Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (o niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 3cm trong ao tại trung tâm giống thủy sản hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29)

- Tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam

Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô phi nói riêng. Với diện tích 880,571 ha mặt nước cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn, cùng với khoa học công nghệ ngày một tiên tiến ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã và sẽ phát triển ngang tầm với các nước có tiềm năng về NTTS trên thế giới.

Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nuôi trồng thủy sản, những nghiên cứu về công nghệ ứng dụng đã và đang được quan tâm.

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta có cơ hội tiếp cận với những thành tựu công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Một trong những thành công về nghiên cứu các đối tượng nuôi nước ngọt đó là nghiên cứu về cá rô phi. Cá rô phi được du nhập vào nước ta năm 1950 và bắt đầu được quan tâm nhiều từ năm 1993 (Nguyễn Công Dân, 2000) [1]. Năm 1998 là năm mở đầu cho một loạt các nghiên cứu về công nghệ nuôi, công nghệ di truyền, công nghệ sản xuất giống đối với cá rô phi. Đây cũng là một trong những thuận lợi ban đầu

22

trong chương trình phát triển nuôi cá rô phi trên toàn quốc. Con giống có chất lượng cao được ứng dụng trên khắp mọi miền đất nước nhằm tạo đà cho các mô hình nuôi cá rô phi tập chung làm nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

- Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá rô

phi đơn tính đực

Phƣơng pháp thủ công

Cá rô phi hỗn hợp đực cái được ương chung trong một ao đến khi kích thước đạt 7 – 10 cm, khối lượng lớn hơn hoặc bằng 30g/con có thể phân biệt đực cái bằng mắt thường nhờ sự khác biệt về hình thái và phần phụ sinh dục. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mất nhiều thời gian, dễ sai xót ngay cả với những người có kinh nghiệm (khoảng 10%) (Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ, 1999) [2].

Phƣơng pháp lai xa giữa các loài

Phương pháp này có nhiều công thức lai nhưng chỉ một số công thức cho tỷ lệ cá đực cao như: O.mossambicusO.honorum, O.niloticusO.honorum, O.aureusO.mossambicus, O.niloticusO.aureus.

Các phương pháp này có thể cho 90 - 100% cá đực ở thế hệ con song còn nhiều phức tạp và bắt buộc phải giữ dòng bố mẹ thuần nên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện (Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ, 1999) [2].

 Phƣơng pháp tạo cá rô phi đơn tính đực bằng cá siêu đực YY Phương pháp này các nhà khoa học đã dựa trên cơ chế di truyền của cá rô phi O. niloticus, cá cái có bộ gen điều khiển giới tính là đồng giao tử XX còn cá đực có bộ gen điều khiển giới tính là dị giao tử XY để tạo ra con có bộ nhiễm sắc thể YY (siêu đực). Theo công thức lai con có bộ nhiễm sắc thể YY lai với con cái bình thường XX sẽ cho kết quả 100% con mang nhiễm sắc thể XY là con đực. Phương pháp này cho phép tạo ra một lượng lớn cá rô phi giống đơn tính đực trong cùng một thời gian không cần sử dụng hormone, tuy

23

nhiên để tạo ra con đực XY cần phải mất nhiều thời gian và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp. Phương pháp này cũng chỉ mới áp dụng cho các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất khó áp dụng (Trần Đình Luân và cs, 2004) [5].

Phƣơng pháp chuyển đổi giới tính cá rô phi bằng phƣơng pháp ngâm trong dung dịch hormone 17α – methyltestosterone

Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Trần Đình Luân và cs (2004) [5], về ảnh hưởng của nhiệt độ nước và xác định độ tuổi (ngày) của cá rô phi O. niloticus khi bắt đầu ngâm trong hormone đến kết quả chuyển đổi giới tính. Kết luận tổng nhiệt độ nước 5020C khối lượng cá 5,8 g/100 con ở độ tuổi 17 ngày sau khi đã nở cá rô phi O. niloticus ngâm trong dung dịch hormone 17α – methyltestosterone nồng độ 5ppm với thời gian 3 ngày cho tỷ lệ chuyển giới tính đực 80 - 90%. Với kết quả này chưa ổn định, mật độ ngâm 10 con/l mới chỉ áp dụng trong thí nghiệm, chưa thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Phƣơng pháp cho ăn trộn hormone 17α – methyltestosterone

