1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại bộ phận kế toán của công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

34 781 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 371,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại bộ phận kế toán của công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC HÌNH VẼ v

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 3

1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh 5

II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU 6

2.1 Tổ chức công tác kế toán 6

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán 6

2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 10

2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế 14

2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế 14

2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế 14

2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu báo cáo kế toán 15

2.3 Tổ chức công tác tài chính 17

III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU 20

3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty CP Kplus Toàn Cầu 20

3.1.1 Ưu điểm 20

3.1.2 Hạn chế 20

3.2 Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty CP Kplus Toàn Cầu 21

3.2.1 Ưu điểm 21

Trang 2

Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên nămcuối thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp Đợt thựctập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinhviên năm cuối Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khảnăng độc lập trong tư duy và công việc.

Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm Và

em chọn Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu tại bộ phận kế toán của công ty Thông quachương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụngnhững kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo vàocông việc tại đơn vị thực tập

Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã họcvào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc,biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan

Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanhchung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Hương Thảo và các cán bộ trongKplus, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này

Bản báo cáo gồm các phần sau:

PHẦN 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

PHẦN 2: Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế của Công Ty KplusToàn Cầu

PHẦN 3: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính củaCông ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu

Trang 3

PHẦN 4: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

2 Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty 17

4 Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 19

Trang 8

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

I.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên doanh nghiệp: Công ty CP Kplus Toàn Cầu

- Tên tiếng anh: Global Kplus Joint Stock Company

- Tên công ty viết tắt: Global Kplus., JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu CN Sài Đồng, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên,Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (04).62815.171

- Fax: (04).38732.712

- Số đăng ký kinh doanh: 0105597626, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 05 năm

2006, đăng ký thay đổi lần 9, ngày 16 tháng 01 năm 2012

Công ty được thành lập vào tháng 5 năm 2006, Công ty đã triển khai xây dựng nhàmáy trong thời gian 8 tháng Đến hết tháng 2 năm 2007 quá trình xây dựng nhà xưởng,lắp đặt máy móc thiết bị và hệ thống nhà văn phòng cơ bản đã hoàn thành xong chuẩn

bị cho công việc sản xuất từ tháng 3 năm 2007 Quá trình xây dựng thêm hệ thống nhàxưởng, máy móc thiết bị còn tiếp tục vào các năm sau đó

Công ty CP Kplus Toàn Cầu thành lập và đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là30.000.000.000 VNĐ Luôn là đơn vị hoạt động tốt và có uy tín cao trên thị trường.Công ty có năng lực tài chính dồi dào, công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm để tham giavào sản xuất và đầu tư các trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đáp ứngđược với yêu cầu sản xuất

Sản phẩm của công ty: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm phục vụ cho ngànhxây dựng, công nghiệp gồm: Natrisilicat, Xút lỏng, Thủy tinh lỏng, dung môi, Faspar.Đây là một ngành nghề đặc biệt nên có ít đối thủ cạnh tranh Đến nay, Công ty đã mởrộng thị trường và ký kết hợp đồng với nhiều đối tác lớn như: Tập đoàn gạch Prime;

Trang 9

Công ty Unilever Việt Nam; Công ty Vigracera Thăng Long; Công ty CP hóa chất ViệtTrì…

Với hơn 7 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹthuật có trình độ chuyên môn giỏi, có đội ngũ công nhân lành nghề và có hệ thống dâychuyền sản xuất tiên tiến

I.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105597626 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 21 tháng 5 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần 9ngày 16 tháng 1 năm 2012, Công ty CP Kplus Toàn Cầu được phép kinh doanh cáclĩnh vực sau:

a) Sản xuất và mua bán hóa chất phục vụ cho xây dựng, công nghiệp, giao thông(trừ các hóa chất Nhà nước cấm kinh doanh)

b) Khai thác và mua bán nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp

c) Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (mua bán nguyên vật liệuxây dựng)

d) Mua bán phụ tùng, máy móc thiết bị cho sản xuất gốm sứ, xây dựng, giao thông.e) Tái chế sắt, thép, kim loại màu

f) Sản xuất, mua bán chất tẩy rửa tổng hợp

g) Sản xuất chất phụ gia cho công nghiệp, thực phẩm

h) Xây dựng công trình công nghiệp

i) Vận tải hàng hóa đường bộ bằng ô tô

Trang 10

I.3 Đặc điểm tổ chức quản lý

Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống nhất theođúng quy định hiện hành, Công ty CP Kplus Toàn Cầu đã xây dựng cho mình mô hìnhquản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công ty

Tổ chức quản lý của bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động chỉ đạo

từ ban Hội đồng quản trị đến Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các tổ đội,xưởng sản xuất Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồngquản trị và ban Giám đốc

Hội đồng quản trị gồm có 3 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền

quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Hội đồngquản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty

Giám đốc: là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của công ty, có chức năng

quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạtđộng khác của Công ty Điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công

ty Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đốisách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộcác hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công ty

Phó giám đốc sản xuất: Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất của công

ty Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất của công ty dựa trên quyềnquyết định cụ thể

Phòng ISO: Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu mua về.

