Khái quát thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 86)

I.2. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

2.1. Khái quát thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

2.1.1. Tình hình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Trong công tác quản lý rủi ro nói chung tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy bao gồm 3 mảng rủi ro chính khi quản lý rủi ro đó là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Đặc biệt quản lý rủi ro tín dụng luôn được Chi nhánh cũng như BIDV Việt Nam đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo cho các khoản tín dụng an toàn và hiệu quả.

Hiện nay mô hình tổ chức phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng đã được thành lập với 3 khối chính: khối Quan hệ khách hàng, khối Quản lý rủi ro và khối Tác nghiệp, đồng thời thành lập Hội đồng tín dụng cơ sở trực thuộc Chi nhánh.

Theo mô hình này, khối QHKH trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng; phần lớn thông tin đầu vào để phục vụ cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro do khối này đảm nhận. Các hồ sơ tín dụng được thẩm định và lập Báo cáo thẩm định trước khi chuyển sang khối QLRR.

Khối QLRR dựa trên Hồ sơ tín dụng, Báo cáo thẩm định và thu thập xử lý những thông tin cần thiết khác để tiến hành đánh giá rủi ro.

Khối tác nghiệp có nhiệm vụ quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, liên tục theo dừi xu hướng thị trường và xõy dựng cỏc chiến lược giảm thiểu rủi ro thị trường; đo lường và phân tích thực trạng rủi ro thị trường hàng ngày, giám sát việc tuân thủ hạn mức chấp nhận rủi ro. Khối tác nghiệp sẽ hỗ trợ khối QLRR trong quá trình đánh giá rủi ro và đặc biệt là đánh giá rủi ro sau khi đã ra quyết định cho vay bằng việc giám sát tuân thủ hạn mức; đồng thời việc đánh giá nhận định xu hướng, các rủi ro thị trường sẽ giúp khối QHKH dễ dàng phân loại khách hàng và Hồ sơ

vay vốn hơn để có các chính sách chăm sóc khách hàng và ra quyết định chính xác hơn.

Như vậy có thể thấy được sự thay đổi trong mô hình hệ thống tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nhằm hướng tới mục tiêu an toàn, hiệu quả và uy tín.

Tất cả những hồ sơ vay vốn dự án (tín dụng trung và dài hạn) của khách hàng đều được Phòng QLRR đánh giá rủi ro sau khi được thẩm định để ra quyết định cuối cùng có nên cho vay hay không.

Năm 2012, với 31 dự án thẩm định Chi nhánh đã ra quyết định ch vay 26 dự án nâng tổng số vốn vay lên 713,9 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn là 1,86%.

Trong tình hình nền kinh tế và ngành ngân hàng bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay thì 1,86% là một nỗ lực của Chi nhánh trong những năm gàn đây, đặc biệt là trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Điều này cho thấy công tác đang dần được hoàn thiện và chất lượng ngày càng được nâng cao.

2.1.2. Quan điểm và các căn cứ đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Quan điểm về thẩm định dự án của Chi nhánh là đứng trên góc độ lợi ích của Ngân hàng và dựa trên quan điểm tổng vốn đầu tư; đảm bảo an toàn và hiệu quả giảm thiểu rủi ro của đồng vốn cho vay; ưu tiên những dự án có nhu cầu vay vốn hoạt động có hiệu quả và có khả năng trả nợ cao.

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa thẩm định và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro) Rủi ro tín dụng luôn đồng hành với tín dụng chính vì vậy công tác thẩm định và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời cũng phản ánh sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng QHKH và phòng QLRR. Phòng QHKH – nơi tiếp nhận Hồ sơ tín dụng, sẽ tiến hành thẩm định đề xuất vay vốn từ việc thẩm định khách hàng, dự án vay vốn đến các điều kiện bảo đảm tiền vay để đi đến lập Báo cáo đề xuất tín dụng và Báo cáo thẩm định. Báo cáo đề xuất tín dụng và Báo cáo thẩm định thường sẽ được chuyển qua cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro để hoàn thiện Báo cáo thẩm định và đảm bảo mục tiêu an toàn, chính xác trước khi đưa ra quyết định giải ngân. Cuối cùng, các Hồ sơ, Báo cáo sẽ được chuyển lên cấp có thẩm quyền phê duyệt để đi đến quyết định đối với dự án đó.

