nhu cầu thanh toánđột xuất Một khi rủi ro thanh khoản xuất hiện không chỉ nó ảnh hưởng đến bản thân NHTM

mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế - xã hội

Thứ nhất, nếu RRTK xảy ra, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà ngân hàng có thể phải chịu:

Chuyển hoá các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao; tiếp cận với thị trườngtiền tệ đang tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịumức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, hạ mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyênhoặc bị từ chối cho vay, đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập, mất uy tín dẫn đến mấtkhách hàng

Thứ hai, trong trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng

thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng Khi một ngân hàng mất đi khả năngthanh toán thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với không chỉ bản thân ngân hàng mà còn đốivới khách hàng của các ngân hàng khác Họ sợ rằng ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng cóthể bị phá sản nên tìm mọi cách để rút tiền khỏi ngân hàng đó Nếu niềm tin của công chúng

bị lung lay thì có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong mộtthời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn, sự hỗn loạn nàycủa hệ thống ngân hàng có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị của mộtquốc gia

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NHTM

Trang 10

Không một ngân hàng nào có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng dự trữ thanh khoảncủa họ là hợp lý và đủ để không bị rơi và tình trạng RRTK nếu chưa vượt quá những thửthách của thị trường Những thử thách này được biểu hiện qua những dấu hiệu nhận dạngsau:

Lòng tin của công chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những dấu hiệu quan

trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng tốt hay xấu Nếu công tác quản

lý thanh khoản của ngân hàng yếu kém, không duy trì đủ lượng tiền mặt hoặc không có khảnăng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêu cầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói mònlòng tin của công chúng vào ngân hàng Do vậy, ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng lànhững người gửi tiền Ngược lại nếu một ngân hàng có được sự tin tường của người gửi tiềnnghĩa là khách hàng đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng hayđồng thời với việc ngân hàng đó thừa nhận là có khả năng thanh khoản cao

Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng có xu hướng

giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm

lý của người gửi tiền Người dân có xu hướng rút tiền khỏi ngân hàng để gửi tiền sang ngânhàng khác hoặc đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản chovay đến hạn thanh toán không được thanh toán hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanhkhoản, dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi vào tìnhtrạng RRTK Ngược lại, giá cổ phiếu hoặc tăng hoặc giữ nguyên được thì sẽ củng cố lòngtin và tâm lý nơi công chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng

Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: Tại sao một ngân hàng lại chấp nhận

áp dụng mức lãi suất huy động tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và chấp nhận mức lãi suất đivay cao hơn mức lãi suất trên thị trường một cách bất thường hoặc phải đi vay với điều kiện

về tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn? Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì chứng tỏ một dấu hiệu làngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình

Lỗ từ việc bán tài sản: Khi ngân hàng bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn

chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải một vấn đề nào đó trong vấn đề thanh khoản Bán tài sản

có nghĩa là ngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trongtương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việc bán tàisản

Trang 11

Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong những hoạt

động quan trọng hất của ngân hàng vì hoạt động này tạo nhiều lợi nhuận nhất và kéo theocác nghiệp vụ khác phát triển Do đó, khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cáccam kết tín dụng thì chứng tỏ ngân hàng đang thiếu nguồn cung thanh khoản

Vay vốn từ ngân hàng trung ương: NHTW giữ vai trò là người cho vay cuối chùng đối với

các NHTM Cho nên, khi một ngân hàng có dấu hiệu buộc phải đi vay NHTW với khốilượng lớn và thường xuyên thì ngân hàng đó cần phải xem xét lại chính sách quản lý thanhkhoản của mình để lấy lại niềm tin của công chúng

Nếu như xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào nêu trên đây mà không có các biện pháp cũng cốkhả năng thanh khoản kịp thời thì nguy cơ ngân hàng đó rơi vào tình trạng mất khả năngthanh khoản là không nhỏ Các nhà quản trị ngân hàng cần phải tập trung xem xét lại cácchính sách và thực tiễn công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng để giải quyết xemnhững thay đổi gì cần phải thực hiện để cải thiện khả năng thanh khoản và lấy lại niềm tinnơi công chúng

1.2.2 Các phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản của NH

Trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường yêu cầu thanh khoản đã đượcphát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúcvốn và phương pháp chỉ số thanh khoản Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựatrên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực

tế tại một thời điểm nhất định Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luônsẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng được thông tinmới

1.2.3 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro thanh khoản

Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, kýthuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặcgiảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng không mon muốn có thể xảy ra đối với ngânhàng Qua nhiều năm, các nhà quản lý ngân hàng đã phát triển một số chiến lược nhằm giải

Trang 12

quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng: Chiến lược quản lý tài sản Có, chiến lược quản lýTài sản Nợ và chiến lược quản lý phối hợp.

