Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân

MỤC LỤC

Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Chuyển sang cơ chế vay trả tín dụng, nhằm mục đích thu trả tín dụng của cấp phát đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, coi trọng hiệu quả của vốn đầu tư và đảm bảo khả năng thu hồi vốn, Ngân hàng đã tăng cường công tác thẩm định để rút ra các kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn và buộc người vay phải cam kết với Ngân hàng về việc hoàn trả vốn vay trong một thời gian xác định, các nguồn tích luỹ tiền tệ, khấu hao cơ bản, lợi nhuận công ty (lợi nhuận của dự án) và các khoản phải thu khác. Như vậy, thẩm định dự án vay vốn là một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhảy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Do chất lượng của việc thẩm định dự án vay vốn nói chung và thẩm định tài chính dự án vay vốn nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự an toàn của ngân hàng.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn nói riêng và trong hoạt động tín dụng nói chung. Tất cả những vấn đề được nói ở trên cho ta thấy sự cần thiết và tính thực tiễn phải tiến hành đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của Ngân hàng, nó giúp NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng trong hoạt động tài trợ trong giai đoạn hiện nay. Qua những vấn đề được phõn tớch ở trờn, ta thấy rừ sự cần thiết của cụng tác đánh giá rủi ro trong thẩm dự án vay vốn đối với Chi nhánh nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung.Để thực hiện tốt công việc này, việc đi sâu phõn tớch, đỏnh giỏ để thấy rừ được những nhõn tố chủ yếu cú ảnh hưởng đến chất lượng của nó là điều không thể thiếu và luôn luôn phải được cân nhắc để tìm ra những hướng khắc phục hiệu quả.

- Quy trình đánh giá rủi ro: Khi thực hiện công tác này mà xác định sai quy trình hay thực hiện các bước đánh giá không đúng như trong quy trình thì gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thu được. Lấy thông tin gì, kiểm định chất lượng ra sao hoàn toàn là do người thẩm định quyết định, áp dụng kỹ thuật phân tích, sử dụng phương pháp đánh giá nào là do trình độ, sự lựa chọn và được tiến hành bởi người thẩm định. Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là từ các Doanh nghiệp thông qua hoạt động tín dụng; chính vì vậy hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng và rủi ro trong kinh doanh của Doanh nghiệp nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro cho vay của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, nếu hành lang pháp lý lỏng lẻo tạo ra nhiều khe hở, các quy định về cụng tỏc cho vay khụng rừ ràng, gõy nờn tỡnh trạng mỏnh khoộ, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau từ đó nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cho Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng. - Giúp doanh nghiệp hoạt động và đầu tư vào các dự án có hiệu quả: Do có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển nên trong lúc thẩm định dự án, Chi nhánh đã đánh giá, phân tích cho khách hàng những dự án phù hợp với hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý. - Giúp giảm rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh: Do Chi nhánh quan tâm đúng mực tới công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn nên đã tìm được những khách hàng có tín nhiệm, tình hình tài chính lành mạnh, đầu tư vào các dự án có hiệu quả.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, bên cạnh những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được còn có một số hạn chế trong hoạt động này. -Đánh giá tình hình tài chính dự án cho vay trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực hiện cho dù để đưa một số phương pháp phân tích như phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn có phần bất cập, chưa đáp ứng được với yêu cầu của nền KTTT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có phần hạn chế nên trong công tác quản lý, phân tích khách hàng hay thẩm định dự án còn chưa sâu, có đưa ra một số chỉ tiêu tính toán phân tích nhưng thường không có sự so sánh, đánh giá nhận xét.

- Quá trình thực hiện quy trình đánh giá rủi ro còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào sự nhìn nhận chủ quan của cán bộ tín dụng; Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra - kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục quy định. - Ngân hàng còn chủ quan trong khi thẩm định cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.