Như vậy, kết quả thẩm định của phòng QHKH quyết định rất lớn tới quá trình đánh giá rủi ro và nhờ có quá trình đánh giá rủi ro độc lập của cán bộ phòng QLRR mới nhận diện, phân tích, kiểm soát rủi ro của dự án để hoàn thiện Báo cáo thẩm định.

Ngoài các căn cứ để thẩm định dự án thì khâu đánh giá rủi ro dự án còn dựa phần lớn vào quá trình thẩm định dự án và các yếu tố bất định trong tương lai.

2.1.3. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Hình 2.2. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro) Tiếp nhận Báo cáo thẩm định dự án từ phòng QHKH với 3 nội dung chính là thẩm định khách hàng, dự án và điều kiện bảo đảm tiền vay, cán bộ rủi ro sẽ dựa trên đó, kết hợp với các yếu tố khác để nhận diện rủi ro. Xét về Chủ đầu tư (khách hàng vay vốn) rủi ro sẽ xuất hiện qua phân tích tư cách pháp nhân, hệ thống tổ chức quản lý, tài chính, xếp hạng tín dụng,… để đánh giá tiềm lực Chủ đầu tư, khả năng trả nợ như thế nào?... Nội dung phức tạp nhất và chứa nhiều rủi ro nhất chính là bản thân dự án đầu tư, các yếu tố rủi ro xuất hiện từ các chính sách, thị trường, kỹ thuật, nhân sự, các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả tài chính,… Bất cứ biến động của các yếu tố liên quan nào cuối cùng cũng sẽ tác động tới hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án, đây là cơ sở quan trọng nhất khi Ngân hàng muốn đưa ra quyết định cho vay vốn. Và cuối cùng là nhận diện rủi ro trong điều kiện bảo đảm

tiền vay, các yếu tố vĩ mô, tình hình tài chính, SXKD của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến giá trị bảo đảm cũng như khả năng gia tăng nợ xấu.

Sau khi nhận diện rủi ro, cán bộ tiếp tục phân loại, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro để đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong Báo cáo thẩm định rủi ro.

Tuy nhiên, nhìn vào sơ đồ trên, quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh không đơn thuần là công việc nhận diện rủi ro và kết luận về mức độ rủi ro mà nằm trong một quá trình xuyên suốt của công tác quản lý rủi ro, được xem như một chu kỳ gồm 4 giai đoạn là : xác định rủi ro, định lương rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro.

2.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Như đã trình bày ở trên, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư là một quá trình phức tạp, khó khăn và giống như tên gọi, chứa đựng rất nhiều rủi ro bởi công tác này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và đặc điểm của hoạt động đầu tư cũng như hoạt động tín dụng.

2.1.4.1. Nguồn thông tin đầu vào, căn cứ đánh giá

Căn cứ pháp lý được thể hiện ở các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển, hệ thống văn bản pháp quy liên quan. Tính ổn định của các văn bản pháp quy của Nhà nước ảnh hưởng nhiều đến quá trình tổ chức thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Bên cạnh những căn cứ pháp lý, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án còn dựa trên các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức, quy ước, thông lệ quốc tế cùng các kinh nghiệm thực tiễn.

Chất lượng Hồ sơ vay vốn và nguồn thông tin liên quan về vĩ mô, thị trường, ngành, lĩnh vực liên quan,… là căn cứ thực tiễn quan trọng làm cơ sở để đánh giá rủi ro. Dự án được lập có chất lượng tốt với những thông tin đầy đủ, có độ tin cậy, cập nhật sẽ tạo thuận lợi cho việc xem xét, phân tích, đánh giá về dự án đó.

2.1.4.2. Kết quả, chất lượng công tác thẩm định dự án

Dự án được tiến hành đánh giá rủi ro khi đã có Báo cáo thẩm định từ Phòng Quan hệ khách hàng, do đó kết quả và chất lượng công tác thẩm định đóng vai trò không nhỏ tới chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đó. Bản Báo cáo thẩm định chi tiết, độ tin cậy cao và đầy đủ giúp công tác đánh giá rủi ro được thực hiện trôi chảy hơn, toàn diện hơn để đưa ra những nhận định đúng đắn, đánh giá chính xác những rủi ro mà dự án có thể gặp phải trong tương lai.

