1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ hệ thống bài tập rèn luyện năng lực quan sát để bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh tiểu học

35 501 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 38,43 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 PHẠM THỊ ĐIỆP HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN NĂNG Lực QUAN SÁT ĐỂ BỔI DƯỠNG VỐN SỐNG, VốN HIỂU BIÊT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VÃN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ HUY QUANG HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy trong chương trình Cao học Giáo Dục Học (Bậc Tiểu Học) K16 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Huy Quang đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Do thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các anh chị học viên Tôi xin chân thành cảm ơn ! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, những kết luận được trình bày trong luận văn được điều tra trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Học viên Phạm Thị Điệp KÍ HIỆU VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh MT Miêu tả TLV Tập làm văn pp Phương pháp SGK Sách giáo khoa TV Tiếng Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1- Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập tốt các môn khác khi có kiến thức tiếng Việt, bởi với người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có nhiệm vụ hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh Quan sát có vai trò rất quan trọng để học tốt các phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu Quan sát là nhận biết thế giới bằng các giác quan, là nhìn thấy, là nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy, nội cảm thấy Quan sát bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp học sinh tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho học sinh Quan sát là nhiệm vụ số một để có nội dung làm văn miêu tả Theo Trần Hòa Bình - Lê Hữu Tỉnh: “Quan sát và cảm nhận thể giới xung quanh là lẽ tự nhiên của con người từ thuở ẩu thơ Nhưng tái hiện những điều đã quan sát và cảm nhận ẩy lại là chuyện không đơn giản, nhất là khỉ phương tiện để tái hiện chỉ là những con chữ ! Khi ẩy, cái thể giới được tái hiện đương nhiên phải là kết quả của sự quan sát có ỷ thức, thông qua những cảm nhận tinh tế mang bản tinh con người Cao hơn nữa, đó là cảm nhận của nhúng con người cụ thế, riêng biệt và được biếu hiện bằng những cách nhìn riêng, sự lựa chon riêng với một bản sắc xúc cảm riêng Thế giới phong phú không chỉ bởi tự bản thân nó mà còn bởi những cách nhìn nhận và tái hiện không giống nhau đó ’’ Ví dụ như: Đe có một bài văn hay, đòi hỏi người viết phải có một kỹ năng tìm ý và diễn đạt ý tốt Muốn thực hiện được điều đó thì truớc tiên người viết phải có kỹ năng quan sát tốt Theo nhà văn Tô Hoài: “Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bẳt ta hòa mình vào cuộc sổng, thấy ra những cái 6 cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng những điều đã biết’’ “Hằng ngày, ai mà không mẳt nhìn, tai nghe, óc nghĩ đã đành, nhưng ích lợi của việc ghi chép đòi hỏi quan sát và suy nghĩ cho sâu sẳc, cho ra khía cạnh ’’ 1.2- Trên thực tế, khi dạy học Tiếng Việt ở các trường tiểu học, đặc biệt đối với học sinh lóp 4 - 5 , người giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của khâu quan sát Hơn thế nữa về mặt tâm sinh lý của học sinh tiểu học, dù là học sinh lóp 4 - 5 thì các em cũng chưa biết quan sát các sự vật sẽ phải thực hiện những thao tác nào, theo trình tự nào nên các em khó có thể miêu tả một cách đầy đủ và sinh động Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát để bồi dưỡng vốn sổng, vốn hiểu biết cho học sinh tiểu học” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt là để rèn các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 2 Lich sử vấn đề 2.1 Những nhà văn nói về kỉnh nghiệm quan sát trong văn miêu tả Để hiểu sâu hơn, kỹ lưỡng hơn về kỹ năng quan sát người viết đã đọc, tìm hiểu, nghiên cứu hai tài liệu quan trọng a Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả (Tô Hoài) tái bản lần thứ tư b Văn miêu tả và kể chuyện (Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiên - Nguyễn Quang Sáng) tái bản lần thứ năm Trong hai cuốn sách này, các tác giả đã kể, đã tâm