Mục lục Lời nói đầu2 Phần I: Tổng quan về Công ty Xi măng Bút Sơn3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Bút Sơn.3 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty xi măng bút sơn4 1.3 Tổ chức sản xuất sản phẩm9 1.4 Chính sách kế toán tài chính, kinh tế Công ty đang áp dụng10 Phần II: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn11 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xi măng Bút Sơn hiệu quả, gọn nhẹ11 2.2 Những nét chung và riêng trong tổ chức công tác kế toán tại công ty12 2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán12 2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán13 2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán13 2.2.4 Hệ thống sổ kế toán13 2.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán14 2.3 Tìm hiểu quy trình hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu14 2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ14 2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương17 2.3.3 Kế toán tài sản cố định19 2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm21 2.3.5 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và bán thành phẩm25 2.3.6 Kế toán xác định kết quả28 Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn30 3.1 Nhận xét chung30 3.2 Đánh giá tổ chức hạch toán tại công ty xi măng Bút Sơn31 3.2.1 Những kết quả đạt được31 3.2.2 Những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xi măng Bút Sơn.32 Kết luận33
Trang 1Lời nói đầu
Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã có sự phát triểnmạnh mẽ tạo ra sự chuyển biến lớn cả về lượng và chất Cùng với sự đảm bảo sảnxuất ổn định và huy động ở mức cao nhất công suất thiết kế của các nhà máy hiện
có, được Nhà nước quan tâm một cách thích đáng, nghành xi măng Việt Nam đãhuy động các nguồn lực trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài đầu tư tham gialiên doanh xây dựng thêm một số nhà máy mới như: Xi măng Hoàng Thạch II, BútSơn, Hoàng Mai, Chinfon, Nghi Sơn
Là một sinh viên năm cuối khoa Kế Toán- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,quá trình thực tập tại Công ty Xi măng Bút Sơn có vai trò quan trọng đối với em, nó
là bước tiếp nối giữa quá trình học tập nghiên cứu trên giảng đường và thực tế khảosát tại đơn vị, góp phần củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã tiếp thu được ởnhà trường đồng thời chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc vàcông tác sau này
Một phần nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực tập là hoàn thành tốt Báocáo thực tập tổng hợp với mục tiêu là báo cáo những thông tin khái quát và cơ bảnnhất về tổ chức quản lý kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức công tác
kế toán cũng như nhiều hoạt động khác tại đơn vị
Với mục tiêu trên Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm có 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Xi măng Bút Sơn
Phần 2: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Xi măng Bút Sơn Phần 3: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xi măng BútSơn
Em hy vọng Báo cáo thực tập tổng hợp sẽ truyền tải được những kiến thức,thông tin đã thu thập được trong quá trình tìm hiểu và đánh giá thực tế về tổ chứcquản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị
Trang 2Phần I Tổng quan về công ty xi măng Bút Sơn
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Bút Sơn.
