Xây dựng hệ thống câu hỏi xen cài,

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ (Trang 97 - 121)

đọc và kể chuyện

3.3.1. Mục tiêu của hệ thống câu hỏi xen cài

Hiện nay, điểm hạn chế nhất của cách dạy tích hợp văn qua tiếng đang diễn ra trong các giờ lên lớp dạy học tập đọc, kể chuyện ở tiểu học là đại đa số giáo viên chỉ chú trọng, dành phần lớn thời gian cho thao tác luyện đọc, luyện kể.

Giáo viên chỉ hướng dẫn đọc, kể khơi khơi cho đúng theo quy trình, sau đó cô trò đọc đi đọc lại nhiều lần; kể đi kể lại nhiều lần. Phần tìm hiểu bài diễn ra nhanh chóng bằng cách trả trả lời mấy câu hỏi trong sách giáo khoa, cuối cùng là mục tổng kết giáo viên giáo viên áp đặt học sinh vào giá trị nội dung và nghệ thuật dựa theo hướng dẫn của tài liệu, yêu cầu học sinh nhắc lại và phải ghi nhớ.

Cách dạy này dẫn đến hệ quả của một giờ dạy học văn là cả giáo viên và học sinh mới chỉ đạt đến mức độ đọc, kể trôi chảy một bài thơ bài văn (vì một bài thơ vui với một câu chuyện buồn đều với một giọng điệu, một sắc thái như nhau) và học thuộc “vẹt” nó (đọc đi đọc lại, kể đi kể lại nhiều lần rồi thuộc như con vẹt), chứ chưa đạt đến trình độ đọc diễn cảm và thuộc lòng, kể chuyện hay đúng như mục đích, yêu cầu của phân môn. Đấy chính là một nguyên nhân quan trọng làm cho thế hệ ngày nay ở Việt Nam thờ ơ với tiếng mẹ đẻ và văn chương, để rồi rỗng văn từ trong nền tảng.

Để phát triển năng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học trong một giờ học Tập đọc, kể chuyện cụ thể, bên cạnh cách vào bài, giới thiệu chung đã được

nhiều tác giả đề cập, theo chúng tôi hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cần phải chú trọng hàng đầu.

Hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong một giờ tập đọc, kể chuyện cụ thể ở tiểu học như chương 2 chúng tôi đã đề cập, sẽ không chỉ là những câu hỏi dành cho học tiếng, mà phải có những câu hỏi cho học văn. Những câu hỏi này phải đề cập đến nội dung cơ bản của bài đọc, chuyện kể phải là những câu hỏi “chìa khóa” kích thích học sinh tò mò, hứng thú suy nghĩ về tác phẩm. Nếu các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà được in trong sách giáo khoa sau mỗi bài học chưa đáp ứng được yêu cầu này, giáo viên cần phải “tái thiết kế” cho phù hợp.

Hệ thống câu hỏi có thể chia các câu hỏi này thành những loại như sau: câu hỏi nhắc lại nội dung (chi tiết, từ ngữ, hình ảnh…) quan trọng; Câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng; Câu hỏi về ý nghĩa hình tượng và tác phẩm; loại câu hỏi này giúp học sinh hiểu được chiều sâu văn bản; Câu hỏi bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của học sinh với nhân vật và tác phẩm; Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định kĩ thuật đọc tác phẩm (giọng đọc của bài, của đoạn; nhịp điệu, ngắt giọng…). Có cả yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng văn bản (nếu cần).

Cần lưu ý là để có được hệ thống câu hỏi hợp lý, người giáo viên phải, nắm được đặc trưng của từng thể loại văn học cụ thể, định hướng bằng chính những trải nghiệm, những băn khoăn của bản thân mình để tìm ra cách cảm thụ tốt bài thơ và dựa trên mức độ, năng lực hiểu biết của các em học sinh để có những câu hỏi gợi dẫn thật chi tiết, thật cụ thể để giúp các em tự cảm thụ, tự khám phá đúng hướng và sáng tạo chứ không bắt ép các em phải cảm phải hiểu theo cá nhân của người giáo viên hay theo tài liệu tham khảo.

Các hệ thống câu hỏi này đã được chúng tôi xen cài trong phần hướng dẫn đọc, kể và luyện đọc, kể diễn cảm chứ không tách riêng và để ra sau, thực hiện ở phần tìm hiểu bài như quy trình hiện nay giáo viên ở tiểu học vẫn đang thực hiện.

cảm được những cái hay cái đẹp giá trị ý nghĩa của thơ văn; có được sự rung động thực sự để có thể thành công trong việc đọc diễn cảm và học thuộc lòng, kể chuyện đúng và sáng tạo, hấp dẫn!

3.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ dạy tập đọc thơ

3.3.2.1. Thể loại thơ

Thơ là một loại hình ngôn ngữ cao cấp. “Thơ phải được ý ở ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ. Cho nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn đã vẫn sâu, lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vụng. Còn như ý hết mà lời cũng hết thì không đáng là người làm thơ vậy” [2, tr.54].

“Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình thức nghệ thuật” [4, tr.19].

Có thể nhận định rằng thơ là một công trình nghệ thuật độc đáo, mới lạ về cách cảm, cách nghĩ, về nghệ thuật ngôn từ. Chính vì vậy để cảm thụ được hết cái hay cái đẹp của thơ quả không phải là điều dễ dàng. Đòi hỏi người đọc phải có phương pháp, cách thức và định hướng cụ thể, rõ ràng.

