1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Kinh Môn

27 544 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 136 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I: Giới thiệu khái quát về phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn 2 1. Những vấn đề chung về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng 2 1.2. Chức năng của phòng NN & PTNT huyện 2 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nông Nghiệp Huyện 3 1.4. Quy chế làm việc chung của phòng 5 2. Tổ chức quản lý của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn 7 2.1. Vị trí công việc của các cán bộ trong phòng 7 2.2. Phân công công tác cho các bộ, công chức của phòng 8 3. Những kết quả đạt được của phòng trong thời gian qua 11 3.1. Về trồng trọt 12 3.2. Chăn nuôi 13 3.3. Công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp 14 3.4. Công tác quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, di dân phát triển vùng kinh tế mới 15 3.5. Công tác Thú y - Khuyến nông 15 3.6. Trong công tác xây dựng Đảng 16 3.7. Công tác xây dựng chính quyền, đoàn thể 16 4. Phương hướng, mục tiêu năm 2007 17 4.1. Nghề trồng trọt 17 4.2. Chăn nuôi – thuỷ sản 17 4.3. Kiên cố hoá kênh mương 18 4.4. Công tác quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 18 Phần II: nghiên cứu vấn đề dự định lựa chọn đề tài 19 1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 19 1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện 19 1.2. Dự thảo chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn giai đoạn 2006-2010 19 1.3. Đề án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn các xã, thị trấn gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2006-2010 21 2. Lĩnh vực lựa chọn 21 Kết luận 25

Trang 1

Kinh Môn là một huyện miền núi tỉnh Hải Dương việc nắm bắt đầy đủtiềm năng, lợi thế để có hướng đi phù hợp là mối quan tâm toàn thể cán bộ,nhân dân trong Huyện Phòng Nông Nghịêp & PTNT là cơ quan chuyên môncủa UBND Huyện chuyên quản lý, chỉ đạo về vấn đề liên quan đến nôngnghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện đóng vai trò quan trọng trong việc phốihợp quản lý đưa nền kinh tế Huyện phát triển.

Sau thời gian hơn một tháng thực tập tại phòng Nông Nghiệp & PTNTHuyện, em đã khái quát tình hình hoạt động và mục tiêu của Phòng trongnhững năm tới qua báo cáo tổng hợp thực tập qua các phần sau:

Phần I: Giới thiệu khái quát về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện

Kinh Môn

Phần II: Nghiên cứu vấn đề dự định lựa chọn đề tài

Trang 2

Phần I: giới thiệu khái quát về phòng nông nghiệp và

phát triển nông thôn huyện kinh môn

1 Những vấn đề chung về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện KinhMôn là một trong các phòng ban của bộ máy nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạocủa ban chấp hành Đảng bộ huyện và UBND huyện, chịu sự quản lý chuyênmôn của các sở NN &PTNT, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công nghiệp, sởThương mại, sở Khoa học công nghệ và một số ban nghành có liên quan củatỉnh Hải Dương Cùng với sự hình thành và phát triển của bộ máy quản lý nhànước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và sự đổi mới quy chếdân chủ trong cơ cấu tổ chức bộ máy, phòng đã trải qua các giai đoạn pháttriển với những tên gọi khác nhau

Phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn có trụ sở tại thị trấn Kinh Môn tỉnh Hải Dương, đến nay đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài.Trong chặng đường phát triển Phòng đã có lần thay đổi tên gọi gắn liền với sựsát nhập và tách ra của tỉnh Hải Dương và Hưng Yên Đến năm 1997 mớichính thức tách tỉnh với tên gọi phòng NN & PTNT huyện Kim Môn Chođến năm 2005 qua lại được đổi tên gọi là phòng NN & PTNT huyện KinhMôn

-1.2 Chức năng của phòng NN & PTNT huyện

Phòng NN & PTNT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, làm chứcnăng tham mưu giúp cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, hợp tác xã, kinh tế mới vàphát triển nông thôn trên địa bàn huyện