Chiến lược quản lý tài sản Có: Đây là phương pháp tiếp cận cổ điển nhất trong việc đáp

ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, Ở hình thức đơn giản nhất, chiến lược này kêu gọingân hàng tích luỹ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tình thanh khoản cao, chủyếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán Do giữa thanh khoản và thu nhập luôn có sựđánh đổi nên nếu một ngân hàng duy trì một lượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao thìđồng thời giảm một lượng thu nhập mà các tài sản này có thể tạo ra

Chiến lược này được các ngân hàng áp dụng vì nó mang lại ít rủi ro Nhưng nó lại khôngphải là chiến lược QTRR có chi phí thấp Vì bán tài sản có nghĩa là ngân hàng chấp nhậnmất đi những lợi nhuận mà tài sản đó tạo ra, bên cạnh đó việc bán tài sản sẽ còn liên quanđến chi phí giao dịch cho người môi giới Không những vậy, thường thì để tối thiểu hoá chiphí cơ hội cho việc không nhận được thu nhập từ tài sảm, ngân hàng trước hết phải bán hếtnhững tài sản có mức thu nhập tiềm năng thấp nhất Tuy nhiên việc bán tài sản để tăngcường thanh khoản sẽ làm hình ảnh của ngân hàng yếu đi thể hiện qua bảng cân đối tài sản.Bởi tài sản bán đi thường là các chứng khoán ít rủi ro của chính phủ, cái thường tạo chocông chúng lòng tin rằng ngân hàng lành mạnh về tài chính

Chiến lược quản lý tài sản Nợ: Chiến lược quản lý tài sản Nợ là chiến lược mà ngân hàng

đáp ứng nhu cầu thanh khoản phát sinh bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thờitrên thị trường tiền tệ Vay thanh khoản có nhiều lợi thế: Ngân hàng có thể lựa chọn vay khithực sự cần vốn Khác với chiến lược trên là ngân hàng luôn phải dự trữ một số tài sảnthanh khoản cao tại bất cứ thời điểm nào làm giảm thu nhập tiềm năng Chiến lược nàythường được các ngân hàng lớn sử dụng do ngân hàng lớn thường có uy tín và năng lực đivay cao trên thị trường tiền tệ Tuy nhiên, vay thanh khoản cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhấtđịnh, ví dụ nều lãi suất ngân hàng tăng đột ngột, khi đó phương pháp này tỏ ra kém hiệu quảbởi chi phí đi vay cũng đồng nghĩa sẽ tăng cao Thông thường khi đi vay, ngân hàng phảimua thanh khoản trong điều kiện khó khăn – cả về giá cả và tính sẵn có Chi phí vay vốncủa ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định của thu nhập Hơnnữa, những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanhkhoản lớn nhất, người gửi tiền dần nhận thức được khó khăn của ngân hàng và bắt đầu thựchiện rút vốn Cùng lúc đó, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối vớingân hàng vì sợ rủi ro

Trang 13

Chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp: Do những rủi ro trong việc hoàn toàn dựa vào

nguồn vốn vay trên thị trường tiền tệ khi sử dụng chiến lược quản trị TSN và mức chi phíđáng kể khi sử dụng chiến lược thanh khoản TSC, để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản phátsinh, hầu hết các ngân hàng đã kết hợp sử dụng đồng thời cả chiến lược quản trị thanhkhoản TSC và thanh khoản TSN để có thể phát huy tối đa mọi lợi thế và hạn chế những rủi

ro có thể xảy ra Theo chiến lược này, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đápứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là các giấy tờ có giá và tiền gửi tại cácTCTD khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được đáp ứng bằng cáchvay vốn trên thị trường tiền tệ Những nhu cầu thanh khoản bất thường hoặc mang tính thời

vụ thì sẽ được xử lý bằng việc vay vốn trên thị trường tiền tệ, còn những nhu cầu thanhkhoản mang tính chu kỳ thì sẽ được xử lý bằng việc dự trữ các tài sản mang tính thanhkhoản cao

1.3 VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH KHOẢN CỦA NHTM

Thanh khoản của ngân hàng liên quan trực tiếp đến an toàn và sinh lợi Duy trì an toànthanh khoản – tức khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản là mục tiêu quan trọng vàxuyên suốt trong hoạt động ngân hàng Để duy trì nó, ngân hàng phải chấp nhận một khoảnchi phí nhất định Ngân hàng luôn phải cân nhắc sự đánh đổi giữa mức độ an toàn của thanhkhoản và khả năng sinh lời Để gia tăng an toàn thanh khoản, chi phí cũng gia tăng Do vậy,QTRRTK không phải là nhằm né tránh rủi ro mà là đối diện với nó, phòng ngừa, kiểm soát

và hạn chế được RRTK đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng Từ đó đề ra các chiến lượckinh doanh, phát huy lợi thế cạnh tranh, đo lường vốn tối thiểu và khả năng thanh toán, giúplãnh đạo ra quyết định, giúp các phòng ban liên quan định giá lại các khoản mục kinhdoanh, báo cáo và kiểm soát rủi ro, quản lý danh mục đầu tư

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát chung

Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiên quan trọng đánh dấu bước chuyển biến lớncủa hệ thống NHTM Việt Nam được thể hiện qua các cột mốc tiêu biểu sau:

Từ năm 1986 đến 1990: thực hiện tách dần chức năng quản lí nhà nước ra khỏi chức năngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hộichủ nghĩa Cơ chế mới về hoạt động NHTM được hình thành và hoàn thiện dần: tháng5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của ngânhàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó: NHNN thực thi nhiệm vụ quản lí nhà nước vềhoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm

vụ của ngân hàng trung ương Cấp NHTM thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanhtoán và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế do các định chế tài chính ngân hàng và phingân hàng thực hiện

Năm 1991 đến nay, thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hện thống NHTM Việt Nam với các mốc thời gian quan trọng sau:Năm 1993, bình thường hóa các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới (IMF,WB) Năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luậtcác tổ chức tín dụng thành lập ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2001, cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM cũng như ngân hàng thươngmại cổ phần Mục đích chính của chương trình là cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranhcho từng ngân hàng trong nước và toàn hệ thống để chuẩn bị hội nhập quốc tế Điểm cốt lõicủa nỗ lực cải cách đối với NHTM là tăng vốn cho các ngân hàng này , bao gồm vốn điều lệ

và tiến tới đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế là 8%

Trang 15

Năm 2006 - 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM Việt Nam cả về

số lượng và quy mô Số lượng ngân hàng năm 2007 là 80 ngân hàng Về quy mô, đến năm

2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1500 tỷ đồng, bằng hơn 130% GDP 2007.Năm 2008, thực hiện cam kết gia nhập WTO, NHNN Việt Nam chính thức cấp giấy phépthành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, bao gồm ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngânhàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Ngân hàng HSBCViệt Nam, Ngân hàng Shinhen Việt Nam

Năm 2010, chính phủ đồng ý sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước để phù hợp với tình hìnhkinh tế thị trường

Năm 2012, việc thiết lập lại ổn định vĩ mô và chủ trương hạ lãi suất về mức hợp lý đã cónhững tác động tích cực đối với hoạt động đầu vào của hầu hết các NHTM Tuy nhiên, vấn

đề tâm lý, nợ xấu và những khó khăn thanh khoản ở một số NHTM đã cản trở quá trìnhgiảm lãi suất huy động Tính đến cuối tháng 6 năm 2012, huy động tiền gửi KH của cácTCTD đã tăng tới 6,5% so với cuối năm 2011, trong đó một số có mức tăng huy động vốnrất cao như BIDV tăng 17%, NHXNK tăng 16%, NH MB tăng 12%; một số tăng tương đốikhiêm tốn, như VCB tăng 6%; ACB tăng 2%; Vietinbank giảm 1,8%

Như vậy, quá trình cải cách và mở cửa của ngân hàng trong những năm qua đạt được nhiềukết quả đáng khích lệ, hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và năng lực cạnhtranh của các NHTM ngày một nâng cao

Tuy nhiên, mặc dù quá trình cải cách đã thu được những thành quả nhất định, nhưng hoạtđộng của hệ thống NHTM Việt nam vẫn còn những tồn tại và hạn chế, ảnh hưởng khôngnhỏ đến độ an toàn và hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống

Tồn tại đầu tiên là sự chi phối quá lớn của NHNN NHNN vẫn còn can thiệp sâu vào hoạt

động của hệ thống NHTM, dẫn đến hiện tượng thiếu tinh thần trách nhiệm và tự chủ trongcông tác quản lí hoạt động kinh doanh Lộ trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhànước tỏ ra còn chậm và kém hiệu quả