Xi măng là vật liệu không thể thiếu được đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, để đáp ứng yêu cầu đó Chính phủ đã có quyết định số 573/TTg ngày23/11/1993 về việc triển khai xây dựng nhà máy Xi măng Bút sơn Tổng số vốn đầu
tư được duyệt 19583 triệu USD Công suất thiết kế của nhà máy là 4000 tấnClinker/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng/năm Nhà máy được xây dựngtại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội60km2 về phía Nam với hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ rất thuận tiệncho việc chuyên chở Tổng diện tích khoảng 63,2 ha với số lượng lao động làm việctại nhà máy tính đến thời điểm hiện nay là 1083 người Căn cứ vào luận chứng đượcduyệt, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tiến hành đấu thầu quốc tế để chọn nhàthầu thiết kế, cung cấp thiết bị vật tư cho dây chuyền chính, kết quả là hãngTechnip-cle đã trúng thầu Ngày 31/08/1994 Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã kýhợp đồng thương mại với hãng Technip-cle Ngày 27/08/1995 nhà máy Xi măngBút Sơn chính thức được khởi công xây dựng cho đến ngày 29/08/1998 công tácxây lắp đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động Trong suốt thời gian sản xuất thử
từ tháng 09/1998 đến tháng 04/1999 nhà máy đã sản xuất được hơn 500.000 tấnclinker, tiêu thụ được 150.000 tấn xi măng Trong thời gian này, máy móc thiết bịcủa dây chuyền sản xuất hoạt động tương đối ổn định đạt năng suất thiết kế, chấtlượng sản xuất đảm bảo quy trình trong hợp đồng cung cấp thiết bị Ngày20/07/1999 Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đã chính thức đề nghị nghiệm thu vàCông ty Xi măng Bút Sơn chính thức đi vào sản suất
Tên giao dịch quốc tế là BUT SON CEMENT COMPANY, là thành viên Tổngcông ty Xi măng Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức và hoạt động theođiều lệ của Tổng công ty
Tổng số vốn được tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước (nay là Cục Tàichính doanh nghiệp)- Bộ Tài chính xác nhận tại thời điểm thành lập là219.776.118.942 đồng Trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp là : 4.022.506.000đ
+ Vốn điều động từ khấu hao cơ bản để lại thuộc nguốn vốn ngân sách của cácdoanh nghiệp và quỹ đầu tư phát triển trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam là215.753.612.942 đồng
Trang 3Công ty Xi măng Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh xi măng, các sảnphẩm từ xi măng các vật liệu xây dựng khác Sản phẩm chính của Công ty là ximăng Portland PC 30, PC 40, xi măng hỗn hợp PCB 30, Clinker, ngoài ra Công tycòn sản xuất các xi măng theo yêu cầu của khách hàng Sản phẩm xi măng củaCông ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay ngườitiêu dùng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: gồm Hà Nam và các tỉnh trong toàn quốc Theobáo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 (đã được kiểm toán) tổng doanh thu thuầncủa Công ty là 901.071.013.093 đồng trong đó:
+ Doanh thu thuần xi măng là : 853.842.462.799 đồng
+ Doanh thu thuần Clinker là : 47.588.550.304 đồng
Theo báo cáo quyết toán thuế năm 2003, tổng số thuế công ty phải nộp cho ngânsách Nhà nước là 50.361.902.706 đồng bao gồm:
+ Thuế thu nhập cá nhân : 600.000.000 đồng+ Thuế nhà đất tiền thuê đất : 13.300.000 đồng
Tổng lợi nhuận sau thuế là: 55.025.146.513 đồng, trong thời gian từ năm 1999
-2004 Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghịêp do đang được ưu đãi thuế,chỉ bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi trả hết lãi tiền vay ngân hàngtrong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản và có lãi
Trong năm 2004 tổng doanh thu thuần là 975.023.843.115 đồng bao gồm:
+ Doanh thu tiêu thụ Clinker chính phẩm là : 58.067.573.382 đồng
+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PCB 30 : 73.187.543.301 đồng+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bột PC 40 là : 142.309.815.444 đồng+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PCB 40 là : 656.259.579.339 đồng
+ Doanh thu tiêu thụ xi măng bao PC 40 là : 45.199.331.649 đồngThu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty hiện nay là:3.000.000 đồng
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty xi măng bút sơn
Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình,
bộ máy quản lý của Công ty Xi măng Bút Sơn được tổ chức theo hình thức trựctuyến chức năng.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty được thể hiện qua sơ đồ1.1
* Đại hội đồng cổ đông:
Trang 4Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất củaCông ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặcbiệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và nhânsách tài chính cho năm tiếp theo Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị
và Ban Kiểm soát của Công ty
* Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết địnhmọi bấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốcđiều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luậtpháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐquy định Hiện tại HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn có 05 thành viên
* Ban kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụkiểm tra tính hợp lý, hợp phát trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tàichính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và BanGiám đốc
* Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 04 Phó Giám đốc bao gồm:Phó Giám đốc cơ điện; phó Giám đốc kỹ thuất; Phó Giám đốc kinh doanh; PhóGiám đốc phụ trách xây dựng cơ bản và phụ trách Ban quản lý dự án Bút Sơn II.Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao CácPhó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giámđốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệcủa Công ty
* Chức năng nhiệm vụ của các phó Giám đốc
Phó giám đốc cơ điện:
Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị : Phòng kỹ thuật cơ điện, phòng vật tư thiết bị, phânxưởng cơ khí, phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng nghiền đóng bao, phân xưởng
lò nung, phân xưởng tự động hoá, phân xưởng xe máy, phân xưởng nước, xưởngsửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất, đảmbảo năng suất, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm Lập dự trù vật tư thiết bị và
Trang 5chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, các phương pháp sửachữa lớn, các quy trình bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị cơ điện.
Phó giám đốc kinh doanh
Trực tiếp phụ trách: Phòng tiêu thụ, các chi nhánh tiêu thụ, văn phòng đại diện,
tổ thị trường Sơn La, Lai Châu, Phòng y tế, Phòng bảo vệ quân sự
Chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách nhiệm tổ chức mạng lướitiêu thụ của Công ty, tổ chức vận tải tiêu thụ sản phẩm tới các địa điểm
Phó giám đốc xây dựng cơ bản:
Trực tiếp chỉ đạo phòng xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm về công tác tổngquyết toán công trình, nhà máy của Công ty
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động
cán bộ nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn, trình độ Thực hiệnxây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các Hợp đồng kinh
tế, xây dựng các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật cho các loại sản phẩm, xây dựng các kếhoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Phòng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp vật tư, thiết
bị thuộc phạm vi văn phòng, lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ô tô, phục
vụ chế độ ăn gnhỉ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty
Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch về tài
chính, tổ chức hạch toán thưo chế độ quy đinh của Nhà nước, điều hành bộ máy kếtoán của Công ty, thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời chính xáccho Giám đốc, đồng thưòi giúp cho Giám đốc nắm được thực trạng tài chính củaCông ty
Phòng Tiêu thụ: Chịu trách nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và chịu trách
nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của Côngty
Trang 6Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thu mua, cấp phát bảo
quản vật tư cả về khối lượng và chật lượng
Phòng Cơ điện: Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, điện tự động
hoá, xe máy… lập dự trù thiết bị trong nước và ngoại nhập để phục vụ kế hoạch sửachữa máy móc, thiết bị, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, cácphương án sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưởng, sửa chữa các thiết bị cơ điện
Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, chỉ đạp
điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm , bán thànhphẩm và an toàn trên tuyến công nghệ được phụ trách và chỉ đạo công tác sửa chữa
lò khì có sự cố
Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành bộ dây chuyền sản
xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển
Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu và đưa ra kết quả phân tích
đối với tất cả nguyên vật liệu nhập vào cũng như các loại sản phẩm, bán thành phẩmđầu ra
Phòng Xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây
dựng phát sinh
Phòng Bảo vệ – Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị thuộc
phạm vi văn phòng cũng như tại phân xưởng, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty
Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, phòng chống
bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, trựcsãn sàng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nan
Ban Kỹ thuật an toàn: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biêns các nguyên tắc an
toàn trong sản xuất, thưo dõi việc cấp phát các thiết bị, trang bị bảo vệ lao động chocán bộ công nhân viên trong toàn Công ty
Cảng Bút Sơn: Chịu trách nhiệm quản lý giám sát và điều phối các phương tiện
vận tải đường bộ và đường thuỷ cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh
Các Chi nhánh: Phối hợp với phòng Kinh doanh – tiêu thụ chịu trách nhiệm tìm
kiếm thị trường, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn được phâncông
*Chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng:
Phân xưởng Khai thác mỏ: Có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc nắm vững đặc điểm
cấu tạo chất của các khu vực được phép khai thác đá vôi, đá sét, lập các phương ánkhai thác tối ưu cho các giai đoạn ở từng khu vực nhằm đạt hiệu quả vao, chịu tráchnhiệm quản lý tài nguyên mỏ được khai thác và máy móc thiết bị chuyên dùng giaophục vụ khai thác và quản lý
