1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA

54 332 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 166,7 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh BIDV Quang Trung Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam( BIDV VN) đã mở thêm nhiều chi nhánh trên khắp các địa bàn trên cả nước. Và BIDV Quang Trung đã được thành lập vào ngày 1/4/2005 theo Quyết định số 52/QĐ – HĐQT ngày 21/03/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. BIDV Quang Trung được thành lập trên cơ sở tách phòng giao dịch Quang Trung- Sở giao dịch 1. Tính đến nay, BIDV Quang Trung không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, mặc mới hoạt động được 4 năm. Trụ sở của BIDV Quang Trung đặt tại 53 Quang Trung, Hà Nội. Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh Quang Trung đã xác định hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng trên nền công nghệ hiện đại để thoả mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện tích cao của khách hàng. Nhiệm vụ chính của BIDV Quang Trung là cung ứng vốn dịch vụ cho khu vực kinh tế dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tương lai, BIDV Quang Trung sẽ tiến tới trở thành một trong những chi nhánh đầu tiên đưa các sản phẩm – dịch vụ mới của BIDV đến với khách hàng. 1 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại BIDV Quang Trung 2 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A 3 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GD 1 PHÓ GD 1 Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban - Phó giám đốc: BIDV Quang Trung hiện có 3 phó giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ khác nhau theo sự phân công của giám đốc Các phòng ban khác: Theo quyết định thành lập BIDV Quang Trung có các phòng ban sau: Phòng điện toán, phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kiểm tra nội bộ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế hoạch nguồn vốn, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng dịch vụ khách hàng là doanh nghiệp, phòng thẩm định và quản lý tín dụng, 3 phòng quan hệ khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng quản lý giải ngân. 2.1.3. Tình hình hoạt động của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008. 2.1.3.1. Tình hình hoạt động và kết quả đạt được * Hoạt động huy động vốn Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn và sử dụng vốn là 2 hoạt động chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với BIDV- Quang Trung cũng vậy, mặc chi nhánh mới chỉ hoạt động được 4 năm, nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của ban lãnh đạo, cùng với nỗ lực hoạt động không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, tất cả các mặt hoạt động của chi nhánh đều đạt được những kết quả khả quan. Các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến chi nhánh ngày càng đông, không chỉ các cá nhân và doanh nghiệp trong nước mà cả cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn huy động vốn của BIDV Quang Trung được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm, các khoản ký giữ hộ, bảo lãnh, tiền gửi của các tổ chức tín dụng… Kết quả thực tế cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua không ngừng tăng chứng tỏ chiến lược kinh doanh mà BIDV Quang Trung đưa ra là hợp lý, đã tạo được uy tín, niềm tin đối với khách hàng đến với chi nhánh. Nếu như năm 2005, tổng vốn huy động mới chỉ đạt ở mức khiêm tốn là 1.992 tỷ đồng, thì sang năm 2006 con số này đã tăng lên 2.910 tỷ đồng( tăng 46,08% so với năm 2005), và nó tiếp tục tăng ở năm 2007 là 5.100 tỷ đồng, và đạt 6000 tỷ đồng vào năm 2008( tăng 17,65% so với năm 2007). 4 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A Phân loại theo kỳ hạn huy động, từ năm 2005 đến nay có những thay đổi rệt. Năm đầu tiên khi mới thành lập, kết quả huy động vốn theo thời gian của chi nhánh là: huy động vốn dài hạn là chủ yếu với 1.474,08 tỷ đồng, lượng huy động vốn ngắn hạn khiêm tốn với 517,92 tỷ đồng. Qua các năm tiếp theo nguồn vốn huy động nói chung và theo từng loại kỳ hạn nói riêng đều theo chiều hướng tăng so với năm trước đó, vốn huy động dài hạn tăng lên 2.095,464 tỷ đồng vào năm 2006, 2.692 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2008 thì kết quả là 2.400 tỷ đồng, tuy thấp hơn năm 2007 nhưng nó vẫn là 1 con số đáng kể. Với nguồn huy động vốn ngắn hạn thì liên tục tăng từ năm 2005 đến nay, năm 2006 đạt 814,903 tỷ đồng, năm 2007 đạt 2408, năm 2008 tăng lên 2600 tỷ đồng. Một điều dễ nhận thấy rằng: nhìn chung thi cả 2 laoi kỳ hạn đều có mức vốn huy động tăng, nhưng 2 năm đầu thì lượng vốn huy động dài hạn lớn hơn lượng vốn huy động ngắn han, còn 2 năm sau thì ngược lại, huy động vốn ngắn hạn chiếm mức cao hơn huy động vốn dài hạn, chứng tỏ kỳ hạn huy động ngắn hạn ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân theo thời gian tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Huy động vốn 1.992 2.910,367 5.100 6.000 - Dài hạn 1.474,08 2.095,464 2.692 2.400 - Ngắn hạn 517,92 814,903 2408 2.600 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động BIDV- Quang Trung) 5 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A Biểu đồ 2.1: Vốn huy động phân theo thời gian tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 Phân theo loại tiền, ta có kết quả huy động vốn của BIDV Quang Trung thời gian qua như sau: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại BIDV Quang Trung theo loại tiền, giai đoạn 2005- 2008. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Huy động vốn 1.992 2.910,367 5.100 6.000 - Nội tệ 1.015,92 1979,05 3503,7 4015,2 - Ngoại tệ 976,08 931,317 1596,3 1984,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động BIDV- Quang Trung) Theo số liệu bảng trên ta thấy, lượng vốn huy động nội tệ ( Việt Nam đồng) luôn chiếm ưu thế so với ngoại tệ( chủ yếu là USD và EUR). Trong cả giai đoạn từ 2005 -2008, tổng huy động vốn đều tăng qua từng năm và với mỗi loại tiền cũng vậy, lượng huy động vốn bằng VNĐ liên tục tăng từ 1.015,92 tỷ đồng vào năm 2005, đến 1979,05 tỷ đồng vào năm 2006, đạt mức 3503,7 tỷ đồng vào 2007 và năm 2008 đã tăng đến con số 4015,2 tỷ đồng. Với lượng vốn ngoại tệ huy động được cũng tăng dần qua các năm hoạt động của chi nhánh: năm 2005 huy động ngoại tệ được 976,08 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 1596,3 tỷ đồng, và cao nhất là ở năm 2008 là 1984,8 tỷ đồng. Cả khách hàng trong nước và các khách hàng nước ngoài đang ngày càng đặt sự tin tưởng cho BIDV Quang Trung khi lượng huy động vốn cả ngoại tệ và nội tệ đều tăng lên rệt chỉ sau 4 năm hoạt động. Biểu đồ 2.2.: Vốn huy động phân theo loại tiền tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 Về cơ cấu nguồn vốn, trong những năm hoạt động của BIDV Quang Trung cũng có những biến đổi nhất định: 6 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005- 2008 tại BIDV Quang Trung Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1. Phân theo loại tiền - HĐ nội tệ/Tổng HĐ 51 68 68,7 66,92 - HĐ ngoại tệ/Tổng HĐ 49 32 31,3 33,08 2. Phân theo thời gian -HĐ ngắn hạn/Tổng HĐ 26 28 45 60 - HĐ dài hạn/Tổng HĐ 74 72 55 40 3. Phân theo khách hàng - HĐ cá nhân/ Tổng HĐ 35 39,5 36 30,77 - HĐ DN/ Tổng HĐ 65 61,5 64 69,23 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV- chi nhánh Quang Trung Theo số liệu trên, nhìn chung lượng vốn huy động bằng tiền Việt Nam Đồng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lượng ngoại tệ huy động được , tỷ trọng tiền nội tệ ngày càng tăng và đồng nghĩa với tỷ trọng ngoại tệ ngày một giảm, khiến cho khoảng cách về tỷ trọng giữa các loại tiền này lớn dần theo từng năm hoạt động. Năm 2005, khi BIDV Quang Trung mới đi vào hoạt động, tỷ trọng nội tệ- ngoại tệ trong tổng huy động vốn là 51%- 49%, sang năm thứ 2, tỷ trọng nội tệ- ngoại tệ là 68%- 32%, năm tiếp theo tỷ trọng là 68,7%- 31,3%, và đến năm 2008 vừa qua thì tỷ trọng nội tệ trong tổng huy động vốn là 66,92% và lượng ngoại tệ là 33,08%. Với một đất nước đang ngày càng phát triển như Việt Nam, mức thu nhập dân cư ngày càng tăng thì lượng tiền mà người dân hay các tổ chức kinh tế gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng cũng là điều dễ hiểu, và nó cũng thể hiện sự ưu việt của BIDV Quang Trung khi khách hàng không phải tìm đến ngân hàng khác mà đã lựa chọn chi nhánh này. Nếu tính theo thời gian huy động vốn, có sự thay đổi rệt. Năm 2005, huy động ngắn hạn chỉ chiếm 26% tổng huy động còn 74 % là vốn huy động dài hạn, thì sang những năm tiếp theo tỷ trọng đã biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng huy động dài hạn và tăng tỷ trọng huy động ngắn hạn. Năm 2006, tỷ trọng huy động ngắn hạn chiếm 28%/ tổng vốn huy động, tỷ trọng huy động dài hạn chiếm 72%, sang năm 2007, huy động vốn ngắn hạn chiếm 45% tổng huy động, và huy động dài hạn là 55%, phải đến 2008, 7 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A huy động ngắn hạn mới chiếm tỷ trọng lớn hơn huy động dài hạn, chiếm 60% tổng vốn huy động, và huy động vốn dài hạn 40% tổng vốn huy động. b. Hoạt động tín dụng( cho vay) Được coi là 1 trong những hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng, hoạt động sử dụng vốn luôn được lãnh đạo BIDV Quang Trung quan tâm, theo dõi và đưa ra các biện pháp kịp thời trong trường hợp cần thiết. Do đó, doanh số cho vay không ngừng tăng trong khi tình trạng nợ xấu giảm dần đến mức gần như không có. Bảng 2.4: Tình hình nợ tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2008. phân theo thời hạn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng nợ 320 800 1.223 2.295 - Ngắn hạn 64 416 550,35 1377 - Trung, dài hạn 256 384 672,65 918 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Quang Trung 8 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A Biểu đồ 2.3 : Tổng nợ phân theo theo thời hạn tín dụng tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008. Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, cùng quyết tâm cao của toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, chi nhánh Quang Trung không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm vừa qua. Hoạt động tín dụng là hoạt động có tầm quan trọng nhất đối với hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh đã tiến hành cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Theo số liệu ở bảng trên, dễ dàng nhận thấy sự tăng lên đáng kể của mức nợ cuối kỳ qua 4 năm hoạt động. nợ cuối kỳ là 320 tỷ đồng ở năm 2005, tăng lên 800 tỷ năm 2006, tiếp tục tăng đáng kể năm 2007 đạt 1.223 tỷ, và con số đạt được vào năm 2008 vừa qua đã là 2.295 tỷ đồng( tăng 87,65% so với năm 2007). Xét về thời hạn tín dụng, cả nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có chiều hướng tăng lên trong suốt giai đoạn 2005- 2008, nợ ngắn hạn tăng với tốc độ khá nhanh, từ năm 2005 là 64 tỷ đồng, tăng lên 416 tỷ đồng vào năm 2006, 550,35 tỷ đồng năm 2007 và đến năm 2008 thì là 1 con số khá cao: 1377 tỷ đồng. Mức nợ dài hạn cũng liên tục tăng, nhưng tăng với tổng lượng tiền thấp hơn mức nợ ngắn hạn, 256 tỷ đồng năm 2005, 384 tỷ đồng năm 2006, 672,65 tỷ đồng năm 2007 và đạt 918 tỷ đồng vào năm 2008. Nếu xét về tỷ trọng, vào năm hoạt động đầu tiên mức nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn( 80%/ tổng nợ cuối kỳ), mức nợ ngắn hạn chỉ chiếm 20%, sang năm 2006 tỷ trọng nợ trung, dài hạn giảm, chiếm 48% tổng nợ, và nhỏ hơn mức nợ ngắn hạn, đến năm 2008 thì khoảng cách về tỷ trọng lớn hơn nhiều, khi mức nợ ngắn hạn đạt 1377 tỷ đồng, chiếm 60 % , và mức nợ trung, dài hạn chiếm 40% tổng nợ. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn ngày càng chiếm được ưu thế, và dần trở thành thế mạnh của BIDV Quang Trung nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Phân tích theo ngoại tệ, nội tệ ta thấy: trong 2 năm đầu, mức nợ bằng ngoại tệ ( chủ yếu là USD và EUR) chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ, trong 2 năm sau( 2007, 2008) thì ngược lại, nợ tín dụng bằng nội tệ( tiền Việt Nam) lại chiếm ưu thế hơn. Năm 2005, tín dụng ngoại tệ đạt 230,4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 72% tổng nợ), trong khi mức nợ bằng VNĐ chỉ đạt 89,6 tỷ đồng( chiếm tỷ trọng 28%), năm 2006, mức 9 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A nợ ngoại tệ vẫn cao hơn nợ nội tệ nhưng khoảng cách giữa tỷ trọng của 2 loại tiều này đã giảm xuống, nợ ngoại tệ chiếm 55% tổng nợ cuối kỳ( đạt 440 tỷ đồng) và tỷ trọng nợ nội tệ là 45%( 360 tỷ đồng). Sang năm 2007 tỷ trọng tín dụng ngoại tệ đã giảm nhiều và tín dụng nội tệ đã chiếm tỷ trọng lớn hơn, tỷ trọng tín dụng ngoại tệ là 31,3% ( 382,8 tỷ đồng) và tỷ trọng tín dụng nội tệ đạt 68,7 %( 840,2 tỷ đồng). Đến năm 2008, tỷ trọng tín dụng nội tệ lại tăng cao hơn năm trước với 1824,525 tỷ đồng( chiếm 79.5% tổng nợ) và tín dụng ngoại tệ chỉ chiếm 20,5 %. 