Trang 11

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc sản xuất về công tác kế hoạch

và kỹ thuật Thực hiện các công việc điều hành, giám sát trong quá trình chuẩn bị sảnxuất

Phòng vật tư cơ giới: Lập kế hoạch mua bán vật tư, đi tìm các nguồn hàng, mặt

hang đảm bảo đủ vật tư phục vụ sản xuất.Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng,chủng loại, nguồn gốc vật tư dùng cho sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữalớn máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, máy móc hoạt động tốt, hiệuquả

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Công ty,

lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn Xây dựng chiến lược kinh doanh vàphương án đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh

Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc Công ty về công tác đảm bảo vốn cho quá

trình sản xuất được diễn ra liên tục Đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn, hạchtoán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Theo dõi lập đầy

đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của công ty Hàng năm,

có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước Chịu tráchnhiệm về các con số tài chính đã cung cấp

Trang 12

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Kplus Toàn Cầu I.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh

Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 (phụ lục 02) cho ta thấyđược sự biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây như sau:

Tổng doanh thu năm 2011 là 121.912.159.958VNĐ còn năm 2010 là100.331.023.060VNĐ tăng 21.581.136.898VNĐ tương ứng tăng 21,51% so với năm

2010 Doanh thu tăng là do đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuấtlàm cho sản lượng sản xuất tăng lên

Trang 13

Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ta thấy chỉ tiêu nàytrong năm 2011 giảm khá nhiều so với năm 2010 cụ thể là giảm 1.948.115.922VNĐtương đương với 42,1% Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do trong năm công ty có tiếnhàng đưa vào sản xuất một mặt hàng mới là xút 32% nhưng thất bại nên làm giảm lợinhuận của công ty.

Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế năm 2011 đều tăng so với năm 2010, tuy nhiên dochi phí sản xuất ngày càng tăng lên và do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng kinh

tế dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh so với năm trước

II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

II.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Kplus Toàn Cầu

II.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty: Bộ máy tổ chức kế toán được tổ chức theo kiểu trực

tuyến, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua khâu trunggian Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty.Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sựlãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo Công ty

Trang 14

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Kplus Toàn Cầu

Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu toàn bộ trách nhiệm chung toàn bộ công tác

kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo kiểmtra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản

lý, theo dõi tình hình tài chính của công ty, tổ chức và tiến hành công tác kế toán, lập ra kếhoạch tài chính, báo cáo tài chính phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty,giúp Ban giám đốc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả chođơn vị mình

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các tài khoản tiền

của toàn Công ty thông qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ

Kế toán thanh toán: Giám sát thu, chi qua chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến động

từng nguồn vốn của Công ty, giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục đích, cóhiệu quả Kế toán sử dụng các tài khoản 111, 112, 113

Trang 15

Kế toán vật tư kiêm TSCĐ:

- Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện trạng, giátrị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, giám sát chặtchẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp thời giá trịhao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chiphí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại TSCĐ khicần thiết Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về TSCĐ đểvào sổ kế toán

- Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ chứcphản ánh ghi chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng

cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào

sản xuất cho đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của công ty Tổ chức tập hợp số liệu các chứng

từ ban đầu

Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết

quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty Hàng tháng căn cứ vào phiếu giao nhậnsản phẩm và bảng chấm công để tính lương và các khoản có liên quan, cuối tháng có tạm ứng,thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên đồng thời phải tính trích các khoản bảo hiểmcho CBCNV Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý,chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có

Trang 16

theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành Tiến hành phân tích thựchiện định mức dự toán chi phí sản xuất.

Mỗi phần hành kế toán với nhiệm vụ và chức năng của mình đều đóng vai trò thenchốt không thể thiếu đối với việc hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

và góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả của thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lý

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung với sự hỗ trợ của máytính (phần mềm kế toán Fast) Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt độngsản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế toán hiện có của Công ty Công ty thực hiệnquyết toán theo từng tháng trong năm

Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế toán

là từng tháng trong năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam Các nghiệp vụ phát sinh bằng

ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểmlập báo cáo

Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kholớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song

Trang 17

Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Xác địnhtheo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản

- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Phương pháp khấu haođường thẳng

Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân liên tục.

Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast trong tổ chức kế toán, phần

mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung Phần mềm này cho phép giúp nhân

viên kế toán kiểm soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng, lậpbáo cáo tài chính và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời

II.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

Tổ chức hạch toán ban đầu

Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ kế toán về nguyên vật

liệu bao gồm:

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá

Trang 18

Đối với các chứng từ kế toán phải thống nhất bắt buộc lập kịp thời, đầy đủ theođúng quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập Doanh nghiệp phải chịutrách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Mọi chứng từ kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thờigian hợp lý Do đó, kế toán trưởng quy định phục vụ việc phản ánh ghi chép và tổnghợp số liệu kịp thời của các bộ phận liên quan.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Tài khoản sử dụng: TK 152 - Nguyên liệu vật liệu Tài khoản này dùng để phản

ánh giá trị hiện có và sự biến động nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế

Tài khoản 152 có thể mở cho các TK cấp 2, để kế toán chi tiết theo dõi từng loạiNVL phù hợp với cách phân loại nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị củadoanh nghiệp bao gồm:

- Tài khoản 152.1 “ Nguyên vật liệu chính”

- Tài khoán 152.2 “ Nguên vật liệu phụ”

- Tài khoản 152.3 “ Nhiên liệu”

- Tài khoản 152.4 “ Phụ tùng thay thế”

- Tài khoản 152.5 “ Vật liệu và thiết XDCB”

- Tài khoản 152.8 “ Nguyên vật liệu khác”

- Tài khoản 153.1 “ Công cụ dụng cụ’’

Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành tài khoản cấp 3, cấp 4 tới từngnhóm NVL tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị tài sản ở doanh nghiệp

Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”

Tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”

Ngày đăng: 30/10/2014, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w