Trang 7Phân xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi sự hoạt động cảu các thiết bị từ
máy đập đá vôi, máy đập đá sét tời Silô đồng nhất Căn cứ vào định mức tiêu haonguyên liệu, vật liệu và thực trạng thực tế của thiết bị tham gia cùng với các phòngban chức năng lập kế hoạch dự trữ vất tư, phục tùng thay thế tháng, quý, năm vàcho từng đợt cụ thể
Phân xưởng Lò nung: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô đồng nhất tới đỉnh Silô
chứa Clinker, các thiết bị tiếp nhận than, xỉ, thạch cao phụ gia và tổ hợp nghiềnthan, nhà nồi hơi, hệ thống cấp nhiệt, trạm khí nén trung tâm, tiếp nhận và cấp dầuFO
Phân xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý các thiết bị từ đáy Silô chứa Clinker đến
hết các máng xuất xi măng bao và xi măng bột rời trên các phương tiện ô tô, tàu hoả
và máy xếp bao vào tàu hoả Quản lý và sử dụng có hiệu quả vỏ bao, tổ chức vậnhành các máy đóng bao, các phân xưởng, thiết bị xuất xi măng rời, các thiết bị vậnchuyển đảm bảo năng suất Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xu măng rời, các thiết
bị vận chuyển đảm bảo năng suất Kết hợp với phòng tiêu thụ xuất xi măng vao, ximăng rời cho khách hàng, Quản lý số liệu khối lượng xi măng trên các đầu đếm,trên các cân, đối chiếu với phiếu xuất từng ca… Tổng hợp báo cáo khối lượngchủng loại xi măng xuất xưởng hàng ngày và hàng tháng
Phân xưởng Cơ khí: Thực hiện công việc sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo phục
hồi và lắp đặt các thiết bị cơ khí trong Công ty, lập kế hoạch dự trù vật tư và phụtùng thay thế theo tháng, quý, năm
Phân xưởng Xe máy: Quản lý sử dụng các xe vận chuyển đá vôi, đá sét, các
phương tiện vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng có hiệu quả và an toàn
Phân xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước của Công ty
bao gồm các trạm bơm, các bể nước, hệ thống đường ống cấp nước tới các khu vựcquản lý của các xưởng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của công ty
Phân xưởng Điện – Tự động hoá: Có nhiệm vụ quản lý tổ chức vận hành an toàn
hệ thống cung cấp điện của toàn Công ty, đảm bảo nguồn điện cung cấp thườngxuyên, liên tục ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt
Sửa chữa và khắc phục các sự cố về điện, thiết bị điện và mang điện thoại thôngtin nội bộ thuộc phạm vi tổng đài
Xưởng Sửa chữa công trình – Vệ sinh công nghiệp: Cùng với các phòng kỹ thuật
thực hiện sửa chữa các công trình, thi công các công trình bổ sung với phòng xâydựng cơ bản và thực hiện dọn vệ sinh trong khu vực Công ty
(sơ đồ)
Trang 8và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định.Quy trình công nghệ sản xuất xu măng của Bút Sơn được tiến hành theo cácbước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đã vôi
và đã sét Ngoài ra còn sử dụng xỉ pyrite và đá silic làm các nguyên liêụ điều chỉnh
Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ: Các cầu xúc đá vôi, đá sét, xỉ và đá silic
có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền Bột liệu đạt yêu cầu sẽ đượcvận chuyển tới silô đồng nhất bột liệu, có sức chứa 20.000 tấn bằng hệ thống mángkhí động và gầu nâng Silô đồng nhất bột liệu làm việc thưo nguyên tắc đồng nhất
và tháo liên tục
Nhiên liêu: Lò được thiết kế để chạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng
trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp40% than cám 3 và 60% than cám 4a
Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh clinker: Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ
vào thiết bị làm nguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ Clinker thu đượcsau thiết bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 silô để chứa và ủ Clinker, có tổng sứcchứa là 2*20.000 tấn
Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng: Clinker, thạch cao và phụ gia(nếu có)
sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng Từ kétmáy nghiền, Clnker, phụ gia( đã qua nghiền sơ bộ) và thạch cao sẽ được cấp vàonghiền xi măng để nghiềm mịn
