Cở sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia của công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tại địa bàn Hà Tĩnh" ppsx (Trang 24 - 28)

I. Tổng quan tài liệu

2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Tình hình tiêu thụ bia của một số nước trong khu vực

Ngày nay, với sự lớn mạnh của nền kinh tế thì nhu cầu “ ăn ngon, mặc đẹp” đã không ngừng tăng lên. Với những nước phát triển nhu cầu về hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng, những nước phát triển và những nước có dân số đông có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc… nhu cầu về nước giải khát, đặc biệt là các loại bia ở những nước này cao, cung không đủ cầu vì vậy họ còn nhập khẩu từ những nước khác.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cũng cho rằng châu Á là khu vực tiêu thụ nhiều bia nhất trên toàn cầu, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8% trong giai đoạn năm 2003 đến năm 2008.

Giới phân tích cho rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa tiêu thụ rượu bia và tăng trưởng sản lượng đầu ra của ngành này, báo trước một tương lai đầy triển vọng cho các tập đoàn giải khát khi nền kinh tế đang hồi phục.

Trung Quốc là thị trường bia lớn nhất thế giới, trong khi thị trường này ở Ấn Độ tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm. Mức tiêu thụ bia rượu tính theo đầu người ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 37,8 lít năm 2008 lên hơn 53 lít vào năm 2013, thị trường bia ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng hai con số trong những năm tới và mức tăng trưởng sẽ lớn hơn nhiều so với các loại rượu khác.

Cùng với Singapore và Philippines, Thái Lan đều có doanh số bán bia tăng năm 2008. Euromonitor International dự báo, tăng trưởng khối lượng ở các thị trường bia châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt tăng trưởng của cả thị trường bia thế giới trong những năm tới.

Vì thế, hiện nay các tập đoàn giải khát chịu cảnh doanh số tụt giảm ở châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đã tăng cường hoạt động ở châu Á trong vài tháng qua, đặc biệt là khi tiêu thụ bia rượu ngày càng tăng trên toàn châu Á. Các tập đoàn này đang đặc biệt chú trọng vào hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ do thu nhập ở hai quốc gia này đang tăng lên.

2.2.2. Tình hình tiêu thụ bia ở Việt nam

Do đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam là một nước nông nghiệp nên đã đến với nghành sản xuẩt và tiêu thụ bia muộn hơn so với một số nước trên thế giới. Tuy nhiên gần đây, nghành sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam đang có chiều hướng đi lên và phát triển khá rộng rãi.

Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,9% trong năm 2009, giảm so với mức trung bình ấn tượng hàng năm là 7,2%/năm của 10 năm trước đây nhưng tình hình kinh doanh bia ở Việt Nam vẫn vượt mức dự kiến. Dự báo mức tăng trưởng kinh doanh của ngành bia trong nước về mặt số lượng sẽ đạt từ 4,5%/năm trở lên trong ngắn hạn kể từ năm 2009 trở đi.

Một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, mụi trường kinh tế toàn cầu chưa cú nhiều triển vọng sỏng sủa rừ nột và sự giảm nhu cầu đang tạo thế nặng đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Việt Nam, do đó cũng có ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng của các ngành sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có ngành công nghiệp đồ uống. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng gần đây đã giảm xuống mức 84,5 điểm, từ mức 97,1 điểm vào tháng 10/2008, và có tác động mạnh tới các mặt hàng thực phẩm và đồ uống không thiết yếu. Mặc dù vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nhóm lạc quan nhất trên thế giới khi cho rằng Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại trước thời điểm cuối năm 2009. Điều này tạo nên những cơ sở lạc quan cho phát triển các ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng ở Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất bia.

Cuối quý II năm nay, các nhà sản xuất bia trong nước hiện đã đề cập đến khả năng gấp đôi lượng hàng cung cấp cho thị trường so với cùng kỳ năm 2008 đồng thời tăng giá bán lẻ do xét thấy thị trường đang có nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm bia nội địa và liên doanh. Vào tháng 6/2009, đơn vị sản xuất bia lớn thứ 2 của Việt Nam là Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã tăng công suất sản xuất hàng ngày từ 160.000 lít lên 180.000 lít với sản lượng đạt tới 200.000 lít vào một số ngày có mức tiêu thụ cao điểm.

Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 18 lít/năm, bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6-1/7 so với Ireland, Đức, Séc.

Tuy nhiên, mức này dự kiến sẽ đạt tới 28 lít/năm vào năm 2010, hứa hẹn một tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước. Điều này là nhờ triển vọng nền kinh tế đất nước đang nhanh chóng thoát dần khỏi khủng hoảng, mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông thôn… Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân. Điều này cũng góp phần khiến ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy mô thị trường, từ đó đẩy mạnh lượng và doanh số tiêu thụ.

Thực tế cho thấy, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh và vững, sản lượng bia ở Việt Nam cũng đã tăng theo, từ mức 1,29 tỷ lít năm 2003 lên 1,37 tỷ lít năm 2004; 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít năm 2006; 1,9 tỷ lít năm 2007 và trên 2 tỷ lít năm 2008. Dự báo đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít, tăng 45% so với năm 2007 và tăng hơn con số 2,5 tỷ lít do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ước tính vào thời điểm năm 2004 tại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia đến năm 2010.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.

Hiện nay, các hãng bia trong nước và nhiều hãng nước ngoài cũng tích cực trong việc mở rộng sản xuất và tiếp thị bia tới thị trường đầy hấp dẫn ở Việt Nam với nhiều dự án có quy mô lớn. Đặc biệt Trong một báo cáo về lĩnh vực thực phẩm và đồ uống của Việt Nam trong quớ đầu năm nay, Cụng ty Theo dừi Doanh nghiệp Quốc tế – gọi tắt là BMI, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, cho hay bia ở Việt Nam sẽ là loại đồ uống chủ lực trong ngành công nghiệp thức uống vì doanh số bán bia trong năm 2008 ở Việt Nam chiếm 97,9% trong tổng

doanh thu trong lĩnh vực đồ uống. Cũng theo dự báo của BMI thì doanh số bán bia có phần chắc sẽ tăng trưởng mạnh nhất với mức 48,6% trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 do các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này. Nhiều hãng bia và nước giải khát nổi tiếng thế giới đã đầu tư vào Việt Nam trong năm nay, trong đó các hãng Carlsberg, Heineken, Tiger và San Miguel.

Đại công ty nước giải khát Hoa Kỳ Anheuser-Busch cũng đưa sản phẩm bia nổi tiếng Budweiser và thị trường Việt Nam.

Hãng bia Carlsberg của Đan Mạch hôm thứ Năm cũng cho hay họ dự kiến sẽ tăng cường khối lượng sản phẩm hàng năm lên cao hơn so với mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam từ 6%-8% một năm.

Hãng cũng cho hay đã đạt được một thỏa thuận với công ty nước giải khát HABECO của Việt Nam để tăng cổ phần từ 16,07% lên 30%.

Theo Bộ Công thương Việt Nam thì ngành bia, rượu và nước ngọt chiếm 21% tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống và chiếm 4,56%

tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia của công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tại địa bàn Hà Tĩnh" ppsx (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w