I.2. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
2.2. Đánh giá chung về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại Chi nhánh
2.2.1. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án “Dây chuyền thiết bị khoan cọc nhồi” của Chi nhánh
Công tác đánh giá rủi ro dự án “Dây chuyền thiết bị khoan cọc nhồi” của Chi nhánh được tiến hành đúng theo trình tự trong quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư theo quy định, được thực hiện một cách khoa học và độc lập tại phòng QLRR.
Vì đây là một dự án đầu tư mua tài sản cố định, mang tính chất không phức tạp do đó công tác đánh giá rủi ro không gặp quá nhiều khó khăn, phức tạp, những rủi ro dự án có thể gặp phải được nhận diện và phân tích nhanh chóng hơn so với những dự án đầu tư xây dựng hay khai thác tài nguyên,…
Chi nhánh đã thẩm định và đánh giá rủi ro khá chính xác, hiệu quả dự án này bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm, tính chất của dự án: phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy và điều chỉnh dòng tiền. Kết quả thẩm định và đánh giá rủi ro đều cho thấy đây là một dự án hiệu quả và có khả năng trả nợ rất cao, hay nói cách khác đã đáp ứng được yêu cầu về mức độ an toàn tín dungjcuar Chi nhánh. Và tới thời điểm tiến hành nghiên cứu đề tài (năm 2013) quyết định cho vay dự án này là chính xác, cho thấy chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án cao và chính xác.
Thành công trong lần giao dịch này đã đem lại nhiều lợi ích cho hai bên, củng cố mối quan hệ hợp tác và uy tín của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy và Công ty CP xây dựng K.
2.2.2. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư tại Chi nhánh 2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được đánh giá là có chất lượng khá cao so với các NHTM khác và với các chi nhánh khác của BIDV Việt Nam, đã đem lại những kết quả tốt, góp phần rất lớn trong các quyết định cho vay đúng đắn của Chi nhánh. Việc đánh giá rủi ro đã giúp các cán bộ tín dụng xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án đầu tư, xác định được danh mục phân loại các loại rủi ro thường xảy ra đối với từng loại dự án, từng lĩnh vực cụ thể, đây sẽ là những kinh nghiệm, những cơ sở để cho công tác đánh giá rủi ro của dự án tại ngân hàng vào các thời gian sau được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Đồng thời công tác đánh giá rủi ro được thực hiện tốt đã giúp ngân hàng tìm được các biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, hạn chế được các rủi ro xảy ra đối với dự án đầu tư mà Chi nhánh đã cho vay và phát huy được hiệu quả sử dụng vốn.
Các báo cáo đánh giá, thẩm định xét duyệt vay vốn được triển khai hoàn thành, các dự án được đưa vào theo đúng khuôn khổ đánh giá rủi ro và xếp loại. Đồng thời ngân hàng cũng đã chú trọng thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn, hỗ trợ khách hàng các biện pháp thu hồi khoản phải thu để thu nợ cho Chi nhánh.
Nội dung phân tích: các phân tích tại ngân hàng đều được tiến hành trên tất cả các nội dung một cách khá toàn diện và đa dạng.
Ngân hàng đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình phân tích, đánh giá điều này làm cho việc xác định và đánh giá rủi ro được kĩ lưỡng hơn, số lượng các rủi ro có thể xảy ra được xác định nhiều hơn, giúp cho việc đánh giá dự án chính xác và toàn diện.
Các kết quả đã đạt được trong công tác của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.8. Kết quả đạt được trong công tác đánh giá rủi ro dự án tại Chi nhánh giai đoạn (2008 – 2012)
Đơn vị: dự án; tỷ đồng;%
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012 Số dự án đã thẩm
định Dự án 10 14 18 24 31
Số dự án đã cho vay Dự án 7 12 15 20 26
Tổng số vốn đã cho vay
Tỷ
đồng 181 269,7 313,3 467,3 713,9
Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn (Tổng nợ xấu TDH/Tổng dư nợ)
% 0,73 1,93 2,34 2,09 1,86
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2012) Số lượng dự án Chi nhánh đã ra quyết định cho vay tăng liên tục qua các năm, từ 6 dự án năm 2008 đến năm 2012 con số này đã tăng lên 26 dự án với tổng số vốn đã cho vay là 713,9 tỷ đồng. Quy mô vốn các dự án được cho vay khá lớn.