Đóng bao và xuất xi măng: Từ đáy silô chứa qua hệ thống cửa tháo, xi măng sẽ
được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các hệ thống xuất ximăng rời Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển tới các mángxuất xi măng bao xuống tàu hoả và ô tô
(sơ đồ)
Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ 01/05/1999, dây chuyền của Nhà máy
xi măng Bút Sơn- nay là Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn luôn phát huy côngsuất thiết kế Đến nay, sau 8 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất
Trang 9của công ty luôn ổn định và tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước Từ năm
2002, sản xuất đã vượt công suất thiết kế, hiệu quả sản xuất kinh daonh khôngngừng tăng trưởng Thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng Bút Sơn rộng khắp, ximăng Bút Sơn được đưa vào sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm cảu đất nước,chiếm lĩnh được các thị trường quan trọng phía Bắc Với việc hoạt động hiệu quảdây chuyền 1, vừa qua ngày 26/01/2007 Bút Sơn đã tiến hành lễ khởi công dâychuyền 2
1.4 Chính sách kế toán tài chính, kinh tế Công ty đang áp dụng
Tài chính của Công ty xi măng Bút Sơn là các mối quan hệ tiền tệ gắn liền vớiviệc hình thành vốn, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, hoạt động hiệu quảcông ty đã tiến hành phân cấp quản lý tài chính giữa Công ty với cấp trên và giữaCông ty với các thành viên trực thuộc
* Phân cấp quản lý giữa Công ty với cấp trên
Công ty xi măng Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xi mang Việt Namnhưng hạch toán độc lập Hàng năm Công ty chỉ nộp phó quản lý cho Tổng công tyvới tỷ lệ là 16% trên tổng doanh thu Việc mua sắm vật tư, thiết bị quản lý phục vụsản xuất kinh doanh có giá trị lớn hơn 1 tỷ thì phải được sự nhất trí của Tổng công
ty, ngoài ra kế hoạch mua sắm vật tư, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản thìCông ty Xi măng Bút Sơn phải thực hiện theo quy định của Tổng công ty
* Phân cấp quản lý giữa công ty với các thành viên trực thuộc
Có thể nói Công ty Xi măng Bút Sơn là một doanh nghiệp lớn nên cơ cấu tổchức bộ máy quản lý cũng được chia thành nhiều phòng ban, phân xưởng Cácphòng ban, phân xưởng này đều thực hiện hạch toán phụ thuộc theo hình thức báocáo sổ, thực hiện quy chế tài chíh của Công ty như: việc mua sắm vật tư thiết bị,quyết toán vật tư sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản… Chi phí và tính ghia thànhtheo định mức và đơn vị phải nộp cho công ty là 3% trên tổng quỹ lương
Trang 10Phần II Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty
Xi măng Bút Sơn
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xi măng Bút Sơn hiệu quả, gọn nhẹ
Là một trong 24 phòng ban phân xưởng, hòa cùng tiến độ hoạt động sản xuấtkhông ngừng, phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính với sản phẩm là các thông tintài chính trung thực, hợp lý, kịp thời đã đang và sẽ góp phần giúp cho Doanh nghiệphoạt động một cách thông suốt theo đúng tiến độ đề ra Nó là đơn vị trực thuộcCông ty Xi măng Bút Sơn có chức năng quản lý và giám sát mọi hoạt động kinh tế,tài chính của công ty, thực hiện công tác thống kê thông tin kiểm tra và hạch toán kếtoán thưo quy định hiện hành của Nhà nước Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toánphải được đảm bảo hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động với địa bàn kinh doanh tậptrung, quy chế tài chính thống nhất, công ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tậptrung Theo mô hình này toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xủa lý, luânchuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinhdoanh đều do phòng kế toán công ty thực hiện Các chi nhánh không có bộ phận kếtoán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thuthập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ phát sinh tại chi nhánh sau đó gửichứng từ về phòng kế toán công ty Nhờ đó mà việc hạch toán cũng nhưu quản lý sổsách được thực hiện một cách thống nhất, thuận tiện cho việc theo dõi các nghiệp vụkinh tế phát sinh, hạn chế tói đa việc khai khống của các đại lý, chi nhánh
