1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (o niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 3cm trong ao tại trung tâm giống thủy sản hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên

64 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 876,57 KB

Nội dung

niloticus ĐƠN TÍNH ĐỰC TỪ 21 NGÀY TUỔI ĐẾN CÁ CỠ 2-3 CM TRONG AO TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN HÒA SƠN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THỊ HOAN

Tên đề tài:

“ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ RÔ PHI

(O niloticus) ĐƠN TÍNH ĐỰC TỪ 21 NGÀY TUỔI ĐẾN CÁ CỠ 2-3 CM

TRONG AO TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN HÒA SƠN HUYỆN

PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản Khoa : Chăn nuôi Thú y

Khóa học: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THỊ HOAN

Tên đề tài:

“ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ RÔ PHI

(O niloticus) ĐƠN TÍNH ĐỰC TỪ 21 NGÀY TUỔI ĐẾN CÁ CỠ 2-3 CM

TRONG AO TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN HÒA SƠN HUYỆN

PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Lớp: K43 - NTTS

Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Văn Thăng Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức

cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể quý thầy cô trong tổ bộ môn Nuôi trồng thủy sản đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo giúp tôi hoàn thành bản khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: TS Trần Văn Thăng là người định hướng chính cho đề tài, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy

Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015

Sinh viên

Tạ Thị Hoan

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Phân biệt cá đực, cái qua các đặc điểm hình thái 8

Bảng 3.1: Thành phần của thức ăn dùng trong ương nuôi cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá cỡ 2-3 cm 26

Bảng 3.2: Phương pháp cho cá rô phi đơn tính ăn trong giai đoạn ương nuôi từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm 26

Bảng 4.1: Mật độ và số lượng cá bột ương nuôi ở các ao trong 3 đợt 28

Bảng 4.2: Trung bình các yếu tố môi trường nước ao ương nuôi 30

Bảng 4.3: Tổng lượng thức ăn sử sụng trong thời gian ương nuôi 32

Bảng 4.4: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 1 từ ngày 10/3/2015 đến 30/3/2015 33

Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 2 từ ngày 1/4/2015 đến 19/4/2015 34

Bảng 4.6: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 3 từ ngày 21/4/2015 đến 10/5/2015 35

Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 1 36

Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 2 37

Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 3 38

Bảng 4.10: Tỷ lệ nuôi sống của cá trong quá trình ương nuôi từ 21 ngày tuổi lên cá cỡ 2-3 cm trong ao 40

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Hình thái ngoài của cá rô phi đen (O mossambicus) 6

Hình 2.2: Hình thái ngoài của cá rô phi vằn (O niloticus) 7

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

Phần 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Đặc điểm sinh vật học của cá rô phi 4

2.1.2 Kỹ thuật cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên 13

2.1.3 Kỹ thuật ương nuôi cá giống rô phi đơn tính giai đoạn từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3cm trong ao 15

2.1.4 Một số biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi 17

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 18

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21

Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

Trang 8

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

3.2.1.Địa điểm nghiên cứu 24

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 24

3.3 Nội dung nghiên cứu 24

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 27

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 27

Phần 4 : KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Mật độ ương nuôi cá rô phi đơn tính giai đoạn từ cá bột (21 ngày tuổi) lên cá 2-3 cm 28

4.2 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước ao ương nuôi 29

4.2.1 Nhiệt độ nước 29

4.2.2 Độ trong và chỉ số pH 30

4.2.3 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước 30

4.2.4 Biến động hàm lượng H2S trong thời gian ương nuôi 31

4.3 Kết quả chăm sóc cá ương nuôi trong 3 đợt 32

4.4 Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3cm 33

4.5 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2-3 cm 36

4.6 Tỷ lệ sống của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3cm qua các giai đoạn ương nuôi trong 3 đợt 39

Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu… để sản xuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người Ngành nuôi trồng thủy sản có khả năng sản xuất ra nhiều loại thực phẩm giầu dinh dưỡng cho nhân loại, cung cấp nhiều loại nguyên liệu, dược liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc Trong lịch sử phát triển nghề cá, sự xuất hiện và phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đã đánh dấu khả năng khai thác và chinh phục rất nhiều vùng nước

tự nhiên của nhân loại Cùng với sự bùng nổ dân số trên thế giới một cách nhanh chóng, nhu cầu về các loại động vật thủy sản ngày càng tăng mạnh và chỉ có phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao về các loại sản phẩm thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt thì nuôi cá rô phi đơn tính đực là một hướng phát triển mới, có nhiều tiềm năng và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho người làm nghề chăn nuôi cá Vì cá rô phi đơn tính sinh trưởng phát triển nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau

Năm 2012 nước ta có tổng sản lượng cá rô phi thu hoạch chỉ vào khoảng 100.000 tấn/năm, số lượng này không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước Vì vậy, đẩy mạnh và phát triển sản xuất cá rô phi đơn tính nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng là cần thiết Trong quy trình kỹ thuật sản xuất cá rô phi đơn tính, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống cá rô phi

là một giai đoạn quan trọng quyết định đến sự phát triển và nuôi cá thương phẩm đạt năng xuất và chất lượng cao Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và

Trang 10

PTNT các địa phương, năm 2014, cả nước có 236 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá rô phi, trong đó có 44 cơ sở nuôi giữ đàn cá rô phi bố mẹ với khoảng 940.000 cá bố mẹ, sản xuất được 455 triệu con giống Số lượng cá giống này

đủ cung cấp cho sản xuất cá rô phi thương phẩm hiện nay nhưng chất lượng

cá giống còn hạn chế Nguyên nhân chính là do trong sinh sản nhân tạo đặc biệt là quá trình ương nuôi cá giống, tỷ lệ nuôi sống còn rất thấp có thể do chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi giống cá rô phi đơn tính là rất cần thiết nhằm tìm ra được quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính tốt nhất Xuất phát từ lý do

trên em tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi

cá rô phi (O niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 - 3cm trong

ao tại Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục đích của đề tài

- Áp dụng quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi đơn tính đực từ 21 ngày tuổi lên cá cỡ 2 - 3cm tại Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

- Sau quá trình thực tập tại cơ sở phải nắm được quy trình sản xuất giống cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2 - 3cm, các yếu tố kỹ thuật cần thiết trong quá trình nuôi như: chế độ cho ăn, thời gian cho ăn, khẩu phần

ăn, quản lý môi trường ương nuôi

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về quy trình

kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính phục vụ cho nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Trang 12

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Đặc điểm sinh vật học của cá rô phi

2.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cá rô phi có ngồn gốc từ châu Phi (lưu vực sông Nile, Ai Cập) Cá rô phi

là tên gọi chung cho khoảng 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh

tế và loài cá rô phi vằn O niloticus là loài nuôi phổ biến nhất trên thế giới và

ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt trong nuôi trồng thủy sản, cá rô phi đỏ (diêu hồng) là con lai giữa cá rô phi vằn và cá rô phi đen cũng được nuôi rộng rãi

Cá rô phi có hệ thống phân loại như sau:

Loài: Oreochromis niloticus

Cá rô phi có tên gọi chung của khoảng 80 loài cá và căn cứ vào đặc điểm sinh sản, các nhà nghiên cứu đã phân loại thành 3 giống chính:

- Tilapi: Khi đẻ cần có giá thể để trứng bám (Nguyễn Công Dân,

2000) [1]

- Sarotherodon: Cá bố hoặc cá mẹ hoặc cả cá bố mẹ cùng ấp trứng

trong miệng (Lê Văn Thắng, 1999) [7]

- Oreochromis: Chỉ có cá mẹ ấp trứng trong miệng (Mancistosh và

Little, 1995) [16]

Trang 13

Trong 3 giống trên có khoảng 8 - 9 loài có giá trị trong nuôi trồng thủy

sản, trong các loài có giá trị, cá rô phi vằn O niloticus, cá rô phi xanh O aureus và cá rô phi hồng O reochromis sp được coi là quan trọng nhất

hiện nay, đang được nuôi phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới

Ở Việt Nam, cá rô phi được đưa vào giữa năm 1951 tại vùng tạm bị Pháp chiếm đóng Cá rô phi được di nhập vào nước ta lần đầu tiên là cá rô phi đen

Oreochromis mossambicus Cá rô phi đen thích ứng cao với các điều kiện

nuôi khác nhau, có tỷ lệ sống cao ở môi trường ao nuôi kể cả khi có hàm lượng oxy hòa tan thấp Tuy nhiên, cá chậm lớn, đẻ nhiều và sớm, kích cỡ cá nhỏ do vậy không được người nuôi ưa thích (Guerrero và cs (1974) [13] Năm

1973 cá rô phi vằn Oreochromis niloticus được nhập từ Đài Loan vào nước ta,

cá rô phi vằn nhanh lớn, nhịp đẻ thưa hơn so với cá rô phi đen, cá nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi có triển vọng, được nuôi rộng rãi trong cả nước Tuy nhiên, do công tác giữ giống thuần không tốt nên hiện tượng lai tạp giữa cá rô phi vằn và cá rô phi đen xảy ra khá phổ biến làm suy giảm chất lượng cá giống

Năm 1994, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nhập nội một số giống cá rô phi: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, cá rô phi vằn dòng GIFT chọn

giống thế hệ thứ 5, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O aureus từ Philipin, cá rô phi hồng Oreochromis sp từ Đài Loan và Thái Lan Các giống

cá rô phi nhập nội thử nghiệm cho thấy: Cá rô phi vằn dòng GIFT, dòng Thái Lan, cá rô phi hồng đã thể hiện ưu thế về sinh trưởng, thích ứng với điều kiện nuôi ở nước ta (Lê Quang Long, 1961) [4]

2.1.1.2 Đặc điểm hình thái

 Cá rô phi đen

Hình thái cá rô phi đen (O mossambicus): Thân cao, dài gần có dạng

bầu dục, dẹp bên Cuống đuôi ngắn, đầu to mõm rộng hơi cong vếch lên Hàm trên hơi nhô

Trang 14

Màu sắc ở con đực chưa thành thục trắng bạc, có 2 - 5 sọc ngang và tập chung ở giữa thân, các vây màu sám Khi thành thục đầu và thân màu đen Dưới đầu, bụng và vây ngực trắng, các vây khác đen, viền vây đuôi, hậu môn màu đỏ

Tập tính ăn tạp, đẻ nhanh, dày không khống chế được mật độ Kích thước thu hoạch nhỏ, giá trị kinh tế thấp

Hình 2.1: Hình thái ngoài của cá rô phi đen (O mossambicus)

 Cá rô phi vằn

Cá rô phi vằn O niloticus có đặc điểm thân ngắn, mình cao, vảy lớn dày

và cứng Màu sắc thay đổi theo môi trường, trên thân có nhiều sọc đen Trên đuôi và vây có chấm hoa xếp theo thứ tự thành vạch đen đều đặn Có hai đường bên: Đường thứ nhất ở phía trên bắt đầu từ sau nắp mang, ở vào hàng vảy thứ 4 kể từ vây lưng xuống có 22 vảy Đường thứ hai: ở phía đuôi bắt đầu

từ hàng vảy thứ 7 từ vây lưng xuống có 14 vảy

Toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có mầu xanh nhạt, phần bụng

có mầu trắng sữa hoăc xanh nhạt Trên thân mình có 7 - 9 vạch đậm chạy từ lưng xuống bụng Vậy đuôi có màu sọc đen đậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây đuôi Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen Viền vây lưng và vây đuôi có viền hồng nhạt Đầu cá đực to và múp hơn đầu cá cái, xương chán cá đực hơi lõm xuống

Trang 15

Ruột cá rô phi dài gấp 7 lần chiều dài thân, dạ dày bé Cá rô phi vằn là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng thịt thơm ngon (Lowe và cs,1982)[15]

Hình 2.2: Hình thái ngoài của cá rô phi vằn (O niloticus)

2.1.1.3 Đặc điểm sinh sản

Cá rô phi thường phát dục sớm, trong tự nhiên khi cá được 4 - 5 tháng tuổi đã có khả năng tham gia sinh sản Cá rô phi có thể sinh sản tới 12 lần trong một năm (Macintosh và cs, 1995) [16] Khi nhiệt độ nước xuống dưới

