Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thịtrường thì doanh nghiệp không thể bán được“ cái mình có“ mà nó phải bán ranhững sản phẩm mà thị trường cần, điều này có nghĩa là hoạt động tiêu
Trang 2PHẦN ILỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranhkhốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thếgiới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo Đến năm 2006 Việt Nam gia nhậpWTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hộicũng như thách thức đối với DN Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển đượcđòi hỏi DN phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình
Mỗi DN muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đềsau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai?đồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá vàtăng dần cạnh tranh phi giá, DN phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đã sản xuấtphải có tiêu thụ mới có doanh thu vì vâ có tiêu thụ DN mới tồn tại và phát triển.Công tác tiêu thụ sản phẩm của DN thành công hay thất bại phụ thuộc vào yếu
tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng, sản phẩm, mẫu mã…yếu tố khách quan là: thị trường, chính sách, thị hiếu, giá cả…
Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cần phải nghiên cứu xem xétmức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra những giải pháp và biện phápkhắc phục kịp thời
Công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ là một DN có quy mô khá lớntrên thị trường miền trung Các mặt hàng của công ty đã tạo được uy tín lớn đối
Trang 3với người dân trong và ngoài nước Song trước sức ép của thị trường hiện naycông ty CPTM SABECO Bắc trung Bộ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của cáccông ty giải khát trong nước như: công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nôi(HABECO), công ty Bia HALIDA, công ty Bia Huế (HUDA) Và các công tynước giải khát khác… Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn trong côngtác tiêu thụ sản phẩm bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của
DN Xuất phát từ thực tiễn đó em tiến hàng nghiên cứu đề tài “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia của công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tại địa bàn Hà Tĩnh"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trong những nămgần đây phát hiện những nguyên nhân hạn chế đến công tác tiêu thụ sản phẩmcủa công ty tại Hà Tĩnh
- Định hướng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia củacông ty trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các mối quan hệ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công tyCPTM SABECO Bắc Trung Bộ
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Nghiên cứu các giai đoạn của quá trình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ, số 3đường Trần Phú, Thành Phố Vinh, Nghệ An
Trang 4+ Số liệu nghiên cứu đề tài lấy trong 3 năm 2007 - 2009
+ Về thời gian nghiên cứu 1/2010 – 5/2010
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I Tổng quan tài liệu
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về sản phẩm hàng hoá
Theo Mác: Sản phẩm hàng hoá là vật hữu hình, có đặc tính vật lý, hoáhọc được sản xuất ra chủ yếu để bán, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hoáhọc được tập hợp thành một hình thức đồng nhất mang giá trị sự dụng
Khi nền kinh tế thị trường ra đời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã làmcho khái niệm vể hàng hoá được mở rộng hơn: Sản phẩm hàng hoá là tổng hợpmọi sự thoả mãn về vật chất, tâm lý, xã hội… mà người mua nhận được từ việc
sở hữu và sử dụng
Tóm lại: Khái niện về sản phẩm hàng hoá ngày càng hoàn thiện hơn đểphù hợp với thị trường hiện nay Sản phẩm hàng hoá không chỉ dừng lại ở cácdạng vật chất hữu hình như các quan điểm của Các Mác và nhà kinh tế học cổđiển đã nêu Hiện nay sản phẩm hàng hoá được hiểu là bất cứ thứ gì có thể bántrên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và manglại lợi nhuận cho người bán
Trang 52.1.2 Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1 Những khái niệm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quyết định sự thành bại của một doanhnghiệp,để quá trình sản xuất diễn ra một cach liên tục thì các doanh nghiệp phảitiêu thụ được sản phẩm của mình đã sản xuất ra Tiêu thụ sản phẩm còn là mộttrong sáu chứ năng cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, hậu cần, kinh doanh, tàichính, kế toán, và quản trị doanh nghiệp Vậy tiêu thụ là gì?
Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sausản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm Theo quan điểmhiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động
có mối quan hệ lôgíc và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệpphụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuấtđến nơi tiêu dùng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì quanniệm về tiêu thụ sản phẩm cũng có những thay đổi để phù hợp với các nhân tốmới xuât hiện Trong cơ chế cũ thì các doanh nghiệp chỉ quan niệm rằng mình“bán những cái gì mà mình có“ tức là hoạt động tiêu thụ chỉ được thược hiện saukhi đã sản xuất hoàn thành sản phẩm Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thịtrường thì doanh nghiệp không thể bán được“ cái mình có“ mà nó phải bán ranhững sản phẩm mà thị trường cần, điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụkhông chỉ đơn thuần là họa đồng đi sau san xuất nữa mà một số nội dung củatiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất Trước khi sản xuất mặt hàng nào đó thìdoanh nghiệp phải tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu khả năng tiêu thụ củathị trường với sản phẩm đó, đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch, chiếnlược sản xuấ kinh doanh Kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh
Trang 6nghiệp có hiệu quả, khả thi hay không đều phụ thuộc vào tính đúng đắn, chínhxác của việc điều tra nghiên cứu thị trường Đây là điều kiện quan trọng đểdoanh nghiêp có thể thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả.Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng và nó quyế địnhhoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Vai trò và nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tiêu thụ
2.1.2.2.1 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả
Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng cơ bản của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả nội dung điều tra nghiên cứu thị trường,
nó quyết định hoạt động sản xuất Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệpphải giải quyết ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuấtnhư thế nào?, vì vậy để trả lời chính xác các câu hỏi này thì các doanh nghiệpphải tiến hành, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường Kết quả củaviệc điều tra nghiên cứu sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sảnxuất Nhịp độ của tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định nhịp độ sản xuất
2.1.2.2.2 Nhiệm vụ
Mục tiêu thụ là bán hết hàng với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanhcho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu, để thực hiện mục tiêu này thì hoạt động tiêuthụ sẽ có các nhiệm vụ sau:
Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thịtrường xác định cầu của thị trường đối với sản phẩm, cho đến đánh giá khảnăng sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tư tối ưu
Trang 7Cần tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu và thu hút kháchhàng: Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì vai trò của hoạt độngquảng cáo là rất lớn, nó sẽ khuyếch trương sản phẩm của doanh nghiệp, khơigợi khả năng tiềm ẩn của cầu.
Tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng nhằm bán đượcnhiều hàng nhất với chi phí thấp nhất: ngày nay với sự phát triển củakhoa học
kỹ thuật, do đó trình độ sản xuất của các doanh nghiệp gần như là mạnh tiêu thụsản phẩm đối với các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta hiện nay tươngđương nhau, vì vậy nếu doanh nghiệp nào có dịch vụ sau bán hàng tốt hơn thìdoanh nghiệp đó sẽ bán được nhiều hàng hơn
2.1.2.3 Những nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp
2.1.2.3.1 Nghiên cứu thị trường
a) Khái quát
* Thị trường
- Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đếnhoạt động mua bán Thị trường phát triển theo quá trình phát triển của hànghóa Từ chỗ người mua và ngươì bán cần một nơi trao đổi cụ thể dẫn đến chỗ là
họ trao đổi qua các phương tiện thông tin, từ chỗ thị trường chỉ dành cho mộthoặc một số hàng hóa cụ thể nào đó đến việc hình thành thị trường cho nhữnghàng hóa có giá trị như lao động, chứng khoán, bất động sản
- Phân loại thị trường:
+ Thị trường người mua và thị trường người bán
+ Thị trường tư liệu sản xuát và thị trường tư liệu người tiêu dùng
+ Thị trường cạng tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền và thịtrường cạnh tranh độc quyền tập đoàn
Trang 8* Nghiên cứu thị trường
- Mục tiêu của nghiên cứu thị trường
Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là nhằm xác định thực trạng của thịtrường theo các tiêu thức có thể lượng hoá được, giải thích các ý kiến về cầucủa sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như các lí do mà người tiêu dùngmua hoặc không mua sản phẩm của doanh nghiệp, lí do về tính trội hơn củaviệc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh
b) Các nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường với vai trò là một nội dung cơ bản của tiêu thụ sảnphẩm có các nội dung sau:
* Nghiên cứu cầu
Trước khi đi vào nghiên cứu cầu chúng ta cần phân biệt giữa các kháiniệm nhu cầu, mong muốn và cầu Cầu chính là các mong muốn có kèm theođiều kiện thanh toán, đây chính là trọng tâm nghiên cứu của doanh nghiệp
Nghiên cứu cầu về sản phẩm là việc thu thập, xử lí, phân tích, báo cáo các sốliệu về cầu của các đối tượng có cầu về sản phẩm trong hiện tại cũng như dựbáo trong khoảng thời gian tương lai xác định nào đó
Trang 9Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cầu thì người ta thường chia ra thànhcầu về sản phẩm hàng hoá và cầu về dịch vụ Đối với cầu về sản phẩm hàng hoáthì lại chia ra thành cầu về tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Cầu về dịch vụlại chia thành các loại dịch vụ khác nhau và để nghiên cứu cầu thì phải tiếnhành thông qua đối tượng có cầu, đó có thể là cá nhân, các hộ gia đình, cácdoanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội.
Do nhu cầu của con người là luôn thay đổi, nó đòi hỏi các doanh nghiệpcần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm như: giá cả, thunhập, giá cả của hàng hoá thay thế, giá cả của hàng hoá bổ xung, thị hiếu, Trong đó phải chú trọng vào yếu tố giá cả của sản phẩm và phản ứng của cácđối thủ cạnh tranh đối với các chính sách tiêu thụ của doanh nghiệp
* Nghiên cứu cung
Nghiên cứu cung là việc nghiên cứu số lượng các đối thủ cạnh tranh, cácnhân tố có ý nghĩa trong hoạt động của các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là nhân
tố giá cả, chất lượng sản phẩm Nghiên cứu cung cũng phải nghiên cứu phảnứng của doanh nghiệp cạnh tranh trước biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ của doanhnghiệp Nghiên cứu cung không chỉ giớ hạn trong các đối thủ hiện tại mà cònphải chú ý đến các đối thủ sẽ xuất hiện trong tương lai, các doanh nghiệp có sảnphẩm thay thế thông qua hệ số co dãn chéo
* Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ
Để tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, nhanh chóng thì doanh nghiệp phảinghiên cứu, tổ chức mạng lưới tiêu thụ cho phù hợp với đặc điểm của sảnphẩm, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, phụ thuộc vào chính sách cũngnhư kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp được cấu tạo bởi các kênh tiêu thụhoặc là kênh phân phối: đó là tập hợp các công ty tự đảm nhận hay giúp việc
Trang 10chuyển giao quyền sở hữu một sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ cho người kháctrên con đường từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng Nội dung của nghiêncứu kênh tiêu thụ là phải chỉ ra ưu nhực điểm của từng kênh và các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động của tường kênh, lượng hoá từng nhân tố đó.
2.1.2.3.2 Kế hoạch hoá tiêu thụ
* Kế hoạch hoá bán hàng
Mục tiêu là nhằm xác định doanh thu bán hàng theo từng loại hàng hoákhác nhau trên từng thị trường cụ thể ở thời kỳ kế hoạch Đồng thời chỉ ra đượcmột số chính sách, các biện pháp để đạt được mục tiêu đó
Cơ sở để xác định kế hoạch bán hàng:
- Doanh thu bán hàng của các kỳ trước
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
- Chi phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ
- Các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể cũng như nghiên cứu các dựbáo có liên quan
Giữa kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất có mối quan hệ biện chứng
vì vậy khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần phải xem xét kế hoạch sản xuất từ đóđưa ra các phương án thích hợp nhằm đạt kết quả cao nhất
Để đưa ra các chính sách, các giải pháp tiêu thụ cho kỳ kế hoạch, doanhnghiệp cần phải tiến hành phân tích, đánh giá chính xác các giải pháp đã ápdụng trong hoạt động tiêu thụ Trong hoạt động tiêu thụ thì chính sách và giảipháp mới luôn mang lại hiệu quả cao
* Kế hoạch hoá Marketing
Kế hoạch hóa Marketing : là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện
và kiểm tra chương trình Marketing đối với từng nhóm khách hàng cụ thể với
Trang 11mục tiêu tạo ra sự hòa hợp giữa kế hoạch hóa tiêu thụ với kế hoạch hóa các giảipháp cần thiết.
Để kế hoạch hóa Marketing có hiệu quả khi xây dựng cần tuân thủ một sốbước sau:
+Phân tích thị trường và kế hoạch Marketing hiện tại của doanh nghiệp+Phân tích cơ may và rủi ro
+Xác định mục tiêu Marketing
+Thiết lập các chính sách Marketing - mix
+Đề ra chương trình hành động và dự toán ngân sách
* Kế hoạch hóa quảng cáo
Mục tiêu của quảng cáo là nhằm mở rộng việc tiêu thụ toàn bộ hoặc một
bộ phận sản phẩm của doanh nghiệp Để quảng cáo đạt được mục tiêu trêndoanh nghiệp phải xác định một số vấn đề như: hình thức quảng cáo, nội dungquảng cáo, chi phí quảng cáo Tức là phải lập kế hoạch quảng cáo cụ thể
Trên thực tế hoạt động quảng cáo không mang lại giá trị cho sản phẩm,
do vậy, các doanh nghiệp phải đánh giá hiệu quả của quảng cáo để tránh nhữngchi phí không cần thiết làm mất tác dụng của quảng cáo Thông thường hiệuquả của quảng cáo được đánh giá qua doanh thu của sản phẩm với chi phí choquảng cáo Ngoài ra còn xem xét việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra choquảng cáo việc xác định chi phí cho quảng cáo cũng là một vấn đề quan trọngtrong kế hoạch hoá quảng cáo Thực tế chi phí quảng cáo thường được xác địnhtheo một tỷ lệ cố định trên doanh thu của kỳ trước hoặc là theo các tỷ lệ cố địnhphụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là theo mục tiêuquảng cáo
* Kế hoạch hóa chi phí kinh doanh tiêu thụ
Trang 12Chi phí kinh doanh tiêu thụ được hiểu là mọi chi phí về lao động vànhững chi phí vật chất xuất hiện gắn liền với hoạt động tiêu thụ như bán hàng,quảng cáo, nghiên cứu thị trường, vận chuyển bao gói lưu kho quản lý tiêu thụ.
Chi phí kinh doanh tiêu thụ được hiểu là một bộ phận quan trọng củatổng chi phí kinh doanh thường khó quản lý và kiểm soát Do đó, để quản lý tốtloại chi phí này cần tính toán và phân bổ chi phí theo từng điểm chi phí Chẳnghạn việc hình thành các điểm chi phí theo nhiệm vụ như lưu kho, quảng cáo,bán hàng, vận chuyển sự phân chia điểm chi phí kinh doanh tiêu thụ càngkhoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng tạo điều kiện cho việc tính toán và xâydựng chi phí kinh doanh tiêu thụ bấy nhiêu
2.1.2.3.3.Các chính sách Marketing-mix trong doanh nghiệp công nghiệp
Marketing – mix trong các doanh nghiệp công nghiệp có nhiệm vụ chủyếu là xác định các loại sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng loạithị trường trong và ngoài nước trong từng giai đoạn phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, xác định hợp lý giá cả của từng loại sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp, nghiên cứu và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợpnhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc hạ giá thành,xác định mạng lưới tiêu thụ , xác định hợp lý các hình thức yểm trợ và xúc tiếnbán hàng
Xuất phát từ nhiệm vụ trên, các chính sách Marketing- mix bao gồm 4chính sách, thường được gọi là 4P (Product, Price, Promotion, Plane)
* Chính sách sản phẩm (Product)
Mục tiêu cơ bản của chính sách sản phẩm của doanh nghiệp là làm thếnào để phát triển được sản phẩm mới, được thị trường chấp nhận, được tiêu thụvới tốc độ nhanh và đạt hiệu quả cao
Trang 13Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò bảo đảm cho hoạt độngsản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục, bảo đảm đưa hàng hoá và dịch vụcủa doanh nghiệp ra thị trường thị trường sản phẩm thông qua việc tăng sảnlựơng tiêu thụ và đưa sản phẩm mới vào thị trường.
- Chính sách sản phẩm bao gồm:
+ Chính sách chủng loại và cơ cấu sản phẩm
+ Chính sách hoàn thiện và nâng cao các đặc tính, nâng cao chất lượngsản phẩm
+ Chính sách đổi mới và cải tiến sản phẩm
+ Chính sách gắn từng loại sản phẩm với từng loại thị trường tiêu thụ
* Chính sách giá cả (price)
Giá cả của một sản phẩm là sự biểu hiện bằng tiền mà người bán dự địnhthu được từ người mua Việc xác định giá cả của một sản phẩm là rất khó khănbởi vì nó gặp mâu thuẫn lợi ích giữa người mua và người bán, người mua muốnmua được nhiều hàng hoá hơn với chất lượng cao hơn nhưng chỉ phải trả ít tiềnhơn còn người bán thì ngược lại, họ lại muốn thu được nhiều tiền hơn với cùngmột đơn vị hàng háo Để dung hoà được lợi ích giữa người mua và người bánthì doanh nghiệp cần phải xác định xem mức giá như thế nào là hợp lí Mộtmức giá hợp lí sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Việc xác định giá thì có rất nhiều phương pháp nhưng thông thườngngười ta hay sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp định giá dựa vào chi phí
Giá bán = Giá thành + % lãi/giá thành
- Phương pháp định giá dựa vào chi phí biến đổi bình quân
Trang 14Giá bán≥≥ AVCmin + chi phí vận chuyển/sản phẩm
Trong đó AVCmin là chi phí biến đổi/sản phẩm
- Dựa vào phân tích hoà vốn định giá bán≥≥ giá hoà vốn
- Dựa vào người mua: doanh nghiệp phân chia người ra
thành các nhóm khác nhau theo một tiêu chí nào đó và định giá cho
từng nhóm
- Dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp thường có các chính sách giá sau:
- Chính sách giá đối với sản phẩm đang tiêu thụ trên thị
trường hiện có và thị trường mới
- Chính sách giá đối với sản phẩm mới, sản phẩm đã cải tiến
và hoàn thiện trên thị trường hiện tại và thị trường mới
- Chính sách giá đối với sản phẩm tương tự
- Chính sách giá đối với sản phẩm hoàn toàn
* Chính sách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
Phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp được coi là hoạt động quantrọng bao trùm nên các quá trình kinh tế, các điều kiện tổ chức có liên quan đếndòng sản phẩm của doanh nghiệp từ người sản xuất đến người tiêu dùng Dựavào những nét đặc trưng của sản phẩm và của thị trường tiêu thu, doanh nghiệpxây dựng cho mạng lưới phân phối và lựa chọn phương thức phân phối phù hợpvới đặc điểm riêng có của doanh nghiệp Để chính sách phân phối có hiệu quảthì trước tiên doanh nghiệp phải xác định xem sản phẩm của doanh nghiệp đượcđưa tới tay người tiêu dùng theo phương thức nào là hợp lý nhất
Phương thức phân phối rộng khắp là phương thức sử dụng tất cả các kênhphân phối để vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng
Trang 15Phương thức phân phối độc quyền là việc sử dụng một loại phân phối duynhất trên một thị trường nhất định.
Phương thức phân phối có chọn lọc, chọn một số sản phẩm tới tận tayngười tiêu dùng Mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp được thành lập từ mộttập hợp các kênh phân phối với mục đích tiêu thụ sản phẩm
Tuỳ thuộc vào sự tham gia của các trung gian Marketing mà người ta chiathành kênh phân phối trực tiếp hay kênh phân phối gián tiếp
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là hình thức tiêu thụ mà ở đó doanh nghiệp bánthẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các khâutrung gian hoặc thông qua các tổ chức đại lý môi giới Theo hình thức này cácdoanh nghiệp công nghiệp trực tiếp chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm tới tayngười tiêu dùng, thực hiện tiêu thụ theo kênh này cho phép doanh nghiệp thườngxuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, nên biết rõ nhu cầu thị trường,mong muốn của khách hàng và doanh nghiệp thu được những thông tin phản hồi
từ phía khách hàng từ đó doanh nghiệp đề ra các chính sách hợp lý Tuy nhiêntheo phương thức này tốc độ chu chuyển vốn chậm vì phân phối nhỏ lẻ
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp
Kênh phân phối gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà ở đó doanh nhiệp công nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua một số trung gian marketing, ở
Trang 16hình thức này quyền sở hữu sản phẩm được chuyển qua các khâu trung gian từ
đó các khâu trung gian chuyển cho khách hàng, tức là việc thực hiện mua đứt bán đoạn, có ưu điểm là thu hồi vốn nhanh, tiếp kiệm chi phí quản lý, thời gian tiêu thụ gắn, tuy nhiên nó có nhược điểm là làm tăng chi phí bán hàng, tiêu thụ
và khó kiểm soát được các khâu trung gian
Sơ đồ 2.2: kênh tiêu thụ gián tiếp
Do sự phụ thuộc và độc lập tương đối giữa các thành viên trong kênh nênthường xảy ra mâu thuẫn và xung đột trong kênh Để tổ chức và quản lý kênh cóhiệu quả doanh nghiệp phải định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của các thành viên dựatrên năng lực của họ, từ đó chọn cách tổ chức kênh theo hệ thống marketing
* Chính sách xúc tiến
Đây là chính sách nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng
và thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp nó bao gồm hàng loạt nhữnhbiện pháp như, quảng cáo, khuyến mại, giảm giá, quảng cáo, tuyên truyền
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhu cầu về thông tin củasản phẩm ngày càng quan trọng chính sách marketing- mix Ngày nay các hoạtđộng xúc tiến đã trở thành một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu đối với các doanh
Nhà
SX
Ngườibán lẻ
Người tiêu dùng
Ngườibán buôn
Người bán lẻ
bán buôn
Người bán lẻ
Trang 17nghiệp tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải biết sử dụng các biện pháp này mộtcách hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
2.1.2.3.4 Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau bán
* Tổ chức hệ thống kênh phân phối
Để tổ chức hệ thống kênh phân phối phù hợp có tác dụng thúc đẩy hoạtđộng tiêu thụ trong doanh nghiệp công nghiệp Trước tiên phải xác định tínhchất của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất hoặc đang sảnxuất, phải xác định xem nó là hàng hoá tiêu dùng hay hàng hoá tư liệu sản xuấthoặc hàng hoá xa xỉ, nếu là hàng hoá tiêu dùng thì doanh nghiệp nên chọn kênhphân phối gián tiếp, trao quyền cho các nhà phân phối công nghiệp Với hànghoá tư liệu sản xuất là hàng hoá xa xỉ thì các doang nghiệp thường tổ chức kênhphân phối trực tiếp, nhằm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sảnphẩm và thu nhập thông tin về phía cầu Sau khi thiết lập được hệ thống kênhphân phối doanh nhiệp phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm duy trì vàphát huy tác dụng của kênh để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.Vấn đề cốt lõi là việc giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong kênh như thếnào để vừa bảo toàn, duy trì được kênh vừa giải quyết thoả đáng lợi ích của mỗithành viên Do vậy doanh nghiệp phải có chế độ khuyến khích và xử phạt hợp lý
để hoà hợp lợi ích giữa doanh nghiệp với các thành viên và lợi ích giữa cácthanh viên với nhau từ đó tạo ra sự bền vững, lòng trung thành của các thànhviên trong kênh với doanh nghiệp
* Tổ chức hoạt động bán hàng
Để tổ chức hoạt động bán hàng cần xác định số trang thiết bị bán hàng cầnthiết, số lượng nhân viên phục vụ cho công tác bán hàng, do đặc điểm của côngtác bán hàng là hoạt động giao tiếp thương xuyên với khách hàng nên việc lưạchọn nhân viên bán hàng là hoạt động quan trọng nhất Người bán hàng cần cóđầy đủ những điều kện về phẩm chất kỹ năng cần thiết, nghệ thuật ứng xử
Trang 18đồng thời doanh nghiệp cần có chính sách về tiền lương và tiền thưởng và cácchính sách khuyến khích thích hợp với nhân viên nhằm nâng cao chất lượngphục vụ khách hàng Công việc bán không chỉ đòi hỏi có ntrình độ kỹ thuật vàphải có tính nghệ thuật cao, phải bố chí sắp xếp trình bày hàng hoá kết hợp với trangthiết bị sao cho khách hàng dễ nhìn, dễ thấy phù hợp với từng nhóm khách hàng.
* Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán
Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm duy trì và củng cố và mở rộngmhoạt động tiêu thụ sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp nó boa gồm cáchoạt động chính sau: lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành cung cấp các dịch vụthay thế phụ tùng, sửa chữa, cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin thườngxuyên với khách hàng để thu nhập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầucủa khách hàng
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp
2.1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.1.3.1.1 Giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạtđộng tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thịtrường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ Xác định giá đúng sẽ thu hút đượckhách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránhđược ứ đọng, hạn chế thua lỗ Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà cácdoanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng,
và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệpmình Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinhdoanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút kháchhàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hànghóa của doanh nghiệp
Trang 19Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sửdụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong đIều kiện thu nhập củangười dân còn thấp Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí gía cảnhiều trường hợp “ gậy ông sẽ đập lưng ông” không những không thúc đẩy đượctiêu thụ mà còn bị thiệt hại Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranhbằng giá, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một đIềukiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanhnghiệp hiện nay.
2.1.3.1.2 Chất lượng sản phẩm
Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nộitại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc sosánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiệntại nhất định của xã hội
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoảmãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có Trong điều kiện hiện tại chấtlượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụngtrong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” Đây cũng làcon đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốtnhất Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứađựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất
từ các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm củadoanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng vềmình Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của doanh nghiệp vàtin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp Điều đó cho thấy doanhnghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mởrộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 20Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạtđược lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức
là được khách hàng chấp nhận Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phảichú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thếcững chắc của sản phẩm trên thị trường Đồng thời chất lượng sẽ thu hút kháchhàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hànghóa của doanh nghiệp
2.1.3.1.3 Cơ cấu mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanhnghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị rất đa dạng, phong phú, như vậy để đápứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ cấu mặthàng hợp lí, đủ chủng loại Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đápứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.2.1.3.1.4 Các biện pháp quảng cáo
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rấtlớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Quảng cáo nhằm giới thiệusản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ
Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cầnthuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên giaphân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyếnmãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể quảng cáo trênbáo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng v.v để quảng cáo sảnphẩm của mình cho phù hợp nhất
Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanhdoanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưngnội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng khôngnhững không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt Vì vậy khi xây dựng
Trang 21chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động
quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp
2.1.3.1.5 Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng
Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụsản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bánbuôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh đượckhông gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơnnữa nhu cầu của họ Doanh nghiệp thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau:
Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng không qua trung gian, doanh nghiệp tự tổ chức tiêu thụ qua cáccửa hàng bán lẻ của mình
Kênh ngắn: là kênh trong đó doanh nghiệp sử dụng một người trung gian
là người bán lẻ
Kênh dài: là kênh có từ hai người trung gian trở nên trong phân phối.
Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ màdoanh nghiệp đang theo đuổi, vào nguồn lực của doanh nghiệp, vào đặc tính củakhách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh
Để làm tốt việc phân phối doanh nghiệp cần đảm bảo văn minh lịch sự,đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới muahàng hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhậnhàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho kháchhàng ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho kháchhàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơnkhi quyết định tiêu dùng sảncủa doanh nghiệp và do vậy hàng hóa bán sẽ ổnđịnh và nhiều hơn làm tăng việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 222.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu
dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làmcho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên
Yêú tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm
tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh
doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm
Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.
2.1.3.2.2 Số lượng các đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanhnghiệp với nhau Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, sốlượng đối thủ cạnh tranh Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụsản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Ngoàira tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rấtlớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường
2.1.3.2.3 Thị hiếu của người tiêu dùng
Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, cónhư vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêuthụ Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường.Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếuđối với họ
2.1.4 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp
Trang 232.1.4.1.Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận cho doanhnghiệp
Đây là yêu cầu biểu hiện mặt kinh tế và biểu hiện mặt lượng kết quả côngtác bán hàng của doanh nghiệp Lợi nhuận cao là mục tiêu trực tiếp của doanhnghiệp, giưa tăng doanh số và tăng lợi nhuận không phải luôn luôn đồng hướng Nói chung tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh số không luôn luôn cùng tỷ lệ.Thật vậy doanh số không chỉ phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ mà còn phụ thuộcvào chính sách bán hàng và giá thành sản phẩm hàng hóa Trong điều kiện cạnhtranh khốc liệt của thị trường, cái mà doanh nghiệp cần, quan tâm hàng đầu khôngphải là mức lợi nhuận tối đa trong một đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận Mặtkhác doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩmhàng hóa nó tiêu thụ, vào các chính sách kinh tế vỉ mô của nhà nước
2.1.4.2 Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo phát triển thị phần của doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hóa nhằm mở rộng thị trường, khám phá những thị trườngmới, thị trường tiềm năng Mức độ thực hiện yêu cầu này còn phụ thuộc vàonhiều nhân tố, trong đó tập trung nhất là doanh nghiệp phải có khả năng cạnhtranh trên thị trường Thật vậy, để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóatrên thị trường, mở rộng thị trường cho mình và loại bỏ đối thủ cạnh tranh thìdoanh nghiệp cần phải có những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của mình: Lợithế chi phí, lợi thế kinh nghiệm, lợi thế về quy mô, mẫu mã , kiểu dáng, giá bán.Khi doanh nghiệp đã có những lợi thế đó thì cần phải phát huy một cách tối đatrước đối thủ cạnh tranh và không ngừng hạn chế hay đi trước lợi thế cạnh tranhcủa đối thủ, có như vậy mới ngày càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóacuả doanh nghiệp Từ đó làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thi trường 2.1.4.3 Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo tăng tài sản vô hình cho doanh nghiệp
Trang 24Tài sản vô hình của doanh nghiệp ở đây tập trung vào việc làm tăng uytín, tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm hànghóa của doanh nghiệp Điều này thể hiện ở nhiều yếu tố trong đó biểu hiện trựctiếp ở hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp và phù hợp của sản phẩm hàng hóa
mà doanh nghiệp bán ra với yêu cầu của khách hàng: gồm mạng lưới bán, chấtlượng sản phẩm, thái độ bán hàng, cách thức bán hàng, trách nhiệm đến đâu khihàng hóa đã được bán Khách hàng sẽ có thiện cảm hay ác cảm đối với sảnphẩm của doanh nghiệp, mỗi khi nhắc tới doanh nghiệp Xét về lâu dài, chínhnhờ xây dựng phát triển tài sản vô hình đã tạo nên cơ sở nền tảng vững chắc cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
2.1.4.4 Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng
Khi tiêu thụ song hàng hóa, không có nghĩa doanh nghiệp hết trách nhiệmđối với hàng hóa đó Việc tiêu thụ hàng hóa kế tiếp có thuận lợi hay không phụthuộc vào việc thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng đến đâu doanh nghiệpphục vụ khách hàng đảm bảo về chất lượng hàng hóa chủng loại, số lượng,phong cách phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu của kháchhàng đối với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
Khi hàng hóa được tiêu thụ nhiều có nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiệntốt dịch vụ đối với khách hàng, tạo niềm tin đối với khách
2.2 Cở sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình tiêu thụ bia của một số nước trong khu vực
Ngày nay, với sự lớn mạnh của nền kinh tế thì nhu cầu “ ăn ngon, mặcđẹp” đã không ngừng tăng lên Với những nước phát triển nhu cầu về hàng hoáchất lượng cao ngày càng tăng, những nước phát triển và những nước có dân sốđông có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc… nhu cầu về nước giảikhát, đặc biệt là các loại bia ở những nước này cao, cung không đủ cầu vì vậy họcòn nhập khẩu từ những nước khác
Trang 25Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cũng cho rằngchâu Á là khu vực tiêu thụ nhiều bia nhất trên toàn cầu, với mức tăng trưởngtrung bình hàng năm là 8% trong giai đoạn năm 2003 đến năm 2008.
Giới phân tích cho rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa tiêu thụrượu bia và tăng trưởng sản lượng đầu ra của ngành này, báo trước một tương laiđầy triển vọng cho các tập đoàn giải khát khi nền kinh tế đang hồi phục
Trung Quốc là thị trường bia lớn nhất thế giới, trong khi thị trường này ở
Ấn Độ tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm Mức tiêu thụ bia rượu tính theo đầungười ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 37,8 lít năm 2008 lên hơn 53 lít vào năm
2013, thị trường bia ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng hai con số trong những nămtới và mức tăng trưởng sẽ lớn hơn nhiều so với các loại rượu khác
Cùng với Singapore và Philippines, Thái Lan đều có doanh số bán biatăng năm 2008 Euromonitor International dự báo, tăng trưởng khối lượng ở cácthị trường bia châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt tăng trưởng của cả thị trườngbia thế giới trong những năm tới
Vì thế, hiện nay các tập đoàn giải khát chịu cảnh doanh số tụt giảm ở châu
Âu, Nhật Bản, Mỹ đã tăng cường hoạt động ở châu Á trong vài tháng qua, đặcbiệt là khi tiêu thụ bia rượu ngày càng tăng trên toàn châu Á Các tập đoàn nàyđang đặc biệt chú trọng vào hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ do thu nhập ởhai quốc gia này đang tăng lên
2.2.2 Tình hình tiêu thụ bia ở Việt nam
Do đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam là một nước nông nghiệp nên đãđến với nghành sản xuẩt và tiêu thụ bia muộn hơn so với một số nước trên thếgiới Tuy nhiên gần đây, nghành sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam đang cóchiều hướng đi lên và phát triển khá rộng rãi
Trang 26Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,9% trong năm 2009, giảm sovới mức trung bình ấn tượng hàng năm là 7,2%/năm của 10 năm trước đâynhưng tình hình kinh doanh bia ở Việt Nam vẫn vượt mức dự kiến Dự báo mứctăng trưởng kinh doanh của ngành bia trong nước về mặt số lượng sẽ đạt từ4,5%/năm trở lên trong ngắn hạn kể từ năm 2009 trở đi.