2.1.4.3. Đội ngũ cán bộ thẩm định và đánh giá rủi ro

Đội ngũ cán bộ bao gồm nhóm chuyên môn và nhóm quản lý. Nhiệm vụ của nhóm chuyên môn thẩm định và đánh giá rủi ro là phân tích, đánh giá dự án.

Còn nhóm quản lý tham gia tổ chức thực hiện, phê duyệt, kiểm tra, lựa chọn và ra quyết định cho vay. Chất lượng của đội ngũ cán bộ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ thực hiện là những tiêu chí quan trọng. Cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện đúng quy trình tổ chức thẩm định và đánh giá rủi ro, có trách nhiệm cao cùng với những kinh nghiệm tích lũy đc sẽ giúp cho những công tác này đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án đầu tư rộng đòi hỏi đội ngũ cán bộ không những chỉ có kiến thức chuyên sâu mà còn am hiều các lĩnh vực khác, có kỹ năng tổng hợp và có phẩm chất đạo đức tốt.

2.1.4.4. Công tác tổ chức đánh giá rủi ro thẩm định dự án

Cách thức bố trí, sắp xếp, phân công công việc, quy trình tổ chức thẩm định và đnáh giá rủi ro, môi trường làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc. Đặc biệt là mức độ phõn rừ trỏch nhiệm, thẩm quyền giữa cỏc cấp, cỏc bờn liờn quan là yếu tố rất quan trọng. Công tác tổ chức đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cần được thực hiện khoa học, hợp lý, phối hợp tốt với bên thẩm định dự án, trên cơ sở phân công trách nhiệm cho cá nhân, phòng ban có chuyên môn với quy trình phù hợp, có sự kiểm tra, giám sát chặt ché góp phần nâng cao chất lượng của công tác này.

2.1.4.5. Phương pháp, phương tiện tiến hành

Phương pháp thẩm định và đánh giá rủi ro dự án là cách thức tiến hành, phân tích, đánh giá ở góc độ nào, nội dung gì? Mỗi dự án lại cần sử dụng phương pháp khác nhau, phối hợp các phương pháp hợp lý phù hợp với đặc điểm, tính chất và nội dung của từng dự án. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng công tác ngoài nhân tố con người.

Ví dụ đối với các dự án năng lượng không chỉ đánh giá rủi ro ở góc độ ngân hàng mà còn rất cần đánh giá ở góc độ Nhà nước, dân cư. Bởi đây là những chủ thể nhạy cảm đối với những dự án ở lĩnh vực này, nhiều khi quyết định rất lớn đến thành bại của dự án. Đồng thời sẽ cần chú trọng nhiều hơn đến đành giá rủi ro khía cạnh môi trường, xã hội, chính trị. Những dự năng lượng có quy mô lớn, tính chất phức tạp sẽ được kết hợp nhiều phương pháp đánh gia rủi ro như phân tích độ nhạy, phân tích hệ số tin cậy và phân tích xác suất để có thể đánh giá toàn diện, chính xác những rủi ro có thể xảy đến với dự án. Thậm chí những dự án năng lượng quốc gia với quy mô vốn lớn, đóng vai trò quan trọng, vượt thẩm quyền sẽ được chuyển tiếp lên Hội sở chính.

Phương tiện tiến hành gồm hệ thống máy tính, mạng thông tin, các chương trình phần mềm chuyên dụng, các thiết bị đo lường, khảo sát. Sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống máy tính nối mạng là một trong những phương tiện cần thiết, hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho công tác này, giúp rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động và độ chính xác. Hệ thống thiết bị đo lường, khảo sát giúp thu thập thông tin, nắm bắt và đánh giá tình hình thị trường, môi trường vĩ mô,…

2.1.4.6. Thời gian và chi phí đánh giá rủi ro

Nếu thời gian và chi phí thẩm định tăng lên thì chất lượng đánh giá rủi ro dự án được nâng cao và ngược lại. Về thời gian, thẩm định và đánh giá rủi ro cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc tiếp theo khi ra quyết định cho vay, nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Về chi phí, nếu có đủ sẽ giúp trang trải các công việc tiếp theo, nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Về chi phí, nếu có đủ sẽ giúp trang trải các hoạt động đặc biệt là khâu khảo sát thị trường, thu thập thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá. Những nhân tố này nếu có được đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và đánh gí rủi ro dự án.