10 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A [...]... vậy, Thẩm định dự án vay vốn của khách hàng, đặc biệt là quá trình thẩm định rủi ro đóng vai trò hết sức quan trọng trước mỗi quyết định rủi ro 2.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 2.2.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro Sơ đồ 2.2: Quy trình tổng quát về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Quang Trung hòng... tích đánh giá các rủi ro, trình lên lãnh đạo rà giá rủivà sauchế chínhcó thẩm quyền Đánh soát ro cơ đó cấp sách trong chi nhánh sẽ thực hiện phê duyệt rủi ro Đánh giá rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán Đánh giá rủi ro về cung cấp Sơ đồ 2.3: Quy trình cụ thể đánh giá các loại rủi ro trong thẩm định dự án vay Cán bộ tín dụng tiếntại BIDV Quangro vốn hành Đánh giá rủi Trung Đánh giá rủi ro về dự án. .. nội dung đánh giá rủi ro tại Chi nhánh Quang Trung bao gồm: Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn( chủ đầu tư), đánh giá rủi ro về dự án xin vay vốn( dự án đầu tư) và đánh giá rủi ro tín dụng Về phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng là những phương pháp định tính và phương pháp định lượng Cụ thể nội dung đánh giá những rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh tiến... lệch lạc của cán bộ cùng công tác 2.2 Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 2.2.1 Sự cần thiết đánh giá rủi ro trong thẩm định vay vốn tại BIDV Quang Trung Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường Rủi ro là những... đầy đủ vay vốn Đánh thực ro về khách hàng vay về ro có tổ gặp bố trí lao động của doanh nghiệp Đánh giá rủi các rủi Cán bộ phòng QLRR sẽ đánh giá tất cả các rủi ro có thể xuất hiện bao gồm cả các rủi ro đầu tư( rủi ro từ chủ đầu tư, rủi ro về dự án đầunăngvà các rủi ro của dụng tư Đánh giá rủi ro về tư) lực tài chính tín chủ đầu Bước 5: Cán bộ QLRR sẽ lập Báo cáo đánh giá rủi ro( thẩm định rủi ro) sau... án vay vốn ánh giá rủi ro về xây dựng, hoàn tất công trình Đánh giá rủi ro về kỹ thuật, vận hành Đánh giá rủi ro vê môi trường, xã hội Đánh giá rủi ro về kinh tế vĩ mô Rủi ro không thu được lãi đúng hạn Rủi ro không thu được gốc đúng hạn Đánh giá rủi ro tín dụng 17 SV: Lê Thị Lan Hương Rủi ro không thu được lãi Lớp: Đầu tư 47A Rủi ro không thu được gốc 2.2.2.2 Nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro. .. Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A Thứ hai, Đánh giá rủi ro về dự án vay vốn Việc đánh giá rủi ro gặp phải về dự án vay vốn, được thực hiện qua việc đánh giá những nội dung sau: * Đánh giá rủi ro cơ chế chính sách: - Cán bộ thẩm định xem xét, nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của ngành liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của dự án Xem mức độ ổn định, khả năng thay đổi và nếu có thay... tín dụng Doanh thu chuyển qua BIDV + Tỷ lệ chuyển doanh Tổng doanh thu thu qua BIDV = + Số tiền gửi bình quân tại BIDV + Lợi nhuận khách hàng mang lại cho BIDV Trên đây là nội dung cụ thể đánh giá các loại rủi ro gặp phải khi tiến hành đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh BIDV Quang Trung Với những rủi ro không thể lượng hóa được thì phương pháp đánh giá mà chi nhánh vẫn đang sử dụng là phương... rủi ro, và đưa ra những quyết định phù hợp Đối với mỗi dự án xin vay vốn, ngân hàng đều phải tiến hành thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng, thẩm định các rủi ro có thể xảy ra đối với chủ đầu tư, dự án đầu tư để xác định tính khả thi của dự án rồi mới đưa ra quyết định cho vay hay không Với 14 SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung cũng vậy, Thẩm. .. biến thay đổi - Giá trị 1,2,3 là giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 2.3 Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Quang Trung 2.