1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty cổ phần chế tạo bơm hải dương

44 735 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 408 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 Phần I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. 7 1.2.1. Quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của Công ty. 7 1.2.1.1. Quyền hạn 7 1.2.1.2. Nghĩa vụ 8 1.2.2. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh 8 1.2.2.1. Mục tiêu: 8 1.2.2.2. Ngành nghề kinh doanh 8 1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 9 1.2.4. Đặc điểm về vốn của Công ty 14 1.2.5. Đặc điểm về tình hình lao động của Công ty 15 1.2.6. Đặc điểm quy trình công nghệ 16 1.2.7. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm của Công ty 19 1.2.8. Một số kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được 20 1.2.9. Một số chính sách được Công ty áp dụng 21 1.2.9.1. Chính sách chất lượng: 21 1.2.9.2. Chính sách môi trường. 22 1.2.9.3. Chính sách quản lý tài sản: 22 1.2.9.4. Chính sách quản lý vật tư: 22 Phần II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG 24 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 24 2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 25 2.2.1.Chính sách kế toán áp dụng 25 2.2.2. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách sử dụng 27 2.2.2.1. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng 27 2.2.2.2. Hệ thống chứng từ được sử dụng: 28 2.2.2.3. Hệ thống sổ sách, báo cáo sử dụng 29 2.2.2.4. Quy trình xử lý thông tin qua phần mềm kế toán máy Bravo được thể hiện dưới sơ đồ sau: 31 2.3. Đặc điểm một số phần hành kế toán 32 2.3.1. Kế toán NVL, CCDC 32 2.3.1.1. Đặc điểm NVL, CCDC 32 2.3.1.2. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 32 2.3.1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán 33 2.3.2. Kế toán TSCĐ 35 2.3.2.1. Đặc điểm TSCĐ 35 2.3.2.2.Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách sử dụng 35 2.3.2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ kế toán. 36 Phần III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG 37 3.1. Đánh giá thực trạng quản lý và kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương 37 3.1.1. Thành tựu đạt được 37 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 38 3.2. Một số ý kiến hoàn thiện công tác quản lý và kế toán tại Công ty 38 KẾT LUẬN 40

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chúng ta đều biết rằng học phải đi đôi với hành Trong trường đại học chúng

ta được trang bị rất nhiều kiến thức để sau khi ra trường có thể vận dụng những kiếnthức đã học vào công việc Nhưng nếu chỉ có lý thuyết không thì khi ra trường cácsinh viên sẽ rất bỡ ngỡ, lúng túng trong công việc, trong việc áp dụng Vì vậy trướckhi ra trường các sinh viên sẽ được trải qua một kỳ thực tập để làm quen với môitrường làm việc, tìm hiểu công việc mình sẽ làm sau này Lý thuyết và thực tếkhông phải lúc nào cũng đồng nhất, vì vậy giai đoạn thực tập là giai đoạn để chúng

ta so sánh giữa lý thuyết đã được học và thực tế Môi trường học tập và môi trườnglàm việc cũng khác nhau rất nhiều Vì vậy khi đến cơ sở thực tập ta sẽ được tiếp xúcvới văn hóa kinh doanh, từ đó có những cách ứng xử với đồng nghiệp khi đi làm.Nếu chỉ giỏi về chuyên môn thì chưa đủ, chúng ta cần hiểu về bộ máy quản lý, sựsắp xếp công việc, các thao tác làm việc…Vì vậy giai đoạn thực tập tổng hợp này làrất cần thiết và bổ ích Nhất là đối với một kế toán, là người có nhiệm vụ tổng hợp

số liệu, mà số liệu liên quan đến các phòng ban Vì vậy tìm hiểu chức năng của cácphòng ban là rất quan trọng Có hiểu được chức năng của các phòng ban thì ta mới

có thể thấy được quy trình luân chuyển chứng từ, mới biết được chứng từ phát sinh

đã hợp lệ chưa để ghi vào sổ

Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là Công ty có lịch sử hình thành lâuđời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển,nhiều bước thăng trầm Đã có lúc Công tygặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm lạc hậu không tiêu thụ được nhưng với sự quyếttâm của lãnh đạo cùng với sự đồng lòng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty

đã vượt qua được khó khăn Với nhiều chính sách được áp dụng, nhạy bén phù hợpvới sự phát triển của kinh tế thị trường Hiện nay Công ty đã có uy tín trên thịtrường, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng đượcnâng cao, mẫu mã ngày càng gọn nhẹ hơn, không những đáp ứng được nhu cầu thịtrường trong nước mà cả thị trường nước ngoài Doanh thu, lợi nhuận ngày càngtăng, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện

Trang 2

Báo cáo tổng hợp là việc ghi chép về việc tìm hiểu tổng quan về Công tynhư: Lịch sử hình thành và phát triển Công ty, bộ máy quản lý, chức năng của cácphòng ban, tìm hiểu về các phần hành kế toán Là sinh viên mới bắt đầu được tiếpxúc với môi trường làm việc, còn nhiều điều chưa biết nên trong báo cáo thực tậptổng hợp còn nhiều thiếu sót, em mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng

dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các bác, các cô, các chú, các anh chi trong công ty.