Phương pháp này sử dụng hormone 17α – methyltestosterone trộn trực tiếp và thức ăn với liều lượng 40 – 60mg hormone/kg thức ăn. Cá sau khi hết noãn hoàng được đưa ra giai xử lý ngoài ao với mật độ 10 – 15 con/l. Cho cá ăn liên tục 21 ngày bằng thức ăn trộn hormone, mỗi ngày cho ăn 4 lần. Khẩu phần ăn: 5 ngày đầu lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng quần đàn, 5 ngày tiếp cho ăn bằng 20% trọng lượng quần đàn, 5 ngày tiếp theo cho ăn bằng 15% trọng lượng quần đàn, 6 ngày cuối cùng cho ăn bằng 10% trọng lượng. Đây là phương pháp tương đối ổn định với tỷ lệ đực 95 – 100%, đơn giản và dễ áp dụng. Hiện nay phần lớn cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam được sản xuất bằng phương pháp này ( Nguyễn Dương Dũng và cs, 1999) [2].

24

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1.Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Thời gian nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ ngày 05/1/2015 đến ngày 24/5/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cỡ cá 2 – 3 cm trong ao tại Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

- Xác định mật độ ương nuôi thích hợp

- Xác định biến động các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đàn cá ương nuôi trong 3 đợt.

- Chăm sóc và quản lý đàn cá ương.

- Xác định tốc độ tăng trưởng về khổi lượng và chiều dài của cá. - Xác định tỷ lệ sổng của cá qua các giai đoạn ương nuôi trong 3 đợt.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp theo dõi trực tiếp: Hàng ngày theo dõi, quan sát ao nuôi, ghi chép số liệu về số lượng cá thả, lượng thức ăn cho cá ăn, số lượng cá chết, các yếu tố môi trường của ao ương nuôi.

25

- Phƣơng pháp cân, đo kích thƣớc cá

+ Đối với khối lượng trung bình cá bố mẹ: Sử dụng cân đồng hồ 30kg + Đối với cá 21 ngày tuổi và cá hương: Sử dụng cân đồng hồ 5kg + Đo kích thước cá: Dùng thước thẳng đơn vị cm.

- Phƣơng pháp đánh giá khả năng sinh trƣởng của cá trong giai

đoạn ƣơng nuôi:

+ Sinh trưởng tích lũy: Bằng cách cân, đo, khối lượng cá qua các tuần nuôi: Dùng thau cân khối lượng nước ban đầu, cân tiếp 100g cá ghi khối lượng sau đó đếm số cá cân được và chia lấy giá trị trung bình.

+ Sinh trưởng tuyệt đối : Là khối lượng và kích thước cơ thể cá tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:

2 1 2 1 V V A t t   

+ Sinh trưởng tương đối : Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kì cuối so với thời kì đầu cân đo và được tính theo công thức sau:

2 1 1 2 (%) 100 2 V V R V V     Trong đó :

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)

V1: Khối lượng ứng với thời điểm ban đầu (g) V2 : Khối lượng ứng với thời điểm kết thúc (g) t1, t2: Thời điểm khảo sát ban đầu và kết thúc.

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn và cách cho cá ăn trong giai đoạn ương nuôi cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm.

26

Bảng 3.1: Thành phần của thức ăn dùng trong ƣơng nuôi cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá cỡ 2-3 cm

Thức ăn dạng bột

mịn

Giá trị dinh dƣỡng thức ăn

Bột cá nhạt (%) Đỗ tƣơng hoặc khô dầu đỗ tƣơng (%) Cám gạo (%) Vi khoáng (%) 20 40 39 1

Bảng 3.2: Phƣơng pháp cho cá rô phi đơn tính ăn trong giai đoạn ƣơng nuôi từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm Thời gian ƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nuôi (tuần)

Khối lƣợng thức ăn/Khối lƣợng đàn (%)

Tần suất cho ăn (lần/ngày)

1-2 7-8 3 (8h-13h-16h)

3-4 6-7 3 (8h-13h-16h)

4-6 5-6 3 (8h-13h-16h)

- Phƣơng pháp xác định một số yếu tố môi trƣờng:

Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế thông thường: Nhúng nhiệt kế xuống nước tại 4 điểm khác nhau trong ao rồi lấy giá trị trung bình. Ngày đo hai lần sáng và chiều.

