Những hạn chế và nguyên nhân cần giải quyết:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia của công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tại địa bàn Hà Tĩnh" ppsx (Trang 59 - 61)

II. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần giải quyết:

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn nhiều điều vướng mắc trăn trở. Tồn tại lớn nhất của Công ty là khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh tuy có tăng lên nhưng vẫn là tăng chậm so với các khu vực khác, luôn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm vào thị trường và thị trường Hà Tĩnh được coi là thị trường khó tính nhất Bắc Trung Bộ. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bia Sài Gòn là bia Huế (HuDa) với lợi thế tồn tại lâu đời ở trên địa bàn Hà Tĩnh Và được người dân hà Tĩnh biết đến như một loại giải khát không thể thiếu thì việc đánh bật được sản phẩm bia Huế trên thị trường Hà Tĩnh cũng vô cùng khó khăn.

Nhứng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tồn tại trên là:

- Nguyên nhân thứ nhất: Công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở các thông tin được thu thập thường xuyên, liên tục. Song trong lĩnh vực này, các nhân viên của công ty trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ mới tiến hành nghiên cứu sơ sài. Việc nghiên cứu thu thập các thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm , các chương trình hỗ trợ…của đối thủ cạnh tranh nhiều khi còn bị bỏ qua, không kỹ

càng và thiếu chính xác. Điều đó làm cho công ty không có những biện pháp xử lý kịp thời trong các tình huốn cạnh tranh trên thị trường .

- Nguyên nhân thứ hai: Công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là các hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức, thiếu tính linh hoạt. Các thủ tục. giấy tờ để nhận hỗ trợ còn rườm rà, khó khăn. Các hình thức hố trợ còn kém đa dạng, phong phú, chưa quan tâm tới người tiêu dùng mà hầu hết các hình thức hỗ trợ đưa ra chỉ để hỗ trợ cho các đại lý. Sau khi có các cuộc phỏng vấn nhanh thì thấy rằng, trên địa bàn Hà Tĩnh số lượng khách hàng biết đến bia Sài Gòn còn rất ít với cái tên SABECO vì vậy công việc quảng bá sản phẩm trên địa bàn này cần được đẩy mạnh hơn nữa thì tình hình tiêu thụ sản phẩm sẽ khả quan hơn bởi bản chất của bia Sài Gòn là một loại giải khát có chất lượng còn được mệnh danh là bia của người Việt.

Ngoài ra do chiu ảnh hưởng của Tổng công ty nên công ty rất thụ động trong việc quan tâm và đầu tư thích đáng đối với thị trường Hà Tĩnh.

- Nguyên nhân thứ ba: Công ty chỉ cung cấp hàng hoá cho các nhà phân phối nhất định khi đã ký kết hợp đồng kinh doanh với hình thức bán hàng thanh toán ngay hoặc cho trả chậm có thời hạn ngắn với các khách hàng quen thuộc. Điều đó là một việc hết sức khó khăn với các nhà phân phối trên địa bàn Hà Tĩnh. Do điệu kiện kinh tế khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm găp nhiều vướng mắc vì sản phẩm vào thị trường muộn hơn so với các loại giải khát khác như bia Huế (HuDa) thì thanh toán ngay là một yếu tố làm giảm tiêu thụ sản phẩm của các nhà phân phối rất mạnh.

- Nguyên nhân thứ tư: Đội ngũ nhân viên kinh doanh còn chưa nhiệt tình với thị trường Hà Tĩnh. Sự phối hợp giữa các nhân viên kinh doanh và các nhà phân phối còn chưa đồng đều. Các thông báo mà công ty đưa xuống còn chưa được các nhân viên thực hiện triệt để, có nhiều trường hợp các nhà phân phối không được thông báo hoặc là thông báo qua loa, sơ sài. Mặt khác, do trình độ

học vấn còn chưa cao dẫn đến làm việc không chuyên nghiệp, không bắt kịp các thông tin thị trường và của đối thủ cạnh tranh để báo cáo kịp thời cho công ty dẫn đến những thiệt hại không nhỏ.

Tuy là một thị trường nhỏ trên khu vực Bắc Trung Bộ nhưng Hà Tĩnh lại là một thị trường đầy tiềm năng vì vậy nếu được đầu tư để hạn chế bớt những khó khăn trong tiêu thụ mà các nhà phân phối, các đại lý, nhà hàng gặp phải thì trong một tương lai không xa việc tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh là một điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bia của công ty CPTM SABECO Bắc Trung Bộ tại địa bàn Hà Tĩnh" ppsx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w