Bài báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương

Phần II: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo bơm

Hải Dương

Phần III: Thực trạng quản lý và kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải

Dương

Trang 3

Phần I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO

BƠM HẢI DƯƠNG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Cùng với sự phát triển sự nghiệp cách mạng của đất nước, lịch sử hơn 46năm của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương cũng trải qua các giai đoạn pháttriển Có thể chia thành 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1960-1975:

Năm 1960, từ sự hợp nhất hai tập đoàn cơ khí Tiền Giang và Hậu Giang ở

Hà Nội thành nhà máy cơ khí Đống Đa, với trên 400 cán bộ công nhân viên chuyênsửa chữa ô tô và sản xuất các mặt hàng cơ khí đơn giản như Êtô nguội, quạt lò rèn,kìm, búa…; Cuối năm 1961, Bộ điều động trên 100 công nhân của hai trường kỹthuật dệt Nam Định và trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng lập đội thanh niênxung kích và ban xây dựng cơ bản về tiếp nhận sở rượu Hải Dương Đầu năm 1962,nhà máy được chuyển về Hải Dương, lúc này nhà máy vẫn mang tên là nhà máy cơkhí Đống Đa

Đầu năm 1963, do yêu cầu tưới tiêu để phát triển nông nghiệp, Bộ đã giaocho nhà máy nhiệm vụ chế tạo máy bơm và nhà máy được đổi tên là nhà máy chếtạo bơm Thời kỳ này với chưa đầy 10 giảng viên và 140 cán bộ công nhân viên,nhà máy mới chỉ chế tạo được một số máy bơm nông nghiệp cỡ nhỏ kiểu BN8, 8Kcòn chủ yếu là chế tạo các loại công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

và chế tạo đá mài, thời kỳ này nhà máy có một phân xưởng chế tạo đá mài Cán bộcông nhân viên lúc này chủ yếu là những người từ miền Nam tập kết ra Bắc

Thời kỳ này, Công ty cùng với miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển thời kỳ lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm, với phong trào thi đua “Ba nhất” trongcông nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà máy phải vừa sản xuất, vừa xây dựng cảitạo nhà xưởng cũ, xây dựng mới xưởng cơ khí và nhà làm việc, nhiều sản phẩm củanhà máy đã về với bà con nông dân các tỉnh phía Bắc, góp phần tăng năng suấtnông nghiệp Cuối năm 1966, do nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước, phânxưởng đá mài được tách thành nhà máy đá mài, nay là Công ty cổ phần đá mài HảiDương

mới-Năm 1964, giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều cán bộcông nhân viên nhà máy đã rời sản xuất lên đường ra mặt trận, nhà máy đã hai lầnphải sơ tán về các vùng nông thôn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương Trong lúc phương

Trang 4

tiện vận chuyển thiếu thốn, chủ yếu dùng sức người, nhưng với ý trí kiên cườngkhắc phục mọi khó khăn, cán bộ công nhân viên nhà máy đã vận chuyển hàng trămtấn vật tư máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, kịp thời sản xuất hoàn thành kế hoạch Bộgiao hàng năm Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, rồi những trận lũ lụt lớn đã làmnhà máy gặp rất nhiều khó khăn, song cán bộ công nhân viên nhà máy vẫn giữ vữngsản xuất, góp phần cùng cả nước bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN và hết lòng chiviện cho quân dân miền Nam trong sự nghiệp giải phóng đất nước Nhà máy đãđược Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba và nhiều phần thưởngcao quý khác.

Giai đoạn 1975-1990:

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà máy bước vào thời kỳ pháttriển mới Số lượng cán bộ công nhân viên đông thêm, có lúc lên đến 1200 người,sản phẩm cũng đa dạng hơn, gồm nhiều loại máy bơm trong đó chủ yếu là bơmnông nghiệp, các loại van, quạt và tuốc bin cỡ nhỏ Năm 1975, nhà máy vinh dựđược Nhà nước giao thực hiện công trình KT75, góp phần cùng công nhân cả nướcxây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1976, chiếc bơm 8000m3/h đầu tiênđược chế tạo thành công lắp tại trạm Mỹ Động-Hải Dương đánh dấu bước tiến mới

về khoa học kỹ thuật của nhà máy Từ đó chủng loại sản phẩm ngày càng tăng, chấtlượng không ngừng được nâng cao Hàng năm nhà máy đều hoàn thành vượt mức

kế hoạch Nhà nước giao Năm 1977 và năm 1982, nhà máy vinh dự được Nhà nướctặng thưởng huân chương lao động hạng ba, năm 1984, được tặng huân chương laođộng hạng hai

Do những bất cập của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, nhà máy gặpnhiều khó khăn, lao động đông, công ăn việc làm thiếu Ngoài sản phẩm chính làmáy bơm, van, quạt, nhà máy phải mở ra nhiều ngành nghề sản xuất phụ như sảnxuất gạch, chế tạo một số mặt hàng cơ khí nhỏ như bơm xe đạp, xe đạp trẻ em, máy

tẽ ngô… mở một số dịch vụ khác song vẫn còn nhiều khó khăn, một số lao độngphải nghỉ việc theo chế độ 176 hoặc chuyển sang hoạt động khác Có thể nói đây làthời kỳ khó khăn nhất của nhà máy

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương đổi mớitoàn diện, với những chính sách mới, cơ chế mới, lãnh đạo nhà máy tìm mọi biệnpháp khắc phục khó khăn bằng cách phát động các phong trào thi đua, khai thác sứcmạnh tâp thể, từng bước ổn định và phát triển sản xuất, đưa nhà máy vượt qua khókhăn để tiếp tục phát triển

Trang 5

Giai đoạn 1990-2002:

Sau nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, 8, 9 nhiều cơ chế chínhsách mới của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi để nhà máy chủ động, sáng tạo, tổchức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác quốc tế Đầu tư một số thiết bị mới như

lò nấu thép trung tần, máy phân tích nhanh, áp dụng và cải tiến công nghệ làmkhuôn, công nghệ nấu kim loại và công nghệ gia công cơ khí Sản phẩm giai đoạnnày của nhà máy không chỉ có bơm nông nghiệp, nhà máy đã nghiên cứu, thiết kế,chế tạo nhiều loại bơm công nghiệp phục vụ cho ngành khai thác mỏ, các ngành sảnxuất đường, giấy, chế tạo phân hóa học, bơm nước mặn và bơm cột áp cao cho vùngtrung du và miền núi Các loại van áp lực cao đến 16 kg/cm2, các loại quạt lưulượng lớn đến 40000m3/h, nhiều loại sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương hàngnhập ngoại Sản phẩm ổn định và phát triển, doanh thu ngày càng tăng Đến năm

1993, doanh thu đã đạt trên 10 tỷ đồng và năm 2003 đạt 30 tỷ đồng Công ty đãtừng bước mở rộng thị trường, đã trúng thầu và thực hiện nhiều gói thầu quốc tế, bắtđầu có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và thế giới Người laođộng có việc làm ổn định với mức thu nhập ngày càng được cải thiện

Năm 1997, nhà máy được chuyển thành Công ty chế tạo bơm Hải Dương;năm 2000 bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO

9001 và hệ thống quản lý ISO 14000 Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Công tyđược vinh dự đón nhận huân chương độc lập hạng ba

Giai đoạn 2002 đến nay:

Đây là giai đoạn phát triển mới của Công ty Đến giữa năm 2003, Công ty cổphần chế tạo bơm Hải Dương được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước theoquyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp vềviệc xác định giá trị công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc tổng Công ty máy vàthiết bị công nghiệp để cổ phần hóa và quyết định số 07/2004/QĐ-BCN ngày12/01/2004 về việc chuyển Công ty chế tạo bơm Hải Dương thành Công ty cổ phầnchế tạo bơm Hải Dương và hoạt động theo giấy phép kinh doanh lần 2 số

0404000144 ngày 31/12/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp Theo đó

-Vốn điều lệ của Công ty là 17000 tỷ đồng trong đó: Tỷ lệ cổ phần Nhà nướcchiếm 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty chiếm 49%

-Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương có trụ sở chính tại số 37-Đường

Hồ Chí Minh-TP Hải Dương-Tỉnh Hải Dương

Trang 6

-Công ty có một chi nhánh hoạt động tại số 41-Độc lập-Phường Tân Quận Tân Phú-TP Hồ Chí Minh, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 41130116896 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày14/12/2004.

Thành-Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt, phải chịu sự ảnhhưởng của sự biến động về kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực và thế giới,hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra như một xu thế tất yếu Song phát huy truyềnthống đoàn kết, tinh thần khắc phục khó khăn, giám nghĩ, giám làm, cán bộ côngnhân viên Công ty đã chủ động, sáng tạo, tổ chức sản xuất- kinh doanh theo đúngpháp luật đã đưa Công ty bước phát triển tiến bộ, kế tục xứng đáng thành quả củanhiều thế hệ đi trước

Sau hơn 46 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần chế tạo bơm HảiDương đã đạt được rất nhiều thành tựu như: Áp dụng công nghệ tiên tiến, nghiêncứu thiết kế và chế tạo nhiều loại sản phẩm mới, cải tiến, nâng cao công tác quản lýcác mặt Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, đầu tư cơ sởvật chất, nâng cao năng lực sản xuất Công ty đã đủ khả năng chế tạo nhiều loại sảnphẩm chất lượng cao, giảm giá thành như máy bơm chìm, các loại máy bơm phục

vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoàinước Phấn đấu giữ vững là doanh nghiệp hàng đầu của đất nước về chế tạo cácthiết bị thủy khí Để có được thành tựu này là nhờ sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo vàcông nhân viên nhà Công ty Hiện nay Công ty có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹthuật gần 100 người có trình độ đại học chuyên nghiên cứu thiết kế, công nghệ vàđội ngũ đông đảo công nhân tay nghề cao có kinh nghiệm chế tạo các thiết bị thủykhí có yêu cầu kỹ thuật cao bằng các vật liệu như gang, hợp kim gang cầu, thépkhông gỉ, kim loại màu…cùng các dịch vụ lắp đặt sửa chữa tư vấn các công trình sửdụng thiết bị thủy khí, kinh doanh thiết bị vật tư phục vụ cho công trình Sản phẩmbơm Hải Dương hiện không những chiếm phần lớn thị phần tại thị trường trongnước, những năm gần đây sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang các nướctrong khu vực và Châu Âu, Châu Phi Hai lần đoạt giải chất lượng vàng Việt Nam,Cúp ngôi sao chất lượng Thương hiệu của Công ty đạt giải thưởng Sao Vàng đấtViệt Sản phẩm của Công ty đạt nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ trong nước,quốc tế là minh chứng cho chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hoàn hảo của Côngty

Trang 7

Cùng với sự phát triển đi lên đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng, Công ty thường xuyên đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới, hiện đại như các lònấu kim loại 500, 750, 2000 kg/mẻ, dây chuyền đúc Furan, thiết bị làm khuôn, phun

bi làm sạch, sơn tĩnh điện…Các công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng như: Nấuluyện các mác gang, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim đồng; đặc biệt Công ty

đã có quan hệ hợp tác liên doanh với những tập đoàn lớn của các nước phát triểnnhư: Ebara (Nhật Bản), AVK (Đan Mạch) để không ngừng cải tiến nâng cao chấtlượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm,duy trì và liên tục cải tiến nâng cao hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000

