Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) năm

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay (Trang 25)

Á Châu (ACB) năm 2003

Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng). Chính vì vậy, khi có tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú sốc trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những người có tiền gửi ở ACB.

Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc:

 Đầu tháng 10/2013, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám đốc (TGĐ) ACB tham lam công quỹ, “thụt két” hết số tiền trong Ngân hàng rồi bỏ trốn. Thậm chí một số khách hàng còn nhận được tin cho hay ngân hàng đã “phá sản”.  Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật (12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan rộng

trong dư luận TP.HCM.

 Ngày 14/10/2013, tình trạng căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiền ở trụ sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi ( Quận 1 – TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ. Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đến chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.

 Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng với cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt có những

 Ngày 16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ.

 Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc xảy ra sự cố.

Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “ tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”.

Sự cố này chỉ thực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có tính chất vô cùng nghiêm trọng. Cũng là lần đầu tiên ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặ biệt như vậy. Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong toàn ngành ngân hàng ( người dân sẽ rút tiền ở tất cả các ngân hàng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi.

Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng ACB nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin “Bầu” Kiên – Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế.

Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của sự việc này, ngay lập tức đã được thể hiện. Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi 5,6 tỷ USD, chưa kể đến chuỗi phiên giảm điểm kéo dài sau đó. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút khỏi ACB chỉ trong vài ngày.

Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như một hệ quả, ông Lý Xuân Hải – nguyên TGĐ ACB cũng bị bắt giam. Mức độ nghiêm trọng của sự việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày 27/09/2012, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố.

Từ vụ việc này, Ngân hàng nhà nước kêu gọi người dân gửi tiền tại ACB hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và đảm bảo an toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM việt nam hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w