sự rất chân thành những kinh nghiệm về việc quan sát trong văn miêu tả Có thể nói, trong đời viết văn của mình, mỗi nhà văn đều có cách nhìn, cách nghĩ, cách nói riêng không ai giống ai Nhà văn nào cũng trải qua một quá trình miệt mài luyện tập “Muốn miêu tả hay, phải tập quan sát, phải có công quan sát” 2.2.về các tài liệu nói về quan sát và văn miêu tả trong nhà trường a Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông (Đỗ Ngọc Thống - Phạm Minh Diệu) 7 b Bí quyết giỏi văn (Vũ Ngọc Khanh) c Tiếng Việt lý thủ (Trịnh Mạnh) d Trắc nghiệm năng lực quan sát (Quách Thu Nguyệt - Gia Tú cầu) Tất cả đều khẳng định năng lực quan sát của con người: “Người có khả năng quan sát tỉnh tể, nhạy bén, khỉ nhìn sự vật sẽ có ẩn tượng sâu sẳc về hình dáng, màu sẳc, mùi vị, âm thanh, cảm giác, trạng thái và sự cẩu tạo hoàn chỉnh của sự vật ẩy và trong đầu sẽ nảy sinh khả năng miêu tả một cách chính xác sự vật ẩy ’’ Năng lực quan sát là năng lực cơ bản, quan trọng nhất trong các hoạt động tinh thần và trí tuệ của con người Nếu không có năng lực quan sát chính xác thì không thể có cách suy nghĩ chính xác được Quan sát để phát hiện những bí mật của thế giới xung quanh, cũng giống như việc “đãi cát tìm vàng’’, giúp chúng ta tìm được những hạt vàng quý để xây dựng nên hình tượng miêu tả 2.3.về các tài liệu và giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Dạy Tập làm văn ở Tiếu học Đe có thêm tư liệu về kỹ năng quan sát trong văn tôi đã tìm hiểu các giáo trình: a Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999 của tác giả Lê Phương Nga - Nguyễn Trí b Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục - 1996 của tác giả Đỗ Đình Hoan c Hỏi đáp về giảng dạy Tập làm văn lớp 4 - Tạp chí Giáo dục Tiểu học số 18 - Nhà xuất bản Giáo dục - 2006 của Trần Mạnh Hưởng Các giáo trình đã chỉ rõ cách quan sát trong làm văn Đối với làm văn, quan sát là cơ sở chủ yếu để người viết xây dựng nên văn miêu tả Quan sát là nhằm nhận ra những nét độc đáo, đặc biệt của đối tượng, 8 khám phá, phát hiện những cái đẹp, cái đáng yêu ở thế giới đối tượng Quan sát là hành động thường xuyên, thường trực của con người Không phải chỉ khi học văn các em mới quan sát “Quan sát không phải là hành động trước miêu tả và ngoài miêu tả mà còn là yểu tổ tham gia vào kết cẩu miêu tả Trong quan sát, chủ thể quan sát phải vận dụng tất cả các giác quan để nhận biết đặc điểm của các sự vật, hiện tượng Quan sát để làm văn, để bồi dưỡng vốn sống vốn hiểu biết Đặc biệt quan sát để tìm ra những đặc điểm riêng biệt nghĩa là cần phải chọn lọc, chỉ giữ lại các chi tiết cụ thể, riêng biệt, đặc sắc của từng đối tượng Quan sát cũng là một hoạt động tổng hòa và phức tạp, nó không chỉ được thực hiện bằng mắt, mà còn bằng tất cả các giác quan như tai, mũi, da thịt, và bằng cả tâm hồn Không chỉ quan sát bề mặt mà còn quan sát cả “bên trong” tức ý nghĩa tinh thần cua sự vật, không phải chỉ là cảm giác, tri giác đơn thuần mà còn gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc Đề tài của chúng tôi đi theo hướng xây dựng hệ thống bài tập rèn năng lực quan sát để bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh, để các em có nội dung, có ngôn từ biểu đạt và có hứng thú khi làm văn miêu tả Điểm các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy hướng đi của luận văn vẫn là một khoảng trống còn để ngỏ 3 Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học - Trên cơ cở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và mục tiêu môn Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập giúp các em rèn kỹ năng quan sát nhằm nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết đồng thời bồi dưỡng kỹ năng sống thực tế cho trẻ 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dạy học rèn kỹ năng 9 quan sát cho học sinh ở Tiểu học - Bài tập rèn kỹ năng quan sát gồm nhiều nội dung kiến thức, kỹ năng Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động rèn kỹ năng quan sát để làm văn miêu tả cho học sinh trên hai trường: Trường tiểu học Thanh Nê và trường tiểu học Vũ Sơn huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quan sát và bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh tiểu học - Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát để bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh tiểu học - Tiến