Tuy nhiên, chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư phần nào được phản ánh thông qua tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế năm 2008, sự bất ổn của thị trường tài chính và sự thiếu hiệu quả trong đầu tư của các nhà đầu tư đã khiến rủi ro tăng cao, nợ xấu gia tăng đặc biệt là trong 2 năm từ 2008 đến 2010 nợ xấu tăng từ 0,78% lên tới 2,34%. Năm 2011, nhờ nỗ lực hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án cùng những điều chỉnh hợp lý của Chính phủ, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của Chi nhánh đã giảm dần xuống 1,86% đây được coi là dấu hiệu tích cực trong công tác đánh giá rủi ro nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
2.2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Một số hạn chế
־ Chất lượng công tác đánh giá rủi ro đã được cải thiện qua các năm thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm dần vào giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế, nợ xấu trung dài hạn năm 2010 là 2,34% và đến năm 2012 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,86%, đây là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn có những quyết định cho vay không chính xác, cho đảm bảo yêu cầu an toàn cho các khoản tín dụng.
־ Một số nội dung đánh giá rủi ro chưa được chú trọng, đặc biệt là khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, những rủi ro và tác động ảnh hưởng tới môi trường.
־ Thông thường thời gian trung bình để đánh giá rủi ro dự án đầu tư tại Chi nhánh là 5 ngày.Tuy nhiên, thời gian đánh giá rủi ro của một số dự án phức tạp còn bị kéo dài, đẩy chi phí lên cao, gia tăng khả năng xảy ra các rủi ro và việc chậm trễ này có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư, khả năng cạnh tranh của khách hàng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Những tồn tại, hạn chế trong công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư xuất phát từ nguyên nhân chủ quan lẫn các nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
־ Cán bộ rủi ro sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro chưa phù hợp, chưa linh hoạt đối với từng loại dự án và mới chỉ dừng lại ở các phương pháp như:
Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu, điều chỉnh dòng tiền, phân tích độ nhạy mà rất ít sử dụng phương pháp xác xuất mô phỏng, kịch bản. Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích kịch bản, xác xuất thì chưa thực hiện được đầy đủ, chưa phát huy được ưu điểm của hai phương pháp này do chưa có phần mềm chuyên môn trong quản lý như phần mềm Riskmaster để sử dụng kỹ thuật mô phỏng.
־ Nội dung đánh giá rủi ro chưa đầy đủ, toàn diện là một trong những nguyên nhân khiến cán bộ rủi ro có cái nhìn chưa bao trùm hết được những rủi ro có thể xảy đến với dự án dẫn đến ra quyết định cho vay dễ dàng hơn và thiếu đi sự chính xác.
־ Trong quy trỡnh đỏnh giỏ rủi ro, Ngõn hàng sẽ tiếp tục theo dừi việc thực hiện điều kiện đi kèm đối với một số dự án (nếu có) sau khi đã ra quyết định giải ngân cho Chủ đầu tư. Tuy nhiên, đa phần những dự án vay vốn tại Ngân hàng thì việc đánh giá rủi ro sẽ kết thúc sau khi ra quyết định cho vay.
־ Công tác thẩm định bị kéo dài thời gian hoặc chất lượng thẩm định chưa cao, chưa đầy đủ trước khi được đưa sang đánh giá rủi ro; hoặc việc chậm trễ trong việc đánh giá rủi ro của cán bộ rủi ro khiến công tác đánh giá rủi ro kéo dài, chi phí ra tăng.
־ Việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường, thông tin khách hàng chưa linh hoạt, cập nhật, chưa đáp ứng được hết yêu cầu đối với nguồn thông tin đầu vào.
Nguyên nhân khách quan
־ Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến môi trường kinh tế vĩ mô những năm gần đây không ổn định, tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, hoạt động của các ngân hàng, đến hiệu quả hoạt động SXKD của các nhà đầu tư,… Một môi trường chứa đựng nhiều rủi ro khiến mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng tăng theo.
־ Tình trạng nợ xấu, sáp nhập hoặc giải thể của những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả trong thời gian này ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền tới liên ngân hàng và tâm lý của các nhà đầu tư.
־ Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đưa ra những cơ chế chính sách còn chậm trễ, chưa linh hoạt với tình hình thực tế để điều chỉnh các chỉ số ở mức hợp lý và duy trì sự ổn định.
־ Hệ thống thông tin trên thị trường còn thiếu công khai, minh bạch và chưa đồng bộ, bên cạnh đó một số khách hàng chưa hợp tác, chưa cung cấp đầy đủ thông tin chính xác khiến nguồn thông tin đầu vào để thẩm định và đánh giá rủi ro từ đó cũng thiếu chính xác.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH BIDV CẦU GIẤY
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy liên quan tới công