Với hàng trăm loại mẫu mã, kiểu dáng liên tục được cải tiến phù hợp với cácđiều kiện sản xuất, các địa hình khác nhau, sản phẩm của Công ty đã khẳng địnhđược vị trí số một trên thị trường Việt Nam hiện nay

Năm 2003, Công ty đã chế tạo và lắp đặt một loạt các trạm bơm có công suấtlớn đến hàng trăm ngàn mét khối/giờ như Quế II (Hà Nam, 7 máy HTĐ8000- 6),Bạch Tuyết (Hà Tây, 6 máy HTĐ8400-5,2), Tiêu nước Nam Nghệ An (6 máyHTĐ9500-3,5)… Thị trường ngày càng được mở rộng, đã thành lập chi nhánh tại

TP Hồ Chí Minh và đại lý ở Cần Thơ, sản phẩm đến với nước bạn Lào và nhiều bạn

bè gần xa

Hiện nay công trình đúc Furan đã được khởi công Công trình hoàn thành sẽtạo điều kiện để Công ty nâng sản lượng đúc lên 3000 tấn/ năm và sẽ cho những sảnphẩm đúc đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chế tạo các loại bơm công nghiệp vàhàng xuất khẩu

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.

1.2.1 Quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của Công ty

1.2.1.1 Quyền hạn

Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương có quyền quản lý, sử dụng vốn docác cổ đông đóng góp, đất đai, tài nguyên được sử dụng và các nguồn lực khác đểxây dựng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược sản xuất, kinh doanh củacông ty

Công ty có quyền chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thứcđầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp, chủ động mở rộng quy mô vàngành, nghề sản xuất, kinh doanh

Trang 8

Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất, kinh doanh phù hợpmục tiêu nhiệm vụ của Công ty Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vịtrực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất trong toàn Công ty.

Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng với kháchhàng trong và ngoài nước

1.2.1.2 Nghĩa vụ

Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ; về

kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định

Bảo toàn và phát triển vốn, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các doanhnghiệp khác, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp

Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm Thực hiện nghĩa vụ về nộpthuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật

1.2.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

-Chế tạo, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt các công trình điện hạ thế

-Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Khi xét thấycần thiết Đại hội đồng Cổ đông Công ty quyết định việc chuyển, mở rộng các ngànhnghề kinh doanh của Công ty theo quyết định của pháp luật với số vốn sau khi cổphần hóa là 17 tỷ và khoảng 400 cán bộ công nhân viên

Trang 9

1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công

ty được tổ chức khoa học, giúp cho nhà lãnh đạo của Công ty nắm bắt thông tin mộtcách nhanh chóng để từ đó đưa ra được các quyết định kịp thời, nhanh chóng vàchính xác

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban và các phânxưởng sản xuất, mỗi bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhất định Đây là môhình kết hợp (trực tuyến-chức năng) Theo mô hình này, những quyết định quản lý

do các phòng chức năng nghiên cứu, sau đó đề xuất với thủ trưởng, khi được thủtrưởng thông qua biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theotuyến đã quy định Theo đó:

Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty

 Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quanquyết định cao nhất của Công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

-Thông qua định hướng phát triển của Công ty:

-Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào,bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

-Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Bankiểm soát

-Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổnggiá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty

-Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốnđiều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượngcổ phần được quyền chàobán theo quy định của điều lệ Công ty

-Thông qua báo cáo tài chính hàng năm

-Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại

-Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây hạicho Công ty và cổ đông của Công ty

-Quyết định việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty Ngoài ra còn các quyền vànhiệm vụ khác

 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhândanh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,

Trang 10

trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có

5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu

-Hội đồng quản trị quyết định chiến lược phát triển Công ty

-Quyết định các phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giớihạn theo quy định của điều lệ Công ty và luật doanh nghiệp

-Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ

-Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông-Ngoài ra có các quyền và nhiệm vụ khác được quy định cụ thể trong điều lệCông ty

 Ban kiểm soát có nhiệm vụ sau: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản

lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và Báo cáo tài chính;Thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; Báo cáo Đại hội đồng cổ đông

về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập

sổ kế toán, Báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty; Quyền hạn và tráchnhiệm khác theo luật định

 Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của Công ty

 Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàngngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiệnquyền và nhiệm vụ được giao

Trợ giúp Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổnhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc

Tổng giám đốc quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàngngày của Công ty

Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư củaCông ty

Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty

Ngoài ra có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng quản trị trong chi trả cho người lao động thúc đẩy cho việc tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp

 Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh,dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất với các đơn vị bạn

 Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật, công nghệ,

 Phó Tổng Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lýthiết bị, thiết kế chế tạo sản phẩm

Trang 11

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty

 Văn phòng Công ty: Có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc trong việc điềuhành, theo dõi toàn bộ các hoạt động trong công ty

 Phòng kinh doanh: Là phòng chuyên môn giúp cho Ban giám đốc trong cáclĩnh vực sau: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn, tiêu thụ sảnphẩm và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm

 Phòng thiết kế công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế các mẫu kỹ thuậtsản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, quản lý công nghệ sản xuất sản phẩm

 Phòng quản lý tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền lương, tiềnthưởng, các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên, xây dựng định mức về tiềnlương

 Phòng Kế hoạch: Xây dựng định mức vật tư, điều động sản xuất các mặthàng, quản lý xuất nhập kho bán thành phẩm

Phòng Quản lý chất lượng: Có trách nhiệm quản lý vật tư mua về kho của Phòng Kế hoạch, đồng thời cùng với các phân xưởng giám sát kiểm tra chất lượng

các sản phẩm dở dang sau khi kết thúc quá trình sản xuất ở phân xưởng này chuyểnsang phân xưởng tiếp theo Phòng quản lý chất lượng còn có nhiệm vụ kiểm tra chấtlượng thành phẩm sau khi đã trải qua tất cả các khâu công nghệ trước khi nhập khothành phẩm