hành thực nghiệm sư phạm Tổ chức cho học sinh quan sát một số đối tượng miêu tả để đánh giá những biện pháp mà luận văn đề xuất 6 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là đọc các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực tâm lý học, cơ sở văn học, cơ sở ngôn ngữ, cơ sở giáo dục, Từ đó để xây dựng bài tập rèn kỹ năng quan sát cho học sinh - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, đối chiếu dùng để đánh giá phương pháp dạy học, cách tổ chức giờ dạy, kết quả học Tiếng Việt trong tiết quan sát Đánh giá khả năng, sự năng động, sáng tạo của học sinh Trên cơ sở đó tìm biện pháp nâng cao kỹ năng quan sát để làm văn miêu tả cho học sinh, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo giá trị thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Nhằm khẳng định tính khả thi của quá trình vận dụng các bài tập rèn kỹ năng quan sát để tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh 1 0 Người quan sát xác định mục tiêu quan sát và lí do tiến hành quan sát, và có thể đặt ra các tiêu chí quan sát ■ Trong sự kiện diễn ra: Người quan sát chăm chú theo dõi các hoạt động diễn ra và cách thức diễn ra (diễn ra như thế nào) và lưu các thông tin trong đầu hay bằng cách ghi chép ■ Sau sự kiện diễn ra: Người quan sát sử dụng các thông tin lưu lại để hoàn tất quá trình quan sát đã chủ định Người quan sát dùng thông tin thu được để phân tích những gì rút ra từ sự quan sát Khi quan sát, HS nên tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được miêu tả, vận dụng nhiều giác quan để quan sát - HS phải quan sát nhiều lần, quan sát tỷ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh - Khi quan sát HS phải tìm ra những nét chính (nét trọng tâm) của đối tượng, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa làm cho bài văn lạc xa ý chính - HS cần phải tìm ra những nét tiêu biểu, đặc sắc của đối tượng Phải bộc lộ được cảm xúc yêu quý của mình trước đối tượng quan sát HS phải tìm cho được những từ ngữ chính xác, những câu văn gãy ngọn để ghi lại những điều quan sát được (quan sát thấy gì ghi đúng thế ấy, quan sát đến đâu ghi luôn đến đó) trình bày theo trình tự miêu tả ) 1.1.2 Vắn sắng, vắn hiểu biết của học sinh tiểu học Khái niệm vốn sống, vốn hiểu biết vốn sống là kho kinh nghiệm quý báu về cuộc sống của mỗi con người Nó được tích luỹ, trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc; biến thành lẽ sống, thành máu thịt trong tâm hồn, thành quan niệm đối nhân xử thế trong cuộc sống Vốn hiểu biết là khả năng nắm bắt và phân tích các vấn đề có chiều sâu và logic Muốn có hiểu biết phải học, phải biết biến kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại thành của mình Quan sát để có thêm vốn sống vốn hiểu biết về cuộc sống, thiên nhiên, xã hội, con người để từ đó hiểu biết bản thân mình hơn - Vai trò của vốn sống, vốn hiểu biết trong quá trình học các phân môn Tiếng Việt Kiến thức và năng lực tiếng Việt rất quan trọng Chúng là phương tiện để kết nối học sinh với cuộc sống với tất cả mọi lĩnh vực xung quanh Vì vậy, một khi có vốn sống vốn hiểu biết thực tế, học sinh sẽ có cách hiểu sâu hơn, cặn kẽ, đúng bản chất và chính xác hơn khi gặp những vấn đề cần tới kiến thức thực tế của cuộc sống Trong đời thường, vốn sống hiểu biết giúp chúng ta xử lý các tình huống xảy ra có lý có tình, có hiệu quả Trong nghiên cứu khoa học vốn sống vốn hiểu biết sẽ giúp cho học sinh ham thích tự học hỏi, tự tìm tòi và phát hiện Học các tiết TLV, HS cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Có thể nói rằng, vốn sống, các kiến thức về văn học là một nền tảng cần thiết để các em học tiếng Việt và văn MT được tốt Chỉ có trên nền tảng một vốn sống phong phú, một số kiến thức cơ bản về vãn học các em mới có thể tiếp nhận, sản sinh những đoạn văn, bài văn MT đặc sắc - Con đường bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho HS chủ yếu qua quan sát trực tiếp cuộc sống, quan sát trong bài đọc, quan sát tranh Trong quá trình quan sát thế giới xung quanh, trẻ sẽ dần dần vận dụng được những kinh nghiệm đã có vào quá trình quan sát Từ đó trẻ xác định được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã nhận biết trước đó Vì vậy, cần tạo cho trẻ biết liên hệ theo sự gần gũi không gian, sự đồng dạng, theo môi trường tồn tại, hoặc theo quan hệ nhân quả Mỗi văn bản TLV mà HS sản sinh được (ở hình thức nói hay viết) đều thể hiện rất rõ vốn thực tế của HS Do đó GV phải tổ chức tốt các tiết hoạt động ngoại khoá, các tiết học dành cho địa phương ở các môn Đạo đức,TN&XH sinh hoạt Đội thiếu niên, sao nhi đồng, các hoạt động văn hoá, TDTT, các phương tiện thông tin chương trình phát thanh học đường, đọc sách báo ở thư viện, truyền thanh, truyền hình, các tiết chào cờ hàng tuần cho tất cả HS được tham gia để các em có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm sống và vận dụng khi làm văn Ví dụ: HS được đi tham quan: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử , được nghe GV giới thiệu về phong tục của địa phương, qua ti vi giúp các em có kỹ năng quan sát, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống đó là các kiến thức để học tốt các tiết TLV trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động 1.1.3 Kỹ năng và hệ thắng bài tập rèn kỹ năng 1.1.3.1 Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi 1.1.3.2 Moi quan hệ kỹ năng với hoạt động, kỹ năng với năng lực + Mối quan hệ kỹ năng với hoạt động: Theo tâm lí học hoạt động là quá trình tác động tích của con người vào thế giới khách quan, kết quả tạo ra sản phẩm về phía thế giới và tạo ra sản phẩm về phía con người Vậy hoạt động và kỹ năng giống nhau ở chỗ cùng có mục đích - quá trình - sản phẩm Chỉ có điều kỹ năng là một dạng của hoạt động đã lặp đi lặp lại mà thôi + Mối quan hệ kỹ năng với năng lực Năng lực là tổ họp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù họp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả Mối quan hệ giữa kỹ năng và năng lực: kỹ năng là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực song không đồng nhất với năng lực Năng lực góp phần làm cho quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động nhất định được nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng hơn Có năng lực hoạt động tức là có kỹ năng trong lĩnh vực đó, nhưng có kỹ năng không có nghĩa là có năng lực trong lĩnh vực ấy 1.1.3.3 Bài tập rèn kỹ năng Theo Từ điển tiếng Việt' Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học Đây là quan niệm được nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lí luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu về bài tập Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí thuyết là loại bài mà trong nội dung học có sự phân biệt khá rạch ròi giữa lí thuyết và vận dụng, trong đó lí thuyết được dạy trước, phần vận dụng được dạy sau bằng một hệ thống bài tập Nghĩa là các bài tập ở bài học lý thuyết chủ yếu giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết, củng cố các đon vị lí thuyết vừa học Hiểu cho đầy dủ hon thì bài tập không chỉ được dùng với mục đích giúp người học củng cố, vận dụng kiến thức đã học, rèn kỹ năng tưong ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới và phát triển các kỹ năng khác ở tiểu học, PPDH tích cực đặt ra yêu cầu, các bài học, dù dạy nội dung lý thuyết hay thực hành, đều thông qua bài tập Học sinh phải tự tìm ra kiến thức cho mình, thông qua bài tập, tức là thông qua sự hướng dẫn của GV Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là phưong tiện không thể thiếu, có vai trò hết sức quan trọng Bài tập rèn kỹ năng được coi như là một trong những đon vị nội dung định hướng cho việc dạy học tiếng Việt Thông qua việc thiết kế bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập của GV, quá trình làm bài tập của HS, GV có thể kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, HS củng cố được những tri thức kỹ năng cần tiếp nhận và nắm vững các kĩ năng đó 1.1.3.4 Hệ thống bài tập rèn kỹ năng Trong cuốn “Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt”, khái niệm hệ thống được hiểu là: tập họp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau, theo thứ tự, sắp xếp có quy củ và liên tục Bản chất cốt lõi của khái niệm hệ thống được thể hiện ở hai khía cạnh, thứ nhất là mối quan hệ nội tại có tính logich rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trong một dãy các thành tố, thứ hai là tính chất tổng thể, hợp thành của một đối tượng từ những thành tố cùng loại hay có cùng chức năng Như vậy, hệ thống có thể được hiểu là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể mới Hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau, được