Bài 1. Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển Hệ thống câu hỏi thứ nhất:

Thời điểm mẹ vắng nhà có gì đặc biệt? Em đã bao giờ chứng kiến cảnh bão tố chưa? Khi nói đến bão tố có nghĩa là cuộc sống như thế nào? Cảm nhận của em về bão tố như thế nào? Bão tố đã ảnh hưởng đến cuộc sống ra sao? Vai trò của mẹ trong gia đình như thế nào? Khi trong gia đình có chuyện, thì người quán xuyến mọi việc là ai?

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt

này càng tăng lên gấp bội. Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo...

Hệ thống câu hỏi 2:

Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ tới nhau? Em hiểu và cảm nhận được gì về tình cảnh và tâm trạng của ba bố con khi mẹ đi vắng ngày bão? Nỗi lo lắng của ba bố con dành cho mẹ, mẹ dành cho ba bố con được nhà thơ diễn tả ra sao? Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào? Những hình ảnh, lời thơ nào làm cho em xúc động? Hãy nêu cảm nhận, cảm xúc của em những lời thơ hình ảnh thơ đó.

Theo em, các khổ thơ sau cần phải đọc với giọng điệu như thế nào? nhịp điệu, ngắt giọng ra sao?…

Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: "Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung".

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: "Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: "Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được"."Cơn mưa dài" ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa.

Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: "Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt". Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Đọc diễn cảm: giọng điệu trầm lắng, lo âu, suy tư và thuộc lòng đoạn thơ trên.

Hệ thống câu hỏi 3:

Những việc làm của ba bố con khi mẹ vắng nhà ngay bão theo em có ý nghĩa như thế nào? Những việc làm của chị, của em của bố có làm em liên tưởng gì đến mối quan hệ, ảnh hưởng của người mẹ khi mẹ ở nhà không? Việc làm của người bố khi mẹ vắng nhà tạo nên ấn tượng và cảm xúc như thế nào?

Theo em, các khổ thơ giữa cần phải đọc với giọng điệu như thế nào? nhịp điệu, ngắt giọng ra sao?…

Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăn đàn ngan Sáng lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: "Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua". Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh "Bố đội nón" thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Đọc diễn cảm với giọng điệu khẩn trương, dứt khoát, rắn rỏi và thuộc lòng đoạn thơ trên.

Hệ thống câu hỏi 4:

Em cảm nhận kết thúc của bài thơ như thế nào? Theo con các hình ảnh: cơn bão qua, bầu trời xanh trở lại, Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà chuyển tải những ý nghĩa gì? Hình ảnh thơ:"Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà" gợi cho các con những cảm xúc gì?

Theo em, các khổ thơ cuối cần phải đọc với giọng điệu như thế nào? nhịp điệu, ngắt giọng ra sao?…

Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới! Sáng ấm cả gian nhà

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: "Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại". Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng "Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà". Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Đọc diễn cảm giọng mừng rỡ, vui tươi, ngập tràn hạnh phúc và thuộc lòng đoạn thơ cuối.

Hệ thống câu hỏi tổng kết:

Theo em bài thơ cái hay cái đẹp của bài thơ là ở chỗ nào? Em hiểu được những gì, cảm nhận được những gì sau khi học xong bài thơ? Bài thơ đã có những tác động như thế nào đối với chúng ta? Mẹ đối với chúng ta quan trong như thế nào? Để có một gia đình đầm ấm hạnh phúc thì các thành viên trong gia đình phải ra sao?

Hãy đọc diễn cảm và thuộc lòng toàn bài thơ.

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của tác giả góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương yêu nhau.

Hiểu và cảm sâu sắc vai trò của mẹ, của một gia đình đầm ấm hạnh phúc, ý thức được việc mình phải sống như thế nào cho tốt …

Học sinh tự đọc diễn cảm và có thể thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp.

Bài 2 Quê hương- Đỗ Trung Quân

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Hệ thống câu hỏi 1: Quê hương được Đỗ Trung Quân nghĩa là những

hình ảnh nào? Em cảm nhận như thế nào về những hình ảnh đó? Em thích nhất là những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Quê hương đó là một tuổi thơ êm đẹp với cánh diều biếc chao đảo trên cánh đồng, với đường làng ngày ngày con đi học, biết bao hình ảnh đẹp được những nốt nhạc nâng lên một cung bậc, hòa vào lòng người một cách nhẹ nhàng, miên man.

Cánh thể hiện khá giản dị, dễ nhớ, dể cảm, khéo gợi lên những hình ảnh về quê hương đất nước như: con đò, bến sông, chiếc cầu tre, cánh diều, hoa cau… nên được nhiều người yêu thích, nhất là những ai đã từng gắn bó tuổi thơ ở một làng quê, vì một lý do nào đó phải rời xa. Bài thơ với những câu lãng mạn, thơ mộng, đẹp như một bức tranh, rất gần gũi với tâm hồn Việt Nam:

“Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm”

Trong ta ai cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương mà nhớ, một vùng đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt ngào. Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một vùng quê sông nước, nhưng chất chứa cả một hồn của dân tộc.

Hệ thống câu hỏi 2 : Hãy trình bày những hiểu biết và cảm nhận của em

về khổ thơ cuối? Tại sao “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”? Em hiểu thế nào là “thành người”?

Những câu hỏi này nhằm định hướng để giúp học sinh tự hiểu và cảm nhận được các giá trị và ý nghĩa sau:

Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học từ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ (Trang 97 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w