Phòng Kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ theo dõi chế độ làm việc và bảo dưỡng

toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của công ty

Phòng Vật tư vận tải: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty, phòng có

nhiệm vụ cung cấp, tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất của công ty, vận chuyểnnguyên liệu mua về và vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ nếu khách yêu cầu

Phòng quản lý vật tư: Có nhiệm vụ bảo quản vật tư, thành phẩm và thực hiện

nhập- xuất – giao vật tư cho các xưởng sản xuất theo yêu cầu điều động vật tư,đồng thời xuất sản phẩm giao cho khách hàng theo hóa đơn bán hàng của PhòngKinh doanh

Phòng tổ chức bảo vệ: Phụ trách công tác tổ chức lao động và giữ gìn an ninh

trật tự, bảo vệ tài sản trong Công ty, quản lý thời gian công tác của cán bộ côngnhân viên trong Công ty qua các thẻ ra vào cổng

 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Là văn phòng trực thuộc Công ty tạiThành phố Hồ Chí Minh Mặc dù chi nhánh mới hoạt động được hơn hai nămnhưng cũng đạt được doanh thu đáng kể Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh có

Trang 12

nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác khách hàng khu vực phía Nam, bán, sản xuất và bảohành các sản phẩm của Công ty, hạch toán phụ thuộc Công ty.

 Phòng tài chính- kế toán: Là phòng nghiệp vụ giúp cho Ban giám đốc tronglĩnh vực: Xây dựng kế hoạch tài chính tháng, quý, năm; trích lập quỹ; thực hiện chế

độ tài chính kế toán, thống kê theo đúng chế độ quy định; thanh toán lương cho cán

bộ công nhân viên hàng tháng; lập Báo cáo tài chính; tổ chức xét duyệt quyết toánquý, năm Bảo quản lưu trữ chứng từ, tài liệu Cập nhật những quy định kế toánmới Bảo đảm cung cấp vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanhtrong Công ty

Bộ phận sản xuất: Gồm hơn 300 công nhân trực tiếp sản xuất với 3 phân

xưởng:

Công ty đã chia thành 3 phân xưởng sản xuất:

 Phân xưởng đúc: Chuyên sản xuất mẫu sản phẩm gỗ, mẫu này căn cứ vào cácbản vẽ thiết kế của phòng TKCN, sau đó tạo khuôn phôi mẫu bằng cát đến nấu gang

và rót gang vào phôi, làm sạch phôi gang sau khi ra lò

 Phân xưởng cơ khí lắp ráp: Được chia thành 2 bộ phận chính

-Bộ phận gia công cơ khí: Tiện, phay, bào khoan, sọc, doa,…các chi tiết cóyêu cầu độ chính xác cao như trục, bạc, ổ trượt…

-Bộ phận lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp các sản phẩm ở giai đoạn trên thànhthành phẩm hoàn chỉnh

 Phân xưởng cơ dụng: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị, bảo dưỡngtoàn bộ móc thiết bị của Công ty và sản xuất những chi tiết dụng cụ cho phân xưởngsản xuất chính, theo dõi toàn bộ công suất hoạt động của từng máy móc thết bịtrong Công ty

-Bộ phận mạ nhiệt luyện: Chế tạo các chi tiết có yêu cầu về độ bền, độ dẻo,

độ bóng cao, ít bị mài mòn khi cọ xát, công việc ở phân xưởng này là tôi, ram, ủ mạcác chi tiết đã được chế tạo ở phân xưởng đúc, gia công cơ khí

 Phân xưởng gò-hàn-rèn: Có nhiệm vụ chế tạo các chi tiết bằng sắt, thép, tônkhông cần qua đúc như êcu, rentaro

Ngoài ra Công ty còn có đội xây dựng sửa chữa, đội vận tải, tổ cưa có nhiệm

vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

Trang 13

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chế tạo bơm

Phòng TCKT

Phòng TKCNPhòng KTCĐ

KTCĐ : Kỹ thuật cơ điện

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát

Văn phòng công ty

Trang 14

1.2.4 Đặc điểm về vốn của Công ty

Khi mới thành lập, vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là do Bộ

và Nhà nước cấp Sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của Bộ giao xuống Năm 2003sau khi cổ phần hóa vốn chủ sở hữu của công ty là 17.143.300.000 đồng trong đóvốn góp của Nhà nước là 8.743.100.000 đồng tương đương với 51% vốn Kể từ khi

cổ phần hóa công ty chưa có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu Vốn của Công ty baogồm: Vốn ngân sách, vốn tự bổ sung, vốn vay và các nguồn vốn khác

Dưới đây là tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu

Số dư đầu năm 2005 17.143.300.000 700.000.000 17.843.300.000

Số dư cuối năm 2005 17.143.300.000 2.200.000.000 19.343.300.000

Số dư đầu năm 2006 17.143.300.000 2.200.000.000 19.343.300.000

Số dư cuối năm 2006 17.143.300.000 4.350.000.000 21.493.300.000

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo báo cáo về tình

hình biến động vốn của Công ty năm 2006.