Một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy,môi trường kinh tế toàn cầu chưa có nhiều triển vọng sáng sủa rõ nét và sự giảmnhu cầu đang tạo thế nặng đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuấtkhẩu của Việt Nam, do đó cũng có ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng củacác ngành sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có ngànhcông nghiệp đồ uống Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng gần đây đã giảmxuống mức 84,5 điểm, từ mức 97,1 điểm vào tháng 10/2008, và có tác độngmạnh tới các mặt hàng thực phẩm và đồ uống không thiết yếu Mặc dù vậy,người tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nhóm lạc quannhất trên thế giới khi cho rằng Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng suy giảmkinh tế hiện tại trước thời điểm cuối năm 2009 Điều này tạo nên những cơ sởlạc quan cho phát triển các ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng ở Việt Nam, trong
đó có ngành sản xuất bia
Cuối quý II năm nay, các nhà sản xuất bia trong nước hiện đã đề cập đếnkhả năng gấp đôi lượng hàng cung cấp cho thị trường so với cùng kỳ năm 2008đồng thời tăng giá bán lẻ do xét thấy thị trường đang có nhu cầu mạnh đối vớicác sản phẩm bia nội địa và liên doanh Vào tháng 6/2009, đơn vị sản xuất bialớn thứ 2 của Việt Nam là Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội(HABECO) đã tăng công suất sản xuất hàng ngày từ 160.000 lít lên 180.000 lítvới sản lượng đạt tới 200.000 lít vào một số ngày có mức tiêu thụ cao điểm
Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 18lít/năm, bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6-1/7 so với Ireland, Đức, Séc
Trang 27Tuy nhiên, mức này dự kiến sẽ đạt tới 28 lít/năm vào năm 2010, hứa hẹn mộttiềm năng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước Điều này là nhờtriển vọng nền kinh tế đất nước đang nhanh chóng thoát dần khỏi khủng hoảng,mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống(chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nôngthôn… Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệungười vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân Điều này cũng góp phầnkhiến ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy mô thị trường, từ đó đẩymạnh lượng và doanh số tiêu thụ
Thực tế cho thấy, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh và vững, sảnlượng bia ở Việt Nam cũng đã tăng theo, từ mức 1,29 tỷ lít năm 2003 lên 1,37 tỷlít năm 2004; 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít năm 2006; 1,9 tỷ lít năm 2007 và trên
2 tỷ lít năm 2008 Dự báo đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt2,7 tỷ lít, tăng 45% so với năm 2007 và tăng hơn con số 2,5 tỷ lít do Bộ Côngnghiệp (nay là Bộ Công Thương) ước tính vào thời điểm năm 2004 tại Quyhoạch tổng thể phát triển ngành bia đến năm 2010
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắpcác tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng Trong số này, có hơn 20nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm
Hiện nay, các hãng bia trong nước và nhiều hãng nước ngoài cũng tíchcực trong việc mở rộng sản xuất và tiếp thị bia tới thị trường đầy hấp dẫn ở ViệtNam với nhiều dự án có quy mô lớn Đặc biệt Trong một báo cáo về lĩnh vựcthực phẩm và đồ uống của Việt Nam trong quí đầu năm nay, Công ty Theo dõiDoanh nghiệp Quốc tế – gọi tắt là BMI, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu,cho hay bia ở Việt Nam sẽ là loại đồ uống chủ lực trong ngành công nghiệp thứcuống vì doanh số bán bia trong năm 2008 ở Việt Nam chiếm 97,9% trong tổng
Trang 28doanh thu trong lĩnh vực đồ uống Cũng theo dự báo của BMI thì doanh số bánbia có phần chắc sẽ tăng trưởng mạnh nhất với mức 48,6% trong giai đoạn từnăm 2008 đến năm 2013 do các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ mởrộng đầu tư trong lĩnh vực này Nhiều hãng bia và nước giải khát nổi tiếng thếgiới đã đầu tư vào Việt Nam trong năm nay, trong đó các hãng Carlsberg,Heineken, Tiger và San Miguel.
Đại công ty nước giải khát Hoa Kỳ Anheuser-Busch cũng đưa sản phẩmbia nổi tiếng Budweiser và thị trường Việt Nam
Hãng bia Carlsberg của Đan Mạch hôm thứ Năm cũng cho hay họ dự kiến
sẽ tăng cường khối lượng sản phẩm hàng năm lên cao hơn so với mức tăngtrưởng của thị trường Việt Nam từ 6%-8% một năm
Hãng cũng cho hay đã đạt được một thỏa thuận với công ty nước giải khátHABECO của Việt Nam để tăng cổ phần từ 16,07% lên 30%
Theo Bộ Công thương Việt Nam thì ngành bia, rượu và nước ngọt chiếm21% tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống và chiếm 4,56%tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và trong một tương lai không xa,Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường thế giới
II Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài em tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp sauđây với 12 mẫu điều tra:
1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp : là nguồn số liệu có sẵn, liên quan đến đề tainhư: sách báo, tạp chí, văn kiện, niên giám thống kê, báo cáo của công ty,Internet…
- Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra thực tế, phỏng vấn:
+ Giám đốc công ty: Tình hình tiêu thụ sản phẩm bia ở địa bàn Hà Tĩnh
Trang 29so với các địa bàn khác trong khu vực như thế nào? So với kế hoạch đề ra thì đãđạt hay chưa? Nếu chưa thì sắp tới công ty có những định hướng như thế nào vànếu như vượt mức kế hoạch thì công sẽ có những hỗ trợ phát triển ra sao?
+ Trưởng phòng kinh doanh: Các hình thức quảng bá sản phẩm của công
ty trên địa bàn Hà Tĩnh thu được hiệu quả như thế nào? Tình hình tiêu thụ sảnphẩm trên địa bàn Hà Tĩnh hiện đang gặp phải những khó khăn gì? Những địnhhướng của phòng kinh doanh để thúc đẩy tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh trongthời gian tới ra sao?