200C cá ngừng sinh sản Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi cá, cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ muối Ở Việt Nam, do điều kiện nhiệt đới nên cá sinh sản gần như quanh năm, riêng miền Bắc nước ta có mùa Đông nên thời điểm đầu

vụ Xuân và cuối vụ Thu xảy ra hiện tượng cá bố mẹ đẻ được nhưng trứng ấp kéo dài dẫn đến khi nở thành cá bột bị dị hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính đực hay bị bệnh nên tỷ lệ sống chỉ đạt khoảng 10 - 30% (Trần Mai Thiên và Trần Văn Vỹ,1994) [9]

Trang 16

Các loài cá rô phi khác nhau có tuổi thành thục và sinh sản khác nhau,

loài rô phi vằn O niloticus phát dục sau 5 - 6 tháng tuổi chu kỳ sinh sản là 30

- 35 ngày, lượng trứng tối đa trong một lần sinh sản đạt tới 2500 trứng trên cá thể, phụ thuộc vào rất nhiều kích thước cá thể Trứng sau khi được được cá

mẹ ấp trong miệng cho đến khi hết noãn hoàng chúng được mẹ thả ra bơi lội

tự do trong nước Theo Mair và cs (1997) [18], chu kỳ sinh sản của cá rô phi

O nloticus chia làm 5 giai đoạn: giai đoạn xây tổ và ghép đôi, giai đoạn rụng

trứng, giai đoạn ấp trứng, giai đoạn chăm sóc con, giai đoạn dinh dưỡng và phục hồi cho chu kỳ sinh sản tiếp theo

Để phân biệt cá đực cá cái người ta dựa vào hình thái bên ngoài và dựa vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục

Bảng 2.1: Phân biệt cá đực, cái qua các đặc điểm hình thái

Màu sắc Vây lưng và vây đuôi có

2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng của cá rô phi

Cá rô phi là loài cá ăn tạp bao gồm các loại động thực vật phù du, giun đất, cỏ bèo, mùn bã hữa cơ, các loại thức ăn bổ xung như cám gạo, bột ngô Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo từng loài, từng giai đoạn phát triển và môi

Trang 17

trường nuôi Khi còn nhỏ cá rô phi ăn sinh vật phù du như tảo và động vật phù du nhỏ là chủ yếu Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn các loại tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh (Nguyễn Văn Tiến, 2003) [8]

Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi theo từng giai đoạn phát triển Trong các yếu tố dinh dưỡng thì protein đóng vai trò quan trọng nhất cả

về số lượng và chất lượng Các loài cá khác nhau có nhu cầu protein khác nhau, ngay trong cùng một loài protein cũng khác nhau, giữa các độ tuổi và điều kiện môi trường nuôi khác nhau (Lê Văn Thắng, 1999) [7]

Trong tự nhiên cá rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt mồi ở hầu hết các giờ trong ngày, ruột cá rô phi thích nghi với việc thu nhận thức ăn từng ít một Do vậy trong quá trình nuôi hoặc chuyển giới tính đực cần chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc theo dõi thức ăn thừa, quản lý được chất lượng nước và giai xử lý đơn tính đực đảm bảo cho cá sinh trưởng (Macntosh và cs, 1995) [16]

2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng của cá rô phi vằn

Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tính chất đặc trưng của loài, các loài

rô phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau Loài O niloticus có tốc độ tăng trường và phát triển vượt trội so với các loài O mossambicus. Cá rô phi

O niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O galilaeus và O aureu (Tayamen và cs, 1988) [18]

Trong cùng một loài, các dòng khác nhau cũng có tốc độ sinh trưởng

khác nhau Khi nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của cá O niloticus dòng GIFT và Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng một điều kiện nuôi cấy cho thấy dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kém nhất là dòng Ghana

(Khater và cs, 1988) [14]

Trang 18

Quá trình sinh trưởng của cá rô phi có thể chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

* Giai đoạn trứng cá bột: Giai đoạn này được kéo dài từ khi trứng đẻ ra cho tới khi nở thành cá bột

* Giai đoạn ương nuôi và trưởng thành : Đây là giai đoạn hoàn thiện các

cơ quan và hệ cơ quan

* Giai đoạn thành thục và sinh sản: Sự thành thục của cá rô phi phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ và môi trường sống Trung bình cá rô phi có thể đẻ 6 đợt trong năm, mỗi đợt từ vài trăm đến vài nghìn trứng

2.1.1.6 Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường

Cá rô phi là giống cá có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện môi trường nước Nó sống được ở các loại thủy vực ao hồ, sông, suối (nước ngọt), nước lợ, mặn khác nhau (Philipart và cs, 1982) [19] Tuy nhiên, mỗi loài lại

có khả năng chịu đựng với từng yếu tố khác nhau

* Nhiệt độ nước

Cá rô phi rất thích hợp với các điều kiện tự nhiên vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, là những nơi có nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh sản tự nhiên của chúng

Do có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém hơn so với khả năng thích nghi ở nhiệt độ cao Cá rô phi có thể chịu đựng được

ở nhiệt độ 400

C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 100C (Capili và cs, 1995) [12] Khi nhiệt độ xuống dưới 200C kéo dài làm cho cá chậm phát triển, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của cá rô phi là 20-350C

Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 140C làm cho cá rô phi đực mất khả năng tiết sẹ (Lê Quang Long, 1961) [4]

Theo Behrends và cs (1990) [1] khả năng chịu lạnh của các loài cá rô phi

ở mỗi loài đều có sự khác biệt, loài O aures và T zilli có khả năng chịu lạnh

Trang 19

tốt nhất, tiếp đến là O mossambicus và O hornorum, cuối cùng là O niloticus Nói chung mỗi loài cá đều có một biên độ nhiệt độ ảnh hưởng tích

cực hoặc kìm hãm đến tốc độ sinh trưởng riêng tùy theo đặc điểm sinh học, lịch sử phát triển riêng của loài và còn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tuổi của cá

