THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

33 336 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN 2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Lịch sự hình thành: Như ta đã biết NHCT Việt Nam hay còn có tên tiếng Anh là Vietin Bank là NHTM Nhà nước lớn tại Việt Nam, với tổng tài sản chiếm trên 20% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, thương hiệu NHCT vẫn tiếp tục nằm trong “top ten” thương hiệu Việt Nam. NHCT Việt Nam có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có nhiều chi nhánh và điểm giao dịch tại các địa phương. Và NHCT Thanh Xuân là một trong các Chi nhánh của NHCT Việt Nam, có trụ sở đặt tại 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Sự ra đời và phát triển của Chi nhánh gắn liền với sự ra đời một quận mới. Trước đây, quận Thanh Xuân chưa được tách ra từ quận Đống Đa thì Chi nhánh này chỉ là một phòng giao dịch Thượng Đình của NHCT Đống Đa. Sau khi thành phố Hà Nội quyết định tách quận Thanh Xuân ra khỏi quận Đống Đa thì đến ngày 22/4/1997 theo quyết định số 17/HĐBT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam, thành lập Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Đến ngày 20/2/1999, theo quyết định số 13/QĐ-HĐQT/NHCT thành lập NHCT Thanh Xuânchi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Quá trình phát triển : Chi nhánh luôn luôn hoạt động theo phương châm “tin cậy, hiệu quả, hiện đại”. Cùng với sự phát triển của NHCT Việt Nam, NHCT Thanh Xuân cũng có quá trình phát triển riêng của mình. Những ngày đầu mới bước vào hoạt động, Chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, Chi nhánh có 52 cán bộ công nhân viên và 4 phòng (phòng Khách hàng chính, phòng Kế toán tài chính, phòng Tiền tệ kho quỹ, phòng Kinh doanh). Ngoài ra, mạng lưới huy động vốn của Chi nhánh rất mỏng, chỉ có 2 quỹ tiết kiệm trên 11 phường của quận Thanh Xuân.Cán bộ quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm, thị phần đầu tư và cho vay hạn chế. Tới năm 1998, Chi nhánh thành lập thêm 2 tổ là tổ Kiểm tra và Kinh doanh đối ngoại. Từ khi có quyết định thành lập Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, các tổ được nâng lên thành các phòng. Hiện tại, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có 08 điểm giao dịch và 06 quỹ tiết kiệm. Năm 2007, Chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi 08 quỹ tiết kiệm thành 02 Điểm giao dịch mẫu và 06 Điểm giao dịch thường. NHCT Thanh Xuân gồm 127 cán bộ công nhân viên (năm 1999) và tăng lên thành 169 (năm 2003), 181 (năm 2004), có 207 cán bộ công nhân viên (tính đến hết ngày 31/12/2007), hoạt động ở tất cả các phòng ban, trong đó có 90% trình độ đại học trở lên. Một điều nữa ta thấy được đây là Chi nhánh trực thuộc, theo sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam, NHCT Thanh Xuân được phép hoạt động và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như một NHTM. Địa bàn hoạt động là thành phố Hà Nội, trong đó đáng lưu ý là các đơn vị thuộc quận Thanh Xuân. Đây là một quận đông dân, có nhiều doanh nghiệp, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Do đó, địa bàn này sẽ là một thị trường tiềm năng đối với Chi nhánh. Đến nay NHCT Thanh Xuân đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu để khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Chi nhánh đã được Vietin Bank đánh giá cao và xếp loại chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh 2008, vinh dự đón nhận Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietin Bank. 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Chi nhánh 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KH Doanh nghiệp lớn P. Tổng hợp Xử lý nợ có vấn đề Lao động tiền lương P. Kế toán giao dịch P. Tiền tệ - kho quỹ P. TT Xuất nhập khẩu P. Thông tin điện toán P. Hành chính KH Doanh nghiệp vừa và nhỏ Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề P. KH Cá nhân PHÓ GIÁM ĐỐC P.Hànhchínhtổnghợp P.Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề P. Kháchhàngdoanhnghiệp Theo sơ đồ trên ta thấy: Để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, NHCT Thanh Xuân đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm có: một giám đốc, ba phó giám đốc và chín phòng ban nghiệp vụ. Đó là các phòng: phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, phòng kế toán giao dịch, phòng thanh toán xuất nhập khẩu, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng thông tin điện toán và phòng tổng hợp. 2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban Được ban hành theo quyết định số 704/QĐ-NHCT1-6/4/2006 của Tổng Giám đốc NHCT VN - Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp: Thứ nhất: Đây là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thứ hai: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Thứ ba: Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. - Phòng Khách hàng cá nhân: Thứ nhất: Phòng này là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ Thứ hai: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN Thứ ba: Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. - Phòng quản lý rủi ro & nợ có vấn đề: Thứ nhất: Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh. Thứ hai: Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thứ ba: Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương pháp đề nghị cấp tín dụng. Thứ tư, Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). - Phòng kế toán: Thứ nhất: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Thứ hai: Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý qũy tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Thứ ba: Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Đây là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHCT VN. - Phòng tiền tệ kho qũy: Trước hết ta thấy ta thấy được đây là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho qũy, quản lý qũy tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Ngoài ra, phòng này còn thực hiện chức năng ứng và thu tiền cho các Qũy tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. - Phòng tổ chức – hành chính: Thứ nhất: Đây là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thứ hai: Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh. - Phòng thông tin điện toán: Chức năng của phòng này là thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh. Ngoài ra phòng còn có chức năng bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh. - Phòng tổng hợp: Đây là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. 