Xác định độ đục độ trong của nước: Dùng đĩa sechi để đo, thả từ từ đĩa secchi xuống nước đến khi không phân biệt được 2 màu trắng đen thì dừng lại, kéo từ từ đĩa lên đến khi vừa phân biệt được, đọc giá trị đo được.

Xác định pH bằng quỳ tím: Dùng cốc đong lấy nước sau đó nhúng giấy quỳ vào và tiến hành so sánh màu của giấy quỳ với màu trên bảng hộp so màu, trùng với màu nào thì đọc chỉ số pH trên bảng so màu.

27

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Mật độ cá thả

* Các thông số về môi trường trong quá trình ương nuôi - Nhiệt độ: Tiến hành đo 2 lần/ngày

- Độ đục, độ trong : Tiến hành đo 1 lần/ngày - pH : Tiến hành đo 1 lần/ngày

* Khả năng sinh trưởng của cá trong giai đoạn ương nuôi

* Tổng khối lượng thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi tại các ao * Tỷ lệ nuôi sống

Xác định tỷ lệ nuôi sống của cá sau mỗi quá trình ương nuôi từ cá 21 ngày tuổi lên cá 2 - 3cm

Số lượng cá thu được

Tỷ lệ nuôi sống = x 100% (%) Số lượng cá thả ban đầu

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [20] và phần mềm Minitab 14 với các tham số thống kê như số trung bình cộng (X), độ lệch tiêu chuẩn (s), sai số của số trung bình (mx) và hệ số biến dị (Cv)

28

Phần 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Mật độ ƣơng nuôi cá rô phi đơn tính giai đoạn từ cá bột (21 ngày tuổi) lên cá 2-3 cm

Mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá, một trong những nguyên nhân gây nên tỷ lệ sống thấp là do hiện tượng cá ăn lẫn nhau. Mật độ ương nuôi phụ thuộc vào độ tuổi và kích cỡ của cá, đối với ương cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm trong ao thì mật độ nuôi thích hợp là từ 100 – 150 con/m2. Căn cứ vào đó chúng ta xác định được diện tích ao ương nuôi, mật độ nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 4.1: Mật độ và số lƣợng cá bột ƣơng nuôi ở các ao trong 3 đợt

Đợt – ngày thí nghiệm Tên ao Diện tích (m2) Mật độ cá thả (con/m2) Số cá thả (con) Đợt 1 B1 360 100 36.000 B2 360 100 36.000 Đợt 2 B3 432 130 56.160 B4 432 130 56.160 B5 432 130 56.160 Đợt 3 C1 504 150 75.600 C2 504 150 75.600 C3 504 150 75.600

Qua bảng 4.1 ta nhận thấy, mật độ ương nuôi ở các đợt là khác nhau rõ rệt. Đợt 1 ương với mật độ 100 con/m2, đợt 2: 130 con/m2, đợt 3: 150 con/m2 nuôi với các mật độ khác nhau như vậy sẽ cho nhiều kết quả so sánh về tốc độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Trong giai đoạn từ cá bột lên cá hương thức ăn của cá là các loại động vật phù du cỡ nhỏ, sau 10 – 15 ngày sau mới có sự phân hóa về thức ăn. Sự hấp thụ thức ăn là bị động vì vậy trong giai đoạn này nên ương nuôi với diện tích nhỏ sẽ tạo được môi trường sống tốt, không có địch hại cá đạt tỷ lệ sống cao hơn.

4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trƣờng nƣớc ao ƣơng nuôi

4.2.1. Nhiệt độ nước

Sự biến động của nhiệt độ nước phụ thuộc vào cường độ năng lượng bức xạ mặt trời, khả năng ngăn cản của thực vật nước. Sự biến động này nếu có tác động ảnh hưởng thì các cá thể cùng sống trong môi trường đều chung chịu.

Nhìn chung diễn biến nhiệt độ nước theo dõi được (phụ lục 1) trong thời gian ương nuôi ở cả 3 đợt, nhiệt độ trung bình là 21,70

C, nhiệt độ cao nhất là 29,10C, nhiệt độ nhỏ nhất là 16,10C. Tương ứng ba chỉ số nhiệt độ của mỗi đợt: đợt 1: 20,30

C; 23,30C; 16,10C. Đợt 2: 21,10C; 23,70C; 180C. Đợt 3: 23,60C; 29,10C; 20,10C. Ở đợt 1, do thời tiết vẫn còn lạnh, thỉnh thoảng có những trận mưa rào kéo dài nên nhiệt độ tương đối thấp 20,30C cá ương nuôi phát triển tương đối chậm. Với dải nhiệt độ này được coi là tương đối ổn định tuy nhiên từ cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè nên nhiệt độ tăng dần cao nhất là 29,10C ở tháng 5 tạo điều kiện thuận lợi cho cá ương nuôi phát triển tốt hơn. Thời tiết ấm, những trận mưa không còn kéo dài như tháng 3, môi trường nước tương đối tốt. Lượng thức ăn được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng của cá. Cá ương nuôi được sống trong môi trường nhiệt độ lý tưởng với khả năng sống, sinh trưởng tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng góp cho sự thành công của đợt thực tập về cá rô phi.

30

Bảng 4.2: Trung bình các yếu tố môi trƣờng nƣớc ao ƣơng nuôi Tên đợt

ƣơng nuôi Thời gian

Nhiệt độ nƣớc (0 C) pH Độ trong (cm) Đợt 1 10/3/2015 - 30/3/2015 20,3 7,2 32,8 Đợt 2 1/4/2015 - 19/4/2015 21,1 7,2 35,3 Đợt 3 21/4/2015 - 10/5/2015 23,6 7,2 37,5 4.2.2. Độ trong và chỉ số pH

Cũng như yếu tố nhiệt độ, hai yếu tố này diễn biến không nhiều, tương đối ổn định. Độ trong của ao nuôi được duy trì tốt cụ thể: Đợt 1 trung bình 32,8 cm; đợt 2 trung bình 35,3 cm và đợt 3 trung bình 37,5 cm. Có được kết quả này là do công tác phòng bệnh tốt, hằng ngày kiểm tra ao nuôi quan sát màu nước để có biện pháp điều chỉnh phù hợp sao cho màu nước có màu nõn chuối là thích hợp nhất, do vậy trong giai đoạn này chưa cần thiết phải xử lý kỹ thuật để hạn chế tảo phát triển hay phòng tảo tàn lụi.

Độ pH được duy trì tương ứng cả 3 đợt: 7,2; 7,2; 7,2, hầu hết các giá trị pH > 6 và nhỏ hơn 8. Nhìn chung giá trị pH của ao nuôi được theo dõi khá ổn định và nằm trong khoảng phù hợp với đối tượng cá rô phi. Qua mẫu kiểm tra cho thấy giá trị pH tại các vị trí trong trong ao khá đồng đều nhau. Có được kết quả này là do cơ sở bố trí các ao ương nuôi có chất đáy ổn định, nền đáy đất thịt cát đồng thời trước khi sử dụng, ao ương nuôi được tẩy trùng bằng vôi bột (10 kg/100 m2) đã góp phần giữ ổn định độ pH.

4.2.3. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

Do hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở nên việc theo dõi các chỉ số về độ oxy hòa tan ở các ao ương nuôi không được thực hiện. Trong quá trình thí nghiệm việc theo dõi, quản lý hàm lượng oxy hòa tan trong nước chủ yếu bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, từ các cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Nhìn chung trong các đợt tiến hành ương nuôi, ở đợt

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (o niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 3cm trong ao tại trung tâm giống thủy sản hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29)