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án * Về chủ đầu tư/ khách hàng - Tên Khách hàng: CÔNG TY TNHH HÀ VIỆT TUNG SHING - Tên Tiếng Anh: HA VIET TUNG SHING COMPANY LIMITED - Tên giao . Cán bộ tín dụng tiến hành Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn Đánh giá rủi ro tín dụng Đánh giá rủi ro về dự án vay vốn Đánh giá rủi ro. trọng trước mỗi quyết định rủi ro. 2.2.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-

Ngày đăng: 18/10/2013, 21:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân theo thời gian tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn phân theo thời gian tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 (Trang 5)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005-2008 tại BIDV Quang Trung - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005-2008 tại BIDV Quang Trung (Trang 7)
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2008. phân theo thời hạn tín dụng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2008. phân theo thời hạn tín dụng (Trang 8)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2008.  Phân theo đối tượng khách hàng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2008. Phân theo đối tượng khách hàng (Trang 11)
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008. Phân theo loại tiền - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008. Phân theo loại tiền (Trang 11)
Đánh giá rủi ro về mô hình tổ chức-bố trí lao động của doanh nghiệp vay vốn Đánh giá rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
nh giá rủi ro về mô hình tổ chức-bố trí lao động của doanh nghiệp vay vốn Đánh giá rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư (Trang 17)
Bảng 2.7: Xếp hạng chất lượng các khoản vay và mức độ rủi ro tương ứng. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.7 Xếp hạng chất lượng các khoản vay và mức độ rủi ro tương ứng (Trang 23)
- Bước 4: Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp của một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
c 4: Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp của một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời (Trang 28)
Kết luận: Mô hình tổ chức của công ty khá khoa học, có đầy đủ các bộ phận chức năng từ lãnh đạo đến thực hiện công tác chuyên môn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
t luận: Mô hình tổ chức của công ty khá khoa học, có đầy đủ các bộ phận chức năng từ lãnh đạo đến thực hiện công tác chuyên môn (Trang 37)
1. Tài sản cố định hữu hình - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
1. Tài sản cố định hữu hình (Trang 38)
Bảng 2.10: Biến động chi phí hoạt động ảnh hưởng đến kết quả chỉ tiêu NPV, IRR. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.10 Biến động chi phí hoạt động ảnh hưởng đến kết quả chỉ tiêu NPV, IRR (Trang 46)
Nhìn chung thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là khá ổn định. Doanh nghiệp từng có quan hệ tín dụng với VID PUBLIC BANK, trong thời gian vay tại ngân hàng này doanh nghiệp luôn thanh toán các khoản nợ lãi và gốc đúng thời hạn quy định. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
h ìn chung thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là khá ổn định. Doanh nghiệp từng có quan hệ tín dụng với VID PUBLIC BANK, trong thời gian vay tại ngân hàng này doanh nghiệp luôn thanh toán các khoản nợ lãi và gốc đúng thời hạn quy định (Trang 46)
Bảng 2.11: Tổng kết hoạt động cho vay của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.11 Tổng kết hoạt động cho vay của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 (Trang 47)
Bảng 2.12: Bảng tổng kết số dự án vay vốn, số dự án được phê duyệt tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN QUA
Bảng 2.12 Bảng tổng kết số dự án vay vốn, số dự án được phê duyệt tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008 (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w