1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, thực trạng và giải pháp

111 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là Chi nhánh cấp I thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. -Tên đầy đủ:Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy -Tên giao dịch quốc tế:Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam -Tên gọi tắt:BIDV -Địa chỉ :Tòa tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội -Điện thoại:04. 3755 6900 -Fax:04. 3755 6900 Có thể nói quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam: -BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, có quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Được thành lập với chức năng là ngân hàng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. -Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). -Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam... BIDV Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH BIDV CẦU GIẤY VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH I.1. Tổng quan về Chi nhánh BIDV Cầu Giấy I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là Chi nhánh cấp I thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Tên đầy đủ : Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy - Tên giao dịch quốc tế : Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Tên gọi tắt : BIDV - Địa chỉ : Tòa tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại : 04. 3755 6900 - Fax : 04. 3755 6900 Có thể nói quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam: - BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, có quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Được thành lập với chức năng là ngân hàng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam BIDV Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước Từ khi thành lập cho tới nay, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã trải qua 4 giai đoạn:  Giai đoạn 1963 – 1980 Ngày 27/05/1957, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Ngày 30/10/1963 chi điểm 2 thuộc Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của BIDV Cầu Giấy hiện nay) được thành lập, đặt tại thôn Trung - xã Dịch Vọng - huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là thực hiện cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động.  Giai đoạn 1981 – 1994 GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngày 24/06/1981, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Tháng 1/1983, theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm thuộc NHNN huyện Từ Liêm. Trên thực tế chi nhánh sáp nhập trở thành phòng đầu tư và xây dựng của NHNN huyện Từ Liêm theo Quyết định số 60/QĐ ban hành ngày 26/08/1982. Ngày 20/12/1986, chi nhánh tách khỏi NHNN huyện Từ Liêm, thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Năm 1988, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội và tiếp đến năm 1991 chi nhánh được đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm sau là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư XDCB tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.  Giai đoạn 1995 – 2003 Từ ngày 01/01/1995, BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại. Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn ngân hàng trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, thành phần kinh tế và dân cư.  Giai đoạn từ 2004 tới nay GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngày 01/10/2004, Chi nhánh được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam, lấy tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV Cầu Giấy : Chi nhánh được phép kinh doanh đa năng tổng hợp, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. I.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban I.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Cầu Giấy được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm của chi nhánh. Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc bao gồm: Phòng giao dịch số 1, số 2, phòng giao dịch Trường Chinh, điểm giao dịch Giang Văn Minh, Định Công, Lê Trọng Tấn, Bắc Từ Liêm, Hoàng Hoa Thám, Xuân La, Hoàng Văn Thái, Ngã Tư Vọng. Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh BIDV Cầu Giấy GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Trụ sở BIDV Cầu Giấy có 11 phòng ban đặt dưới sự điều hành và quản lý của giám đốc và 4 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công. Cơ cấu Chi nhánh bao gồm 5 khối chính: khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc, với các phòng ban chuyên môn cụ thể như trên sơ đồ. Khối trực thuộc bao gồm hệ thống các phòng và các điểm giao dịch. I.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Cầu Giấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là chi nhánh cấp I của BIDV Việt Nam, là một Ngân hàng thương mại hiện đại, kinh doanh đa năng tổng hợp, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Với các chức năng, nhiệm vụ chính như sau: - Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, thực hiện nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể là thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn. - Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định, hoàn trả đầy đủ đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gủi tiền theo thỏa thuận. - Huy động vốn (VNĐ hay USD) từ mọi nguồn hợp pháp của các khách hàng. - Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của từng phòng tại Chi nhánh và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Thực hiện các báo cáo thống kê cho trụ sở về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, tín dụng lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất, đặc biệt là các hoạt động về tín dụng và bảo lãnh theo quy định của toàn hệ thống BIDV. GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thu chi kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, in ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ theo quy định. - Phối hợp với các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, các thành phố khu đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp đang có xu hướng phát triển hiện nay sẽ tạo thành hệ thống mạng lưới ngân hàng với đầy đủ tiện ích và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại; đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong cơ chế thị trường, sẵn sàng hội tụ đủ các yếu tố và điều kiện hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của BIDV trong khu vực và trên thế giới. Như vậy Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng và tiện ích cao cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ và trình độ cán bộ trong hệ thống. Trong đó chức năng huy động vốn là chức năng chính.  Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Phòng Quan hệ khách hàng 1 Phục vụ đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và các khách hàng cá nhân.  Phòng Quan hệ khách hàng 2 Phục vụ đối tượng khách hàng thuộc khối sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Đối với khách hàng là doanh nghiệp: - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. - Phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro. - Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn giảm lãi và chuyển giao cho phòng quản lý rủi ro xử lý theo quy định. - Tuân thủ các giới hạn, giới mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Chịu trách nhiệm đầy đủ về: tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng; Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi lập báo cáo; Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. + Đối với khách hàng là cá nhân: - Xây dựng, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho nhóm sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phản của chi nhánh, tối đa hóa doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận.  Phòng Quản lý rủi ro - Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai thuộc chức năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. Trong đó có đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro; Đề xuất trình duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ dự án, tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt mức phù hợp với thẩm quyền. - Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp cụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh. Bao gồm cả hoạt động thành lập, vận hành quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và công tác kiểm tra nội bộ. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ chính xác, trung thực, đảm bảo an toàn hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao. - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khách trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ( như phối hợp với phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện và xử lý các khoản nợ có vấn đề,…); chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp,…), tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhiệm vụ, nghiệp vụ để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư, chức năng nhiệm vụ về công tác quản lý rủi ro tín dụng của Phòng QLRR được cụ thể như sau:  Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: - Phổ biến các quy định của BIDV về đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định dạng rủi ro tín dụng. - Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.  Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: - Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan (Phòng QHKH, Phòng Giao dịch,…) để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay. - Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của Chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền) và chịu trách nhiệm về đề xuất, quyết định của mình. - Thông báo các quyết định cho vay đã dược phê duyệt đến phòng liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay.  Phối hợp, hỗ trợ Phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.  Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV Việt Nam và của Chi nhánh.  Phòng Quản trị tín dụng - Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh khách hàng theo quy định, quy trình của chi nhánh. GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Thực hiện tính toán trình lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH theo đúng quy định của Ngân hàng. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát trước nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. - Ngoài ra phòng QTTD còn có nhiệm vụ là đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, tham gia vào các văn bản QTTD.  Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. - Thực hiện công tác chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh theo quy trình của Nhà nước và của BIDV. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn việc phát triển, nâng cao hợp tác kinh doanh, đối ngoại của chi nhánh. - Thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giám đốc chi nhánh giao theo từng thời kỳ. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ.  Phòng Thanh toán quốc tế - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. - Phát hành thẻ ATM. - Quản lý các đơn vị chấp nhận thẻ và thực hiện công tác khách hàng. - Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinhdoanh ngoại hối của Ngân hàng. - Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đềxuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.  Phòng Tài chính kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán- tài chính của chi nhánh. - Thực hiện nhiệm vụ quản lý giám sát. - Đề xuất, tham mưu về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính – kế toán, xây dựng chế độ và biện pháp quản lý tài sản định mức và quản lý tài chính. - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính. - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo tài chính. - Quản lý thông tin và lập báo cáo.  Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tham mưu trong công tác tổng hợp về kế hoạch và đầu tư. - Tham gia tổ chức triển khai xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, xây dựng các phương án phát triển cho chi nhánh phù hợp với định hướng chung. - Quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.  Phòng Điện toán GVHD: THS. Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà [...]... lãnh đạo và công nhân viên nên Chi nhánh đạt được những kết quả khả quan như vậy I.2 Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy I.2.1 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Giống như những ngân hàng thương mại khác, thẩm định dự án giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Hoạt động thẩm định này giúp Chi nhánh tìm... phòng ban, việc quản lý và theo dõi công tác thẩm định trở nên dễ dàng và khoa học I.2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được tiến hành dựa trên các căn cứ mang tính pháp lý, khoa học và tính thực tiễn, cụ thể:  Hồ sơ dự án Theo văn bản quản lý hiện hành,hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở Nội... và hiệu quả đầu tư cao Những dự án chịu sự tác động nhiều của các yếu tố bên ngoài: điều kiện thời tiêt, giá nguyên vật liệu tăng I.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Thẩm định tại Ngân hàng thương mại nói chung và tại Chi nhánh nói riêng gồm 3 nội dung chính: Thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn và thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay I.2.5.1 Thẩm định hồ sơ dự. .. tái thẩm định và ra quyết định tại Hội sở chính I.2.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Khi đã có những căn cứ cần thiết, dự án xin vay vốn sẽ được thẩm định đầy đủ, chính xác và kịp thời khi sử dụng phương pháp thẩm định khoa học, linh hoạt kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy Từ đó chính xác trong việc Chi nhánh ra quyết định cho vay và khách... số vốn tài trợ cho vay dự án Số dự án đầu tư được Chi nhánh tài trợ vốn ngày một nhiều Trong tổng dư nợ tín dụng năm 2012 xấp xỉ 1078 tỷ đồng có đến 713,9 tỷ đồng (chi m gần 41,8%) là từ hoạt động cho vay dự án Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được đánh giá là khá tốt, chất lượng thẩm định khá cao Bằng việc thực hiện theo chủ trương với những biện pháp phù hợp, chất lượng... trình thẩm định Một số dự án tiêu biểu mà Ngân hàng đã tham gia thẩm định và tài trợ vốn là: - Dự án đầu tư máy xúc lật hở của Công ty cổ phần VIMECO Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà căn hộ K80 Đường Bưởi Dự án nhà máy nước mặt sông Đà Dự án Chung cư chất lượng cao Minh Khai Dự án khách sạn Lĩnh Nam Dự án xưởng sản xuất giấy vở học sinh xuất khẩu của chủ đầu tư Công ty - TNHH Công nghiệp Việt Thái Dự án đầu. .. dự án đầu tư của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy trong những năm gần đây: Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện số dự án và số vốn tài trợ dự án của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy giai đoạn (2008 – 2012) GVHD: THS Phan Thị Thu Hiền Người thực hiện: Cao Ngọc Hà 21 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Nguồn: Phòng kế hoạch và nguồn vốn) Về chi phí thẩm định, trong biểu phí, ngân hàng có liệt kê chi phí thẩm định Tuy nhiên, thực tế chi. .. khách hàng ra quyết định đầu tư Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của dự án, yêu cầu đối với dự án mà công tác thẩm định có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau hay kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả thẩm định cao nhất Dưới đây là 5 phương pháp thường được sử dụng khi tiến hành thẩm định tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy: I.2.4.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự Việc thẩm định dự án được... hoặc giải trình rõ thêm Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án trình trưởng phòng Quản hệ khách hàng xem xét (trước đó báo cáo thẩm định sẽ được gửi qua phòng Quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án đó, phân tích rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa) Bước 4: Trưởng phòng Quan hệ khách hàng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ thông qua hoặc yêu cầu cán... tiêu đầu tư dự án: - - Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chi n lược, quy hoạch phát triển của ngành, phát triển của địa phương, chi n lược đầu tư của Công ty, cân đối cung- cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, cơ hội thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án, … Đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ, ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các . phát triển của Chi nhánh Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là Chi nhánh cấp I thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Tên đầy đủ : Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và. thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 5 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Năm 1988, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm. thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội và tiếp đến năm 1991 chi nhánh được đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm sau là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên), Lập dự án đầu tư, năm 2012, NXB Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập dự án đầu tư
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế Quốc dân
2. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS. TS Từ Quang Phương (chủ biên), Kinh tế đầu tư, năm 2010, NXB Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế Quốc dân
3. TS Nguyễn Hồng Minh (chủ biên), Quản trị rủi ro trong đầu tư, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong đầu tư
4. TS Bùi Ngọc Toàn (chủ biên), Lập và thẩm định dự án đầu tư, năm 2009, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và thẩm định dự án đầu tư
Nhà XB: NXB Xây dựng
5. TS Trần Mai Hương, Slide bài giảng Thẩm định dự án đầu tư.Tài liệu từ Nghị định, Quyết định của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Slide bài giảng Thẩm định dự án đầu tư
2. Công ty CP Xây dựng K, Bản cáo bạch, Đăng ký niêm yết GCN- TTGDCKHN do TTGDCKHN cấp năm 2008.3.Tài liệu từ Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản cáo bạch
2. Hướng dẫn Thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy, Phụ lục VII/TDDN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn Thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
3. Báo cáo Thẩm định và Báo cáo Thẩm định rủi ro Dự án “Dây chuyền thiết bị khoan cọc nhồi” của Chủ đầu tư Cong ty CP Xây dựng K Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thẩm định "và" Báo cáo Thẩm định rủi ro Dự án “Dây chuyền thiết bị khoan cọc nhồi”
1. Website của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, http://www.bidv.com.vn/ Link
1. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
2. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư Khác
3. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Khác
4. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Khác
5. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Khác
6. Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.Tài liệu từ Internet Khác
1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn (2010 – 2012) Khác
4. Các bài luận văn, tài liệu nghiên cứu các đề tài liên quan tới công tác thẩm định dự án và đánh giá rủi ro dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w