* Độ trong và độ pH

Trong ao nuôi nói chung, với ao nuôi cá rô phi nói riêng, độ trong của nước có liên quan đến khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, sự biến động hàm lượng oxy hòa tan trong nước theo chu kỳ ngày đêm Ngoài ra còn liên quan gián tiếp tới biến động chỉ số pH nước trong ngày Theo Nguyễn Thị Thu Hà (2003) [3],độ trong của ao nuôi tốt nhất là từ 30 - 40cm

Độ pH của nước có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động thực vật thủy sinh Môi trường có pH 6,5 - 8,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, tuy vậy cá rô phi có thể chịu đựng trong môi trường nước

có pH giảm xuống 4 và lên cao đến 11 Theo Philipart và cs (1982) [19], cá rô phi chết ở pH = 3,5 hay lớn hơn 12 sau 2-3 giờ Cỡ cá rô phi khác nhau khả năng chịu đựng pH cũng khác nhau trong vực nuôi, hàm lượng pH thay đổi kết hợp với độ cứng thấp sẽ làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nở của trứng và sự sống của cá (Trần Đình Luân, Bạch Thị Tuyết (2004) [5]

* Hàm lượng khí oxy hòa tan

Khí oxy hòa tan trong nước là chất khí duy nhất không thể thay thế bằng chất khác đàm bảo cho quá trình sống của cá được duy trì Hàm lượng khí oxy hòa tan trong nước là một trong cá yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới

tỷ lệ sống với tốc độ sinh trưởng của cá Nếu khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp sẽ làm cho cá chậm lớn

Theo Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ (1999) [2], sự hao hụt hàm lượng khí oxy hòa tan trong nước là do quá trình hô hấp của sinh vật, do sự

Trang 20

khuếch tán vào khí quyển và do sự oxy hóa các chất Sự ảnh hưởng xấu do hàm lượng oxy hòa tan thấp tùy thuộc vào làm lượng oxy có trong nước và thời gian cá phải chịu đựng, sự biến động hàm lượng oxy hoà tan trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự quang hợp của thực vật nước có ảnh hưởng quyết định Với cá rô phi, khả năng chịu đựng lượng khí oxy hòa tan thấp có thể tới 1mg/l chúng có khẳ năng tận dụng oxy không khí, trong khi với các loài cá khác nồng độ trên khó có thể sống sót (Phạm Anh Tuấn, 2006) [6] Theo Magid và cs (1995) [17], hàm lượng khí oxy hòa tan trong nước mà

cá rô phi O.niloticus có thể chịu đựng được là ở mức 0,1mg/l

* Độ muối

Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối

từ 0 - 40‰ (Nguyễn Văn Tiến, 2003) [8] Khả năng thích ứng với độ mặn ở

mỗi loài cũng khác nhau, loài O niloticus có ngưỡng muối thấp nhất và loài

có ngưỡng muối cao nhất là T zilliii, O aureus (Philipart và cs, 1982) [19]

Khả năng chịu muối của cá rô phi tăng dần theo độ tuổi, cỡ cá, nhiệt độ, đặc biệt là sự thuần hóa Cá rô phi nhỏ khả năng chịu đựng độ muối kém hơn

cá rô phi lớn Theo báo cáo của Behrends và cs (1990) [1], thì tất cả cá bột, cá hương của rô phi đều chết ở độ mặn 27‰ Nhưng giai đoạn trưởng thành thì chúng chết ở 37‰

* Các loại khí độc

- Khí H2S

Là khí không màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước H2S là chất khí rất độc với động vật thủy sản Khí H2S thường gây độc cho tôm, cá khi nhiệt độ thấp và môi trường nước có độ pH thấp

NguyễnThị Thu Hà (2003) [3] cho biết: Khi trong ao nuôi có tồn tại H2S cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế ở mức nhỏ hơn 0,1mg/l như sục khí hoặc dùng KMnO4 để oxy hóa H2S thành hợp chất sunfua không độc

Trang 21

- Khí NH3 (Amoniac)

Môi trường nước ao nuôi thường tồn tại hai dạng NH4+

và NH3 Trong

đó NH4 không gây độc cho thủy sinh vật (trừ hàm lượng quá cao), còn NH3

gây dộc cho tôm, cá (Trần Văn Vỹ, 2002) [10] Nồng độ NH3 gây độc đối với tôm, cá phụ thuộc vào nồng độ khí oxy hòa tan trong nước Khi hàm lượng khí oxy hòa tan thấp, tính độc của NH3 đối với tôm, cá thấp với cá rô phi vằn

O.niloticus dòng GIFT sự tăng trưởng dừng lại ở nồng độ NH3 là 1,5 - 1,7mg/l khi nhiệt độ nước là 28 - 330C

2.1.2 Kỹ thuật cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên

Cá rô phi vằn có thể đẻ tự nhiên trong ao, trong bể và trong giai

2.1.2.1 Cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên trong ao

kg lân bón cho 100m2 ao Khi bón hòa đạm vào nước té đều khắp mặt ao sau

đó mới hòa lân và té sau Chọn thời điểm khi có mặt trời 8 - 10h sáng bón cho

ao là hiệu quả nhất vì tảo hấp thu dinh dưỡng ngay

Đối với các tỉnh phía Nam, cá rô phi hầu như sinh sản quanh năm Ở các tỉnh phía Bắc cá rô phi bắt đầu đẻ rộ vào đầu tháng 4 Cá sau khi lưu qua đông, tuyển chọn cá khỏe mạnh, không bị sây xát vây vảy, kích cỡ 300- 500 g/con làm cá bố mẹ Chọn tỷ lệ đực cái là 1 đực : 1 cái hoặc 1 đực : 2 cái thả với mật độ 2 con/m2 Thời gian nuôi vỗ trong ao là 15 - 20 ngày Trong thời gian nuôi vỗ, cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm 30-35%, lượng cho ăn 1,5 - 2% trọng lượng cá trong ao

Trang 22

Nếu nhiệt độ thích hợp 24 - 320C sau 10 - 15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ vào ao cá sẽ đẻ, sau khi cá đẻ 15 - 17 ngày tiến hành thu cá bột

2.1.2.2 Thu cá bột

Cá bột thu 2 cách như sau:

 Dùng lưới thưa 2a = 10 - 12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc, bắt cá

bố mẹ ra khỏi ao cho đẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ để cho đẻ lứa tiếp theo

và dùng chính ao cho đẻ để ương cá bột

 Dùng vợt vớt cá bột, để lại cá bố mẹ trong ao để cho đẻ lứa tiếp theo Cho cá rô phi đẻ tự nhiên trong ao có những hạn chế là: bắt cá bố mẹ ra khỏi ao gây ảnh hưởng đến cá bột trong ao, còn nếu dùng vợt để thu cá bột sẽ không thu được triệt để vì vậy hiện nay đang áp dụng cho cá rô phi đẻ trong giai và ấp trứng cá trong bình và trong khay Đây là kỹ thuật sản xuất giống tiến tiến để để thu được lượng cá bột đồng cỡ Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật nên Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn tiến hành cho cá bố

mẹ đẻ trực tiếp trong ao sau đó dùng lưới mắt nhỏ kéo cá bột và tiến hành xử

lý giới tính bằng hooc môn

2.1.2.3 Chuyển giới tính cá bột

- Chuẩn bị ao: Ao cắm giai xử lý cá bột có diện tích 200 – 1000 m2, độ sâu 1,2 - 1,5 m được tát cạn tẩy dọn như ao nuôi vỗ cá bố mẹ, nhưng không bón phân hữu cơ hoặc vô cơ

- Giai xử lý cá bột: Giai xử lý cá bột là giai mau có cỡ mắt lưới 1mm, diện tích giai 1 – 4 m2, độ sâu của giai là 1m Giai 1m2

có thể nuôi với mật độ 10.000 - 15.000 cá bột/giai

- Thời gian xử lý, chăm sóc và quản lý: Thời gian cho cá ăn thức ăn đã được trộn hooc môn là 21 ngày để chuyển thành cá đực Thành phần thức ăn bao gồm bột cá nhạt, vitamin C và 17α Metyltestosterone Các thành phần trên được phối trộn đều 10g vitamin C vào 1000g bột cá nhạt đã được nghiền mịn Hòa tan 60 mg 17α Metyltestosterone vào 0,5 lít cồn Etanol 96% và lắc cho hooc môn tan đều trong cồn Trộn đều lượng cồn đã hòa tan hooc môn

Trang 23

vào hỗn hợp bột cá, hong khô nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 45 - 500C Sau khi khô, thức ăn được bảo quản trong túi nilon và sử dụng trong thời gian 2 tuần

Lƣợng thức ăn trong thời gian xử lý nhƣ sau

 5 ngày đầu cho ăn 25% trọng lượng cá

 5 ngày kế tiếp cho ăn 20% trọng lượng cá

 5 ngày tiếp theo cho ăn 15% trọng lượng cá

 6 ngày cuối cùng cho ăn 10% trọng lượng cá

Lượng thức ăn trong ngày được chia đều thành 4 phần cho ăn 4 lần vào lúc 8h; 11h; 14h; 16h

Để biết được lượng cá trong giai có thể cân mẫu hoặc cân trong lượng cá của toàn bộ giai sau 5 ngày Mẫu phải được cân bằng cân điện tử để đảm bảo

2.1.2.4 Kết quả

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật tỷ lệ chuyển thành cá đực là 95 - 100%

2.1.3 Kỹ thuật ương nuôi cá giống rô phi đơn tính giai đoạn từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3cm trong ao

2.1.3.1 Chuẩn bị ao ương

- Điều kiện ao ƣơng

Ao ương không cớm rợp, bờ ao chắc chắn Cống cấp và thoát nước phải luôn có đăng chắn để tránh cá tạp vào ao Đáy ao phẳng đều, hơi dốc về phía cống thoát nước

Trang 24

Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải (từ chuồng trại chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy KCN), pH nước 6,5 - 8,5, hàm lượng DO duy trì trên 3 mg/l

- Tẩy dọn ao

Ao ương cá rô phi toàn đực 21 ngày tuổi lên cá hương được chuẩn bị kỹ:

 Làm cạn nước, bốc vét bùn, tu sửa lại bờ và cống ao

ao

 Sau khi bón vôi, phơi khô đáy ao từ 3 - 5 ngày

Khi lấy nước vào ao nhất thiết phải có mành hoặc lưới chắn để lọc không cho cá tạp, địch hại theo nước vào ao

2.1.3.2 Thả cá

Mật độ ương trong ao là: 100 - 150 con/m2

Mật độ cá thả trong giai là 1.000 - 1.100 con/m3

Trang 25

Ngoài thức ăn tinh, có thể bón thêm phân vô cơ để tạo thức ăn tự nhiên cho cá Liều lượng bón 0,8 kg urea + 0,5 kg lân bón cho 100m2 ao/tuần Phân

vô cơ được hòa loãng riêng trong nước và té đều khắp ao vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời

Ban đêm dùng đèn pin soi xung quanh ao, phát hiện các địch hại đặc biệt

là rắn để diệt nhằm giảm tỷ lệ hao hụt cá

2.1.4 Một số biện pháp phòng bệnh cho cá rô phi

 Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung để phòng bệnh cho cá nuôi nói chung là luôn luôn tạo mọi điều kiện tốt cho các hoạt động sống của chúng như: Cho ăn đầy đủ, khẩu phần ăn cân đối để cá lớn nhanh và có sức đề kháng tốt, tạo điều kiện môi trường sống trong sạch, ổn định và cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cá Đồng thời thường xuyên quan sát phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh càng sớm càng tốt để hạn chế thiệt hại về kinh tế

Trang 26

 Một số biện pháp phòng bệnh

Sau mỗi vụ ương giống hoặc nuôi cá thịt phải tát cạn, vét bùn đáy ao và cải tạo bằng cách bón vôi bột (CaO) với liều trung bình 7 kg/100m2 ao, những nơi ao bị chua phèn thì lượng vôi bón cần tăng lên 10 kg/100m2

ao, sau đó phơi đáy nhằm diệt các mầm bệnh còn tồn lưu trong bùn đáy ao

Nguồn nước cấp vào ao ương, nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải nhà máy, KCN không nhiễm mầm bệnh

