Cá rô phi là loài nuôi mang lại giá trị kinh tế cao nên được rất nhiều nước ưa chuộng, tuy có nguồn gốc từ châu Phi nhưng cá rô phi được các nước Đông Á và Đông Nam Á đón nhận và tạo điều kiện phát triển mạnh, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và Inđônêxia. Cá Rô phi có hơn 100 loài, nhưng chỉ có 15 loài được nuôi nhân tạo vì cho sản lượng đáng kể.
19
Việc cung cấp giống rô phi hiện nay chưa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ở Philippines chỉ đạt 60% so với nhu cầu (Guerrero và cs,1974) [13]. Nhu cầu con giống đang tồn tại ở Thailand, Trung Quốc, Philippines và các quốc gia Châu Á và Châu Mỹ la tinh khác. Đường cong hiện tại của nền công nghiệp sản xuất rô phi đang phát triển cho thấy sản lượng giống trên mức độ vĩ mô cần thiết khẩn cấp để thỏa mãn nhu cầu con giống hiện tại và tương lai (Tayamen và cs,1988) [17].
Việc sản xuất cá rô phi giống được thực hiện theo 2 phương pháp chính: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống trong giai.
Theo Pillay (1990) [20], mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong ao đất. Cá bố mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao và cho ăn hằng ngày. Trong thời gian này cá tự sinh sản trong ao, sang tháng thứ 2 chuyển cá bố mẹ sang ao khác và dùng ngay ao cho đẻ làm ao ương cá bột. Quá trình nuôi vỗ, cho đẻ tiếp tục được lặp lại ở ao kế tiếp. Nhược điểm của phương pháp này là kích cỡ cá giống không đồng đều mặt khác do kích cỡ cá ương không đều nên có hiện tượng những con lớn tấn công con nhỏ hơn. Để hạn chế nhược điểm này hằng ngày người ta tiến hành vớt cá bột khi thấy chúng bơi thành đàn trong ao rồi chuyển sang ao khác ương riêng. Phương pháp cho sinh sản cá rô phi trong ao đất dễ áp dụng, giá thành sản xuất rẻ nên được áp dụng ở nhiều nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Philipines...
Để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực có nhiều phương pháp khác nhau: Chọn cá đực cá cái riêng biệt dựa vào khác biệt hình thái bên ngoài giữa cá đực và cá cái, chuyển giới tính bằng hooc môn, phương pháp lai xa và tạo cá siêu đực.
Tạo ra đàn cá đơn tính đực bằng cách loại bỏ cá cái dựa vào quan sát bộ phận sinh dục ngoài bằng mắt thường đây là phương pháp sơ khai, đơn giản, tốn nhiều nhân công, chỉ thực hiện được khi đã phân biệt rõ cá đực cái bằng
20
hình thái ngoài (khi cá đạt cỡ 5 - 10g/con). Sự chính xác của phương pháp này thấp và phụ thuộc tay nghề của người chọn. Theo Pillay (1990) [20], đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel trong những năm 1970. Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp này để sản xuất giống cá rô phi đơn tính.
Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hooc môn được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hooc môn (thường dùng 17α- methyltestosterone, liều lượng 60mg/kg thức ăn. Công nghệ tương đối đơn giản, dễ áp dụng và đầu tư thấp hơn so với phương pháp lai xa và chọn cá đực bằng tay. Cá rô phi đơn tính giống được sản xuất bằng phương pháp này có tỷ lệ đực khá cao (92 - 100%) và ổn định. Hiện công nghệ này được áp dụng phổ biến trong sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở Thái Lan, Philipines, Brazil, Isarel, Trung Quốc. Tuy nhiên những lo ngại về ảnh hưởng của hooc môn sử dụng đến môi trường và sức khỏe con người đã thúc đẩy việc tìm kiếm các công nghệ khác tạo cá rô phi đơn tính đực.
Công nghệ lai xa và công nghệ cá siêu đực được xây dựng trên cơ sở khoa học di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi. Lai xa ngoài tạo ra thế hệ con lai toàn đực, thì lai xa còn cải thiện tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ đực ở đàn con lai dao động từ 70 - 100% và phụ thuộc vào mức độ “thuần chủng” cá bố mẹ.
Gần đây, dựa trên cơ chế di truyền điều khiển giới tính ở cá rô phi bằng việc tạo ra các cá cái giả (XY) và kỹ thuật lai phân tích hướng tới tạo hàng loạt cá rô phi đực có kiểu gen giới tính (YY). Khi sử dụng cá siêu đực (YY) sinh sản với cá cái thường (XX) tạo đàn cá toàn đực (XY). Tuy nhiên, tỷ lệ cá đực tạo ra bằng phương pháp này không ổn định và có sự khác nhau trên từng cá cái. Công nghệ vẫn được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu, chưa được áp dụng phổ biến trong sản xuất.
21
Trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nước đã tiến hành những nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giống cá rô phi, đặc biệt nâng cao tốc độ sinh trưởng, khả năng chịu lạnh và khả năng chịu mặn của cá thông qua chọn giống. Dự án cải thiện tốc độ di truyền cá rô phi (GIFT) được tiến hành từ năm 1988 dưới sự hợp tác của 4 tổ chức: Trung tâm quốc tế quản lý ngồn lợi động vật thủy sản (iclarm), Cục thủy sản và nguồn lợi thủy sản philipines (bfar), Trung tâm NTTS nước ngọt trường đại học miền trung Iuzon (fac/CLSU) và Viện nghiên cứu NTTS Nauy (akvaforsk) bằng nguồn kinh phí Ngân hàng phát triển Châu Á (abd) và Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) từ năm 1988 - 1995.