Với bộ máy kế toán tập trung, Công ty Xi măng Bút Sơn đã tuyển chọn 19 nhânviên và sắp xếp vào các phần hánh kế toán phù hợp với chuyên môn của từngngười, giúp phát huy nâng cao trình độ nghiệp cụ cán bộ kế toán
* Bộ phận lãnh đạo gồm 2 người
Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, thống kê, tài chính ở Công ty, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểmsoát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính
Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho Kế toán trưởng trong việc điều hành
bộ máy kế toán kiểm tổ trưởng tổ Đầu tư
* 16 người còn lại được chia thành các t?:
Trang 11Tổ tổng hợp: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra rà
soát các nghiệp vụ kế toán, thưo dõi quản lý tài sản, thưo dõi quản lý và tính cáckhoản vay, kê khai báo cáo thuế
Tổ Đầu tư XDCB: Căn cứ vào kế hoạch năm phân công từng người theo dõi
từng hạng mục công trình, lập Dự toán…, thẩm định giá vật tư
Tổ tiêu thụ: Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty và các chi nhánh,
thưo dõi tình hình sử dụng Hoá đơn, báo cáo công tác khảo sát thị trường
Tổ vật tư, SCL: Tổ chức phân loại, đánh giá NVL, CCDC phù hợp với yêu cầu
quản lý của Công ty, theo dõi công tác SCL, lập Báo cáo, kiểm kê đối chiếu số dưcủa vật tư tồn cuối tháng Định kỳ cứ 6 tháng phải phối hợp kiểm kê kho cùng vớithủ kho và phòng Vật tư thiết bị
Tổ thanh toán: Theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng,
tiền đang chuyển và tiền tạm ứng, ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết công
nợ phải trả, công nợ phải thu
Công ty xi măng Bút Sơn áp dụng phần mềm kế toán phần mềm FASTACCOUTING có nối mạng nội bộ
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1
(sơ đồ )
2.2 Những nét chung và riêng trong tổ chức công tác kế toán tại công ty
Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty, nhìn chung được tuân theo các chế độ
kế toán ban hành, tuy nhiên do đặc thù sản xuất kinh doanh riêng mà có sự khác biệttrong một số phần hành tổ chức kế toán
2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dươnglịch từ 1/1 đến 31/12
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty được áp dụng theo tháng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty được hạchtoán theo phương pháp kê khai thường xuyên, riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bếnbãi khó kiểm đếm được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ Giá xuất khocủa hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Để phù hợp với đặc điểm của Công
ty, các bán thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn chế biến này mà chưa chuyểnsang giai đoạn chế biến tiếp theo đang còn tồn ở Silô chứa thì được coi là sản phẩm
dở dang (từ Bột liệu sang Clinker), vì vậy để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳCông ty đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phươngpháp sản phẩm hoàn thành tương đương
Trang 12- Phương pháp tính giá thành: Công ty đang áp dụng phương pháp giá thành sảnphẩm xi măng theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụngphương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Tỷ lệ thuế suất là10%
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty sử dụng phương phápkhấu hao đường thẳng để tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Tỷ giá sử dụng trong hạch toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngânhàng nhà nước Việt Nam là chủ yếu, trong một số trường hợp sử dụng tỷ giá hốiđoái của Ngân hàng đầu tư phát triển- Hà Nam
2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán
Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và sửdụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các địnhmức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, công ty cần thiết phải sử dụng chứngtừ
Các chứng từ kế toán của công ty đang sử dụng đã tuân theo chế độ chứng từ kếtoán được ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyếtđịnh 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính Các chứng từ đượcthiết kế phù hợp với hoạt động của Công ty như tích kê bán Clinker đã có hướngdẫn cách lập và luân chuyển trong quy chế giao nhận sản phẩm
2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Trên cở sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành, căn cứvào nội dung và quy mô nghiệp vụ phát sinh của từng đơn vị, Công ty đã ban hànhdanh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất trong Công ty kèm theoQuyết định 3124/XMBS-KTTCTK ngày 23/11/1998
2.2.4 Hệ thống sổ kế toán
Có thể nói lựa chọn một hình thức tổ chức sổ kế toán phù hơp đóng vai trò rấtquan trọng trong việc theo dõi, bảo quản, lưu giữ sổ sách kế toán cũng như việc ápdụng tin học vào công tác kế toán Hiện nay hình thức Nhật ký chung đang được xửdụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nó đơn giản lại tiện dụng Với những ưuđiểm đó, Công ty xi măng Bút Sơn cũng đã áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toánnày
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tựthời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung Sau đó, căn cứ vào Nhật kýchung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký chung
Trang 13được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan Đối với các tài khoảnchủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ, có thể mở các Nhật ký phụ Cuối tháng, cộngcác Nhật ký phụ, lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung hoặc vào thẳng Sổ cái.
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được thực hiện như sau:
(Sơ đồ)
2.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán
Lập báo cáo kế toán là khâu cuối cùng rất quan trọng trong công tác kế toán, nógiúp cho Công ty có thể đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh từ đó đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất mộtcách có hiệu quả Đặc biệt năm 2005 công ty xi măng Bút Sơn đã chuyển đổi thànhCông ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn, thông tin trên các báo cáo tài chính khôngnhững chỉ cung cấp cho nội bộ công ty mà còn thu hút sự quan tâm, chú ý của rấtnhiều nhà đầu tư trong và ngoài Doanh nghiệp
Báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Bút Sơn được lập bằng Đồng ViệtNam(VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toáncủa Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành tại Việt Nam
Theo thông lệ, kết thúc kỳ kinh doanh, phòng Kế toán - Tài chính - Thống kếtiến hành lập các BCTC gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
2.3 Tìm hiểu quy trình hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.3.1.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Có thể nói nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những nhân tố đầu vào
vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Đặc biệt là một doanh nghiệp sảnxuất, Công ty Xi măng Bút Sơn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh xi măng, cácsản phẩm từ xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác, việc khai thác, quản lý, sửdụng hiệu quả nguyên vật liệu càng được chú trọng
Tính giá vật liệu, dụng cụ , sản phẩm, hàng hoá về thực chất là việc sác định giátrị ghi sổ chủa vật liêu, dụng cụ Theo quy định, vật liệu, dụng cụ được tính theo giáthực tế( giá gốc) , tức là vật liệu, dụng cụ khi nhập kho hay xuất kho đều được phảmánh trên sổ sách theo giá thực tế
Trang 14Với vật liệu, dụng cụ mua ngoài: giá thực tế ghi sổ gồm trị giá mua của vật liệu,
dụng cụ là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán đã trừ(-) các khoản chiết khấtthương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, công (+) các chi phí gia công, hoànthiện và cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại( nếu có) và các chi phí thu muathực tế
Với vật liêu, dụng cụ sản xuất: Giá thực tế ghi sổ của vật liêu, dụng cụ do daonh
nghiệp sản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế( giá thành công xưởngthực tế) của vật liêu, dụng cụ sản xuất ra
Với vật liệu, dụng cụ thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế ghi sổ khi nhập
