Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ

121 5.6K 47
Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ PHƯƠNG DIỆN  NGÔN NGỮ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HOÀNG THÚY HÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI KHOA HỌC Mã số: CS 2013 – 21 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2014 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………… 5 Chương 1. CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC…………………………………… 8 1.1. Mối quan hệ giữa đọc hiểu với cảm thụ văn học…………………… 8 1.2. Tiến trình và các cấp độ cảm thụ văn học…………………………… 10 1.3. Năng lực cảm thụ văn học……………………………………………………13 1.4. Cơ sở của việc dạy học văn ở trường tiểu học……………………………….15 1.5. Một số đặc điểm của văn học trong chương trình tiểu học…………… 21 1.6.Dạy văn qua ngữ ở Tiểu học…………………………………………………22 1.7. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học……………… 25 1.8. Tiểu kết chương 1……………………………………………………………29 Chương 2. CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC 33 2.1. Các năng lực cảm thụ văn học cần phát triển……………………………….33 2.2. Các yêu cầu nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học……………………36 2.3. Nguyên tắc dạy học văn ở tiểu học………………………………………….39 2.4. Các bước dạy học văn cho học sinh tiểu học qua các phân môn trong môn Tiếng Việt……………………………………… 42 2.5. Các giải pháp nhằm từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học…………………………………………………………….47 2.6. Phương pháp dạy học văn dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học ở phân môn Tập đọc…………………………………………………………… 56 2.7. Tiểu kết chương 2……………………………………………………………63 Chương 3. XÂY DỰNG KIỂU BÀI TẬP, ĐỀ THI VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG GIỜ TẬP ĐỌC THƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC……………………….………………66 2 3.1. Xây dựng bài tập cảm thụ ……………………………… 66 3.2. Xây dựng đề thi cảm thụ văn học theo hướng mở ………………………….68 3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi xen cài, xuyên suốt giờ dạy học tập đọc và kể chuyện……………………………………94 3.4.Tiểu kết chương 3………………………………………………… 113 KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………117 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên SGK: Sách giáo khoa CTVH : Cảm thụ văn học MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, dư luận chẳng mấy lạc quan về chất lượng dạy học văn ở trường phổ thông. Đa phần quy trách nhiệm cho trung học cơ sở, kế đó mới đến trung học phổ thông, còn tiểu học xem ra vẫn vô can hơn cả trong khi đây lại là bậc học tạo những tiền đề quan trọng cho những bậc học trên. 4 Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy - và cũng đã được nói khá nhiều - của quy trình dạy học tiếng Việt tiểu học, việc tích hợp dạy văn qua môn học này vẫn còn không ít hạn chế, khiến nhiều người trong cuộc phải băn khoăn, suy ngẫm. Sự bất cập, quá tải của chương trình, của SGK tiếng Việt tiểu học hiện nay và những hạn chế của cách dạy tích hợp văn qua tiếng trong nhà trường là những nguyên nhân quan trọng làm cho con em chúng ta thờ ơ với tiếng mẹ đẻ và văn chương, để rồi rỗng văn từ trong nền tảng. Ngay từ cấp học này, thẩm mỹ văn học đã chưa thực sự được nuôi dưỡng tốt để có thể làm tiền đề vững chắc cho các cấp học trên. Khắc phục hiện trạng thâm căn cố đế ấy, ngoài việc hoàn thiện chương trình, SGK sao cho sát hợp với đặc trưng cấp học, đội ngũ biên soạn, quản lí giáo dục và giáo viên cần hiểu toàn diện và quán triệt quan điểm tích hợp trong toàn bộ môn học, mọi yếu tố của quá trình dạy học; từ chương trình, SGK, sách tham khảo đến phương pháp dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy phát triển. Hiểu được ngôn từ trong văn sẽ giúp ích cho việc cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Trên đây là những lý do, khiến đề tài của chúng tôi đi sâu vào việc phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ phương diện ngôn ngữ. Đề tài này hy vọng giúp sinh viên, giáo viên tiểu học có những giải pháp, hướng đi đúng đắn, giúp học sinh tiểu học phát triển năng lực cảm thụ văn học. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu vấn đề cảm thụ văn học, từ trước đến nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trước hết phải kể đến hai công trình nghiên cứu sau: “Cảm thụ văn học của học sinh”, tác giả O.L.Nhikiphôrôva (1959); “Cảm thụ nghệ thuật” của B.X.Mailax (1971). Hai công trình này đã đem lại những cơ sở lý luận có giá trị khoa học về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, khái niệm cảm thụ văn học, năng lực cảm thụ văn học của học sinh…. 5 Năm 1983, “Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học” của Phan Trọng Luận đã cung cấp được một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm, tính chủ quan, tính khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận và những khái quát về đặc điểm cũng như tiêu chí phát triển văn học ở bạn đọc. Năm 2009, cuốn“Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học” của tác giả Trần Mạnh Hưởng đã trình bày khá phong phú, đa dạng những cách thức, bài tập cụ thể để luyện tập kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Năm 2010, trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (Theo loại thể )”, của tác giả Nguyễn Viết Chữ cũng đã đề cập tới vấn đề: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo loại thể như một phương tiện thiết yếu” [37]. Ở công trình này tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi khá hoàn thiện. Từ đó tác giả đưa ra những yêu cầu có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương và hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam. Thành tựu quan trọng của nó là vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học thơ trữ tình hiện đại. Năm 2011, Phan Trọng Luận với bài viết “Văn chương bạn đọc sáng tạo” đã khẳng định: “Cảm thụ là việc xuyên thấm vào việc phân tích tác phẩm, song cảm thụ không phải là mục đích, là cứu cánh của việc giảng dạy văn học”[250] … Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là những kiến thức có giá trị để chúng tôi kế thừa trong việc nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn về cách thức phát triển năng lực cảm thụ văn học từ phương diện ngôn ngữ cho đối tượng là học sinh tiểu học. 3. Mục đích của đề tài Đề tài đưa ra cách thức phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu 6 Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ phương diện ngôn ngữ 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài - Cách thức phát triển năng lực cảm thụ thơ ca từ phương diện ngôn ngữ cho đối tượng là học sinh tiểu học. - Nguồn ngữ liệu: Các tác phẩm văn học thiếu nhi trong và ngoài chương trình dạy học tiếng Việt ở bậc tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê phân loại: được sử dụng để thống kê, phân loại các vấn đề, các phương diện được trình bày trong đề tài. 6.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh: được sử dụng trong phân tích và chứng minh các vấn đề, các dẫn chứng cụ thể. 6.3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: được sử dụng trong các trường hợp thuyết minh vai trò và tác dụng của ngôn ngữ trong cảm thụ văn học 6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp: hai phương pháp này thường xuyên được sử dụng; phân tích để làm rõ các vấn đề cụ thể và tổng hợp nhằm khái quát lại các ý chính. 7. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài Đề tài giúp người đọc đặc biệt là sinh viên, giáo viên tiểu học trước hết là nắm bắt được một cách khái quát về cảm thụ văn học và việc dạy học văn ở tiểu học, tiếp đó có được phương pháp, cách thức phát triển năng lực cảm thụ văn học và biết vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong thực tế dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Chương 1. CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VIỆC DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Mối quan hệ giữa đọc hiểu với cảm thụ văn học 7 Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nói cách khác là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Vì vậy, hiệu quả của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Muốn vậy, người đọc phải đọc văn bản một cách có ý thức, phải lĩnh hội được đích tác động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là: người đọc phải lĩnh hội được thông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… tức là toàn bộ những gì được đọc. Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả các kiểu loại văn bản đọc, trong đó có cả các văn bản nghệ thuật. Còn cảm thụ là yêu cầu đặt ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các văn bản hay, gây xúc động. Khi thâm nhập vào văn học, đọc hiểu và cảm thụ có sự tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Theo đại từ điển Tiếng Việt “cảm thụ là nhận biết một cách tinh tế bằng cảm tính” [15, tr.245]. Tác giả Mạnh Hưởng cho rằng: Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm[6, tr.5]. Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất. CTVH có nghĩa là không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, đồng thời phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả với bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác. Người có năng lực CTVH là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ… không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị [9, tr.37]. Chẳng hạn, khi đọc câu ca dao: 8 Chiều chiều ra đứng bờ sông Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…. Người đọc cảm nhận được nỗi khổ của người con gái lấy chồng xa quê. Ngày xưa có quan niệm về người phụ nữ khi đi lấy chồng phải “xuất giá tòng phu” (lấy chồng phải theo chồng), “lấy chồng làm ma nhà chồng” nên đã có biết bao người lấy chồng xa quê phải ngậm ngùi, thấm thía nỗi buồn khi nhớ về quê mẹ. Tác giả dân gian đã sử dụng thành công các từ “chiều chiều”, “chín chiều” để diễn tả nỗi buồn đau trong tâm hồn người phụ nữ, một nỗi buồn đau trăm mối, lặp đi lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng cấp theo thời gian của mỗi buổi chiều và chiều nào cũng thế khi hoàng hôn buông xuống, sau một ngày làm lụng vất vả… Phương thức chiếm lĩnh đối tượng văn học chủ yếu là bằng tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan, bằng sự tham gia của yếu tố vô thức Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người. Đây là một bước quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn ra. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: chúng ta có thể gọi hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), còn cảm thụ là việc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn). Ví dụ, đọc bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ” của nhà thơ Dương Huy: Chú Nga đi bộ đội Sao lâu quá là lâu ! Nhớ chú, Nga thường nhắc: -Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu? Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắk Lắk? 9 Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ: Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ Trong khi đọc bài thơ này, những tín hiệu ngôn ngữ, những hình ảnh về bé Nga xuất hiện trong tâm trí người đọc và sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người em đã hi sinh. Đặc biệt nhất là hình ảnh bé Nga luôn thắc mắc, luôn đặt những câu hỏi khi nhớ mong chú của mình. Tiếp tục đọc lại bài thơ, ta cảm nhận được hình ảnh những gia đình có hoàn cảnh như gia đình bé Nga, nỗi khổ đau khi mất đi một người thân trong thời kì đất nước ta đang còn chiến tranh. Muốn cảm nhận ra được hình ảnh buồn đau của những gia đình mất đi người thân, người đọc phải có vốn hiểu biết nhất định về chiến tranh: rất nhiều bộ đội ta đã hi sinh trong ngày tháng ấy. Hồi ức, liên tưởng cho bức tranh nổi lên. Tưởng tượng giúp ta nhìn rõ cái cảnh mất đi người thân, sự nhớ mong dai dẳng của đứa cháu nhỏ nhớ thương chú mình, của những người lớn nhớ mong em. Từ đó mà ta càng biết ơn những người đã vì Tổ quốc mà hi sinh chính mạng sống của mình để đất nước hòa bình, độc lập. 1.2. Tiến trình và các cấp độ cảm thụ văn học 1.2.1. Tiến trình đi từ đọc hiểu đến cảm thụ Con đường tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm văn là một quá trình bắt đầu từ những ký hiệu ngôn ngữ, đến lớp âm thanh, nhịp điệu, rồi đến từ vựng, ngữ điệu, đề tài, chủ đề và tư tưởng cảm xúc. Để cảm thụ được tác phẩm người đọc không chỉ dừng lại ở lớp vỏ âm thanh mà còn phải hiểu được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cũng như tình cảm của nhà văn qua tác phẩm đó. Vì thế có thể nói tiến trình cảm thụ văn học này đi từ đọc hiểu đến cảm thụ. Để tiếp cận một tác phẩm việc đầu tiên của người đọc chính là phải đọc. Đọc để nắm được nội dung, để tìm ra những hình ảnh, chi tiết nổi bật nhất. Người đọc cần phải đọc nhiều lần mới có thể tưởng tượng ra bức tranh của tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm, từ đó cảm nhận được nội dung của tác phẩm. Việc đọc tốt sẽ 10 [...]... trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi Muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi học sinh khá giỏi cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt Kinh nghiệm của nhiều nhà văn, nhà thơ hồi nhỏ và của các bạn học sinh giỏi ở tiểu học từ trước đến nay đều cho thấy: để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc... thiết phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học Mục tiêu dạy học văn ở tiểu học nhằm giúp các em có những ấn tượng ban đầu về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ và hình tượng nghệ thuật để cảm thụ văn học, bước đầu biết được khái niệm, kĩ năng cơ bản để vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ở ngoài lớp học Những áng văn hay kết hợp với năng lực, nghệ thuật sư phạm... trình dạy học ở tiểu học nói riêng, giáo dục trẻ thơ nói chung Sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở tiểu học: dạy văn ở tiểu học không được coi như là một môn học độc lập; nhưng dạy học nó phải là tất yếu Tầm quan trọng của dạy học văn là bồi dưỡng, nâng cao chất nhân văn – cái sẽ đi vùng trẻ thơ đến suốt cuộc đời Đặc điểm tâm – sinh lí, nhận thức của học sinh tiểu học là... cải Năng lực cảm thụ văn học Cá nhân với năng lực cảm thụ văn học Năng lực CTVH ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau Năng lực CTVH do nhiều yếu tố quy định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học Ngay cả ở một người, sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi Nhà văn. .. điểm bài thi nhưng nếu học sinh không được rèn kĩ năng cảm thụ văn học thì sẽ không làm bài được kết quả cao Thế nhưng, trên thực tế, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ thật cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh giỏi văn Có năng lực cảm thụ tốt các em sẽ thấy được cái đẹp, cái hay của tác phẩm Những điều đó sẽ giúp ích cho các em trong việc... thuần thục hơn so với lớp 4 1.7 Ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học 1.7.1 Sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ em Đối với học sinh tiểu học các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn trẻ Mặt khác có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học nói riêng, giáo dục trẻ thơ nói chung Trong chương trình tiểu. .. những ký hiệu ngôn ngữ, đến lớp âm thanh, nhịp điệu, rồi đến từ vựng, ngữ điệu, đề tài, chủ đề và tư tưởng cảm xúc Có thể xem đi từ đọc hiểu đến cảm thụ là một tiến trình Đặc điểm nổi bật của quá trình CTVH là đọc văn bản trong nhận biết và rung động Có bốn cấp độ cảm thụ văn học sau: cấp độ ngôn từ và sự cảm thụ ngôn từ, cấp độ hình tượng và sự cảm thụ hình tượng, cấp độ ý nghĩa và sự cảm thụ ý nghĩa... sự hiểu biết của mình Thứ sáu là nội dung dạy văn qua ngữ ở tiểu học ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 có sự khác nhau nhằm phù hợp với lứa tuổi và nhận thức và trình độ, hiểu biết Thứ bảy là ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học: Sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ em: đối với học sinh tiểu học các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình... huyết, tình cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm thực sự của các nhà sư phạm đối với lứa tuổi này 1.7.2 Cảm thụ văn học của học sinh tiểu học Sự cảm thụ văn học của học sinh tiểu học mang những đặc trưng riêng: sự chi phối mạnh mẽ của tình cảm, sự vượt trước của tình cảm so với quá trình phân tích - tổng hợp, sự phát triển chưa hoàn thiện của óc phân tích, sự thiếu hoàn thiện của năng lực so sánh -... có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho việc cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học Đây chính là những yêu cầu nền tảng của quá trình cảm thụ văn học mà mỗi học sinh cần trang bị cho mình 1.8 Tiểu kết chương 1 Ở chương này chúng tôi đã trình

Ngày đăng: 26/08/2015, 20:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi mẹ ru //

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan