1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT

25 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năngthu nhập giảm do chênh lệch lãi suất, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dựkiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác, như cấu trúc và kỳ hạn của tà

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I, RỦI RO LÃI SUẤT 2

1, Khái niệm 2

2, Nguyên nhân 2

2.1, Sự không phù hợp về kỳ hạn nguồn vốn và tài sản 2

2.2, Chế độ lãi suất cố định 3

2.3, Sự thay đổi lãi suất thị trường ngoài dự kiến 4

3, Các hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất 4

3.1, Quản lí khe hở lãi suất 4

3.2 Quản lý khe hở kì hạn 7

3.3, Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh 8

3.3.1, Hợp đồng kì hạn 8

3.3.2, Hợp đồng tương lai 9

3.3.3, Hợp đồng quyền chọn lãi suất 9

3.3.4, Hợp đồng hoán đổi lãi suất 10

II, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT 13

1, Thực trạng quản lí rủi ro lãi suất tại các NHTM 13

1.1,Tình hình lãi suất huy động vốn và cho vay trên thị trường tiền tệ thời gian vừa qua 2008-2012 13

1.2,Nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất tại các NHTM 16

1.2.1, Nguyên nhân khách quan 16

1.2.2, Nguyên nhân chủ quan 18

1.3, Các biện pháp được áp dụng hạn chế rủi ro lãi suất 19

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Tự do hóa lãi suất là một trong những nội dung quan trọng của tự do hóatài chính Ngày 30/05/2002, NHNN ra quyết định số 546/2002/QĐ-NHNNvới nội dung “ Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng ViệtNam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm khách hàn vay

là cá nhân và pháp nhân trên Việt nam, pháp nhân và các nhân nước ngoàihoạt động tại Việt nam” Cơ chế lãi suất thỏa thuận đã mở ra cho các NHTMnhững cơ hội cũng như những thách thức Đứng trước những cơ hội cũng nhưthách thức đó, hệ thông NHTM Việt Nam tỏ ra lung túng trong hoạt độngquản trị rủi ro và cụ thể là quản trị rủi ro lãi suất Với thực trạng đó, đề tài

“Rủi ro lãi suất và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất ở các ngân hàngthương mại Việt Nam hiện nay” trở nên cấp thiết

Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng cơ chế lãi suất thỏa thuận, qua đó khẳng định rủi rolãi suất luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh NHTM Trên cơ sở nhữngtồn tại trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, đề tài đưa ra những giải pháp hạnchế rủi ro lãi suấ và nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMViệt Nam làm đối tượng nghiên cứu Phạm vi là toàn bộ hệ thống NHTMViệt Nam giai đoạn 2008-2009

Trang 3

I, RỦI RO LÃI SUẤT

1, Khái niệm

Khi huy động vốn của doanh nghiệp, dân cư, ngân hàng phải trả lãi Khitài trợ, ngân hàng thu lãi Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi, chứngkhoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuân cho ngân hàng

và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năngthu nhập giảm do chênh lệch lãi suất, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dựkiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác, như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản

và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn

2, Nguyên nhân

2.1, Sự không phù hợp về kỳ hạn nguồn vốn và tài sản

-Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau, khi gắnchúng với lãi suất, nhà ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất Ví dụ,khoản cho vay 2 năm có thể có kỳ hạn đặt lại lãi suất là 2 năm, 1 năm, 6tháng… đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thịtrường Căn cứ vào kỳ hạn này, ngân hàng chia tài sản và nguồn thành loạinhạy cảm với lãi suất và loại kém nhạy cảm với lãi suất

-Các tài sản và nguồn nhạy cảm là loại mà số dư nhanh chóng chuyểnsang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặtlại giá ≤ 12 tháng, ví dụ:

+ Tài sản ngắn hạn như chứng khoán ngắn hạn của chính phủ và các tổchức tư nhân, các khoản cho vay ngắn hạn Nguồn ngắn hạn như các khoảnvay ngắn hạn, tiết kiệm ngắn hạn…

+ Tài sản và nguồn trung và dài hạn có thời gian đáo hạn ≤ 12 tháng+ Tài sản và nguồn có lãi suất thả nổi như các khoản cho vay và chứngkhoán mang lãi suất thả nổi, tiề gửi trên thị trường tiền tệ với lãi suất có thểđiều chỉnh, tiền gửi mang lãi suất thả nổi

Trang 4

-Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãisuất cố định kỳ hạn đặt giá > 12 tháng như cho vay dài hạn với lãi suất cốđịnh, chứng khoán dài hạn lãi suất cố định, tiền gửi tiết kiệm dài hạn…

Ví dụ : một khoản tiền gửi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) với lãi suất10%/năm Khi lãi suất thị trường thay đổi ( tăng hoặc giảm) thì khoản tiềnnày (100 tỷ) sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới Ngược lại, với khoảntiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đếnhạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới Do ngân hàng sửdụng lãi suất cố định đã tạo ra các tài sản và nguồn kém nhạy cảm với lãisuất

Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằngkhe hở lãi suất

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suấtNgân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạycảm, có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm

2.2, Chế độ lãi suất cố định

Trong suốt một thời gian dài trước đây các ngân hàng thương mại ViệtNam sử dụng chế độ lãi suất cố định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Các dự án cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ câu chovay của NHTM, mà hầy hết những dự án cho vay này thường áp dụng mức lãisuất cố định do các chủ đầu tư muốn tính được trước chi phí của dự án để cóthể xác định được dòng tiền trong tương lai và tính được hiệu quả của dự án.Cũng như vậy, phần lớn người gửi tiết kiệm cũng yêu cầu lãi suất cố định đểphòng ngừa rủi ro Khi lãi suất thị trường thay đổi thì những hợp đồng này cóthể đem lại rủi ro cho ngân hàng và khách hàng

Trang 5

2.3, Sự thay đổi lãi suất thị trường ngoài dự kiến

Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi Ngân hàng luôn nghiên cứu

và dự báo lãi suất Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dựbáo chính xác mức độ thay đổi lãi suất

Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương:

-Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng

-Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm

Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm :

-Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm

-Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng

3, Các hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất

3.1, Quản lí khe hở lãi suất

+) Chiến lược phổ biến nhất trong việc ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãisuất àm các ngân hàng sử dụng ngày nay được gọi là chiến lược quản lý khe

hở nhạy cảm lãi suất Các nhà quản lí ngân hàng sẽ tiến hành phân tích kì hạn,định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, nhữngkhoản tiền gửi cũng như những khoản vốn vay trên thị trường

Nếu mức rủi ro quá lớn thì sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao chogiá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất ( những tài sản mà có thể được đinhgiá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiềngửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất ( những khoản vốn mà lãi suất được điềuchỉnh theo điều kiện thị trường )

Các ngân hàng sẽ có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất bằngcách đảm bảo cân bằng:

Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất = giá trị nợ nhạy cảm lãi suất

Khi đó thu nhập từ tài sản biến đổi cùng chiều và xấp xỉ mức thay đổitrong chi phí trả lãi cho danh mục nợ

Trang 6

Ví dụ với những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn.Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay được thực hiện, ngân hàng sẽ chỉ giahạn thêm cho khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một khoản lơi nhuậntiềm năng xấp xỉ mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác cóchất lượng tương đương hoặc với chứng chỉ tiền gửi sắp mãn hạn, ngân hàng

và khách hàng sẽ thỏa thuận mức lãi suất mới, phù hợp với điều kiện thịtrường

Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị tài sản nhạy cảm thường không cân bằngvới giá trị nợ nhạy cảm tạo nên khe hở nhạy cảm lãi suất

+ Khe hở dương = giá trị tài sản nhạy cảm - giá trị nợ nhạy cảm > 0

Ví dụ : một ngân hàng có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất trị giá 500 triệuVND và tổng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất là 400 triệu VND Như vậy, ngânhàng này có khe hở nhạy cảm lãi suất dương là 100 triệu VND Nếu lãi suấttăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ tăng vì thu lãi trên tài sản sẽ tăng nhiều hơnchi phí trả lãi cho vốn huy động Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập từlãi của ngân hàng sẽ tăng lên Ngược lại, nếu lãi suất giảm thì thu nhâp từ lãi

sẽ giảm

+ Khe hở âm = giá trị tài sản nhạy cảm – giá trị nợ nhạy cảm < 0

Ví dụ : một ngân hàng có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất trị giá 100 triệuVND và tổng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất là 200 triệu VND Như vậy, ngânhàng này có khe hở nhạy cảm lãi suất -100 triệu VND Nếu lãi suất tăng, tỷ lệthu nhập lãi cận biên giảm vì thu lãi trên tài sản sẽ tăng ít hơn chi phí trả lãicho vốn huy động Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập từ lãi của ngânhàng sẽ giảm xuống Ngược lại, nếu lãi suất giảm thì thu nhập từ lãi tăng.Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi :Thu nhập từ lãi giảm hoặc tăng = khe hở nhạy cảm × mức gia tăng lãi suất +) Phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất

Trang 7

Một phương pháp đơn giản đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất được gọi

là khe hở tuyệt đối

Ví dụ như trên giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất là 100 triệu VND và giátrị nợ nhạy cảm lãi suất là 200 triệu VND thì khe hở tuyệt đối là -100 triệuVND

Chúng ta có thể thiết lập nên một tỉ lệ khe hở nhạy cảm tài sản tương đốiKhe hở nhạy cảm tương đối

Và tỉ lệ nhạy cảm lãi suất

Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất

Một ngân hàng nhạy cảm tài sản có : một ngân hàng nhạy cảm nợ cóKhe hở tuyệt đối dương Khe hở tuyệt đối âm

Khe hở tương đối dương Khe hở tương đối âm

Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất bé hơn 1

Những phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất được các ngânhàng sử dụng ngày nay thay đổi rất nhiểu về cả mức độ phức tạp cũng nhưhình thức.Tuy nhiên tất cả mọi phương pháp đòi hỏi nhà quản lý ngân hàngphải đưa ra 1 số quyết định quan trọng trên các phương diện sau:

+Nhà quản lý cần phải lựa chọn “thời kì mục tiêu” cho việc quản lý chỉtiêu thu nhập lãi cận biên để làm cơ sở cho việc xác định những giá trị kì vọng

và độ dài của những giai đoạn thành phần

+Nhà quản lý cần phải lựa chọn giá trị tỷ lệ thu nhập lãi cận biên mục tiêu

Trang 8

+Những nhà quản lý mong muốn nâng cao NIM họ phải dự báo chínhxác lãi suất hoặc tìm cách phân bổ lại tài sản sinh lời và nợ nhằm tăng thunhập lãi cho ngân hàng.

+Nhà quản lý phải xác định giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trịnguồn vốn nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng sẽ nắm giữ

Thời kì tình khe hở nhạy cảm lãi suất cũng có vai trò rất quan trọngtrong việc đánh giá trạng thái nhạy cảm lãi suất của 1 ngân hàng.Thực tế rấtnhiều ngân hàng đã sử dụng những kĩ thuật phức tạp dựa trên máy tính màtheo đó tài sản và nợ được phân loại theo tiêu thức tới hạn hoặc được định giálại trong ngày hôm nay trong tuần tới trong 30 ngày tới

Ví dụ: Trong vòng 24h tới ngân hàng có khe hở dương lợi nhuận ngânhàng sẽ tăng lên trong hôm nay hoặc ngày mai Tuy nhiên dự báo về sự tănglên của lãi suất trong tuần tới có thể là 1 tin xấu cho ngân hàng vì có khe hở

âm trong giai đoạn này

3.2 Quản lý khe hở kì hạn

Kì hạn hoàn vốn là 1 thước đo kì hạn thực tế của 1 tài sản sinh lời Kì hạnhoàn vốn là giá trị kì hạn trung bình xác định trên cơ sở thời gian xuất hiện củacác dòng tiền vào được tạo ra từ tài sản hay kì hạn vốn là xác định thời giantrung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư Tương tự kì hạn hoàn trả làthước đo thời gian trung bình dòng tiền dự tính đi ra khỏi ngân hàng

Nhìn từ góc độ quản lý rủi ro,kì hạn hoàn vốn đo mức độ nhạy cảm giữagiá trị thị trường của công cụ tài chính với sự thay đổi của lãi suất

ở đây ta có : Phẩn trăm thay đổi giá trị thị trường

Trang 9

sự thay đổi tương đối trong lãi suất

D : kì hạn hoàn vốn hay kì hạn hoàn trả

Dấu “-“ thể hiện mối quan hệ ngược chiều từ giá trị thị trường và lãi suất

Từ công thức trên ta thấy rủi ro lãi suất của 1 công cụ tài chính tỷ lệthuận với kì hạn hoàn vốn Vì vậy các ngân hàng sử dụng kì hạn hoàn vốn và

kì hạn hoàn trả để hạn chế rủi ro lãi suất Ngân hàng thường lựa chọn nhữngtài sản và nguồn vốn vay sao cho:

Kì hạn hoàn vốn trung bình của tài sản = kì hạn hoàn trả trung bình củanguồn vốn khi 2 kì hạn này không như nhau thì sẽ xuất hiện khe hở kì hạnKhe hở kì hạn = kì hạn hoàn vốn trung bình - kì hạn hoàn trả trung bình ( Theo giá trị của danh mục tài sản) (theo giá trị của danh mục nợ) Khi khe hở kì hạn dương lãi suất tăng lên sẽ làm giảm giá trị ròng củangân hàng bởi vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn giá trị của các khoản nợ Theo

đó giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ giảm Ngược lại khi lãi suất giảmxuống giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ tăng

Khi khe hở kì hạn âm nếu lãi suất giảm giá trị nguồn vay tăng nhiều hơngiá trị tài sản và khi đó giá trị chủ sở hữu nguồn vốn sẽ giảm.Ngược lại khi lãisuất tăng

3.3, Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh

3.3.1, Hợp đồng kì hạn

Là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t=0 rằngngười mua sẽ thanh toán cho người bán theo gía kì hạn đã được thỏa thuận vàngười bán sẽ trao cho hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn Các loại hợp đồng kì hạn trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

+Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu

Trang 10

Thị giá trái phiếu biến động ngược chiều với lãi suất thị trường, nếutrường hợp dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng trong thời gian tới ngân hàng sẽthực hiện hợp đồng bán kỳ hạn các trái phiếu và ngược lại nếu trường hợp dựbáo lãi suất thị trường sẽ giảm trong thời gian tới ngân hàng sẽ thực hiện mua

kỳ hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất

+ Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi

được sử dụng khi không có sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và kỳhạn tài sản nợ Với hợp đồng kỳ hạn tiền gửi không những giúp ngân hànghạn chế được những thiệt hại do biến động của lãi suất mà còn giúp ngânhàng tránh được rủi ro thanh khoản

3.3.3, Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Hợp đồng này cho phép người nắm giữ chứng khoán bán bán chứngkhoán hoặc mua chứng khoán tai mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợpđồng Trong hợp đồng quyền bán, người bán quyền phải sẵn sàng mua chứngkhoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền Trong trường hợp

Trang 11

quyền mua, người bán quyền phải sẵn sàng bán chứng khoán cho người muaquyền khi bên mua thực hiện quyền.

+ Hợp đồng quyền chọn bán

Người mua quyền bán có quyền chứng khoán, cho vay hay bán các hợpđồng tương lai cho người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảng thờigian trước khi hợp đồng quyền hết hiệu lực Chi phí mua quyền bán được gọi

là quyền phí Nếu lãi suất tăng, giá trị thị trường của các chứng khoán, cáckhoản tín dụng hay của các hợp đồng tương lai sẽ giảm Việc thực hiện quyền

sẽ mang lại một khoản thu nhập cho người mua quyền bởi vì người muaquyền có thể mua chứng khoán, tìm kiếm các khoản tín dụng với mức giá thịtrường thấp hơn và bán chúng cho người phát hành quyền với giá cao hơnnhư đã thỏa thuận trước

+ Hợp đồng quyền chọn mua

Người mua nhận được quyền mua chứng khoán, cho vay hay mua cáchợp đồng tương lai từ người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảngthời gian trước khi hợp đồng hết quyền hiệu lực Chi phí mua quyền được gọi

là quyền phí Nếu lãi suất giảm, giá trị thị trường của các chứng khoán, cáckhoản tín dụng, hợp đồng tương lai sẽ tăng và việc thực hiện quyền sẽ manglại một khoản thu nhập cho người mua quyền

3.3.4, Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Trao đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của tổchức Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn Các bên tham gia hợp đồngtrao đổi lãi suất có thể chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hoặc lãi suất thảnổi thành lãi suất cố định và làm cho kỳ hạn của tài sản và nợ phù hợp hơn

Tính chất hoạt động và mục tiếu kinh doanh trong mỗi thời kì của từng ngânhàng quyết định trạng thái khe hở lãi suất Thay đổi trạng thái này đòi hỏi phải cóthời gian tương đối lâu trong khi thay đổi của lãi suất thường rất nhanh chóng,

Trang 12

Nhiều ngân hàng thực hiện hoán đổi lãi suất để hạn chế rủi ro lãi suất Một ngânhàng do đặc điểm sản xuất kinh doanh buộc phải duy trì khe hở lãi suất dương cóthể hoán đổi rủi ro với ngân hàng có khe hở lãi suất âm Như vậy, hợp đồng hoánđổi xác định lại khe hở lãi suất khi lãi suất thay đổi.

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w