về khách hàng và dự án vay vốn bằng nhiều biện pháp thu thập song cơ sở thông tin chủ yếu được dùng trong công tác đánh giá rủi ro cũng như thẩm định dự án vẫn dựa trên các tài liệu, hồ sơ mà chủ đầu tư gửi đến. Trong nhiều trường hợp, các thông tin chi nhánh nhận được không thực sự khách quan và chính xác bởi vì mục đích để ngân hàng chấp nhận cho vay, chủ đầu tư đã bất chấp quy định, cố tình làm sai lệch số liệu, cung cấp thông tin không đầy đủ và thiếu chính khác nhằm làm khả quan hơn về chủ đầu tư và dự án.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, có những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp vay vốn, có những nguyên nhân xuất phát từ chính Ngân hàng, có nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, cũng có những nguyên nhân là chủ quan..
* Nguyên nhân xuất phát phía Ngân hàng
- Chi nhánh BIDV Quang Trung mới chỉ thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, bốn năm hoạt động trong một lĩnh vực đầy rẫy những khó khăn, những rủi ro này
là không hề dễ với một chi nhánh mới thành lập. Bên cạnh một số cán bộ có kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong ngành do được chuyền từ trụ sở chính và từ các chi nhánh khách của BIDV Việt Nam, hầu hết đội ngũ cán bộ tại BIDV Quang Trung đều là đội ngũ trẻ mới được tuyển dụng, họ chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn không những đòi hỏi kiến thức sâu rộng mà còn cần những người có năng lực và kinh nghiệm nhất định.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng được những phần mềm hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm được. Bên cạnh đó, chính năng lực khả năng sử dụng máy tính và những ứng dụng hiện đại của cán bộ thẩm định còn chưa được thông thạo cũng là một nguyên nhân.
- Nội dung và quy trình đánh giá rủi ro tại Chi nhánh vẫn chưa được hoàn thiện cũng là một nguyên nhân cho những hạn chế trên. Quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng là áp dụng với mọi loại dự án, chưa có quy trình cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các nội dung trong quy trình chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến cán bộ thẩm định gặp khó khăn, lúng túng trong đánh giá các rủi ro, đặc biệt đối với những dự án thuộc những lĩnh vực kinh doanh mới.
- Cán bộ thẩm định thường ít chủ động trong việc thu thập thông tin liên quan đến dự án từ nhiều nguồn, ít khi xem xét đánh giá lại những dự án đã và đang thực hiện làm tài liệu tham khảo cho công tác đánh giá rủi ro của dự án về sau, việc thu thập thông tin thường chỉ được phát sinh ở dự án nào đó cần được thẩm định, đánh giá rủi ro. Bên cạnh đó, các thông tin về dự án chỉ được lưu trữ dưới dạng thô sơ, chưa có hệ thống, chưa tận dụng hết hiệu quả của máy tính.
* Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng vay vốn
- Trước hết có thể nói đến trình độ lập dự án của các doanh nghiệp còn yếu, các dự án được lập còn thiếu tính chính xác và thiếu căn cứ khoa học. Đến khi trình hồ sơ tài liệu lên Ngân hàng, khách hàng thường không cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu 53
cần thiết như yêu cầu trong hồ sơ vay vốn mà ngân hàng quy định, khiến cho công tác thẩm định, đánh giá rủi ro bị kéo dài.
- Một sự thật luôn tồn tại trong các doanh nghiệp kinh doanh là họ không muốn công khai rộng rãi tình hình tài chính của mình, nhất là đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính không được tốt. Do vậy, họ thường khai không chính xác những thông tin về doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin của cán bộ thẩm định, ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro.
- Với một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ, chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính họ, sẵn sàng làm mọi chuyện để tìm cách rút vốn của Ngân hàng, không thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng với Ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn như lập dự án giả, sử dụng tiền vay không đúng mục đích, đưa ra mức doanh thu cao để làm tăng tính khả thi của dự án...Tất cả những nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá rủi ro.
* Những nguyên nhân khác
- Các văn bản quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán kiểm toán… của cấp nhà nước còn những chông chéo nhất định, chưa đầy đủ, rõ ràng, lại hay thay đổi do những biến động nền kinh tế trong nước và khu vực. Điều này gây những khó khăn cho công tác đánh giá rủi ro.
- Các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế, tài chính cho từng ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh chưa có.
- Việc quy hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể và khoa học cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt động cho vay của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp cũng làm giảm hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá rủi ro.
Nói tóm lại, dù là những nguyên nhân khách quan hay chủ quan, nguyên nhân từ phía Ngân hàng hay từ khách hàng vay vốn từ nó cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro. Do vậy, phải cần có những giải pháp cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đánh giá rủi ro.