Những nguồn vốn khác này chính là số tiền phân bổ vào quỹ đầu tư phát triển

và quỹ dự phòng tài chính

Dưới đây là một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán (xem mục lục)

Trang 15

Từ một số chỉ tiêu trên ta thấy:

Tổng nguồn vốn của công ty năm 2006 đã tăng đáng kể so với năm 2005.Điều này có thể do Công ty Nhưng tài sản ngắn hạn nhiều hơn tài sản dài hạn, điềunày đối với một công ty sản xuất là không hợp lý lắm, công ty nên đầu tư thêm vàotài sản cố định Nợ phải trả tương đương với nợ phải thu cho thấy công ty vừachiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhưng cũng bị khách hàng chiếm dụng lại vốn

Nợ phải trả lớn cho thấy công ty có uy tín nên nhà cung cấp mới cho nợ nhiều Phầnlớn nợ phải trả là ngắn hạn, trong khi nợ phải thu dài hạn là tương đối lớn chứng tỏcông ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn Hơn nữa nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữucho thấy công ty chưa chủ động về tài chính Có những điều này là do đặc thù củacông ty là sản xuất bơm nông nghiệp, công nghiệp có giá trị lớn, thời gian bảo hànhlâu, bán cho các trạm bơm nông nghiệp hoặc các công trình nên vốn thu hồi chậm.Công ty cần có có chính sách thu hồi nợ và lập dự phòng nợ phải thu cho hợp lý.Năm 2006 công ty không lập dự phòng khoản phải thu khó đòi dài hạn nhưng lập

dự phong phải thu ngắn hạn là 1.946.045.553 đồng Công ty đang xây dựng xưởngđúc gang Furan, nếu công trình này đi vào hoạt động thì có thể vốn kinh doanh củacông ty còn tăng nữa

1.2.5 Đặc điểm về tình hình lao động của Công ty

Trải qua hơn 46 năm hình thành và phát triển số lượng và chất lượng côngnhân cũng có nhiều thay đổi Những ngày đầu thành lập phần lớn công nhân lànhững chiến sĩ từ miền Nam tập kết ra Bắc nên họ vừa làm vừa học hỏi nhau làchính Vì vậy sản phẩm lúc bấy giờ còn đơn giản phục vụ nông nghiệp là chủ yếu.Tay nghề kỹ thuật của họ không cao vì không được đào tạo qua trường lớp cơ bản

Số lượng công nhân thời kỳ này khoảng 500 người Thời kỳ 1961-1975, thời kỳ nàyđất nước vẫn còn chiến tranh nên công nhân phải vừa sản xuất, vừa chiến đấu Khiđất nước cần, họ sẵn sàng cầm súng ra mặt trận

Khi đất nước hòa bình, Công ty \ đã nắm bắt thị trường, mở rộng sản xuất Đã

có lúc số lượng công nhân lên đến 1200 người Sản phẩm lúc này đòi hỏi phải cóchất lượng cao, đòi hỏi máy móc kỹ thuật và tay nghề công nhân phải được nângcao Nắm bắt được điều đó, công ty đã chú trọng vào đào tạo đội ngũ công nhân.Hiện nay doanh nghiệp đã có gần 400 lao động bao gồm lao động trực tiếp và laođộng gián tiếp Số lượng lao động gián tiếp là 100 người còn lại là lao động trựctiếp tại phân xưởng Đội ngũ lao động của Công ty đảm bảo cả về số lượng và chấtlượng Lao động trực tiếp có tay nghề cao, được đào tạo bài bản, Công ty còn

Trang 16

thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, mở các cuộc thi nâng cao tay nghề Phát hiệnnhững người có tay nghề cao để bổ nhiệm vào các chức vụ phù hợp, xứng đáng.Công ty có chế độ đãi ngộ đối với công nhân thỏa đáng để khuyến khích họ nângcao tay nghề, yên tâm sản xuất Đối với lực lượng lao động tại văn phòng là nhữngngười tốt nghiệp đại học từ bằng khá trở lên, có năng lực chuyên môn, có khả năng

xử lý các tình huống trong công việc một cách nhanh nhạy, linh hoạt Họ thườngxuyên cập nhật những kiến thức mới như chế độ, quy định pháp luật Đội ngũ laođộng phần lớn còn trẻ nên họ rất năng động, sáng tạo, đam mê công việc, hoànthành tốt công việc được giao Trong đó lao động nam chiếm khoảng 60% Hiệnnay Công ty đang trong thời kỳ ổn định sản xuất nên số lượng công nhân viên biếnđộng không đáng kể Thu nhập của công nhân ngày càng được cải thiện, được thểhiện qua sơ đồ dưới đây

Biểu đồ 1.3: Thu nhập bình quân tháng của công nhân trong 3 năm 2004, 2005,

2006 theo Báo cáo tình hình lao động năm 2006

Điều đó cho thấy chính sách sử dụng lao động và chính sách đãi ngộ đối vớilao động của Công ty là hợp lý

1.2.6 Đặc điểm quy trình công nghệ

Để có sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua một quy trình tương đối phức tạp,phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ từ việc mua nguyên vật liệu như gang, thép,phụ gia Sau đó đưa vào sản xuất và kết quả là tạo ra nhiều loại sản phẩm như bơm,van nước…, trong mỗi loại sản phẩm lại có các loại kích cỡ, quy cách khác nhau

Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao và có chất lượng tốt công

ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã chuyên môn hóa thành các bộ phận sản xuất,

cụ thể là tổ chức thành các phân xưởng sản xuất Mỗi phân xưởng có một chức năngriêng Công ty đã liên doanh với các tập đoàn lớn như: EBARA( Nhật Bản),AVK( Đan Mạch) để sản xuất máy bơm, van nước chất lượng cao Công ty đã được

tổ chức quốc tế BUQI đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợptiêu chuẩn IS 9001:2000 Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương còn nhận thiết

Trang 17

kế chế tạo sản phẩm mới có các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng.Chất lượng và mẫu mã sản phẩm luôn được cải tiến và nâng cao phù hợp với yêucầu của thị trường.

