quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB

17 699 4
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ACB I. Cớ sở lý luận chung 1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản • THANH KHOẢN LÀ GÌ? Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro về thanh khoản Rủi ro thanh toán phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào Ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản. • QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.  Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nộidung sau: Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lờicủa tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớnvà do đó, làm giảmkhả năng sinh lờikhi sử dụng để cho vay. [Type text] Page 1 Ngân hàng cần dự trữthanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền gửi , và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. 2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:  Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng: ✓ Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả ✓ Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao. ✓ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫnđếncho vay hoặc đầutư không hợp lý. ✓ Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô ✓Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trìnhđộ nghiệp vụ.  Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: ✓ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. ✓ Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả. ✓ Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được. ✓ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản. ✓ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.  Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh: ✓ Do thiên tai, hoả hoạn. ✓ Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. ✓ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân II. Thực tiễn tại ngân hàng ACB: 1. Giới thiệu ngân hàng: 1.1 Giới thiệu sơ lược ngân hàng ACB Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885 Email: acb@acb.com.vn Trang web:www.acb.com.vn [Type text] Page 2 + Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. + Tên nước ngoài: Asia Commercial Bank (gọi tắt là ACB). + Hiện nay Ngân hàng có 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.  Sản phẩm dịch vụ chính • Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng • Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng • Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. • Kinh doanh ngoại tệ và vàng. • Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.  Mạng lưới kênh phân phối Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: • Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch • Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch • Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giao dịch • Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch • Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch • Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động • 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. [Type text] Page 3 • Chiến lược Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các giải thưởng, bằng khen Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng • Cờ thi đua của Chính Phủ • Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước • giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức • Giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát • “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn • “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” • Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney) • Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007. 1.2 Tóm tắt tình hình hoạt động của ngân hàng ACB: Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, ngân hàng Á Châu (ACB) bị chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/6/2013, tổng tài sản của ACB tiếp tục giảm so với thời điểm 31/12/2012, còn 169,4 nghìn tỷ đồng so với 176,3 nghìn tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần trong quý 2/2013 giảm mạnh so với quý 2/2012, cũng như lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Trong quý 2/2013, khoản mục này của ACB chỉ đạt hơn 1.105 tỷ đồng, trong khi quý 2/2012 đạt gần 2.087 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm nay với năm ngoái tương ứng là hơn 2.337 tỷ đồng so với hơn 3.698 tỷ đồng. Ở nguồn thu khác, đáng chú ý là ACB đã có lãi 30,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, trong khi cùng kỳ 2012 lỗ gần 174 tỷ đồng; nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 vẫn lỗ 53,6 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 106,7 tỷ đồng. Thêm vào đó, cũng như điểm chung ở một số ngân hàng khác, quý vừa qua ACB ghi nhận lợi nhuận đáng kể ở đầu tư chứng khoán, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được cắt giảm. Riêng chi phí hoạt động, ước tính ngân hàng này đã giảm lương bình quân khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm nay. [Type text] Page 4 Tính chung, trong quý 2/2013 lợi nhuận sau thuế theo báo cáo hợp nhất của ngân hàng này chỉ đạt hơn phân nửa so với cùng kỳ 2012, 409 tỷ đồng so với 773 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 716 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu 2012 đạt hơn 1.607 tỷ đồng. Kết quả trên có thể xem xét ở ảnh hưởng từ sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và một số lãnh đạo cao cấp bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn còn. Cùng với đó, hoạt động tất toán trạng thái vàng và sự vắng mặt của vốn vàng trong cơ cấu chung có thể gây xáo trộn nhất định, ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận. Và đáng chú ý là một nguồn thu lớn của ACB đã bị co lại. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 so với quý 2/2012 giảm hơn 364 tỷ đồng là do số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm từ gần 56 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2012 xuống chỉ còn hơn 11 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, góp phần làm cho thu nhập lãi thuần quỹ 2/2013 so với quý 2/2012 giảm tới hơn 981 tỷ đồng. o Dự báo hoạt động năm 2013 Kế hoạch năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ theo nguyên tắc cẩn trọng và phấn đấu tăng trưởng tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến khoảng 15- 16%. Căn cứ vào tình hình hiện nay, ACB sẽ mở rộng mạng lưới, nhưng sẽ không tăng nhanh mà tập trung vào cải tạo, di dời các chi nhánh yếu kém, phát triển các chi nhánh tạo lợi nhuận tốt. Riêng huy động vốn sẽ tập trung khôi phục lại quy mô, dự kiến tăng trưởng 20- 30%. 2. Thực tiễn về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng: Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt: Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả.Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng).ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những người có tiền gửiở ACB. Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc: ✓ Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám đốc (TGĐ) ACB đã bỏ trốn. ✓ Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan rộng trong dư luận TP.HCM. [Type text] Page 5 ✓ Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ.Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất. ✓ Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt cónhững tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình hìnhđã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB. ✓ Ngày16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ. ✓ Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc xảy ra sự cố. Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến việc rút tiền hàng loạt.Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thịtrường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”. Sự cố này chỉthực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có tính chất vô cùng nghiêm trọng.Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy.Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong toàn Ngành Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra.Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi. Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin "Bầu" Kiên – Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng của sự việc này, ngay lập tức đã được thể hiện. Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc [Type text] Page 6 hơi 5,6 tỷ USD, chưa kể đến chuỗi phiên giảm điểm kéo dài sau đó. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB chỉ trong vài ngày. Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như một hệ quả, ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam. Mức độ nghiêm trọng của sự việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày 27/09/2012, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố Phân tích các chỉ số tài chính:  Chỉ tiêu H3 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H3 6% 22% Quý 3 năm 2013, tiền mặt chiếm với 1 tỉ lệ rất nhỏ, chứng tỏ ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản tức thời, chỉ số này thấp hơn 10% nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, thì chắc chắn ngân hàng buộc sẽ đi vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. thưc tế chứng minh cho nhận định này đó chính là vào năm 2012, bầu Kiên bị bắt, và năm 2013 thì ngân hàng phải giải quyết các vấn đề liên quan tới vụ bầu Kiên  Chỉ tiêu H4 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H4 92% 96%% Như chúng ta được biết thì tín dụng được xem là tài sản có tình thanh khoản thấp, nhưng dư nợ tín dụng lại chiếm trên 90% tổng tài sản, thể hiện ngân hàng kém về mặt [Type text] Page 7 thanh khoản,tuy nhiên tỉ số H4 lại có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều, cho ta thấy được nguy cơ về rủi ro thanh khoản khong được giảm nhiều.  Chỉ tiêu H5 Số liệu : CT = Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H5 110% 164%% Như ta thấy chỉ sô h5 rất cao,trên 100%, cho ta thấy được ngân hàng đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỉ lệ là 80%, chỉ số này càng cao cho ta thấy đước khả năng thanh khoản của ngân hàng ACB càng thấp, Đến năm 2013 thì ta thấy được khả năng thanh khoản của ngân hàng đã tốt hơn so với năm 2012  Chỉ tiêu H6 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H6 18% 11%% Từ số liệu trên ta thấy ngân hàng ACB đã chủ động nắm giữ 1 lượng chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, qua đó cho ta thấy được ngân hàng đang tạo ra khả năng thanh khoản cho mình nhưng không nhiều lắm.  Chỉ tiêu H7 Số liệu: Qua bảng số liệu trên, ta thấy được chỉ số này khá cao, chứng tỏ ngân hàng đã đi gửi nhiều hơn đi vay các TCTD khác, điều này chứng tỏ ngân hàng ACB có nhiều lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.  Chỉ tiêu H8 [Type text] Page 8 Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H7 145% 174%% Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H8 7% 38% Qua phân tích, ta thấy được năm 2013 ,ngân hàng ACB không còn nằm tròn mức an toàn nữa( < 10%),có 1 sự sụt giảm đáng kể so với năm 2012, Như vậy, khả năng thanh khoản của ngân hàng ACB đang bị mất đi, một trong những nguyên nhân đó là vụ bầu Kiên bị bắt, dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng tồi tệ hơn Trong các nhóm nợ xấu, duy có nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là giảm 23%, còn lại nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6, ACB có 946 tỷ đồng nợ nghi ngờ và 1.782 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng lần lượt 40,6% và 55% so với cuối năm 2012. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro 3.1 Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro:  Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản: + Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc + Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD  Phân tích luồng tiền dự kiến: + Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay + Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét + Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn + Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn  Quản lý khe hỡ: + Xác định cung thanh khoản + Xác định cầu thanh khoản + Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản - Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản + Thang đáo hạn + Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn hạn, cho vay tiêu dùng…. [Type text] Page 9  Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng khácnhau  Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh khoản + Có phương án xử lý khủng hoảng + Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác. 3.2 Phương án tối ưu: Trong hiện tại và tương lai trên thực tế : Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt.Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản.Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau: - Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo. - Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định. - Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng. [Type text] Page 10 [...]... trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trìnhđộ quản trị rủi ro về thanh khoản Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng .ACB phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính... gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt Ta có thể rút ra... có thể đánh giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi [Type text] Page 15 ro do tin đồn thất thiệt thế này cần phải... khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ khách hàng. .. đến hay không” Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng- một ngành nghề kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng Như chúng ta cũng... hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫnđến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và... ba, với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng khi hậu quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng tương tự  Thứ tư, bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các... khách hàng hơn Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới Chính điều này đã gâyảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Thực hiện tốt quản lý rủi ro. .. xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được [Type text] Page 14 tình trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ => Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống ngân hàng đã chưa đủ nhiều và... minh bạch trong hệ thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng  Thứ hai, với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác . QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ACB I. Cớ sở lý luận chung 1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản • THANH KHOẢN LÀ GÌ? Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại. rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.  Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong. các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt .Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản

Ngày đăng: 30/10/2014, 12:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan