1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay

28 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại NHTM cũngngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơithiếu, đáp ứng đư

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2

I Tổng quan về Ngân Hàng Thương M ại: 2

1 Khái niệm: 2

2 Chức năng : 2

2.1 Trung gian tài chính : 2

2.2 Tạo phương tiến thanh toán : 2

2.3 Trung gian thanh toán : 3

3 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

3.1 Hoạt động huy động vốn 3

3.2 Hoạt động tín dụng 3

3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 3

3.4 Các hoạt động khác 4

4 Đặc điểm hoạt động của NHTM : 4

II Hoạt động tín dụng của NHTM 6

1/ Khái niệm tín dụng ngân hàng 6

1.1/ Định nghĩa tín dụng 6

1.2/ Tín dụng ngân hàng 7

2/ Phân loại tín dụng ngân hàng 8

3/ Lãi suất tín dụng ngân hàng 9

3.1/ Khái niệm 9

3.2/ Các loại lãi suất tín dụng ngân hàng 10

4/ Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 11

4.1/ Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển 11

4.2/ Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất 12

4.3 Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

Trang 2

III CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NHTM 13

1 Quy trình tín dụng 13

1.1 Hình thành khoản vay 13

1.2 Xử lý yêu cầu vay vốn 13

1.3 Đưa ra quyết định cho vay 13

1.4 Cấu trúc khoản vay, ký kết khoản vay 14

1.5 Kiểm soát khoản cho vay 14

1.6 Xử lý khoản vay có vấn đề 15

1.7 Thu nợ 15

2 Các phương thức tín dụng 15

3 Lãi suất tín dụng 16

4 Chính sách tín dụng 16

5 Rủi ro tín dụng 16

5.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với các NHTM 16

5.3 Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng 17

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19

I Thực trạng tín dụng ở các NHTM Việt Nam 19

1/ Một số kết quả đạt được 19

2/ Những vấn đề còn tồn tại 20

3 Một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay 22

PHẦN KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) cũngngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơithiếu, đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp của trong và ngoàinước.Với các ngiệp vụ của mình NHTM đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi

và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phầncải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh

Để có thể hiểu rõ hơn em sẽ nghiên cứu về hoạt động tín dụng trong các NHTM

và vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường nhằm khai thác có hiệu quả hoạtđộng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài

"Thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay" Bài viết

bao gồm những nội dung sau:

- Chương I: Lý luận chung về NHTM và tín dụng ngân hàng

- Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam hiệnnay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng

Em hy vọng bài viết có thể làm rõ một số lý luận về NHTM, hoạt động tín dụngngân hàng, và thực trạng của hoạt động tín dụng trong các NHTM Việt Nam hiện nay.Bài viết chắc còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và cácbạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Trang 4

Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HƯƠNG MẠI VÀ

là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.”

Theo luật các tổ chức tín dụng:

Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác có liên quan

Theo nội dung hoạt động:

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với cáccông ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán vàcung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên

2 Chức năng :

2.1 Trung gian tài chính :

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyểntiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.2.2 Tạo phương tiến thanh toán :

Bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng ) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanhtoán.Và toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoảntiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trên cơ sở cho vay

Trang 5

2.3Trung gian thanh toán :

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốcgia.Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ

3 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.

- Phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước

- Vay vổn tức các tổ chức tín dụng khác trong nước hoặc của tổ chức tín dụngnước ngoài

3.2 Hoạt động tín dụng

Bao gồm các hình thức của quan hệ vay – mượn giữa NHTM và khách hàng, cụthể ở đây là ngân hàng cho vay, các hình thức chủ yếu của tín dụng gồm có:

- Cho vay: NHTM cho các tổ chức và cá nhân vay vốn

- Bảo lãnh: NHTM sử dụng uy tín và khả năng tài chính của mình đứng ra bảolãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu… chongười nhận bảo lãnh

- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

- Cho thuê tài chính: NHTM được tổ chức hoạt động cho thuê tài chính nhưngphải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng

3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

NHTM được quyền mở tài khoản cho các khách hàng trong và ngoài nước CácNHTM tiến hành thanh toán với nhau thông qua việc mở và duy trì số dư tài khoảntiền gửi tại ngân hàng nhà nước Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ củaNHTM bao gồm:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế theo các quy định củangân hàng nhà nước

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

Trang 6

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngânhàng của nhà nước

3.4 Các hoạt động khác

- Góp vốn và mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để gópvốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng khác trong nước theoquy định của pháp luật

- Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được phép tham gia thị trường tiền tệ thôngqua việc mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ

- Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép trực tiếp tham gia kinh doanh ngoạihối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế

- Ủy thác và nhận ủy thác: NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trongcác lĩnh vự liên quan đến ngân hàng, bao gồm việc quản lý tài sản, vốn đầu tư và hoạtđộng tài chính cho các cá nhân tổ chức, hay việc đóng vai trò là người được ủy tháctrong di chúc, quản lý tài sản cho người đã qua đời

- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

- Tư vấn tài chính: NHTM dựa vào đội ngũ cán bộ có chuyên môn được phépcung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khác hàng dưới hình thức tư vấn trựctiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng

- Bảo quản vật quý giá: bao gồm các dịch vụ như bảo quản vật quý, giấy tờ cógiá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan

4 Đặc điểm hoạt động của NHTM :

- NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, tuy nhiên điểmđặc biệt của nó là hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là tiền Vì thếhoạt động cũng như sự cạnh tranh giữa các NHTM tồn tại một số điểm đặc thù nhưsau:

- Do hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ nên các ngân hàng luôn luôn chịu áp lực cầnphải tăng vốn chủ sở hữu Đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng, có chức năng chống

đỡ rủi ro cho những người gửi tiền Nhiều chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng như mứchuy động tối đa, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng bị ràng buộc bởi chỉ tiêunày Thực trạng hiện nay của các NHTM Việt Nam là có vốn chủ sở hữu thấp, điềunày đang hạn chế các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu vay

Trang 7

lớn, hạn chế các ngân hàng mở rộng dịch vụ và quy mô hoạt động, đồng thời cũng gâygánh nặng tài chính cho quốc gia khi các ngân hàng bị phá sản Chính vì thế, trước áplực của thị trường tài chính quốc tế, áp lực từ việc phải hạn chế rủi ro buộc các ngânhàng luôn luôn phải tiến hành quá trình tăng vốn chủ sở hữu thông qua quá trình tựtích lũy, phát hành cổ phiếu mới, cổ phần hóa, sáp nhập, lành mạnh hóa tình hình tàichính và hạn chế tổn thất.

- Do hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn tính rủi ro rất cao nên các nhà quảntrị ngân hàng luôn nắm rõ nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một giỏ.” Chính vì

thế các ngân hàng luôn có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa danh

mục đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro Các ngân hàng chuyêndoanh của Việt Nam trước đây giờ hầu hết đã chuyển sang mô hình ngân hàng đanăng, cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng Các ngân hàng cũng tích cực thànhlập các công ty con như công ty bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính… Nhiềungân hàng liên doanh với các ngân hàng nước ngoài hoặc phát triển các chi nhánh tạicác vùng của đất nước và quốc tế, hoặc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý Trongthời gian tới, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch thông qua các hoạt động như phát hành

cổ phiếu, M&A để phát triển thành các tập đoàn tài chính hùng mạnh kinh doanhcùng lúc trên nhiều lĩnh vực khác nhau

- Yếu tố thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanhNgân hàng – Tài chính, bởi nó thể hiện uy tín về chất lượng dịch vụ mà NHTM sẵnsàng cung ứng cho xã hội Do NHTM là nơi khách hàng giao phó việc quản lý tài sảncủa mình, họ đặc biệt quan tâm đến việc ngân hàng này có đáng tin cậy không, tài sảncủa họ có được bảo đảm tuyệt đối an toàn không Một ngân hàng có thương hiệu nổitiếng sẽ dễ dàng thu hút nhiều khách hàng, dễ dàng có được lòng trung thành củakhách hàng (yếu tố trung thành của khách hàng có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng,đặc biệt khi đối tác của ngân hàng là các doanh nghiệp lớn), tạo điều kiện để mở rộng

và kiểm soát thị trường Xa hơn nữa, khi ngân hàng tạo được danh tiếng trên thị trườngquốc tế thì mới có khả năng thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng… xuyênbiên giới Bởi vậy, thương hiệu là yếu tố đặc biệt cấu thành nên năng lực cạnh tranhcủa NHTM Ở Việt Nam, các NHTM ngày càng quan tâm ý thức được điều này vàđang có những hoạt động tích cực nhằm nâng cao uy tín thương hiệu của mình

Trang 8

- Sản phầm của NH có đặc thù là mang hàm lượng công nghệ rất cao, giá trị vậtchất hầu như không đáng kể Bởi vậy điểm tạo nên khả năng cạnh tranh cho sản phẩmcủa NH chính là yếu tố công nghệ

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép NH tận dụng đểnâng cao rất nhiều hiệu quả hoạt động của mình Điều này thể hiện ở việc NH áp dụngcông nghệ số trong quản lý hoạt động NH Các giao dịch nghiệp vụ huy động vốn,thanh toán, cho vay, kinh doanh ngoại hối… được xử lý trên máy tính và mạng nội bộcủa NH, qua đó nâng cao tính chính xác và tiết kiệm chi phí Một nghiên cứu cho thấyviệc áp dụng hợp lý công nghệ thông tin có thể làm giảm tới 76% chi phí hoạt độngcủa NH, nhưng quá trình này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn Các NHTM ở ViệtNam, có quy mô vốn còn nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc cải tiến công nghệ.Việc áp dụng công nghệ còn thể hiện ở việc tung ra các sản phầm ngày càng hiệnđại và có tính bảo mật cao, đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng Đó là các sảnphẩm tiện ích như: thẻ ATM, giao dịch Home Banking, Phone Banking, InternetBanking… Những sản phẩm này khai phá ra những thị trường mới và có tiềm năngđem lại lợi nhuận cao NH nào không chủ động tận dụng tốt sẽ phải chấp nhận mất đilợi thế cạnh tranh của mình

Tóm lại, qua những đặc điểm trong hoạt động của NHTM được để cập đến ởtrên, ta thấy được rằng một ngân hàng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trước tiênphải giải quyết được vấn đề về quy mô, hay cụ thể hơn là về vốn chủ sở hữu Quy môcủa NHTM sẽ quyết định đến các yêu tố khác như công nghệ, thương hiệu, uy tín…của ngân hàng

II Hoạt động tín dụng của NHTM.

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó làhoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có của cácNHTM, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Chính vì vậyvấn đề về tín dụng rất được các ngân hàng quan tâm, trong khuôn khổ đề tài này emxin được đi sâu vào hoạt động tín dụng của NHTM

1/ Khái niệm tín dụng ngân hàng.

1.1/ Định nghĩa tín dụng

Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạmthời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay Bên cạnh đó luôn có

Trang 9

một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay Hiện tượng này làm nảy sinh mốiquan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sangnơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụngvốn vay Đây chính là quan hệ tín dụng.

Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợitức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả 2 bêncùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn

Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tíndụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã.Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giaiđoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn,

đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngânhàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hình thức tín dụng đều có điềukiện kinh tế xã hội cụ thể Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan

hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự rađời một hình thức tín dụng mới Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còntồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.1.2/ Tín dụng ngân hàng

Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vôcùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tíndụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế Với công nghệ ngânhàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thểthiếu ở cả trong nước và quốc tế

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bên kia làcác tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cánhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội Nó không phải là quan hệ dịch

chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch

chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng Tín dụngngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn

có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạmthời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi

Trang 10

1.3/ Đặc điểm của tín dụng ngân hàng.

- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền

tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tếquốc dân

- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong

xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụngnặng lãi hay tín dụng thương mại

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với

sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trường hợp mànhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá khôngtăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị cohẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản Ngược lại trongthời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyểntăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp Đây là một hiện tượng rấtbình thường của nền kinh tế

- Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thứckhác là:

Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tácnhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiềnnhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn

Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau đểđáp ứng nhu cầu về thời hạn vay

Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọiđối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay

2/ Phân loại tín dụng ngân hàng.

Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳtheo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau:

- Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được

sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu độngcủa các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân

Trang 11

+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốnphục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xâydựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng đểcung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định vàmột phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại: + Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp chocác doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh

+ Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ,các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên

- Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau: + Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều

có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu vàbảo lãnh

+ Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát

ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình này thường được ápdụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng,

khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng

như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, cókhả năng hoàn trả nợ

Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thứctrên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phânloại càng chi tiết Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tíndụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế củachúng

3/ Lãi suất tín dụng ngân hàng.

3.1/ Khái niệm

Trước hết ta cần xem xét lợi tức tín dụng Lợi tức tín dụng là thu nhập mà ngườicho vay nhận được ở người đi vay do việc sử dụng tiền vay của người này

Trang 12

Ở đây người đi vay sử dụng vốn vay được để sản xuất kinh doanh Lợi nhuậnđược tạo ra trong quá trình này tất yếu được phân chia theo một tỷ lệ thoả đáng giữangười cho vay và người đi vay tương ứng với nguồn vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh.Phần lợi nhuận dành cho người cho vay này được gọi là lợi tức.

Thực chất lợi tức là giá cả của lượng hàng hoá (tức lượng tiền tệ ) cho vay

Giá cả này lên xuống theo quan hệ cung cầu của vốn, nhưng khác với các hànghoá thông thường khá là giá cả của chúng phản ánh và xoay quanh giá trị của chúng,còn giá cả của vốn lại hoàn toàn không phản ánh được giá trị của vốn, nó còn phụthuộc vào nhu cầu và sự thoả thuận của 2 bên Chính vì vậy, lợi tức chưa phản ánhđược hiệu quả của số vốn cho vay phát ra

Như vậy, để xác định khả năng sinh lợi của vốn cho vay người ta đã so sánh lợitức với vốn cho vay hình thành nên lãi suất tín dụng Vì vậy ta có định nghĩa khái quát

về lãi suất tín dụng như sau: Lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Lãi suất tín dụng chính là sự cụ

thể hoá của lợi tức tín dụng, nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thờigian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó

3.2/ Các loại lãi suất tín dụng ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và các hình thức tín dụng mà các loại lãisuất tín dụng cũng được hình thành một cách đa dạng, đại bộ phận chúng đều do ngânhàng trung ương kiểm soát và khống chế Các hình thức lãi suất

càng phong phú thì càng tạo độ linh hoạt và hiệu quả trong quan hệ tín dụng vì

chính lãi suất là chất xúc tác hình thành nên quan hệ tín dụng, do đó cần phải phân biệtđược các loại lãi suất tín dụng ngân hàng để thấy được hiệu quả của chúng trong pháttriển tín dụng nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung

Thông thường hệ thống lãi suất trên thị trường có các loại lãi suất sau:

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất do ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở cho cácNHTM và các tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh

- Lãi suất sàn và lãi suất trần: là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất trong mộtkhung lãi suất nào đó mà ngân hàng trung ương ấn định cho các NHTM hoặc doNHTM quy định trong hệ thống của nó nhằm thống nhất các hoạt động tín dụng trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 13

- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng trung ươngdành cho các NHTM, trong trường hợp cấp vốn cho chúng thông qua nghiệp vụ táichiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc củacác NHTM, để từ đó chúng ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác trongkhung lãi suất được phép

- Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người cho vay được hưởng, không tính đến sựbiến động của giá trị tiền tệ, nó được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiệntrên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước

Lãi suất thực là lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ, nhưlạm phát hoặc lên giá tiền tệ Do đó ta có công thức tính lãi suất thực như sau: Lãi suấtthực= lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát dự đoán

Do vậy, lãi suất danh nghĩa luôn lớn hơn 0 nhưng lãi suất thực thì không phải lúcnào cũng dương, khi xảy ra lạm phát mà tỷ lệ lạm phát lại lớn hơn lãi suất danh nghĩathì lúc đó lãi suất thực sẽ <0 điều này sẽ gây bất lợi cho người cho vay và người đi vaylại có lợi hơn Chính lãi suất thực ảnh hưởng đến đầu tư, đến việc tái phân phối thunhập giữa người cho vay và người đi vay, vì vậy ngân hàng chỉ thực sự thúc đẩy tíchluỹ khi đưa ra được chính sách lãi suất thực dương

4/ Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Là một mối quan hệ kinh tế, tín dụng ngân hàng có những tác động nhất định đếnhoạt động kinh tế Nhất là trong nền kinh tế thị trường, nó có vai trò khá quan trọng:4.1/ Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các doanh nghiệp có điều kiện bổsung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sản xuấtbình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật côngnghệ mới tăng tính cạnh tranh Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trìnhsản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưuthông hàng hoá và tiêu dùng xã hội

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng tăng cường, mỗiquốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do đó tín dụng ngân hàng trên lĩnhvực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kết chuyển giao côngnghệ giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển

Trang 14

Như vậy hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế.

4.2/ Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đógiúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất

Tín dụng ngân hàng tập trung các khoản tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản vốnlớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn hiệu quả cao Đồng thời các doanhnghiệp cũng nhờ các khoản tín dụng mà có đủ vốn để mở rộng sản xuất rút ngắn thờigian tích luỹ vốn Tóm lại, tín dụng đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ

và tập trung vốn cho sản xuất

Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn bổsung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho doanh nghiệp lớnngày càng lớn lên, doanh nghiệp nhỏ bị phá sản do không cạnh tranh nổi, từ đó cácdoanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau tăng khả năng cạnh tranh, như vậy tín dụng

đã góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất

4.3 Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thịtrường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làmcho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp choviệc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiềnvốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành

Việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúp chochính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần

ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ

Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên

hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ vào việc đưa

ra các ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào cácvùng, ngành trọng điểm trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân hàng thương mại. – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà Khác
2. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. - DCox. Nxb Chính trị quốc gia Khác
3. Tiền và hoạt động ngân hàng. - Lê Vinh Danh. Nxb Chính trị quốc gia Khác
4. Lý thuyết và tài chính tiền tệ - Frederic. S. Mishkin Khác
5. Quản trị ngân hàng thương mại. - Peter S.Rose. Nxb Tài chính. 6. Tạp chí Ngân hàng Khác
8. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w