Điểm yếu thứ hai là quy mô nhỏ của khu vực ngân hàng thương mại cổ phần và quy mô nhỏ

của từng NHTM Theo tổng hợp từ báo cáo thừng niên hàng năm, phần lớn các ngân hàngtrong nước chỉ có số vốn điều lệ vào cỡ 1000 đến 7000 tỷ đồng trừ một số ngân hàng lớn

Trang 16

phải chạy đua về đích trong cuộc tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng vào cuối năm Để hấpdẫn nhà đầu tư khi tăng vốn, các ngân hàng phải đảm bảo mức cổ tức cũng phải tăng tươngứng Nghĩa là muốn tăng thêm 50% vốn thì lợi nhuận cũng phải tăng thêm 50% Thế nhưngđiều này là không thể trong bối cảnh NHNN siết chặt việc cho vay đối với lĩnh vực phi sảnxuất và yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ được xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng dưới20%.

Thứ ba, hệ thống dịch vụ NHTM Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định

hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng nề về dịch vụ ngân hàng truyền thống Các ngânhàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấptín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập

Như vậy, có thể nói nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ViệtNam thì không còn có cách nào khác là phải tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng Việt Namngày một hoàn thiện hơn

2.1.2 Các rủi ro thường gặp phải

Do quy mô còn nhỏ cộng với hệ thống NHTM Việt Nam ra đời khá muộn, hoạt động vẫncòn non kém so với khu vực và quốc tế, cho nên các NHTM Việt Nam không thể tránh khỏinhiều rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Có thể thấy một số rủi ro thường gặp nhất của cácNHTM Việt Nam như sau:

2.1.2.1 Rủi ro tín dụng

Theo NHNN, đến cuối tháng 9.2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,62% trên tổng

dư nợ, giảm so với mức 8% của cuối năm 2012 Hiện tại, công ty Quản lý tài sản của các tổchức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã tích cực mua nợ xấu, tính đến ngày 20.11 VAMC đãmua 17.700 tỉ đồng nợ xấu của các ngân hàng

Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính

2013 Mặc dù theo báo cáo đa số các ngân hàng đều có lãi, tuy nhiên nợ xấu ở nhiều ngânhàng cũng tăng đáng kể, chất lượng nợ xấu đi Ngân hàng TMCP Xăng Dầu (PG Bank)đang là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu, tính đến hết tháng 9.2013, PGBank có 1.240 tỉđồng nợ xấu chiếm 9,5% trên tổng dư nợ 13.057 tỉ đồng

Trang 17

Tuy nhiên, nếu nhìn vào hoạt động ngân hàng, sẽ thấy nợ xấu vẫn là vấn đề gai góc khi tìnhtrạng “doanh nghiệp không lừa đảo nhưng kinh tế khó khăn, không bán được hàng nênkhông trả được nợ” đang xảy ra thường xuyên.

2.1.2.2 Rủi ro lãi suất

Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả một khoản lãi, khi tài trợ,ngân hàng thu lãi Lãi suất của các khoản cho vay , tiền gửi và chứng khoán thường biếnđộng, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng.Tiền gửi vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư khá hấp dẫn hiện nay và đặc biệt là hầu nhưkhông có rủi ro trong khi thị trường chứng khoán tụt dốc, thị trường bất động sản trầm lắng

và việc đầu tư vào tiền tệ có thể gặp rủi ro do thị trường tự do bị kiểm soát gắt gao

Lãi suất cơ bản được NHNN ban hành năm 2010 là 9% và đầu năm 2011vẫn duy trì ở mứcnày Còn trần lãi suất bị khống chế ở mức 14%/năm Tuy nhiên, trần lãi suất huy động đã bịkhống chế ở mức 14%/năm cũng khiến các NHTM quy mô nhỏ gặp bất lợi so với các ngânhàng lớn trong việc hút vốn vì các ngân hàng nhỏ đang phải chịu áp lực về tăng trưởng.Điều này đã buộc các ngân hàng này thường xuyên phải lách luật, châm ngòi cho các cuộcđua lãi suất Nhiều ngân hàng vẫn áp dụng chiêu khuyến mại, khách hàng vẫn có thể mặc cảlãi suất tới 16-17%/năm, thậm chí 18%/năm với các món tiền gửi vài tỉ đồng cho kì hạn 1hoặc 2 tháng

Lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại cổ phần năm 2013 khoảng7,5%, lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân khoảng 12,5%

2.1.2.3 Rủi ro thanh khoản

Có thể nói, RRTK thực chất là hệ quả của các loại rủi ro nêu trên Vì những biến động bấtlợi biến động về lãi suất, những thay đổi về tỉ giá, những sự yếu kém trong thẩm định tíndụng, các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn phải thường xuyên đối diện với RRTK

Trang 18

2.2 TÌNH HÌNH RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.2.1 Thực trạng rủi ro thanh khoản

Giai đoạn 1998-2001, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt thấp dưới 7%/năm Chínhphủ đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi thời kì suy giảm.Không thể phủ nhận những thành công được mang lại từ chính sách đó Những nguyênnhân của mức tăng giá “chóng mặt” năm 2004 là do cầu kéo, có thể được giải thích mộtphần từ thực thi chính sách được đề cập trên đây

2.2.1.1 Giai đoạn 2007-2008

Tuy nhiên năm 2007 lại chứng kiến áp lực tăng giá tương tự năm 2004 Tình hình có vẻphức tạp hơn khi nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi lớn WTO Theo Bộ Kếhoạch và Đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 lên đến 20,3 tỷ USD tăng 69,3% sovới năm 2006 Cùng với vốn đầu tư trực tiếp, đồng vốn gián tiếp cũng đang đổ vào thịtrường chúng khoán, thị trường bất động sản thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 và năm 2008 đã khiến hàngtram tỷ USD đã tiêu tan và lây lan nayc vẫn chưa chấm dứt Việt Nam cũng chịu ảnh hưởngnhất định từ cuộc khủng này, khi nền kinh tế trong nước ngày càng hội nhập đầy đủ và sâurộng hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới Chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thikhi lạm phát gia tăng cùng với tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm chohoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa trở nên hết sức khó khan, đặcbiệt doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp bên vực phá sản dần hiệnhữu

Chính phủ đã nhân ra vấn đề cấp thiết đó, kịp thời ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CPngày 11/12/2008 về những giái pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trìtăng trưởng kinh tế, bảo đẩm an sinh xã hội Triển khai Nghị quyết nêu trên của Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị số 06/2008/CTNHNN ngày 31/12/2008 Tinh thần chủ đạocủa chỉ thị này là điều hàng chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, vừa ngăn chặn lạm pháttrở lại vừa ngăn chặn suy giảm kinh tế Các giải pháp áp dụng trong tình huống này là điềuchỉnh giảm lãi suất cơ bản và tỷ lệ DTBB Đến cuối năm 2008, lãi suất cơ bản bằng đồng

Trang 19

Việt Nam từ 14%/năm xuống còn 8,5%/năm: tỷ lệ DTBB giảm hơn một nửa từ mức11%xuống còn 5% Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, lạmphát đã được kiểm chế, kinh tế vi mô cơ bản được giữu ổn định, an sinh xã hội được bảođảm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,23%tỷ lệ lạm phát ở mức 19,89%.

Với chương trình cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt được tưởng chừngnhư hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vững vàng trước mọi thử thách Tuy nhiên,những gì đã diễn ra cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 đã chứng tỏ điều ngượclịa Trước các biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, điểm yếuthanh khoản của các ngân hàng thương mại dần lộ rõ Để đảm bảo khả năng thanh khoản,các ngân hàng đã tăng lãi suất thu hút tiền gửi của khách hàng Điều này dẫn tới cuộc chạyđua lãi suất vào giữa tháng 2 năm 2008 và có lẽ không có điểm dừng nếu Ngân hàng Nhànước không “tuýt còi” bằng Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 khống chế trầnlãi suất huy động là 12%/năm Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có lúcvượt qua con số 40%/năm, là mức tăng cao nhất chưa từng có trong lịch sử thị trường liênngân hàng Việt Nam Mặc dù, các ngân hàng đều khẳng định khả năng thanh khoản củangân hàng mình vẫn đảm bảo Nhưng cuộc chạy đua lĩa suất không có điểm dừng không thểchỉ do chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh từ Ngân hàng Nhà nước Đó là do vấn đề quản trịrủi ro kinh doanh nói chung, quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng chưa được coi trọng; cácngân hàng đã tăng trưởng tín dụng quá nhanh và đàu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhưchứng khoán, bất động sản Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2007 so với năm

2006 của 33 ngân hàng thương mại là 53,22% đã minh chứng cho nhận định trên đây

Ví dụ minh họa

Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại nhànước Đến cuối năm 2008, số vốn điều lệ của BIDV hơn 8 ngàn tỷ VND Với bề dày pháttriển 52 năm, BIDV có mạng lưới rộng khắp cả nước, chỉ xếp sau Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về số điểm giao dịch Trong năm 2007, 2008, không nằm ngoài xuhướng chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tính thanh khoản tại BIDV cũng có nhữngkhó khan nhất định

Những hạn chế về thanh khoản của BIDV có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan:

Ngày đăng: 27/08/2015, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w