kho gồm giá thựuc tế của vật liêu, dụng cụ xuất thuê chế biến cùng các chi phí liênquan đến việc thuê ngoài gia công, chế biến
Với phế liệu: Giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng được
hay giá trị thu hồi tối thiểu
Theo đặc điểm sản xuất kinh daonh và với điều kiện áp dụng tin học trong côngtác kế toán, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá bình quân để xác định giá trịhàng xuất kho
Giá thực tế xuất kho = ( Số lượng xuất kho)( Đơn giá bình quân gia
quyền)
Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao Hơnnữa, công việc tình toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toánnói chung
(công thức)
2.3.1.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Kế toán chi tiết vật liêu, dụng cụ là một khâu công việc khá phức tạp và tốnnhiều công sức Khác với kế toná tổng hựop, kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ đòihỏi phải phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ (từng danh điểm)vật liệu, dụng cụ theo từng kho và từng người phụ trách vật chất
Chứng từ, sổ kế toán sử dụng
Để kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ kế toán Công ty xi măng Bút Sơn sử dụngcác chừng từ chủ yếu sau:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiển nghiệm vật tư
Trang 15- Biên bản giao nhận hoặc nghiệm thu sơ bộ
- Biên bản nghiệm thu
- Báo cáo tồn kho
Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ
Việc hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành đồng thời ở kho
và phòng kế toán như sau:
Tại kho: Việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và ghi theo chỉ tiêu số lượng khi nhận được phiếunhập kho, phiếu xiất kho, thủ kho phải tiênd hàh kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp củaphiếu rồi mới tiến hàn ghi chép số lượng thực nhập và số lượng thực xuất vào phiếu
và thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho
Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho lấy phiếu nhập kho và phiếu xuất
kho, khi nhận phiếu kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm traviệc chấp hành các quy định trong việc lập và duyệt đối với mỗi loại chứng từ kếtoán và ký vào sổ giao nhận chứng từ với thủ kho
2.3.1.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Để hạch toán vật liệu, dụng cụ Công ty Xi măng Bút Sơn đã áp dụng phươngpháp kế khai thường xuyên Theo phương pháp này, việc theo dõi và phản ánh tìnhhình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tụctrên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Như vậy, tại bất kỳ thời điểmnào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho của nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ
Trang 16- TK 152 "Nguyên liêu, vật liệu", tài khoản này được chi tiết thành 7 tài khoảncấp 2.
+ 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính
* Kế toán câc nghiệp cụ tăng, giảm nguyên vật liệu, dụng cụ
Kế toán nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liêu, dụng cụ được hạch toán qua sơ
đồ sau:
( sơ đồ)
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương
2.3.2.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty Xi măng Bút Sơn áp dụng hình thức trả lương công nhân viên theo sảnphẩm Theo hình thức này, tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kếtquả sản xuất kinh doanh, khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương doTổng công ty quy định để tính lương cho từng công nhân viên
- Tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau: Tiền lương cơ bản, tiền lương
bổ sung, theo hệ số chức danh công việc và các khoản phụ cấp
- Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ Các khoản tríchBHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo quy định hiện hành, cụ thể:
+ BHXH được tính 20% tiền lương cơ bản
Trong đó: 15% tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, 5% do người laođộng đóng góp
+ BHYT được tính 3% trên tiền lương cơ bản
Trong đó: 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% do người lao động nộp