2.1.4.7. Mức độ, tốc độ biến động của các yếu tố bất định

Đây là một nhân tố ảnh hưởng mang tính rủi ro rất cao, bởi tuy đã dự báo và đưa ra các biện pháp hạn chế thì thực tế những yếu tố bất định lại xảy đến nhanh hơn, thất thường hơn, hay gây ra hậu quả lớn hơn dự báo thì công tác đánh giá rủi ro sẽ bị ảnh hưởng lớn, các kết luận, giải pháp đưa ra lúc đó sẽ không còn phù hợp nữa.

Do đó, đối với công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư cần xỏc định rừ những nhõn tố ảnh hưởng tới chất lượng cụng tỏc và kết hợp với việc đánh giá, khai thác các nhân tố này chặt chẽ và hiệu quả.

2.1.5. Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Phân tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp chúng ta đánh giá được thực trạng của phương án đầu tư, vượt qua những rủi ro mà dự án gặp phải. Việc phân tích rủi ro tốt sẽ giúp đi đến những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến tiến trình và hiệu quả của dự án. Trên cơ sở đó ra được các quyết định đầu tư và quản lý đầu tư phù hợp. Phương pháp chính được sử dụng khi tiến hành đánh giá rủi ro tại Chi nhánh bao gồm phương pháp định tính và định lượng.

Phương pháp định tính rủi ro là bước kết hợp hai thuộc tính chính của rủi ro là khả năng xảy ra rủi ro và tác động của rủi ro. Hai thuộc tính này có thể xác định

dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia, phân tích số liệu của các dự án tương tự và số liệu thống kê đã được công bố. Khả năng xuất hiện rủi ro có thể chia làm 3 mức: thấp (low), trung bình (medium), cao (high). Tác động của rủi ro có thể chia làm 4 mức: có thể bỏ qua (nil), thấp, trung bình và nghiêm trọng (severe). Kết hợp giữa xác suất và tác động bằng việc tích hợp chúng với nhau thành ma trận PI và với từng ô ma trận sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm quản lý các rủi ro của dự án. Chi nhánh sẽ đồng thời đối chiếu những giải pháp của Chủ đầu tư đối với những rủi ro này là gì, có phù hợp không? Có hiệu quả không?

Tuy nhiên, phương pháp trên mới chỉ dừng lại ở định tính với những ý kiến đánh giá, đây chưa phải là cơ sở vững chắc để đưa ra kết luận hay giải pháp về rủi ro của dự án. Vì vậy Chi nhánh sử dụng phương pháp phân tích định lượng rủi ro để xác định mức độ rủi ro cụ thể hơn bằng các số đo rủi ro, phân tích độ nhạy, kịch bản và xác suất.

2.1.5.1. Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu

Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu dựa vào mức rủi ro dự kiến. Đây là phương pháp đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong thực tiễn thẩm định ở Ngân hàng phương pháp này không tỏ ra có hiệu quả và chính xác cao khi đánh giá rủi ro của các dự án thẩm định cho vay. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là điều chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro, hoặc có thể chấp nhận được ở mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất một mức bù cần thiết cho rủi ro (mức bù rủi ro), sau đó thực hiện tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR,… theo mức lãi suất mới, sau khi đã điều chỉnh theo mức rủi ro, quyết định đầu tư sẽ được thực hiện theo nguyên tắc của chỉ tiêu được chọn. Rủi ro gắn với dự án càng lớn thì mức bù rủi ro phải càng cao.

Mức bù rủi ro sẽ là 4% đối với những dự án mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả; 7% khi thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của Công ty và 10% áp dụng cho các dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới

R: Tỷ lệ chiết khấu (TLCK) theo rủi ro.

R = TLCK chưa tính yếu tố rủi ro + mức bù rủi ro

Một phần của tài liệu Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w