Trang 3

Với chức năng như vậy phòng NN & PTNT huyện chịu sự chỉ đạo, quản

lý về tổ chức biên chế công tác của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN & PTNT

1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nông Nghiệp Huyện

Dựa trên những căn cứ của Đảng và Nhà Nước có quy định về phòng

NN & PTNT huyện là một cơ quan thuộc bộ máy của nhà nước, phòng NN &PTNT huyện Kinh Môn có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

* Đối với UBND huyện:

- Phòng có nhiệm vụ trình UBND huyện để ban hành các văn bảnhướng dẫn về việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước

về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thônnói chung cuả toàn huyện

- Phòng có nhiệm vụ trình UBND huyện những quy hoạch thuỷ lợi, xâydựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷsản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn từ đó để UBND huyện trình HĐNDhuyện phê duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện sau khi đã phê duyệt xong

* Đối với cơ quan chức năng UBND xã thị trấn:

Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chức năng này trongviệc thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nôngnghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, thuỷ sản, chế biến nôngsản, thuỷ sản, phát triển nghành nghề làng nghề nông thôn

* Ngoài ra phòng còn phải tổ chức thực hiện việc bảo vệ đê điều, cáccông trình cấp thoát nước nông thôn, công trình phòng chống lũ, lụt, bão,quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn huyện thông qua quy định của phápluật và dưới sự phân công của UBND huyện, thành phố

- Phòng NN & PTNT là đầu mối để phối hợp tổ chức và hướng dẫn thựchiện các nội dung liên quan đến phát triển nông thôn, tổng hợp tình hình báo

Trang 4

cáo UBND huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện

về các lĩnh vực sau:

+ Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

+ Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn

+ Chế biến nông, lâm, thuỷ sản

- Phòng có nhiệm vụ thống kê diễn biến tình hình đất nông nghiệp, đấtnông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và tài nguyên rừng

- Ngoài việc quản lý các vấn đề trực tiếp liên quan đến nông nghiệpphòng còn quản lý các hoạt động liên quan đến những dịch vụ phục vụ nôngnghiệp trên địa bàn huyện

- Đối với các dự án phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các dự án phát triểnnông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địabàn huyện

- Bên cạnh đó phòng còn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra vàthanh tra việc thi hành pháp luật, tham mưu cho UBND huyện giải quyết cáctranh chấp xảy ra trong vấn đề khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp,thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo những quy định của pháp luật

- Phòng NN & PTNT huyện thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huyphòng chống úng, lụt của huyện đồng thời đề xuất phương án, biện pháp vàtham gia chỉ đạo việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai lũ, lụt, bão,hạn hán, úng ngập, chua mặn, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi trên địa bàn huyện

- Phòng có nhiệm vụ đối với cán bộ ngành nông nghiệp và phát triểnnông thôn tại xã trong việc hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn của họ

- Phòng còn có nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáođịnh kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định

về UBND huyện và Sở nông nghiệp & PTNT

Trang 5

- Phòng có quyền hạn quản lý cán bộ, công chức, viên chức tài sản củaphòng theo quy định của nhà nước và địa phương.

- Phòng có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao khác của UBNDhuyện

1.4 Quy chế làm việc chung của phòng

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của phòng, đảm bảo cho công tácquản lý nhà nước của phòng sâu sát, nhạy bén, có hiệu quả.Trưởng phòng quyđịnh qui chế làm việc và phân công công tác cho cán bộ trong phòng như sau:

* Đối với lãnh đạo phòng:

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý nhànước đối với ngành, lĩnh vực phụ trách trên pham vi toàn huyện.Thực hiệnchế độ thủ trưởng: Giúp việc trưởng phòng có 2 Phó phòng và cán bộ côngchức

- Các phó phòng giúp việc trưởng phòng, được trưởng phòng phân côngmột số lĩnh vực công tác và uỷ quyền một số công việc khi cần thiết, phụtrách một số trạm và đơn vị hoặc những công việc đột xuất khác Những côngviệc có liên quan giữa các phó phòng cần có sự quản lý thống nhất trongngành Khi cần thiết trưởng phòng vẫn trực tiếp xem xét, chỉ đạo điều hànhcác công việc thuộc các lĩnh vực đã phân công cho các phó phòng đã phụtrách Khi tham mưu cho UBND huyện các quyết định và các văn bản quantrọng có tính pháp quy thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng nhất thiết phải

có ý kiến của trưởng phòng

- Đối với những vấn đề thuộc chủ trương hoặc có tính chất nguyên tắc

vượt quá thẩm quyền của mình, các phó phòng phải báo cáo xin ý kiến trưởng

phòng trước khi chỉ đạo triển khai thực hiện Khi giải quyết các công việc cóliên quan đến phó phòng khác thì phó phòng phụ trách chủ động bàn bạc vớiphó phòng có liên quan trước khi quyết định Trường hợp không thống nhất

Trang 6

được thì hội ý trưởng phòng, các phó phòng cùng bàn bạc và trưởng phòng raquyết định cuối cùng.

- Các phó phòng được phân công phụ trách các đơn vị và các lĩnh vực

mà mình phụ trách phải nắm được kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trướctrưởng phòng về những nhiệm vụ công tác được phân công và thường xuyênbáo cáo với trưởng phòng Định kỳ hàng tháng họp giao ban trong phòng vàocác ngày thứ 2 của tuần đầu tháng (bình thường sẽ hội ý chung toàn phòngvào sáng thứ 2) để kiểm điểm công tác trong tuần, tháng, đề ra chương trìnhcông tác tuần tới, tháng tới (lãnh đạo hội ý trước khi họp) Các phó phòngđược trưởng phòng cử đi làm việc hoặc dự các cuộc họp; sau làm việc hoặcHội nghị phải báo cáo lại nội dung và kết quả cuộc họp với trưởng phòng

* Cán bộ công chức trong phòng:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của UBND huyện giao cho phòng:

- Các cán bộ, công chức trong phòng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành

kỷ luật lao động, đến cơ quan đúng giờ quy định Đồng chí nào luyện tập cácmôn thể thao có thể nghỉ sớm hơn trước giờ nghỉ buổi chiều từ 15 đến 30phút Nếu thi đấu theo sự bố trí của công đoàn, của cơ quan phải báo cáotrưởng phòng

- Thường xuyên báo cáo bằng văn bản về lĩnh vực chuyên môn mìnhđược theo dõi theo yêu cầu của lãnh đạo và báo cáo kết quả công tác tuần,tháng; gửi cho trưởng phòng hoặc cán bộ phụ trách tổng hợp vào 20 hàngtháng Mọi báo cáo của phòng đều phải báo cáo trưởng phòng phê duyệt, ký

và cán bộ phụ trách tổng hợp lưu giữ

- Thực hiện tốt các quy định về trật tự nội vụ cơ quan

Chấp hành điều lệ và các Nghị quyết, Quyết định, Hướng dẫn của Đảngcũng như Quy định của Huyện uỷ – HĐND – UBND huyện; khi có sự luânchuyển, điều động, đề bạt cán bộ công chức trong phòng, xin ý kiến đóng góp

Trang 7

cho lãnh đạo phòng, lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo phòng sẽ thông báo từngtrường hợp cụ thể để cán bộ công chức trong phòng tham gia dân chủ, đảmbảo tinh thần đoàn kết, thống nhất.