+ Các đại lý đang tiêu thụ sản phẩm bia của công ty gồm các đại lý cấp I,cấp II : Tình hình tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn Hà Tĩnh so với cácloại bia khác như thế nào? Những khó khăn mà các đại lý gặp phải khi tiêu thụsản phẩm của công ty?
+ Người tiêu dùng: Những ích lợi mà người tiêu dùng được hưởng khitiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn là gì? So với các loại sản phẩm bia khác thì chấtlượng sản phẩm bia Sài Gòn như thế nào? Sự hiểu biết về sản phẩm bia Sài Gòncủa công ty được bao nhiêu?
+ Thời gian phỏng vấn từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010
2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được tôi sử lý bằng máy tính bỏ túi và trên máy vi tính(phần mềm Execl)
3 Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp phân tích kinh tế là phương pháp tiến hành phân tích các chỉtiêu và đưa ra số liệu đúng về tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu
4 Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố nhằm thấy được mức độ cơcấu các chỉ tiêu trên các điều kiện khác nhau, trên cơ sở đó đánh giá những mặtthuận lợi hay khó khăn, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối
Trang 305 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những người tiêu dùng, cácđại lý, người bán buôn, những chuyên gia kinh tế…vì đó là những người trựctiếp tiêu dùng sản phẩm, trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường, những người cónhững kiến thức sâu rộng về kinh tế
6 Phương pháp dự báo
Dự báo nhu cầu của thị trường là ước tính khả năng tiêu thụ của thị trườngtrong tương lai Do nhu cầu về một loại sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếutố: giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm
Dự báo đóng vai trò rất quan trong trong việc đề ra kế hoạch sản xuấtcũng như kế hoạch tiêu thụ của một doanh nghiệp Nếu dự báo đúng sẽ tránhđược sự tồn đọng của hàng hoá, doanh thu tăng, ngược lại nếu dự báo sai sẽ dẫnđến ứ đọng vốn, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ
Trang 31PHẦN IIIKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khái quát về công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Chi nhánh phân phối sản phẩm bia Sài Gòn ở Bắc Trung Bộ trực thuộcTổng công ty bia Sài Gòn được thành lập từ năm 1995 Với cơ chế làm việc kếhoạch, chỉ đạo từ trên do Tổng công ty trong Sài Gòn thực hiện nên việc hoạtđộng kinh doanh mang tính chất thụ động, vẫn trì trệ, không nâng cao hiệu quả hoạtđộng thương mại Chi nhánh không năng động trong nền kinh tế mới nên kém pháttriển không mở rộng thị trường trên các tỉnh miền Bắc và miền Trung Trong khi
đó các hãng bia mới xuất hiện đã xâm nhập vào thị trường ngày càng ồ ạt
Trước sức ép của thị trường và đảm bảo sự tồn tại của chi nhánh Các nhàquản lý quyết định thành lập Công ty cổ phần thương mại thay thế chi nhánhbán buôn sản phẩm bia Sài Gòn Chuyển đổi chi nhánh thành Công ty cổ phầnnhằm gắn lợi ích của chi nhánh với các thành viên hoạt động thương mại tại đây,
để huy động hết khả năng tự chủ về hoạt động kinh doanh thương mại Nâng cao
Trang 32sự năng động, tiếp cận thị trường, hiệu quả, chính xác đáp ứng nhu cầu tiêu thụsản phẩm của người tiêu dùng
Công ty cổ phần thương mại SABECO Bắc Trung Bộ được thành lập vàongày 24 – 03 – 2006 Dựa trên cơ sở là chi nhánh phân phối sản phẩm của Tổngcông ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn trên các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
- Công ty được thành lập theo số 30/2006 ngày 24/03/2006 của Hội đồngquản trị Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn về việc chuyển đổi chinhánh sang Công ty cổ phần
- Nghành nghề đăng ký kinh doanh: Kinh doanh thương mại
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2703000852 do Sở kế hoạch vàđầu tư Nghệ An cấp
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SABECO BẮC
- Để thuận tiện cho hoạt động tiêu thụ, Công ty đã thành lập hai chi nhánhtại Thanh Hoá và Quảng Trị Các chi nhánh từ đó xây dựng hình thành nên cácđại lý cấp I, cấp II tại các tỉnh thành, huyện, xã thuộc vùng thị trường đã phântheo quy định, hình thành một mạng lưới bán buôn, bán lẻ dày đặc khắp địa bànBắc Trung Bộ
Trang 33thương mại SABECO Bắc Trung Bộ
3.1.2.1 Đặc điểm hoạt động
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
- Nghành nghề kinh doanh:
+ Mua bán rượu, bia, nước giải khát
+ Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, kho bãi và vận tải hàng hoá
- Lĩnh vực kinh doanh: Là loại hình doanh nghiệp thương mại chuyênnhập các loại sản phẩm bia của tổng công ty bia Sài Gòn Từ đó phân phối ở cácthị trường Bắc Trung Bộ đến tay người tiêu dùng thông qua các chi nhánh, cácđại lý cấp I, cấp II Tuy nhiên, công ty chỉ cung ứng hàng hoá cho đại lý cấp I,các đại lý cấp I cung cấp hàng cho các đại lý cấp II và người tiêu dùng vì vậycông ty chỉ có một hình thức bán hàng là bán buôn
Công ty chỉ bán buôn cho các đại lý sau khi đã ký kết hợp đồng làm đại lývới Công ty
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Cung cấp các sản phẩm bia độc quyền của Tổng công ty bia Sài Gòn chothị trượng Bắc Trung Bộ
- đảm bảo quản lý và sử dụng vốn hợp lý, kinh doanh có lãi
- Quản lý và đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ nghiệp vụ.Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Hình thành mạng lưới bán buôn thật vững vàng trên thị trượng, ngàycàng khẳng định vị trí của bia Sài Gòn trên thị trường Bắc Trung Bộ
Trang 34Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý Công ty cổ phần thương mại SABECO Bắc
ty thông qua bộ máy quản lý Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước công
ty trong các hoạt động đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động của công ty
+ Phó giám đốc là người được giám đốc uỷ quyền cùng giám đốc quản lýcông ty
- Các phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức kinh doanh, phòng maketing,phòng kế toán, các chi nhánh mà công ty thành lập
+ Phòng tổ chức kinh doanh: Dưới sự chỉ đạo của giám đốc để xây dựng
kế hoạch kinh doanh trong từng tháng, từng kỳ kinh doanh, chiến lược lâu dàinhằm mục đích giữ vững và không ngừng rộng thị trường Đảm bảo hiệu quảkinh doanh của công ty trong từng thời kỳ cụ thể
Ngoài ra, phòng tổ chức còn đảm nhiệm các việc sau:
Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức đàotạo, tuyển mộ và tuyển dụng lao động Trưởng phòng hành chính có chức năngchủ yếu sau:
Trang 35Thực hiện chức năng tài chính quản trị, trợ giúp cho giám đốc điều hànhsản xuất.
Sắp xếp nơi làm việc hội họp, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm
Thực hiện công tác tổ chức, thực hiện công tác nhân sự, chế độ chính sáchđối với người lao động,công tác đào tạo cán bộ kế cận,công tác tiền lương vàbảo hộ lao động
+ Phòng Marketing:
*Có nhiệm vụ tìm hiểu, tiếp cận, mở rộng thị trường mới
*Tìm các phương thức quảng cáo sản phẩm, nâng cao thương hiệu bia SàiGòn trên thị trường luông theo dõi tình hình hoạt động của các đại lý, cung cấpthông tin cần thiết về chất lượng sản phẩm:
*Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm
*Tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã, bao bì của sản phẩm
*Tổ chức nghiên cứu chiến lược khuyến mãi nhằm tăng cường khả năngcạnh tranh của sản phẩm
*Tham gia tư vấn điều tiết giá cả cho lãnh đạo công ty
*Thiết kế kiểm tra các chương trình kích thích tiêu thụ
*Duy trì mối quan hệ với các đại lý cấp I
*Quản lý hàng tồn đọng tại các đại lý cấp I
*Quản lý và cấp phát các loại hàng hoá phục vụ quảng cáo - khuyến mại
*Kiểm tra giám sát hoạt động tiêu thụ của người tiêu dùng Không ngừngbáo cáo các biến cố thay đổi thị trường, cung cấp thông tin về tiềm năng thị trườngmới để các nhà quản lý có các quyết định và phương án kinh doanh hợp lý
+ Phòng kế toán:
Trang 36*Chiu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời, trung thực, hợp lý
về mọi hoạt động trong công ty
*Theo dõi tài sản của công ty, hạch toán kinh doanh theo chế độ hướngdẫn của Tổng công ty bia Sài Gòn và chế độ sổ kế toán hiện hành
*Cung cấp kịp thời cá số liệu kế toán cho phòng giám đốc và phòng kinhdoanh, giúp các nhà quản lý kiểm tra và giám sát tài sản và đưa ra các quyết
định đúng đắn trong chiến lược phát triển công ty
*Kiểm tra, giám sát và tổng hợp các số liệu từ các chi nhánh của công ty
*Chịu trách nhiệm cân đối tài chính kế toán, đảm bảo an toàn vốn sảnxuất kinh doanh theo chế độ hướng dẫn của Tổng công ty bia Sài Gòn và chế độ
sổ kế toán hiện hành
*Thực hiện xây dựng các mức chi phí của công ty
*Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tài chính
+ Phòng tổ chức kinh doanh:
Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức đàotạo, tuyển mộ và tuyển dụng lao động Trưởng phòng hành chính có chức năngchủ yếu sau:
Thực hiện chức năng tài chính quản trị, trợ giúp cho giám đốc điều hànhsản xuất
Sắp xếp nơi làm việc hội họp, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm
Thực hiện công tác tổ chức, thực hiện công tác nhân sự, chế độ chínhsách đối với người lao động,công tác đào tạo cán bộ kế cận,công tác tiền lương
Trang 37Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009
Ðơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 BQ
Trang 38- Doanh thu: So với doanh thu năm 2007 thi năm 2008 có phần tăngnhanh, tăng 268,23% Còn năm 2009 cũng tăng khá nhanh so với năm 2008,tăng 209,11%.
- Lợi nhuận: Mặc dù thời gian đi vào kinh doanh chưa lâu nhưng công ty
đã cố gắng không ngừng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm chi phí hợp lýdẫn đến lợi nhuận của công ty tăng nhanh So với năm 2007 thì lợi nhuận năm
2008 tăng 314,61% Năm 2009 so với 2008 có phần tăng nhanh hơn những nămtrước 355,64% điều này có thể do tốc độ tăng các chi phí năm 2009/2008 giảmxuống so với tốc độ tăng chi phí của năm 2008/2007
3.1.3.2 Ðánh giá một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTM SABECO
Năm 2009
So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 BQ
Doanh Thu
9.846 26.410 55.227 268.23 209.11 263.83Lợi Nhuận
1.608 5.059 17.992 314.61 355.64 334.49
Trang 39Qua bảng 2 trên ta nhận thấy rằng: Tình hình kinh doanh của công ty CPTMSABECO Bắc Trung Bộ tiến triển theo xu hương tốt điều đó được thể hiện quadoanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) mà công ty có được Doanh thu vàLNST của công ty tăng và tăng nhanh đặc biệt là năm 2008, 2009.
- Đánh giá kết quả về doanh thu:
+ Doanh thu năm 2008/2007: Tổng doanh thu năm 2008 tăng và tăngnhanh so với năm 2007 là 168%, tương ứng với số tiền là 16,564 tỷ đồng
+ Doanh thu năm 2009/2008: Tổng doanh thu của năm 2009 tiếp tục tăngvới một tốc độ đáng kể so với năm 2008 với số tiền là 28,817 tỷ đồng tương ứngvới 109,11%
Do tình hình biến động giá cả của công ty hầu như rất ít nên tổng doanhthu tăng vọt và hoàn thành tiêu thụ sản phẩm vượt mức kế hoạch chủ yếu là dothị trường được mở rộng, sản lượng tiêu thụ của các địa bàn thuộc khu vực BắcTrung Bộ tăng cao
- Đánh giá kết quả về lợi nhuận:
Qua bảng 2 ta nhận thấy rằng: LNST của công ty qua 3 năm 2007, 2008,
2009 tăng và tăng nhanh
+ LNST của năm 2008 tăng 3,451 tỷ đồng tương ứng với 214,61% so vớinăm 2007
+ LNST của năm 2009 so với 2008 tiếp tục tăng nhanh vượt chỉ tiêu là255,64% tương ứng với số tiền là 12,933 tỷ đồng
Ta có thể tính đựoc doanh lợi tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Năm 2007: 19..608846 = 0.1633= 16,33%
Trang 40- Năm 2008:
5.059 26.41 = 0.1916= 19,16%
- Năm 2009: 17.992
55.227 = 0.3258= 32,58%
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty tăng Tuynhiên những nguyên nhân sau là chủ yếu:
+ Do thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng
và sản lượng bia tiêu thụ ngay càng tăng
+ Các chương trình hỗ trợ tiêu thụ ngày càng nhiều, thu hút được lượngkhách hàng ngày càng lớn
+ Do các chính sách kích cầu của Chính phủ nên tình hình tài chính củacác bạn hàng của Công ty đều rất ổn định và phát triển nhanh Tình hình thanhtoán công nợ rất tốt
3.1.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 3.3: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%) 2008/200
6 TSLN/TV (=2:3) 0.089 0.106 0.268 119.10 152.83 134.91
( Nguồn: Phòng Kế Toán)