Cá giống trước khi vận chuyển đến ao ương, nuôi phải được kiểm tra dịch bệnh Nếu phát hiện dịch bệnh phải kiên quyết giữ lại để xử lý bệnh Nếu làm tốt khâu này sẽ hạn chế lây lan dịch bệnh và đảm bảo tỷ lệ sống của cá nuôi

Cơ cấu mật độ thả nuôi, các yêu cầu kỹ thuật khác như thức ăn, chăm sóc phải được thực hiện nghiêm túc tránh dư từa làm ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện cho cá lớn nhanh, có sức đề kháng phòng chống được dịch bệnh Phải khử trùng bằng clorin (30 - 50 g/m3) các dụng cụ ương nuôi thau chậu, xô, vợt dùng để chứa và đánh bắt cá

Đầu mùa dịch bệnh hoặc khi cá mới chớm bệnh có thể dùng phương pháp treo túi thuốc để phòng bệnh cho cá (treo các túi thuốc như vôi bột, sulphate đồng, các cây thuốc nam như lá xoan ở nơi hay cho cá ăn hoặc ở đầu nguồn nước đối với nuôi cá bè)

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cá rô phi là loài nuôi mang lại giá trị kinh tế cao nên được rất nhiều nước ưa chuộng, tuy có nguồn gốc từ châu Phi nhưng cá rô phi được các nước Đông Á và Đông Nam Á đón nhận và tạo điều kiện phát triển mạnh, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia Cá Rô phi có hơn 100 loài, nhưng chỉ có 15 loài được nuôi nhân tạo vì cho sản lượng đáng kể

Trang 27

Việc cung cấp giống rô phi hiện nay chưa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ở Philippines chỉ đạt 60% so với nhu cầu (Guerrero và cs,1974) [13] Nhu cầu con giống đang tồn tại ở Thailand, Trung Quốc, Philippines và các quốc gia Châu Á và Châu Mỹ la tinh khác Đường cong hiện tại của nền công nghiệp sản xuất rô phi đang phát triển cho thấy sản lượng giống trên mức độ vĩ mô cần thiết khẩn cấp để thỏa mãn nhu cầu con giống hiện tại và tương lai (Tayamen và cs,1988) [17]

Việc sản xuất cá rô phi giống được thực hiện theo 2 phương pháp chính: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống trong giai

Theo Pillay (1990) [20], mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong

ao đất Cá bố mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao và cho ăn hằng ngày Trong thời gian này cá tự sinh sản trong ao, sang tháng thứ 2 chuyển cá

bố mẹ sang ao khác và dùng ngay ao cho đẻ làm ao ương cá bột Quá trình nuôi vỗ, cho đẻ tiếp tục được lặp lại ở ao kế tiếp Nhược điểm của phương pháp này là kích cỡ cá giống không đồng đều mặt khác do kích cỡ cá ương không đều nên có hiện tượng những con lớn tấn công con nhỏ hơn Để hạn chế nhược điểm này hằng ngày người ta tiến hành vớt cá bột khi thấy chúng bơi thành đàn trong ao rồi chuyển sang ao khác ương riêng Phương pháp cho sinh sản cá rô phi trong ao đất dễ áp dụng, giá thành sản xuất rẻ nên được áp dụng ở nhiều nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Philipines

Để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực có nhiều phương pháp khác nhau: Chọn cá đực cá cái riêng biệt dựa vào khác biệt hình thái bên ngoài giữa cá đực và cá cái, chuyển giới tính bằng hooc môn, phương pháp lai xa và tạo cá siêu đực

Tạo ra đàn cá đơn tính đực bằng cách loại bỏ cá cái dựa vào quan sát bộ phận sinh dục ngoài bằng mắt thường đây là phương pháp sơ khai, đơn giản, tốn nhiều nhân công, chỉ thực hiện được khi đã phân biệt rõ cá đực cái bằng

Trang 28

hình thái ngoài (khi cá đạt cỡ 5 - 10g/con) Sự chính xác của phương pháp này thấp và phụ thuộc tay nghề của người chọn Theo Pillay (1990) [20], đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel trong những năm 1970 Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp này để sản xuất giống cá rô phi đơn tính

Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hooc môn được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hooc môn (thường dùng 17α-methyltestosterone, liều lượng 60mg/kg thức ăn Công nghệ tương đối đơn giản, dễ áp dụng và đầu tư thấp hơn so với phương pháp lai xa và chọn cá đực bằng tay Cá rô phi đơn tính giống được sản xuất bằng phương pháp này có tỷ

lệ đực khá cao (92 - 100%) và ổn định Hiện công nghệ này được áp dụng phổ biến trong sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở Thái Lan, Philipines, Brazil, Isarel, Trung Quốc Tuy nhiên những lo ngại về ảnh hưởng của hooc môn sử dụng đến môi trường và sức khỏe con người đã thúc đẩy việc tìm kiếm các công nghệ khác tạo cá rô phi đơn tính đực

Công nghệ lai xa và công nghệ cá siêu đực được xây dựng trên cơ sở khoa học di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi Lai xa ngoài tạo ra thế hệ con lai toàn đực, thì lai xa còn cải thiện tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh Tuy nhiên, tỷ lệ đực ở đàn con lai dao động từ 70 - 100% và phụ thuộc vào mức độ “thuần chủng” cá bố mẹ

Gần đây, dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi bằng việc tạo ra các cá cái giả (XY) và kỹ thuật lai phân tích hướng tới tạo hàng loạt cá rô phi đực có kiểu gen giới tính (YY) Khi sử dụng cá siêu đực (YY) sinh sản với cá cái thường (XX) tạo đàn cá toàn đực (XY) Tuy nhiên, tỷ lệ cá đực tạo ra bằng phương pháp này không ổn định và có sự khác nhau trên từng

cá cái Công nghệ vẫn được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu, chưa được áp dụng phổ biến trong sản xuất

Trang 29

Trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành những nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giống cá rô phi, đặc biệt nâng cao tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh và khả năng chịu mặn của cá thông qua chọn giống Dự án cải thiện tốc độ di truyền cá rô phi (GIFT) được tiến hành từ năm 1988 dưới sự hợp tác của 4 tổ chức: Trung tâm quốc tế quản lý ngồn lợi động vật thủy sản (iclarm), Cục thủy sản và nguồn lợi thủy sản philipines (bfar), Trung tâm NTTS nước ngọt trường đại học miền trung Iuzon (fac/CLSU) và Viện nghiên cứu NTTS Nauy (akvaforsk) bằng nguồn kinh phí Ngân hàng phát triển Châu Á (abd) và Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) từ năm 1988 - 1995

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam

Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô phi nói riêng Với diện tích 880,571 ha mặt nước cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn, cùng với khoa học công nghệ ngày một tiên tiến ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã và sẽ phát triển ngang tầm với các nước có tiềm năng về NTTS trên thế giới

Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nuôi trồng thủy sản, những nghiên cứu về công nghệ ứng dụng đã và đang được quan tâm

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta có cơ hội tiếp cận với những thành tựu công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới Một trong những thành công về nghiên cứu các đối tượng nuôi nước ngọt đó là nghiên cứu về cá rô phi Cá rô phi được du nhập vào nước ta năm 1950 và bắt đầu được quan tâm nhiều từ năm 1993 (Nguyễn Công Dân, 2000) [1] Năm 1998 là năm mở đầu cho một loạt các nghiên cứu về công nghệ nuôi, công nghệ di truyền, công nghệ sản xuất giống đối với cá rô phi Đây cũng là một trong những thuận lợi ban đầu

Trang 30

trong chương trình phát triển nuôi cá rô phi trên toàn quốc Con giống có chất lượng cao được ứng dụng trên khắp mọi miền đất nước nhằm tạo đà cho các

mô hình nuôi cá rô phi tập chung làm nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu

- Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực

 Phương pháp thủ công

Cá rô phi hỗn hợp đực cái được ương chung trong một ao đến khi kích thước đạt 7 – 10 cm, khối lượng lớn hơn hoặc bằng 30g/con có thể phân biệt đực cái bằng mắt thường nhờ sự khác biệt về hình thái và phần phụ sinh dục Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mất nhiều thời gian, dễ sai xót ngay cả với những người có kinh nghiệm (khoảng 10%) (Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ, 1999) [2]

 Phương pháp lai xa giữa các loài

Phương pháp này có nhiều công thức lai nhưng chỉ một số công thức

cho tỷ lệ cá đực cao như: O.mossambicusO.honorum, O.niloticusO.honorum, O.aureusO.mossambicus, O.niloticusO.aureus

Các phương pháp này có thể cho 90 - 100% cá đực ở thế hệ con song còn nhiều phức tạp và bắt buộc phải giữ dòng bố mẹ thuần nên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện (Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ, 1999) [2]

 Phương pháp tạo cá rô phi đơn tính đực bằng cá siêu đực YY Phương pháp này các nhà khoa học đã dựa trên cơ chế di truyền của cá

rô phi O niloticus, cá cái có bộ gen điều khiển giới tính là đồng giao tử XX

còn cá đực có bộ gen điều khiển giới tính là dị giao tử XY để tạo ra con có bộ nhiễm sắc thể YY (siêu đực) Theo công thức lai con có bộ nhiễm sắc thể YY lai với con cái bình thường XX sẽ cho kết quả 100% con mang nhiễm sắc thể

XY là con đực Phương pháp này cho phép tạo ra một lượng lớn cá rô phi giống đơn tính đực trong cùng một thời gian không cần sử dụng hormone, tuy

Trang 31

nhiên để tạo ra con đực XY cần phải mất nhiều thời gian và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp Phương pháp này cũng chỉ mới áp dụng cho các

cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất khó áp dụng (Trần Đình Luân và cs, 2004) [5]

 Phương pháp chuyển đổi giới tính cá rô phi bằng phương pháp

ngâm trong dung dịch hormone 17α – methyltestosterone

Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Trần Đình Luân và cs (2004) [5],

về ảnh hưởng của nhiệt độ nước và xác định độ tuổi (ngày) của cá rô phi O niloticus khi bắt đầu ngâm trong hormone đến kết quả chuyển đổi giới tính

Kết luận tổng nhiệt độ nước 5020C khối lượng cá 5,8 g/100 con ở độ tuổi 17

ngày sau khi đã nở cá rô phi O niloticus ngâm trong dung dịch hormone 17α

– methyltestosterone nồng độ 5ppm với thời gian 3 ngày cho tỷ lệ chuyển giới tính đực 80 - 90% Với kết quả này chưa ổn định, mật độ ngâm 10 con/l mới chỉ áp dụng trong thí nghiệm, chưa thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất

 Phương pháp cho ăn trộn hormone 17α – methyltestosterone Phương pháp này sử dụng hormone 17α – methyltestosterone trộn trực tiếp và thức ăn với liều lượng 40 – 60mg hormone/kg thức ăn Cá sau khi hết noãn hoàng được đưa ra giai xử lý ngoài ao với mật độ 10 – 15 con/l Cho cá

ăn liên tục 21 ngày bằng thức ăn trộn hormone, mỗi ngày cho ăn 4 lần Khẩu phần ăn: 5 ngày đầu lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng quần đàn, 5 ngày tiếp cho ăn bằng 20% trọng lượng quần đàn, 5 ngày tiếp theo cho ăn bằng 15% trọng lượng quần đàn, 6 ngày cuối cùng cho ăn bằng 10% trọng lượng Đây là phương pháp tương đối ổn định với tỷ lệ đực 95 – 100%, đơn giản và

dễ áp dụng Hiện nay phần lớn cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam được sản xuất bằng phương pháp này ( Nguyễn Dương Dũng và cs, 1999) [2]

Trang 32

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1.Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 05/1/2015 đến ngày 24/5/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cỡ cá 2 – 3 cm trong ao tại Trung

tâm giống thủy sản Hòa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

- Xác định mật độ ương nuôi thích hợp

- Xác định biến động các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đàn cá ương nuôi trong 3 đợt

- Chăm sóc và quản lý đàn cá ương

- Xác định tốc độ tăng trưởng về khổi lượng và chiều dài của cá

- Xác định tỷ lệ sổng của cá qua các giai đoạn ương nuôi trong 3 đợt

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp theo dõi trực tiếp: Hàng ngày theo dõi, quan sát ao

nuôi, ghi chép số liệu về số lượng cá thả, lượng thức ăn cho cá ăn, số lượng cá chết, các yếu tố môi trường của ao ương nuôi

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Công Dân (2000), Đánh giá kết quả thuần hóa một số dòng cá rô phi(Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, tháng 9/1998, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả thuần hóa một số dòng cá rô phi(Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, tháng 9/1998
Tác giả: Nguyễn Công Dân
Năm: 2000
2. Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ (1999), Sản xuất hàng loạt cá rô phi bột tại vùng nước nóng Duyên Hải, Hưng Hà, Thái Bình, Tuyển tập báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Sản xuất hàng loạt cá rô phi bột tại vùng nước nóng Duyên Hải, Hưng Hà, Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ
Năm: 1999
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi, tuyển tập báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi, tuyển tập báo cáo khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Năm: 2003
4. Lê Quang Long (1961), Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh lý của cá rô phi và vấn đề thuần hóa loài cá này ở miền Bắc Việt Nam, Tr. 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh lý của cá rô phi và vấn đề thuần hóa loài cá này ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Lê Quang Long
Năm: 1961
5. Trần Đình Luân, Bạch Thị Tuyết (2004), Kỹ thuật nuôi và sinh sản cá rô phi chọn giống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi và sinh sản cá rô phi chọn giống
Tác giả: Trần Đình Luân, Bạch Thị Tuyết
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
6. Phạm Anh Tuấn (2006), Quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006- 2015, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006-2015
Tác giả: Phạm Anh Tuấn
Năm: 2006
7. Lê Văn Thắng (1999), Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô phi O. niloticus bằng phương pháp ngâm hormon 17α Metyltestosterol, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học thủy sản Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô phi O. "niloticus bằng phương pháp ngâm hormon 17α Metyltestosterol
Tác giả: Lê Văn Thắng
Năm: 1999
9. Trần Mai Thiên và Trần Văn Vỹ (1994), “Những khó khăn và triển vọng của việc nuôi cá rô phi ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học thủy sản, (8) ,Tr. 12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn và triển vọng của việc nuôi cá rô phi ở Việt Nam”", Tạp chí khoa học thủy sản
Tác giả: Trần Mai Thiên và Trần Văn Vỹ
Năm: 1994
10. Trần Văn Vỹ (2002), 35 câu hỏi đáp về kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 35 câu hỏi đáp về kỹ thuật nuôi cá rô phi
Tác giả: Trần Văn Vỹ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
11. Behrends, L. L., Kingley, J. B. And Bulls, M. J. (1990), Cold tolerance in maternal mouthbrooding tilapia: Phenotipic Variation among Species and hybrids Aquaculture , pp. 85; 271-280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cold tolerance in maternal mouthbrooding tilapia: Phenotipic Variation among Species and hybrids Aquaculture
Tác giả: Behrends, L. L., Kingley, J. B. And Bulls, M. J
Năm: 1990
12. Capili, J. B. (1995), Growth and sex determination in the Nile Tilapia Oreochromis niloticus (L), PhD thesis, University of wales Swansea, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Growth and sex determination in the Nile Tilapia Oreochromis niloticus (L)
Tác giả: Capili, J. B
Năm: 1995
13. Guerrero, R. D and Shelton, W. L. (1974), An Aceto - Carmine Squash Method of Sexing Juvenile Fishes, Prog, Fish – Cult, pp. 36;56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Aceto - Carmine Squash Method of Sexing Juvenile Fishes, Prog, Fish – Cult
Tác giả: Guerrero, R. D and Shelton, W. L
Năm: 1974
16. Macintosh D.J., D.C. Little. (1995), “Nile tiapia(Oreochromis niloticus)”, Brood stock Management and Egg and Larval Quality, N.R Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nile tiapia(Oreochromis niloticus)”
Tác giả: Macintosh D.J., D.C. Little
Năm: 1995
17. Magid, A. And Babiker, M.M. (1995), “Oxygen consumptionand respirstory behaviour of three Nile fishes”, Hydrobiol, 46, pp. 359-367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxygen consumptionand respirstory behaviour of three Nile fishes”", Hydrobiol
Tác giả: Magid, A. And Babiker, M.M
Năm: 1995
18. Mair, G. C., Abucay, J.S., Skibisi, D.O.F., Abella, T.A. and Beardmore, J.A. (1997), “Genetie manipulation of sex ratio for large scale of all male tilapia Oreochromis niloticus (L)”, Can. J. Fish.Aquatic Sci, pp. 54;396-404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Genetie manipulation of sex ratio for large scale of all male tilapia Oreochromis niloticus (L)"”, Can. J. Fish. "Aquatic Sci
Tác giả: Mair, G. C., Abucay, J.S., Skibisi, D.O.F., Abella, T.A. and Beardmore, J.A
Năm: 1997
19. Philippart, I. C,J. C. Ruwet. (1982), “Ecology and Distribution of Tilapia”, The biology and culture of Tilapia, ICLARM Conference Proceedings, 7 (eds. R.V. Pullin, R. H. Lowe – McConnell), International Center for Living Aquatic Resources manegement, Manila, Philippines, pp.15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecology and Distribution of Tilapia”," The biology and culture of Tilapia, ICLARM Conference Proceedings, 7 (eds. R.V. Pullin, R. H. Lowe – McConnell)
Tác giả: Philippart, I. C,J. C. Ruwet
Năm: 1982
20. Pillay T. V. R. (1990), Aquaculture principles and practices, Fishing news Books.III. Các tài liệu tham khảo từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aquaculture principles and practices
Tác giả: Pillay T. V. R
Năm: 1990
21. Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính,Tạp chí khoa học công nghệ http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=127&TS_ID=10, [ Ngày truy cập10 tháng 5 năm 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính
8. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w