- Thực hiện quy chế dân chủ cũng như đảm bảo công khai dân chủ nhằmduy trì sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ cơ quan Sáu tháng 1 lần lãnh đạophòng tiến hành sơ kết và tổng kết, nhằm: đánh giá kết quả công tác chungcủa toàn phòng, của từng đồng chí lãnh đạo và cán bộ trong phòng để nhìn rõmặt mạnh, mặt yếu, những khuyết điểm yếu kém từ đó bình bầu cá nhântiên tiến, xuất sắc đề nghị cấp trên động viên khen thưởng Đồng thời thôngqua ngân sách được cấp, đã thanh toán và chi tiêu trong nội bộ cơ quan để cán

bộ công tác nắm và giám sát nhằm thực hiện quy chế dân chủ do nhà nước đãquy định

2 Tổ chức quản lý của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn

2.1 Vị trí công việc của các cán bộ trong phòng

Phòng NN & PTNT huyện bao gồm 7 cán bộ với vị trí công việc nhưsau:

Bộ phận

Sản xuất

Bộ phận Quản lý

Bộ phận Thuỷ lợi

Trang 8

- Đ/c Nguyễn Văn Biên: Chức vụ Trưởng phòng

- Đ/c Mai Văn Hoà:Chức vụ Phó trưởng phòng thường trực

- Đ/c Nguyễn Hữu Ngát: Chức vụ Phó trưởng phòng

- Đ/c Nguyễn Huy Phượng: Chức vụ Chuyên viên

- Đ/c Nguyễn Đức Cương: Chức vụ Cán bộ

- Đ/c Trần Văn Pha: Chức vụ Chuyên viên

- Đ/c Lãnh Duy Tiến: Chức vụ Chuyên viên

2.2 Phân công công tác cho các bộ, công chức của phòng

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng NN & PTNThuyện Kinh Môn, thực hiện pháp lệnh công chức đã ban hành Lãnh đạophòng đã họp phân công các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phụ tránh từng mặtcông tác như sau:

* Đ/c Nguyễn Văn Biên – Trưởng phòng:

Là trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước UBNDhuyện về quản lý Nhà nước đối với ngành trên phạm vi toàn huyện Đồng thờithực hiện chế độ thủ trưởng

Chỉ đạo công việc chung của Phòng Là chủ tài khoản

Trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch tổ chức cán bộ Côngtác di dân xây dựng vùng kinh tế mới, các Hội nghề nghiệp: Hội làm vườn,Hội nuôi ong, Hội sinh vật cảnh

Chỉ đạo phong trào sản xuất xã Lê Ninh

* Đ/c Mai Văn Hoà - Phó trưởng phòng thường trực:

Là phó trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ giúp việc trưởng phòng,thay mặt trưởng phòng khi vắng mặt điều hành giải quyết công việc củaPhòng Trực tiếp xây dựng kế hoạch tiếp nhận các loại giống theo chươngtrình trợ giá của Tỉnh Tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất hàng vụ, hàngnăm, lịch thời vụ

Trang 9

Kiểm tra đôn đốc HTX NN thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệphàng vụ, cả năm.

Phối hợp với các trạm (BVTV, thú y, Khuyến Nông) thực hiện nhiệm

vụ có liên quan Báo cáo các kết quả hoạt động trong lĩnh vực được phâncông phụ trách, đề xuất khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ Phụ trách Trạm Khuyến Nông,BVTV, theo dõi phong trào sản xuất nôngnghiệp các xã Duy Tân, Hoành Sơn, Hiệp Sơn, Hiến Thành

* Đ/c Nguyễn Hữu Ngát – Phó trưởng phòng:

Là phó trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ tham mưu giúp trưởngphòng, được trưởng phòng phân công và uỷ quyền giải quyết một số côngviệc

Đôn đốc thực hiện chương trình KCHKM, công tác thuỷ lợi nội đồng

Tổ chức liên ngành xác định diện tích thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra Trực tiếp quản lý các HTX dịch vụ NN về các khâu chính sách, quản lýtài chính, trực tiếp phụ trách hạch toán kế toán của các HTX Khu Bắc An Phụ

và Khu Tam Lưu Phối hợp Liên minh HTX tỉnh Hải Dương xây dựng kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý HTX