xếp thành các nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hon) theo một trình tự, nhằm thực hiện những chủ đích chung Thông thường, để đảm bảo tính khoa học về quá trình nhận thức của người học, hệ thống bài tập được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức đơn lẻ đến những kiến thức tổng họp, nhằm rèn luyện, phát triển những kỹ năng cụ thể cho người học Trong dạy học, muốn phát triển một kỹ năng cho HS, người dạy phải xây dựng được hệ thống hành động, cách thức thực hiện hành động, và các tình huống trong thực tế để HS thực hành, luyện tập Các hành động này được cụ thể hóa bằng một hệ thống bài tập Giải quyết được toàn bộ những yêu cầu của hệ thống bài tập, HS sẽ có những kỹ năng và năng lực tương ứng 1.1.3.5 Hệ thống bài tập rèn năng lực quan sát để bồi dưỡng vốn sổng, vốn hiểu biết cho HS tiểu học Quan sát hướng đến nhiều mục đích Mỗi mục đích cần một hệ thống bài tập tương ứng Đề tài luân văn giới hạn mục đích, quan sát để bồi dưỡng vốn sổng, vốn hiểu biết cho HS tiểu học vốn sống, vốn hiểu biết là thể hiện tầm văn hóa của con người, thể hiện trình độ, khả năng hành động của con người Vốn sống, vốn hiểu biết của mỗi HS có vai trò tác động rất lớn đên học tập các môn học và các hoạt động xã hội của HS Riêng với HS tiểu học, chúng tôi tập trung vào ảnh hưởng của vốn sống, vốn hiểu biết (do rèn luyện kỹ năng quan sát mang lại) để các em có nội dung, có cảm hứng, có nhu cầu biểu đạt và có ngôn từ khi làm văn miêu tả Quan sát nếu được rèn cẩn thận, trở thành thói quen hàng ngày của mỗi HS thì việc làm văn miêu tả đối với các em sẽ không còn khó khăn mà ngược lại, làm văn miêu tả là dịp để các em phô khoe những hiểu biết mới lạ của mình Vì thế, hệ thống bài tập chúng tôi xây dựng gồm 3 nhóm, mỗi nhóm có nhiều dạng bài tập cụ thể - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát gồm 9 dạng bài tập - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả gồm 5 dạng bài tập - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc, từ tranh và từ các phương tiện truyền thông gồm 3 dạng bài tập 1.2 Cơ sở thưc tiễn Điều tra, khảo sát để thấy vai trò của vốn sống, vốn hiểu biết, của hoạt động quan sát 1.2.1 Phân tích mục tiêu, chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học 1.2.1.1 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học : Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa 1.2.2 Khảo sát hệ thắng bài tập yêu cầu học sinh quan sát trong phân môn Tập làm văn ở tiếu học 1.2.2.1 Chương trình văn miêu tả đồ vật * Chương trình Lớp 4 a) Thời gian : từ tuần 14 đến tuần 34 b) Nội dung và số tiết học : - Miêu tả đồ vật từ tuần 14 đến tuần 20 + Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 1 tiết + Luyện tập quan sát : 1 tiết + Luyện tập xây dựng dàn ý : 1 tiết + Luyện tập xây dựng đoạn : 4 tiết + Bài viết : 1 tiết làm bài và 1 tiết trả bài Lớp 5 a) Thời gian : tuần 24 và tuần 25 b) Nội dung : ôn tập (2 tiết); bài viết (2 tiết; 1 tiết viết bài và một tiết trả bài) * yêu cầu cần đạt : - Rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong việc quan sát và miêu tả các đồ vật gần gũi với cuộc sống của các em Từ đó phát triển nhận thức và tình cảm đối với cuộc sống - Biết quan sát và bước đầu rút ra những nét đặc điểm của đồ vật quen thuộc; bước đầu biết lựa chọn để tô đậm những đặc điểm tiêu biểu và bộc lộ tình cảm, bước đầu biết bố cục bài văn 1.2.2.2 Chương trình văn miêu tả cây cối * Chương trình LỚP 4 - Thời gian : tuần 21 đến tuần 27 - Nội dung : + Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (1 tiết) + Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết) + Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (2 tiết) + Đoạn văn trong văn miêu tả cây cối (4 tiết) + Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết) + Kiểm tra - Trả bài (2 tiết) Lớp 5 - Thời gian : tuần 27, tuần 29 - Nội dung : + Ôn tập (1 tiết) + Kiểm tra (1 tiết) + Trả bài (1 tiết) * Yêu cầu cần đạt - Biết quan sát và phát hiện được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của một số loài cây quen thuộc xung quanh mình về hình dáng, hoa, quả, hương thơm, của cây ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho người đọc tưởng như mình đang ngắm nhìn cây - Biết thể hiện những điều quan sát được bằng ngôn ngữ xác thực