II. Phương pháp nghiên cứu
3.3 Thực trạng hoạt động tiêu thụ tại công ty CPTM SABECO trên địa bàn Hà Tĩnh
bộ như sau:
- Lực lượng lao động của công ty trên địa bàn Hà Tĩnh tương đối là trẻ. Số lượng lao động từ 30-35 chiếm 42,86% là tương đối trẻ, số lao động này là một nhân tố tích cực góp phần cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới sẽ tăng trưởng tốt bởi họ có thâm niên trong nghề và những kinh nghiệm quý báu sau một thời gian khá dài gắn bó với công ty.
- Trình độ học vấn của đội ngũ lao động tuy là chưa cao ( trình độ 12/12 chiếm 42,86%) nhưng hàng năm công ty đã bố trí cho một số nhân viên
đi học các lớp đào tạo ngắn và dài hạn tại một số trường Đại học cũng như các trường kinh tế.
3.3 Thực trạng hoạt động tiêu thụ tại công ty CPTM SABECO trên địa bàn Hà Tĩnh Hà Tĩnh
Với thời gian xuất hiện trên thị trường Hà Tĩnh chưa lâu thì công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tuy chưa thể chi phối thị trường như mong muốn nhưng bước đầu thị trường nước giải khát Hà Tĩnh đã và đang thích ứng với sản phẩm bia Sài Gòn của công ty.
3.3.1. Tình tiêu thụ của Công ty CPTM SABECO Bắc trung Bộ
3.3.1.1. Tình hình cung - cầu đối với bia Sài Gòn * Cầu về bia Sài Gòn
Vì hoạt động ở phần thị trường bình dân lên lượng khách hàng có nhu cầu về bia của Công ty ngày càng lớn. Ngoài việc lựa chọn về giá, khách hàng còn ưa thích hương vị đặc trưng của bia Sài Gòn, uy tín của Công ty ngày càng lớn khi xu hướng người tiêu dùng đang trở lại với "hàng quốc doanh" và là đối với hàng công nghệ thực phẩm. Cầu về bia tăng mạnh qua các năm. Có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là cầu về bia các tháng trong năm lại tương đối ổn định. Hiện tượng này được giải thích dưới hai góc độ:
+ Về phía Công ty: Do Công ty ký hợp đồng mua bán với các đại lý cấp I theo năm, nên sản lượng được phân bố theo các tháng. Nếu vào tháng ế ẩm mà các đại lý vẫn trung thành thì những tháng tiếp sau (tháng khan hiếm) đại lý sẽ được nhận số hàng căn cứ vào tháng trước đó. Vào những tháng cầu tăng, cung không đáp ứng kịp. Khi đó giá cả trên thị trường sẽ tăng, các nhà bán sỉ sẽ tăng thêm lợi nhuận do họ bán được giá cao mà chỉ phải trả giá mua của Công ty như cũ. Như vậy, vì mục đích lâu dài, buộc các nhà bán sỉ phải theo đuổi mức sản lượng tối đa mà họ nhận được sự cung cấp từ Công ty.
+ Về phía thị trường: Vào mùa Đông, nhu cầu tiêu dùng bia khách hàng nhỏ lẻ giảm, song lại đúng vào mùa cưới nên sản lượng tiêu thụ vào các tháng này không bị biến động mạnh. Vào mùa hè, với thời tiết khắc nghiệt của địa bàn Hà Tĩnh thì sản lượng tiêu thụ bia tăng lên rõ rệt nhất là vào tháng 5,6,7. Vào tháng 2, 3 sản lượng tiêu thụ bị giảm là do tình trạng chung của ngày "8/3". Một mặt cần lưu ý nữa là tháng 12, 1 đúng vào dịp tết Nguyên đán, khi mà nhu cầu tiêu dùng bia lon của Công ty tăng đột biến mà doanh số của Công ty vẫn ổn định, điều này phản ánh cầu về bia của Công ty ít biến động do ảnh hưởng của cơ cấu. Như vậy, trong tương lai Công ty nên cơ cấu lại mặt hàng, tăng sản lượng bia lon, không nên bỏ phí các thị trường này, vì nế đẩy mạnh tiêu thụ vào ngày Tết sẽ đem hai cái lợi cho Công ty đó là lợi nhuận và lợi ích trong việc tạo hình ảnh về sản phẩm của Công ty.
Nhu cầu về bia tăng nhanh trong khi cung không đáp ứng được kịp thời, có tháng Công ty chỉ có khả năng cung cấp được 90% hợp đồng đã ký. Điều này dễ gây ra rối loạn trên thị trường về giá cả. Đầu năm 2007 Công ty đang triển khai kế hoạch nâng công suất hiện có lên 100 triệu lít/năm. Tuy nhiên dự án này phải đến năm 2008 , 2009 mới có thể đưa vào khai thác sử dụng được.
Hiện nay, ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ thì Hà Tĩnh được coi là thị trường khó tính nhất đối với sản phẩm bia Sài Gòn. Sau thời gian nghiên cứu về thị trường Hà Tĩnh công ty đã vạch ra các nguyên nhân sau:
- Điều kiện kinh tế của Hà Tĩnh đang còn gặp nhiều khó khăn vì là một tỉnh nghèo của Việt Nam, sống hầu hết dựa vào nông nghiệp, tuy đang từng bước đi lên nhưng điều kiện kinh tế là một phần ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn của công ty.
- Sự hiểu biết của người dân Hà Tĩnh về bia Sài Gòn còn quá ít ỏi. Mặc dù sản phẩm bia Sài Gòn đã có tiếng trên thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài đã lâu nhưng đối với thị trường Hà Tĩnh, một thị trường chiếm đa số là nông thôn thì việc được tiếp xúc với sản phẩm bia Sài Gòn chỉ mới trong thời gian gần đây. Mặt khác, tình hình quảng bá sản phẩm của công ty bị chi phối bởi Tổng công ty nên việc quảng bá sản phẩm trên thị trường Hà Tĩnh còn rất ít và có chăng thì sản phẩm mà họ biết đến là thương hiệu SABECO chứ rất ít người tiêu dùng có thể hiểu đó là quảng bá cho sản phẩm bia Sài Gòn.
- Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất mà công ty gặp phải đó là đối thủ cạnh tranh và đối thủ đáng gờm của công ty chính là công ty bia Huế ( Bia HuDa ). Với sự tồn tại lâu đời của sản phẩm bia HuDa trên thị trường Hà Tĩnh thì chiếm lĩnh thị trường Hà Tĩnh cho sản phẩm bia Sài Gòn là một việc vô cùng khó khăn. Với những hoạt động tiêu thụ sản phẩm linh động, nhanh nhạy và biết đánh vào tâm lý người tiêu dùng của công ty bia Huế thì
sản phẩm bia Huế ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đến hiện nay trên thị trường Hà Tĩnh cũng đã xuất hiện nhiều loại bia nhưng sản phẩm bia được đánh giá là đối thủ tiềm năng của công ty bia Saig Gòn vẫn là sản phẩm bia Hà Nội của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. Với chất lượng sản phẩm được đánh giá là tốt, giá cả tuy có hơi cao so với các sản phẩm bia khác nhưng vẫn được ưa thích và đối tượng ưa thích là tầng lớp công chức, các đối tượng có kinh tế khá giả….
3.3.1.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty 3.3.1.2.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian :
Bia là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân lao động. Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu công nghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch... Bia là sản phẩm mang tính mùa vụ biểu hiện là tiêu thụ mạnh vào mùa hè còn mùa đông thì nhu cầu thị trường giảm đi. Do đó điều kiện về nhiệt độ thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thường khi mùa lạnh sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm và giảm đang kể . Mùa hè nóng nực lại có nhiều sản phẩm mát thay thế, điều này khó khăn cho hoạt động tiêu thụ của công ty.
Bảng 3.6 :Tình hình tiêu thụ theo quý tại địa bàn Hà Tĩnh (2007 - 2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 BQ 1.Quý I 142.34 310.11 860.33 117.87 177.43 144.62 2. Quý II 116.46 298.99 500.21 156.73 201.08 177.53 3. Quý III 239.39 634.55 1422.86 160.89 124.23 141.38
Tổng cộng 647 1635 3205 152.70 196.02 173.01
( Nguồn : Phòng Marketing )
Tình hình tiêu thụ theo quý của công ty trên địa bàn Hà Tĩnh tăng và tăng khá nhanh. đặc biệt là vào quý III. Với khí hậu khá khắc nghiệt của Bắc Trung Bộ thì từ tháng 4 đến tháng 6 là khoảng thời gian lý tưởng để công ty tăng nhanh sản lượng tiêu thụ sản phẩm bia.
Vào quý III của năm 2008 so với 2007 tăng 160,89% còn của năm 2009 so với 2008 tăng 124,23%.
Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trên địa bàn Hà Tĩnh qua các năm 2007, 2008 và 2009 tăng chứng tỏ rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia ở Hà Tĩnh đang có chiều hướng phát triển rất tốt và có hiệu quả.
3.3.1.2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường
Bảng 3.7:Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các khu vực thị trường (năm 2007 - 2009) Đơn vị tính: Triệu đồng STT DT năm 2007 DT năm 2008 DT năm Tuyệt So sánh 07/08 So sánh 09/08 đối % Tuyệt đối % 1.KV ThanhHoá 1335 5015 9270 3680 275.66 4255 84.85 2.KV Nghệ An 1750 8970 2037 0 7220 412.57 11400 127.09 3.KV Hà Tĩnh 647 1635 3205 988 152.70 1570 96.02 4.KVQuảng Bình 2015 5820 1660 8 3805 188.83 10788 185.36 5.KV Quảng Trị 1899 3205 4602 1306 68.77 1397 43.59 6.KV Huế 2200 1765 1268 -435 - 19.77 -497 -28,16 Tổng 9846 26410 5532 16564 168.23 28913 109.48
3
( Nguồn: Phòng Marketing)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự chênh lệch tương đối lớn. Thị trường Nghệ An vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là đến các thị trường Quảng Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Hà Tĩnh và Huế.
Với lợi thế là một tỉnh có diện tích lớn nhất Bắc Trung Bộ, Nghệ An hiện đang dẫn đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường Bắc Trung Bộ. điều đó được thể hiện qua doanh thu tiêu thụ năm 2007, 2008 và năm 2009.
- Doanh thu tiêu thụ của Nghệ An năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 ( tăng 412,57%). Năm 2009 so với năm 2008 cũng tăng 127,09%.
Doanh thu tiêu thụ của các khu vực khác cũng lần lượt tăng nhanh. Năm 2008 so với năm 2007 thì doanh thu của các khu vực Quảng Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị tăng lần lượt là 188,33%; 275,66%; 152,70%; 68,77%. Tiếp đến năm 2009 mức doanh thu hoàn thành của các khu vực trên tiếp tục tăng so với năm 2008 lần lượt là: 185,36%; 84,85%; 96,02%; 43,59%.
Nhận thấy khu vực Huế có chiều hướng tiêu thụ sản phẩm ngày càng yếu đi trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do thị trường bia Huế (HuDa) phát triển quá mạnh, việc đầu tư vào thị trường ngày càng lơi lỏng, chưa quan tâm đúng mức…
Tuy nhiên công ty đang tìm hiểu để đưa ra cách giải quyết tôt nhất. Hiện nay thị trường bia của công ty SABECO Bắc Trung Bộ dần được mở rộng và ngày càng khẳng định được vị thế bia của ngưòi Việt. Dự kiến thị trường bia Sài Gòn sẽ còn phát triển hơn nữa trên địa bàn đầy tiềm năng này.