Hiện nay công ty đang xây dựng xưởng đúc Furan rất lớn và hiện đại Khicông trình này hoàn thành đưa vào hoạt động thì năng suất sản lượng đúc lên 3000tấn/năm và chất lượng sẽ được tăng lên rất nhiều

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

Từ nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) qua giai đoạn tạo khuôn mẫu đúc raphôi của sản phẩm, sau đó được gia công cơ khí hoặc được gia công nhiệt luyện,gò- hàn- rèn tùy theo tính chất của chi tiết cần gia công hay sản phẩm cần tạo ra ởtừng khâu, kết hợp với một số bán thành phẩm và thành phẩm mà công ty khôngsản xuất như vòng bi, động cơ,… Tiếp theo, chúng được chuyển sang lắp ráp chạythử và hiệu chỉnh Tại bước công nghệ này sản phẩm được đo kiểm kê các thông số

kỹ thuât xem có đạt hiệu quả hay không, sản phẩm nào đạt yêu cầu thì chuyển sangbước tiếp theo là matít, sơn trang trí và hoàn thiện sản phẩm, sau đó đem nhập khothành phẩm

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty từ

đó tải

và sơn mattít trang trí

Sản phẩm hoàn thành nhập kho

Bán thành phẩm mua ngoài (vòng bi, động cơ)

Cơ khí lắp ráp

Gò – hàn – rèn

Mạ nhiệt luyện

Trang 18

Ngoài những sản phẩm công ty tự thiết kế và chế tạo theo kế hoạch, công tycòn nhận chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng thông qua hợp đồnggiữa phòng kinh doanh với khách hang Vì chức năng của phòng Kinh doanh là nắmbắt nhu cầu của khách hàng, xây dựng giá thành, tiến hành xâm nhập thị trường, mởrộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ Một nhiệm vụ cơ bản nữa là bán hàng chokhách, bao gồm cả giao hàng tại kho công ty hay vận chuyển hàng đến chân côngtrình cho khách hàng Mọi nhu cầu của khách hàng được đề bạt tới phòng Kinhdoanh Nếu là hàng truyền thống và thông dụng thì nhân viên bán hàng có nhiệm vụviết hóa đơn bán hàng cho khách, sau đó đưa đến ngành quản lý kho; ngành quản lýkho có nhiệm vụ xuất hàng cho khách theo hóa đơn bán hàng Trong trường hợp sảnphẩm đặt theo yêu cầu của khách hàng thì bộ phận bán hàng nhận đơn đặt hàng củakhách, sau đó đưa đến phòng Thiết kế công nghệ và hẹn ngày giao hàng cho khách.Phòng Thiết kế công nghệ sẽ thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng và đưa thiết kếxuống xưởng đúc hay xưởng gò – hàn – rèn để làm phôi, sau đó đưa sang xưởng cơkhí lắp ráp để gia công lắp ráp, bước tiếp theo sản phẩm được đưa đi chạy thử đểkiểm tra xem có đạt yêu cầu của khách hàng không Nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽđược đưa sang khâu sơn trang trí, giao thẳng cho khách hàng hay nhập kho thànhphẩm giao cho khách sau.

Sau đây là quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng:

Mẫu - Đúc

Gia công cơ khí

Phòng Thiết kế công nghệGò- hàn- rèn -

Nhiệt luyện

Trang 19

Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng

Từ đó ta có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm của công ty như sau:

Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty

1.2.7 Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm của Công ty

Khi mới bắt đầu sản xuất bơm, do máy móc đã quá cũ kỹ, lac hậu nên công ty

đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm sản xuất rakhông tiêu thụ được do không đáp ứng được với yêu cầu của thị trường Lãnh đạocông ty đã hết sức trăn trở tìm ra các giải pháp khắc phục Thiếu vốn và kỹ thuật,công ty đã hợp tác với các công ty nước ngoài để thay đổi dây chuyền công nghệ,đồng thời gửi người đi đào tạo ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm nước bạn Cảitiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm Vì thế công ty dần khẳng định được

vị thế của mình trên thị trường Công ty đã đạt nhiều giải thưởng do người tiêu dùngbình chọn, đạt huy chương vàng trong các hội trợ triển lãm hàng tiêu dùng

Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng và phong phú Bao gồm các loạimáy bơm công nghiệp, nông nghiệp, các phụ tùng thiết bị như van, tuốc-bin… nênthị trường tiêu thụ cũng đa dạng và phong phú Bao gồm thị trường trong nước vàthị trường nước ngoài Thị trường trong nước là khắp các tỉnh thành, các trạm bơmnước nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiêu dùng Thị trường nước ngoài như cácnước trong khối ASEAN, Nhật Bản, các nước Châu Âu như: Anh, Pháp Trong đóthị trường tiềm năng vẫn là thị trường trong nước, thị trường này chiếm doanh sốnhiều nhất Với những chiến lược nhanh nhạy và đúng đắn công ty luôn vượt mức

Vât liệu

Đúc

Bán hàng

Trang trí sản phẩm

Gò hàn rèn

Lắp ráp sản phẩm

Gia công

cơ khí

Nhập khoThử nghiệm

sản phẩm

Trang 20

doanh thu tiêu thụ sản phẩm so với kế hoạch đặt ra Công ty đã và đang có kếhoạch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước.