nhưng lại giàu hình ảnh và cảm xúc Bài tả cây cối phải gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp của riêng nó, với những cảm xúc của người viết 1.2.2.3 Chương trình văn miêu tả con vật * Chương trình Lớp 4 - Thời gian : tuần 29 đến tuần 34 - Nội dung : + Cấu tạo bài văn miêu tả con vật (1 tiết) + Luyện tập quan sát (1 tiết) + Luyện tập viết đoạn văn (4 tiết) + Viết bài kiểm tra và trả bài (2 tiết) Lớp 5 - Thời gian : tuần 32 - Nội dung : ôn tập + Ôn tập (1 tiết) + Bài viết (1 tiết) - Trả bài (1 tiết) * Yêu cầu cần đạt Các bài văn miêu tả con vật trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh tập quan sát con vật gần gũi trong cuộc sống, phát hiện được những đặc điểm của con vật, biết sử dụng ngôn ngữ văn học để ghi lại những điều quan sát được Tả con vật với hai hoàn cảnh : tả cả bầy đàn và tả riêng từng con ; tả con vật với hai nội dung : tả hình dáng và tả hoạt động của con vật; tả con vật với phong cách ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh và cảm xúc ; sử dụng được các biện pháp nhân hóa, so sánh trong miêu tả Những bài văn miêu tả con vật giúp các em sống tình cảm gắn bó hơn với những con vật xung quanh, từ đó mà thêm yêu cuộc sống 1.2.2.4 Chương trình văn miêu tả cảnh * Chương trình Tả cảnh trong chưong trình Tiểu học 2001 được dạy ở lóp 5 với số thời gian không nhiều Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh còn lại là 13 tiết luyện tập tả cảnh với các nội dung sau : quan sát và phương tiện quan sát (tuần 3), quan sát và lập dàn ý, tạo văn bản (tuần 4), quan sát và liên tưởng, so sánh (tuần 6), dựng đoạn miêu tả (tuần 7), lập dàn ý miêu tả (tuần 8), dựng đoạn mở bài, kết bài (tuần 8) * Yêu cầu cần đạt: - về kiến thức : Nhận biết và ban đầu cảm nhận được cái hay của câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa trong các bài học - về kĩ năng : + Biết tìm ý trong đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả ; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn văn + Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả + Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ 1.2.2.5 Chương trình văn miêu tả người * Chương trình Văn miêu tả người trong chương trình Tiểu học được dạy ở lóp 5 với số thời gian không nhiều Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về cấu tạo của bài văn tả người còn lại là 11 tiết luyện tập tả người với các nội dung sau : quan sát và chọn lọc chi tiết (tuần 12), tá ngoại hình (tuần 13), tả hoạt động (tuần 15), thực hành viết bài (tuần 18, tuần 20), dựng đoạn mở bài, kết bài (tuần 19) * Yêu cầu cần đạt - về kiến thức : nhận biết và ban đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong các bài học - về kĩ năng : + Biết tìm ý cho đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả ; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn + Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả + Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ 1.2.3 Điều tra từ thực tiễn dạy học quan sát trong phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học Nhìn một cách bao quát, việc giảng dạy phân môn Tập làm văn hiện nay ở các nhà trường đã có một số chuyển biến tích cực so với khoảng ba, bốn năm trước đây Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục, việc dạy và học phân môn Tập làm văn còn nhiều hạn chế, bất cập Đặc biệt là phương pháp giảng dạy Bởi lẽ, nó có ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất là xác định những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học Lẽ ra làm văn phải là cơ hội tốt để các em quan sát và tiếp xúc được cái hay, cái đẹp của thế giới muôn màu, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là về tâm hồn tư tưởng, hình thành một nhân cách cao đẹp, thì có khi nó lại bị biến thành một giờ học hết sức nhạt nhẽo, khô khan Các em phải nghe và ghi nhớ những nhận định sáo mòn, máy móc về vãn chương hoặc phải nghe những lời thuyết giảng khô khan về đạo đức Không hiếm những trường hợp, người dạy đã phụ công tìm tòi, sáng tạo của tác giả bằng cách qui tất cả cái hay, cái đẹp muôn hình vạn trạng ở nhiều tác phẩm thành những nhận định chung chung, nhàm chán, theo lối “đồng phục hoá bài giảng”, mà những nhận định ấy nhiều khi các em đã biết kĩ

Ngày đăng: 17/05/2016, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w