2.1.2.3. Nhiệm vụ của các phòng ban - Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp: Một là: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng. Hai là: Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam, cụ thể như: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, …; Cùng với đó là thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng. Ba là: Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. Bốn là: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch - Phòng khách hàng cá nhân: Một là: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Hai là: Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN, cụ thể như: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Cùng với đó là thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng cá nhân, nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hànglà cá nhân. Ba là, thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. Bốn là: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch - Phòng quản lý rủi ro & nợ có vấn đề: Một là: Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh. Hai là: Thực hiện thẩm định độc lập (theo quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng Chi nhánh) hoặc tái thẩm định. Ba là: Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh. - Phòng kế toán: Một là: Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy Hai là: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Cụ thể là: - Mở/ đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VND ). - Thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản. - Bán séc, ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ. - Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại. - Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ… - Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá trị theo quy định. - Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động). - Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,…). Ba là: Thực hiện kiểm soát sau: - Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồm các bút toán tạo tự động trong các module nghiệp vụ thuộc hệ thống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL). - Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân. - Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. - Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, qũy tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy định. - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Một là: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp. - Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại) - Phối hợp với phòng khách hàng để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán. Hai là: Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: - Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn Chi nhánh. - Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký kết hợp đồng mua, bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển phòng kế toán để hạch toán kế toán theo quy định của NHCT VN. Phòng tiền tệ kho quỹ: Một là: Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Hai là:, Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. Ba là, Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Phòng tổ chức hành chính: Một là: Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hai là: Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của Chi nhánh. Ba là: Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh. Bốn là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhân viên Chi nhánh. Phòng thông tin điện toán: Một là: Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Hai là: Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh. Ba là: Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại Chi nhánh Phòng tổng hợp: Một là: Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Hai là: Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ba là: Làm công tác thi đua của Chi nhánh. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Cũng giống như một Doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận hay nói đúng hơn là tối đa hóa [...]... hoạt động thẩm định dự án vay vốn nói riêng và trong hoạt động tín dụng nói chung Chi nhánh luôn coi trọng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định trước khi cho vay, đặc biệt là cho vay đầu tư phát triển 2.2.2 Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.2.2.1 Sự cần thiết của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Trong nền kinh... triển của ngân hàng trong các năm tiếp theo 2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.2.1 Tổng quan về công tác thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Để tồn tại, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với đặc điểm là tự do cạnh tranh và tính cạnh tranh lại rất cao, thì Ngân hàng cũng như các pháp nhân khác trong nền kinh tế phải... cách chấm điểm sai trong dự án vay vốn, gây ảnh hưởng lớn tới công tác đánh giá rủi ro - Thông tin: Muốn xử lý bất kỳ một vấn đề nào trong thực tiễn đều cần có thông tin Và để công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn được chính xác thì thông tin ảnh hưởng lớn Khi thực hiện phải dựa trên các thông tin liên quan đến dự án do chủ dự án lập Song chất lượng của công tác đánh giá lại liên quan... đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn Nhưng riêng đối với Chi nhánh NHCT thì phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng là chủ yếu Để có thể hiểu thêm về cách áp dụng phương pháp này cũng như quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn được Chi nhánh áp dụng như thế nào, ta sẽ nghiên cứu 1 dự án vay vốn cụ thể 2.2.3 Ví dụ minh họa 2.2.4 Những kết quả đạt được của công tác đánh giá. .. công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.2.4.1 Những kết quả đạt Trong thời gian qua, do nhận định đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn nên Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã đạt được một số kết quả đáng kể Điều này thể hiện trên một số mặt sau: - Giúp doanh nghiệp hoạt động và đầu tư vào các dự án có hiệu quả:... hành đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của Ngân hàng, nó giúp NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng trong hoạt động tài trợ trong giai đoạn hiện nay 2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đánh giá rủi rotrong thẩm định cho vay vốn taị Chi nhánh Qua những vấn đề được phân tích ở trên, ta thấy sự cần thiết của công tác. .. sau: Đánh giá rủi ro hiệu quả sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoản tín dụng Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn góp phần củng cố thêm cho công tác đánh giá sự án toàn số vốn vaydự án có thể cần Các Ngân hàng coi dự. .. ngừa và hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng Để làm được những điều này thì thông tin về khách hàng là rất quan trọng Vấn đề này được Chi nhánh thực hiện tương đối hiệu quả 2.2.4.2 Khó khăn gặp phải và nguyên nhân Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, bên cạnh những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được còn... nhân tố thuộc về bản thân Chi nhánh liên quan đến công tác đánh giá rủi ro Cụ thể là: Chính sách cho vay; Công tác tổ chức ngân hàng; Quy trình đánh giá rủi ro; Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thông tin; Chất lượng cán bộ công nhân viên - Quy trình đánh giá rủi ro: Khi thực hiện công tác này mà xác định sai quy trình hay thực hiện các bước đánh giá không đúng như trong quy trình thì gây ảnh... hàng trong việc thu thập thông, dẫn tới sự sai lệch của kết quả đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn, gây ra rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng ♦ Nguyên nhân chủ quan: - Quá trình thực hiện quy trình đánh giá rủi ro còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào sự nhìn nhận chủ quan của cán bộ tín dụng; Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN 2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.1.1 trị rủi ro của Chi nhánh. Hai là: Thực hiện thẩm định độc lập (theo quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng Chi nhánh)

Ngày đăng: 18/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

kh.

ách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

Bảng 4.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng số liệu này ta thấy, nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là thu từ lãi điều chuyển vốn và thu từ lãi cho vay - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

ua.

bảng số liệu này ta thấy, nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là thu từ lãi điều chuyển vốn và thu từ lãi cho vay Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan