3.5. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bia của Công ty CPTM SABECO
3.5.1. Một số thuận lợi và khó khăn của công ty
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, ta thấy trong thời gian gần đây Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ:
- Công ty áp dụng bán hàng thanh toán ngay nên vốn quay vòng nhanh, khả năng thanh toán cao.
- Đã có định hướng chiến lược và kế hoạch đúng đắn nên quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng qua mỗi năm làm cho kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Công ty đã không những thích nghi với môi trường kinh doanh mà còn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển bằng những nỗ lực như: Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hoá, chú trọng đa dạng hoá các mẫu mã sản phẩm đặc biệt là đẩy mạnh công tác thu hút nguồn hàng từ sản phẩm biểu mẫu.
- Công ty vừa hoạt động kinh doanh vừa hoạt động công ích nên có mảng thị trường rộng: Hoạt động kinh doanh nhằm cung ứng cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời giúp Công ty cạnh tranh lành mạnh với các công ty nước giải khát khác, còn hoạt động công ích giúp Công ty ngày càng khẳng định vị trí sản phẩm bia Sài Gòn, bia của người Việt
- Tổ chức lao động để sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lý. Công ty có đội ngũ CBCNV luôn đoàn kết nhất trí, nhiệt tình và tận tâm với công việc.
- Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chí quan trọng đặt lên hàng đầu. Công ty không ngừng nâng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy thời gian xuất hiện trên thị trường chưa lâu nhưng công ty dần khẳng định được vị trí của mình với chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Tiêu thụ ổn định và phát triển là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của Công ty. Tổ chức và thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh nên doanh thu hàng năm tăng đều năm nay cao hơn năm trước, hoàn thành kế hoạch , có tích luỹ, bảo toàn vốn, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động ---> Tình hình tài chính lành mạnh.
3.5.1.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình kinh doanh của mình:
- Công ty áp dụng hình thức thanh toán ngay nên gây khó khăn cho các nhà phân phối Hà Tĩnh mặc dù đây là sản phẩm độc quyền, hình thức này làm giảm sức mua của các nhà phân phối dẫn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng bị ảnh hưởng theo.
- Hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đi sâu đến công tác nghiên cứu thị trường như tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình, hoạt động
quảng cáo chủ yếu là do Tổng công ty đầu tư nên vẫn chưa có tính linh hoạt, chi phí quảng cáo bỏ ra cho thị trường Hà Tĩnh chưa nhiều.
- Công tác tiếp thị còn yếu và gặp nhiều khó khăn: đội ngũ tiếp thị chưa có kinh nghiệm, làm việc chưa chuyên nghiệp, thiếu tính năng động và nhiệt tính dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm bia trên thị trường Hà Tĩnh kém hơn so với các thị trường khác trong khu vực.
- Hầu như các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ của công ty đều hướng về người cung cấp mà chưa để ý tới người tiêu dùng, bên cạnh đó thì đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường Hà Tĩnh là sản phẩm bia Huế (HuDa) đã tận dụng được điều đó nên sức cạnh tranh của sản phẩm bia Sài Gòn trên thị trường Hà Tĩnh bị ảnh hưởng mạnh theo chiều hướng xấu.
3.5.1.3. Một số định hướng của công ty
Trải qua những khó khăn ban đầu trong môi trường kinh doanh phức tạp của nền kinh tế thị trường, Công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ đã từng bước khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Với những thành quả đạt được, Công ty đã xây dựng cho mình một nền móng thuận lợi và đặt những hạn chế còn tồn tại làm thử thách trong tương lai, tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã nỗ lực cố gắng vượt qua những thử thách để bước vào một thời kỳ mới đầy triển vọng với những mục tiêu cho những năm tới như sau:
- Về thị trường Hà Tĩnh: Tích cực đầu tư cho thị trường
- Về lực lượng lao động: Công ty sẽ tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân viên kinh doanh và cán bộ quản lý thông qua hình thức đào tạo và đào tạo lại.
- Tìm kiếm nguồn hàng nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, tìm kiếm thu hút các khách hàng mới.
- Củng cố, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà phân phối trên thị trường Hà Tĩnh
- Phấn đấu giảm chi phí lưu thông và tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết.
- Đưa ra nhiều sản phẩm mới lạ, chất lượng cao, giá cả phù hợp trên thị trường Hà Tĩnh.
- Tăng cường hoạt động quảng cáo để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ.
- Các hình thức hỗ trợ người tiêu dùng sẽ nhanh chóng được đưa ra: Bật nắp trúng thưởng, tặng quà may mắn, ….
- Quan tâm đặc biệt hơn đến các đối thủ cạnh tranh để có thể đánh bật được các đối thủ đó ra khỏi thị trường của mình.
Để thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn Hà Tĩnh thì công ty đã và đang cố gắng hết sức, tạo mọi điều kiện để hoạt động có thể đi vào quỹ đạo và phát huy tối đa có thể.
3.6. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn Hà Tĩnh