Theo dõi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với HTX NN Chươngtrình nước sạch nông thôn

Trực tiếp phụ trách xí nghiệp KTCTTL, phong trào sản xuất nôngnghiệp các xã Thượng Quận, An Phụ, Hiệp An, Long Xuyên và Minh Hoà

* Đ/c Nguyễn Huy Phượng – Chuyên viên:

Trực tiếp làm công tác tổng hợp, tham mưu đề xuất công việc trongtuần, tháng, quý, năm thực hiện theo quy chế, nghị quyết của Phòng

Tham mưu với trưởng phòng thu thập, phân tích số liệu hoàn thành báocáo hàng tháng, quý, năm Thông qua trưởng phòng gửi báo cáo về Văn

Trang 10

Phòng Huyện uỷ, Văn phòng HĐND – UBND huyện, với các ngành có liênquan khi cần cung cấp số liệu khi có sự đồng ý của trưởng phòng.

Tham mưu công tác thi đua khen thưởng, trồng cây, trồng rừng, bảo vệrừng

Làm chương trình chăn nuôi thuỷ sản, kinh tế trang trại

Theo dõi phong trào nông nghiệp các xã Phạm Mệnh, An Sinh, TháiSơn, Thất Hùng và Phúc Thành

* Đ/c Nguyễn Đức Cương – Cán bộ:

Tham mưu công tác di dân, xây dựng vùng kinh tế mới Trực tiếp làm

kế toán quỹ kinh tế mới Đôn đốc thu quỹ kinh tế mới thuộc các xã, thị trấn vàcác cơ quan đơn vị Quyết toán quỹ kinh tế mới kinh phí đã đầu tư theo kếhoạch hàng năm

Theo dõi, tiếp nhận dự án di, rời dân thuộc 2 xã Lê Ninh và BạchĐằng

Ngoài ra đồng chí còn thực hiện một số công tác do Phòng phân côngcông việc

Theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp Lạc Long, Thăng Long.Quang Trung và Hiệp Hoà

* Đ/c Trần Văn Pha – Chuyên viên:

Phụ trách công tác chăn nuôi thuỷ sản, trực tiếp làm công tác thống kê,tiến độ sản xuất nông nghiệp báo cáo Sở NN, UBND Huyện

Giúp đồng chí Hoà theo dõi công tác giống cây trồng Trực tiếp làm thủquỹ cơ quan và các trạm

Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng lúa hàng năm hàng vụ

Cùng đồng chí Phượng lên kế hoạch triển khai chương trình chăn nuôi

bò thịt chất lượng cao, cùng với BCĐ thẩm định các dự án chăn nuôi – thuỷsản

Trang 11

Tổng hợp, thẩm định hồ sơ xin xét cấp trang trại của các hộ.

Theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp các xã Thái Thịnh, thị trấnKinh Môn và xã Bạch Đằng

* Đ/c Lãnh Duy Tiến – Chuyên viên:

Phụ trách, tổng hợp và duyệt báo cáo tài chính của các HTX NN trongtoàn Huyện Trực tiếp phụ trách 2 khu: Khu Nhị Chiểu và Khu Nam An Phụ Làm kế toán cho phòng NN và 3 Trạm trực thuộc

Cùng với đồng chí Ngát lên kế hoạch quyết toán tài chính hàng vụ, cảnăm cho các HTX NN trong toàn Huyện

Tham mưu với lãnh đạo Phòng khảo sát, quy hoạch, lập dự án chuyển

đổi Dự án nuôi trồng thuỷ sản tập trung hàng năm theo sự chỉ đạo của UBNDHuyện

Theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp các xã Tân Dân, Phú Thứ,Minh Tân

Trên là những công việc được phân công cụ thể cho từng lãnh đạo vàcán bộ công chức của phòng thông qua những căn cứ và quy chế làm việcchung Các thành viên phải có trách nhiệm nắm rõ các công việc của mình đểthực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được giao nhằm phát huytinh thần trách nhiệm của người cán bộ nhà nước Đồng thời đóng góp vàoviệc hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng

Chú trọng công tác củng cố, ổn định tổ chức phân công cán bộ thích hợpvới điều kiện công tác, phù hợp chuyên môn nhiệm vụ

3 Những kết quả đạt được của phòng trong thời gian qua

Trong những năm qua tập thể lãnh đạo và cán bộ phòng NN & PTNThuyện đã không ngừng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao như:

Trang 12

- Nông nghiệp huyện vẫn đạt được mức tăng trưởng qua nhiều năm, tổnggiá trị nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị kinh tếhuyện như năm 2006 là 39,17 %.

- Phòng là cơ quan thường trực hoàn chỉnh nhiều đề án, tham mưu, chỉđạo, thực hiện Hàng năm tổng hợp tiến độ thực hiện đề án báo các ban chấphành huyện uỷ và UBND huyện để có thể bổ xung điều chỉnh nội dung chỉtiêu cho phù hợp

- Đạt tiêu chuẩn Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện và được huyện

Uỷ tặng giấy khen

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện những năm quakinh tế nông nghiệp nói chung của huyện đã đạt được thành quả đáng kể:

3.1 Về trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 thực hiện 17.091 ha, giảm 0,3 %

so với k? ho?ch, giảm 79,1 ha so với năm 2005 Trong đó chủ yếu giảm diệntích vụ đông và một phần vụ lúa Riêng diện tích rau mầu tăng 28,9 ha so vớinăm 2005

* Lúa cả năm:

- Diện tích lúa: 12.853 ha, đạt 100% so với kế hoạch, giảm 109 ha sovới năm 2005 ( Nguyên nhân giảm là do chuyển mục đích sử dụng đất vàchuyển đổi cơ cấu cây trồng)

- Năng suất lúa cả năm đạt bình quân đạt 53,82 tạ/ha, giảm 2,19% sovới kế hoạch, giảm 0,44 tạ/ha so với năm 2005 (chủ yếu là giảm năng suất vụmùa) Nguyên nhân chủ yếu là do ngập úng và sâu bệnh gây hại

- Tổng sản lượng lương thực : 70.271 tấn (trong đó có 1.092 tấn mầuquy thóc) lương thực bình quân đầu người khu vực nông nghiệp 453 kg,( giảm 2 kg so với năm 2005)

* Cây màu các loại:

Trang 13

Tổng diện tích gieo trồng cả năm : 1.067 ha.

Trong đó: Ngô 30,7 ha; khoai lang 61,6 ha; sắn 75,8 ha; sắn dây 272,2ha; cây bột khác 4,3 ha; rau các loại 388,3 ha; Cây công nghiệp hàng năm 182ha; các loại cây hàng năm khác 66 ha

* Diện tích vụ đông năm 2006 là: 3.171 ha, giảm 32 ha so với năm

2005 Diện tích dâu tằm vẫn ổn định 418 ha; sản lượng kém 886 tấn, giảm 16tấn so với năm 2005; tổng giá trị sản lượng kém ước tính đạt 29,5 tỷ đồng,tăng 13,4% so với năm 2005 (lý do là do giá kém tăng)

* Công tác quản lý, bảo vệ 1312 ha rừng đặc dụng và rừng môi sinh –kinh tế được đảm bảo, ngoài ra còn làm tôt công tác phân loại rừng theo chỉthị số 36 của thủ tướng chính phủ

* Kết quả trồng cây nhân dân: tổng số cây trồng được 112000000 câycác loại đạt 112% kế hoạch Trong đó cây phong cảnh bóng mát 34000 cây,cây lấy gỗ 26000 cây, cây ăn quả 52000 cây

* Đáng chú ý một số diện tích cây có giá trị kinh tế cao như:

Ngày đăng: 26/08/2015, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w