1.2.8 Một số kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được

Được thể hiện qua Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty:

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.611.041.780 4.059.986.019 6.155.816.329

Biểu đồ 1.4: Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo báo cáo kết quả

kinh doanh năm 2006

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua cácnăm tăng lên, tăng mạnh nhất là năm 2006 chứng tỏ thị trường tiêu thụ được mởrộng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, chủng loại ngày càng phong phú và quantrọng hơn là công ty đã có những chính sách hợp như triết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán, bảo hành, chính sách trả chậm… để kích cầu Chi phí tài chính tănglên ở năm 2005 và giảm mạnh ở năm 2006, trong đó chi phí lãi vay phải trả năm

2005 là 57.165.000 đồng còn năm 2006 không còn chi phí lãi vay Điều đó chứng tỏcông ty không phải vay Ngân hàng nữa mà tận dụng bằng các nguồn khác nhưchiếm dụng vốn của nhà cung cấp đồng thời cho khách hàng nợ, từ đó bán đượcnhiều hàng hơn Vì thế lợi nhuận tăng lên đáng kể

1.2.9 Một số chính sách được Công ty áp dụng

Trang 21

Môi trường kinh doanh luôn luôn biến đổi, tạo ra nhiều thách thức mới cùngvới những cơ hội cho sự phát triển Vì vậy các công ty nói chung và Công ty cổphần chế tạo bơm Hải Dương nói riêng thì chiến lược kinh doanh là rất quan trọng.Chiến lược kinh doanh của Công ty là tiếp thu, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệnđại trong nước và trên thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường bằng cách hạ thấp chiphí, giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Đồng thờiCông ty cũng chú trọng vào công tác quản ký và đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán

bộ, công nhân viên, cố gắng phát huy khả năng sáng tạo và làm chủ của công nhânđặc biệt trong điều kiện Công ty vừa mới cổ phần hóa Năng lực tài chính vữngmạnh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển vững mạnh củaCông ty, vì vậy Công ty luôn cố gắng tự chủ về tài chính Dưới đây là một số chínhsách được Công ty áp dụng nhằm đạt kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh

1.2.9.1 Chính sách chất lượng:

Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương cam kết cung cấp các sản phẩm vàdịch vụ kỹ thuật về máy bơm, van, quạt công nghiệp, tuốc bin nước đảm bảo sốlượng, chất lượng và tiến độ giao hàng với giá cả hợp lý nhằm đáp ứng thỏa mãnnhu cầu của khách hàng

Thực hiện chính sách quan tâm tới khách hàng, trợ giúp việc tư vấn lựa chọn,vận chuyển, lắp đặt, bảo trì sản phẩm

Để đạt được cam kết công ty tiến hành:

-Duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO9001:2000 để mọi nhân viên thấu hiểu chính sách chất lượng, nhận thức rõ tráchnhiệm cá nhân, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt nhiệmvụ

-Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất,chú trọng đào tạo để mọi nhân viên có đủ năng lực thực hiện có chất lượng côngviệc được giao

-Cộng tác chặt chẽ với khách hàng, không ngừng nghiên cứu phát triển để cảitiến và nâng cao chất lượng sản phẩm

-Lựa chọn các nhà cung cấp để việc mua vật tư đảm bảo chất lượng và giá cả.-Dự đoán trước và lập kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất để sản phẩm đạtthông số kỹ thuật, đúng tiến độ với chi phí hợp lý

1.2.9.2 Chính sách môi trường.

Trang 22

Các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ tuân thủ hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 nhằm bảo vệ môi trường bền vững.

Để đạt được cam kết công ty thực hiện:

-Đáp ứng yêu cầu pháp luật và các quy định pháp thích hợp khác liên quanđến các tác động môi trường của Công ty

-Đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện và điều hành hệ thống, quản lýcác quy trình sản xuất, nguyên nhiên liệu và con người nhằm giảm thiểu tác độngđáng kể đến môi trường

-Liên tục cải tiến hệ thống nhằm giảm tiêu hao tài nguyên, đặc biệt lànguuyên vật liệu, năng lượng và nước, nâng cao hiệu quả hoạt động trong xử lý,thải bỏ chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm

-Sẵn sàng cung cấp cho các bên quan tâm với ý tưởng cùng cộng đồng tráchnhiệm bảo vệ môi trường chung

1.2.9.3 Chính sách quản lý tài sản:

Để quản lý tài sản cố định được tốt Công ty đã có một số chính sách:

-Phân loại TSCĐ thành 4 loại để kế toán xác định tỷ lệ khấu hao

-Hàng tháng kế toán phải lập, trích khấu theo tỷ lệ quy định và phân bổ sốkhấu hao đã trích

-Hàng năm kế toán phải lập Bảng đăng ký trích khấu hao cho cả năm

-Việc mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ phải được Hội đồng quản trị thông qua

và tổng giám đốc chịu trách nhiệm ký

-Phân trách nhiệm quản lý TSCĐ xuống từng bộ phận, từng phân xưởng

1.2.9.4 Chính sách quản lý vật tư:

Để vật tư được sử dụng có hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm, lãnh đạo Công

ty đã phân rõ trách nhiệm cho từng phòng ban

-Phòng Kế hoạch: Có nhhiệm vụ xây dựng định mức vật tư

-Phòng Vật tư vận tải: căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty, phòng có

nhiệm vụ cung cấp, tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất của công ty, vận chuyểnnguyên liệu mua về và vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ nếu khách yêu cầu

-Phòng quản lý vật tư: Có nhiệm vụ bảo quản vật tư, thành phẩm và thực hiện

nhập- xuất – giao vật tư cho các xưởng sản xuất theo yêu cầu điều động vật tư

-Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thương xuyên Tính giá vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theophương pháp giá thực tế Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w